Tuesday, January 21, 2014

Luân Hồi và Niết Bàn


Hõng biết là Đức Phật nói hay ai nói, "Luân hồi và Niết bàn giống như hai mặt của một đồng xu." Nhưng ít ai thấu hiểu cái ý nghĩa hay bản chất tự nhiên của luân hồi mà khi liễu ngộ thì đó cũng là thời điểm mà mình tìm đến sự giác ngộ.  Người Mỹ hay nói, "better than sorry" mà người Việt mình hay dùng, "trể còn hơn không". Đúng, dù là mình có đến với Phật - Pháp sớm hay trể nhưng nếu hiểu được là sự tôn trọng và sự đối đầu về kết quả của luân hồi và Niết Bàn.  Mình có chịu cỡi bỏ hay hay để đạt đến sự an vui của Niết Bàn.  

Niết Bàn ở đây không phải là về Trời, với Phật mới là Niết Bàn.  Niết Bàn ở nơi nơi, ở trong lòng ta, ở nơi ta ở và ở nơi ta bỏ xác thân.  Thành ra có nhiều người nói, phải về với Phật mới là Niết Bàn.  Ủa sao khi ta ở trần ai khoai củ này mà ta không tìm được Niết-Bàn?  Phải chăng ta quên mất cha, mất tiêu cái an vui tự tại của ta để chạy theo cái kim tiền, danh lợi, phù phiếm và khi nhắm mắt ta mới niệm Nam Mô để tìm về Niết Bàn?  Lúc đó thì chữ "muộn" quá không?  Không có chữ "muộn" với người mình yêu và tôn trọng để tìm về chính bản thân mình.  Tìm về với ngôi vị mà mình đã xuống.  Ngày trước mình từ đâu xuống?  Nhưng rồi cái tôi, cái ta, cái dục vọng của ngũ hành đã khiến bản ngã luân hồi chao đão mấy năm, trăm năm, ngàn năm mà không tìm được lối về?

Có bao giờ mình nghĩ rằng chúng ta lấp đầy cuộc sống của bản thân chấp của ta  không?  Có một cái gì đó làm ta thấy rằng cuộc sống không trọn vẹn hơn khi đã chọn sự luân hồi?  Một Lama khi muốn gởi thân mình vào luân hồi để tái thế dìu dắt con đường đạo đi đến sự an vui thì Ngài nguyện hành sự tái sanh, còn chúng ta cái duyên may đã được nghe kinh, nghe lời Phật giãng từ lâu tích lũy lại sao lại bỏ mất đi?  Ta không tu được 10 thì cũng tu được 1.  Phật đâu bắt chúng ta phải tu bằng Phật đâu?  Chúa cũng không bắt chúng ta phải làm được như Chúa.  Điều mà các Ngài dạy là sự an vui hiện tại, thì ta mới cỡi bỏ được muôn ngàn gút mắt. Vẫn biết điều này là khó, nhưng ta từ từ buông bỏ.  Không được 1 ngày thì hai ngày, 3, 4,5, năm nhưng đừng cứ chìm đắm mãi.   Cũng như ta nói, "tui không tu được, tu không ăn chay được, tu không làm được."  Ủa mình không thử thì sao mình không làm được?  Tu không được thì mình niệm Phật/Chuá được không? Ăn chay một ngày không được thì mình ăn nữa buổi được không?  Ăn tàu hủ không được thì mình rau cãi được không?  v.v... Chỉ tại mình cứ đổi thừa mà không hành. Cũng như nói, "ở xa quá không thăm hỏi được, buồn ghê!" Thời buổi này, điện thoại viễn liên rẽ rè mình gọi bao nhiêu người ở Úc, Phần Lan, Pháp được mà gọi về Hong Kong, Việt Nam, Malaysia không được?   Còn internet nữa chi?  Gọi qua internet thì không tốn tiền hay gọi skypes cũng chẳng tốn đồng xu hoặc email.  Chẳng qua cái đáng làm mình không làm rồi cho vầy khác.  Cứ thế mà mình lăn lộn không hay đó thôi.

