Monday, September 12, 2011

Tùy Duyên & Chết là hết


Phật giáo thường nói, người tu hành thường coi tứ đại giai không. Tứ Đại Giai Không là gì??? Có nghĩa là: bốn chất lớn đều không. Nói chung thì tất cả đều không nhưng con người thì vốn vẫn còn cái 5 ngũ hành uẩn khúc nên lúc nào cũng biến không thành sắc hết ngay đến cả người tu hành, miệng thì "Mô Phật!" hoặc "Amen!" nhưng phải kèm theo cái gì đó để mọi chuyện có thể thành "không!" bằng ngược lại thì "sắc". Các thầy, các cha nói chung đều vạn nhất là dollars đi kèm nhưng rồi phải coi là "đinh có đóng" vì nhiều khi "bánh qui đi, nhưng bánh ít không có lại"  rhì phiền đó nha *:-$ don't tell anyone shh!.

Muôn vật trong vũ trụ thường cho là vô thường nhưng kiếp sống vốn đã vô thường vậy nhưng, (lại nhưng nữa, khổ thế mới lị) hành trì có được vô thường hay chân ngã được là do các bề tác của những mãnh lực ngũ hành.  Khi chúng ta ra đời thì quả đất này đã hình thành. Nó tròn hay méo thì chẳng bao giờ ai biết hết. Ngay cả mặt Trăng, mặt Trời và các vì ti tú cũng vậy, hình thù ra sao trước khi có chúng ta, chỉ biết rằng tất cả tồn tại và mãi mãi tồn tại ở ngàn sau và ngàn sau nữa chăng? 



Chúng ta chỉ biết mặt Trời và mặt Trăng đều tròn, ngàn tinh tú chiếu rọi tỏa ra 5 góc sáng nhưng ai có thể hình dung được để biết những hạt tinh tú kia ra sao không? Cũng vì chúng để không ai có thể thấy nhưng chúng ta đã thấy mặt trời và mặt trăng.  Sao bao nhiêu sáng, sao hình thù thế nào? Xoay chuyển ra sao, v.v...? Chúng ta không bao giờ biết được mà chỉ có thể hiểu rằng, trời mọc vào buổi sáng, trăng mọc vào buổi chiều tối và ngàn sao được tỏa chiếu vào ban đêm để soi rọi, tô điễm cho trăng thêm nhiều sức sống      hay là sáng không đụng đêm và đêm thì không gặp sáng *:-? thinking.  Và cũng từ từ đó, mặt trời và mặt trăng có thể thay đổi theo thời gian, mưa, hay gì gì đó.... Cũng biết bao nhiêu chông gai, thử trách cam go của vụ trụ để mặt trời, mặt trăng và ngàn sao được hiển hiện để rồi cũng chìm đắm mất đi ánh sáng vào những buổi hiển diện. Thì như bản thân con người chúng ta, khi ra đời mở mắt ra, khóc oa oa, đói, khác rồi trưởng thành.... theo giòng đời trôi nỗi, những thăng trầm, v.v... để đứng vững địa vị trong xã hội để rồi một ngày nào đó phải buông xã về chín suối. Tấm thân là của tứ đại giai không. Thân chùm gởi đưa vào huyệt lạnh hay gởi xác ngoài đồng không mộng quạnh   , tiêu điều. Cũng có thể làm phân bón cho cành chồi cây cỏ để ươm mình nẫy lộc hay làm những mồi cho sông hồ biển cạn mênh mông làm hương vị cho loài sản vật. Lúc đó bản thân mình về đâu và đi đâu?


Đâu ai đoán trước là phần hồn mình sẽ được về cõi Niết Bàn hay Thiên Đàng? Tất cả đều phải qua thời kỳ phán xét của mình khi ở thế gian. Các thầy, các cha đâu phải chỉ tụng kinh hay đọc kinh siêu độ cho hương linh là hô biến tất cả về cõi Cực Lạc Tây Phương bên cạnh các chư Phật hay về Thiên Đàng hầu Chúa. Thì tại sao cứ phải canh cánh là phải làm vầy, làm khác cho thể xác vô tri?   Phải mời các sư, các thầy v.v... siêu độ mà bản thân gia đình không ai thèm bỏ chút thì giờ để hướng thiện, siêu độ cho hương linh thân nhân mình, cứ phải đưa tiền cho các cha, các thầy để làm cho hương linh?  

Mặc khác cứ 49 ngày thì phải làm cho lớn, mời hết bao nhiêu người thân, kẻ lạ tham dự cho hương linh ra đi được 49 ngày. Chúng ta ăn mừng họ đã chết hay chúng ta đang làm cái chuyện cười trên sự đau khổ của kẻ ra đi?     Lúc sanh ra, chúng ta từ đâu đến, thì lúc đi cứ để ta đi. Như cơn gió chẳng biết tới từ đâu và sẽ đi về đâu, cứ để cho sự xoay vần của đấng tối cao phán quyết, bản thân người còn lại hãy kiên trì hướng thiện để cho người ra đi biết theo mà hướng toàn tâm, toàn lực để trì lái cái linh hồn vô tri theo sự nguyện lực mà chúng ta gởi gấm. Không một ông cha hay một ông sư nào có thể thay thế chúng ta làm được để đưa hương linh về cõi Thiên Thai hết. Họ chỉ là một phần 100 trì lực phụ chúng ta nhưng bản thân chúng ta phải biết mình là người lèo lái con đò cho hương linh an trụ đi tới. Vì họ là người hiểu về đạo, thuộc về kinh, mà một khi cái đạo cao mạo của 5 uẩn lôi kéo thì họ có tụng cầu siêu ngàn ngàn lần thì hương linh cũng không thể nào lên cõi Thiên Đàng hay miền Cực Lạc được. Thế tại sao chúng ta không tùy duyên khởi mà làm cứ đúng thất thì phải chạy cho ra 1 ông cha, 1 ông/bà sư đọc kinh siêu độ, 49 ngày thì ăn mừng hậu sự xong xuôi? Để rồi khi bị từ chối