Thầy nói "vô sanh và bất diệt là chữ Niết Bàn, còn hữu sanh, hữu diệt là Luân Hồi".  (Không sanh, không diệt là Niết Bàn, còn sanh, còn chết là Luân Hồi).  Nhưng thường thì ai khổ cũng tìm về đạo Phật Pháp.... vì đạo Phật là đạo giãi thoát mà khổ cái Phật đã có hơn 2500 năm mà hầu hết chúng ta chưa giác ngộ hết để giải thoát thành ra mới còn ngồi ở đây "tám" (8888).  Chúng ta cứ giải thoát từ chốn này qua chốn kia, cũng như trại giam này qua trại giam kia (từ thân này qua thân khác trong vòng luân hồi).... Thế cho nên chúng ta cũng mấy chục năm,  trăm năm, ngàn năm vẫn cứ luân hồi mà chưa tìm được Niết-Bàn.  Nếu tìm được thì chúng ta đâu có còn tồn tại ở đây chi?  Phải chăng chúng ta thi cái đồng tiền chưa đúng?

Phật giảng giãi trong kinh nói, "... đây là tp khổ  ... đây là diệt khổ" v.v....  Cái thân chúng ta có nhiều cái khổ không riêng gì Sanh, Lão, Bịnh, và Tử mà còn nhiều cái linh tinh khác nữa.  Thương không mà ở không được với nhau cũng khổ; Cầu xin gì không được thì buồn; Trái trời đau, bịnh thì cũng rầu; Hờn, giận, ghét nhau làm điên đầu; Và còn nhiều nữa chứ không phải như Phật nói là chỉ có 8 cái khổ không thôi.  Nhưng đó là 8 cái chính không rời thân mà Phật đã từng giáo hoá để chúng ta hiểu triệt để (mà làm cũng không xong!)  Hõng biết chết rồi lên Niết Bàn hay xuống Địa Ngục có còn khổ không nữa ah .... Xuống là khổ rồi, còn lên thì không biết .... có lẻ lên thì vui nhưng rồi ai có thể nói là chúng ta sẽ xong đoạ lạc nữa?  Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phật từng thọ ký cho các chư Bồ Tát, Thanh-Văn, Duyên-Giác cùng 500 ngàn vị tỳ kheo, tỳ kheo ni sẽ thành Phật.  Thì hiện tại họ đang ở đâu?  Nếu đã tu và được ở cõi Niết Bàn thì các vị đó phải trãi thân trở lại để tu hành mà đạt thành quả vị Phật thì coi như cũng còn luân hồi nhưng cái luân hồi của các Vị đó có khổ để tu tập và trãi những cái nghiệp như Phật Thích Ca đã từng trãi chăng?  Ngài Liên Hoa Sanh là do Phật A Di Đà hoá sanh mà cũng trãi những cái nghiệp.  Thì học Phật chúng ta phải biết tìm hiểu quả vị đó chứ đừng nghĩ là Niết Bàn là hết, hay Địa Ngục là còn!

Niết Bàn là Phật, là giải thoát nhưng không phải giải thoát là ta không trở lại (???@)  Chẳng qua Niết Bàn là thị hiện giải thoát ngay nơi thân chúng ta mà thôi.  Có cái thân thì khổ cái thân... Không thân thì không khổ mà hể có thân thì có khổ dù ở trạng thái nào.  Khi ta chứng được sự giải thoát thì ta chỉ giải thoát trong thời hạn nào mà thôi.  Chứ không vĩnh viễn và vĩnh viễn không có sự tồn tại ở trần gian này hay trần gian khác.  Lúc đó chúng chỉ là Hữu dư Niết Bàn tạm thời cho thế gian này.  Chứ sự vô sư Niết Bàn ở cõi khác, hành tinh khác thì chúng ta chưa biết.?!?$@  Vì không những là Phật Thích Ca và các vị Phật quá khứ đã vào Niết Bàn nhưng các vị Bồ Tát, A La Hán, A Na Hàm cũng vào Niết Bàn nhưng theo kinh thì các vị phải trở lại (lúc nào thì mình không biết? ) để mà cũng làm những Phật sự để chứng đạt Chánh Đẳng, Chánh Giác Phật Thế Tôn.

Thế cho nên Niết Bàn ở đây, chúng ta có thể phân biệt bỏ cái thân hay còn cái thân.  Theo các Thầy giảng thì "một khi không còn tái sanh trong thân chúng sanh nữa thì là Niết Bàn và không còn ai thấy được nữa."  Cái này cũng hơi lệch lạc ... vì không hẳng là vào Niết Bàn là không thấy được nữa.  Chẳng qua cái duyên chúng ta không thấy, hay họ không được cho chúng ta gặp tới thời điễm nào đó thôi.  Còn nói là không còn mang thân chúng sanh với nghiệp báo đau khổ thì cũng gọi là Niết Bàn.  Vậy thì khi Đức Phật là Thường Bất Kính Bồ Tát, Ngài đã tu hành đạt chánh giác không có luân hồi nhưng rồi cũng phải trở lại trong kiếp Ta-Bà này để làm quả vị Phật Thích Ca.  Ngài cũng đã từng tu chứng đắc quả trong nhiều kiếp và vẫn phải trở lại và thọ cái nghiệp báu với Đề Bà Đạt Ma?  Đó là lý do tại sao Phật nói, "nghiệp báu thì không thể nghĩ bàn" mà hầu hết ai cũng nghĩ rằng chết là dứt cái khổ, hết cái nghiệp nhưng lại không nghĩ rằng cái nghiệp không phải không tồn tại. Nó vẫn tồn tại ở hình thức nào và lúc nào mà chúng ta không biết tới.  Chúng ta chỉ biết làm sao cho cái nghiệp ngay hiện tại phải giải thoát.  Bỡi vì đúng nghĩa của Niết Bàn là chính ngay bây giờ ta phải sống chân thật.  Bớt mê, bớt dị, bớt danh vong vì bỏ xác thân ta chẳng mang theo được cái mê, cái dị đoan, danh vọng, tiền tài ..v.v.... (nói dể làm khó wá) .   Mà nếu nói Niết Bàn là vô sanh và bất diệt thì cũng chưa hẳn đúng vì Bồ tát đang  ngồi ở cảnh giới Niết Bàn cũng đang chờ sanh để trở lại thế gian làm lợi quần sanh và rồi cũng phải chết để về lại Niết-Bàn cơ mà.  Thành ra Niết Bàn cũng chưa hẳn là bất diệt.  Bất diệt một thời gian nào thôi cũng phải tới lúc xuống lại thế gian để trả vay và làm đúng vai trò mình đã được giao phó.

Còn luân hồi, thì cái vòng sanh và tử nó liền nhau ... cứ phải trở lại gấp rút trong trạng thái nhiều lần .... (nhiều hơn sau khi đã ngồi ở cảnh giới Niết Bàn chăng?) hoặc đoạ lạc trong những hình thức con người hay con vật khác nhau và chuyển thể đầu thai liên tục.  Hình như không một ai mà không có luân hồi.  Cái luân hồi này ta gọi là nghiệp lực và cái nghiệp đưa đẫy ta đi theo cái vòng tròn của năng lượng do chính ta làm ra.  Hay nói đúng hơn là cái vô minh mà ta đã tạo (chắc vậy quá).  Vô minh là gì ??? Vô minh là biết sai lầm mà không sửa chữa hay không biết gì hết và cứ tiếp tục làm.... (có nhiều người cứ nói người ta vô minh nhưng bản thân mình cũng vô minh mà không biết hihihi....).  Thường thì cái năng lượng này đưa chúng ta đi về với tương lai với cái duyên tương nhập từ thân trong cái thế giới mà ta đang ở.  Bỡi vậy Đức Phật đã nhìn thấu và cho là nghiệp báu thân.  Nghiệp báu thì có y báu và chánh báu.  Y báu là thế giới và chánh báu là căn thân đang là chúng sanh.  Nếu không có thế giới thì bản thân chúng ta không có tồn tại mà không có tồn tại thì chẳng có luân hồi, ( yeah!) Dĩ nhiên rồi, nếu không có y báu thì làm sao có chúng ta.... Nếu không có mặt trời, mặt trăng, mây, nước v.v... thì lấy gì chúng ta tồn tại? Đó là sự hoà hợp giữa căn thân và tăng thân.  

Nhiều người tự hỏi, ta sinh ra rồi chết sẽ đi về đâu? Theo đạo Phật thì thuyết luân hồi thường xoay chuyển theo cái nghiệp báu hay nghiệp lực của mình.  Nhưng bên Thiên Chúa giáo thì chỉ có hai con đường để đi. 1. lên Thiên Đàng; 2. xuống Hỏa Ngục... Còn người Mỹ thì nói, "chết là hết".  Thế cho nên ông Tiến Sĩ, Ian Stevenson có đặt câu hỏi, "có thể mỗi con người sinh ra chỉ có duy nhất một cuộc sống hay đó là một vòng luân hồi: sinh ra - chết đi - tái sinh vào cuộc sống mới?" Giả thuyết mỗi linh hồn có nhiều kiếp sống đã được tiến sĩ Ian Stevenson của trường Đại Học Virginia, nghiên cứu một cách khách quan từ năm 1958. Ông đã tìm hiểu rất nhiều trường hợp và chỉ ra rằng, con người có lẽ không chỉ có duy nhất một cuộc sống trong quyển, "Sự Bí ẩn của bên kia cửa tử." Ông đã tham khảo và sưu tầm một số vấn đề về luân hồi cũng như thuật thôi miên để tìm hiểu về đề tài này qua nhiều nước khác nhau.  Qua những quá trình nghiên cứu mà ông trích lại từ nhiều nhân chứng cho thấy rằng luật luân hồi có tồn tại, "Drama of Life before Birth" mà tờ tạp chí "Life" ở Mỹ đã xôn xao bàn luận.  Cũng như những dấu vết/bớt trên cơ thể cũng có liên quan tới cuộc sống của một người trước đó... 

Quan niệm về sự đầu thai, luân hồi cho rằng, một người đã ở sẽ trở lại thế gian này trong một thể xác khác. Điều này gợi đến một sự kết nối giữa những cuộc đời có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng sâu sa trong đó là bằng chứng ẩn giấu về sự nối tiếp giữa cuộc đời.

Dù đưa ra rất nhiều bằng chứng chứng minh về hiện tượng đầu thai, luân hồi... nhưng Ian Stevenson nói rằng, lời giải thực sự về những trường hợp này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Nhưng sự đầu thai hay luân hồi giờ được phổ biến rộng rãi trong các tôn giáo do với trước kia chỉ có đạo Phật hay thuyết về sự luân hồi và quả báo. Mặc dù chúng ta là người mang gốc đạo Phật nhưng ít ai hiểu biết về sự luân hồi thế cho nên mỗi việc làm của chúng ta vẫn còn vô minh. Không hiểu rằng muôn vạn vật trên đời này luôn luôn biến hóa... Từ cỏ cây, động vật đều có linh hồn.  Ngay trước khi thế giới hiện hữu thì cũng đã có các linh hồn ở nhiều hình dạng khác nhau hiện thành dù rằng tùy duyên mà sinh, cũng tùy duyên mà diệt như trong kinh Pháp Hoa, Phật đã có dạy.  Chẳng qua cái luân hồi là do chúng ta tạo thành cũng như khi chúng ta thay đổi thì linh hồn cũng thay đổi theo. 

Hầu hết thì chẳng ai thắc mắc tại sao chúng ta có ở thế gian??? Và lấy đâu ra người đầu tiên để tạo ác nghiệp và rồi đọa lạc luân hồi nhiều kiếp? Lấy ai làm Phật, Bồ Tát, v.v... thì câu hỏi này còn trong vòng lẫn quẩn là một câu hỏi. Nếu nói Thượng Đế cho con của Ngài xuống trần gian 100 người thì bao nhiêu nước chỉ là 100 người thôi... còn về sau tạo ác, hướng thiện thì cũng quanh quẩn 100 người. Nhưng chúng ta chỉ thấy, thí dụ: 1000 năm trước là 1tỷ người cho toàn cầu cộng thú vật, động vật.  1000 năm sau  lại hơn 1 tỷ người, và sau đó cũng hơn 500 tỷ người luôn thú vật và động vật, vậy thì người/thú/động vật ở đâu ra??? Người chết đi đang ở đâu và muôn thú, động vật từ đâu tái sanh? Nếu nói thuyết luân hồi tạo tác thì cũng xoay tua 1 tỷ người nhưng có lẻ cái trí tuệ của chúng ta chưa thông hiểu đạo nên không có một đáp án nào đúng mà cũng chỉ là xoay tua trong cái luật luân hồi.


Đức Phật có nói "Như trong sông Hằng, có vô số cát, rồi lấy mỗi một hạt cát lại dụ cho một con sông Hằng. Vậy những số cát trong vô số sông Hằng."  Không lẻ vậy mà cả toàn cầu cứ xoay vần cái luật luân quả vì một con người theo nghiệp lực mà đưa đẫy ra ... thành ra cứ sanh ra các hạt cát trong con sông Hằng.  Cũng như hôm nay trời ngoài tuyết, tuyết chỉ rơi thôi mà một trận gió thổi ào làm cho những hạt tuyết bay mịt mù trời xối xã!  Nếu ta chỉ nằm yên lắng đọng thì hạt tuyết rơi chỉ rơi theo từng hạt mà nếu có gió thổi thì những hạt kia kéo tấp đầy đặc chăng?  Phật cũng có nói, "nếu có người chẻ nhỏ Đại Thiên Thế Giới thành vi trần, thì số vi trần này rất nhiều."  Phải chăng tâm ta lắng đọng, nghiệp báu lành của ta không trây ác nghiệp thì ta vẫn là  ta. Mặc khác ta không còn là ta mà đoạ lạc thành nhưng gì trong tác nghiệp ta đã tạo?

Người giác ngộ được lý lẻ thì có thể thấy thân của mình khắp nơi.  Hiểu được chư như Niết Bàn và Luân Hồi thì thật là khó.  Thuyết nhà Phật mang công lý của thiên nhiên vũ trũ mà căn cứ trên sự khổ đau và khát vọng của mỗi con người.  Khi không thoát được đau khổ thì sự luân hồi nghiệt ngã cứ đeo mang.  Mãi mãi chúng ta không bao giờ kết thúc được một đáp án chính xác cho luật luân hồi.  Mà nếu hiểu được chắc phải là một vị chánh đẳng, chánh giác.  Khi đó thì cả hai mặt Lý fà Sự Hành trình như một hợp thể.  Do đó khó mà biện luận về Luân Hồi và Niết Bàn.  Sự kiến thức nông cạn chưa thể bày vẽ trên giấy như một phương trình toán học hay minh chứng được thông suốt. Vì vạn vật do nhân duyên sanh nhưng cũng do nhân duyên diệt.  Cả vũ trụ đều do nhân duyên mà thành - bại

Vì thế chúng ta hãy bớt giao nan sự luân hồi qua nhiều hình thức như là nấu ăn chẳng hạn, chỉ cần ta cho bớt chút giấm, chút đường để làm vị ngọt hoà đồng trong đời sống, bớt đường như một khát vọng đua chen mà bớt dấm như sự chua chát, ghen ghét để cho mình một cuộc sống nhu hoà.  Đó cũng là sự tập tành một Niết Bàn thế gian cho ta ở ngay trước mắt bớt tham và ngu mê.  Cũng như nếu ta chùng dây thì sẽ lõng mà căng quá thì sẽ đứt ...  Vẫn biết nói thì dể, hành thì khó thôi cứ từ từ ta bước đi. 

Nam Mô A Di Đà Phật.


No comments:

Post a Comment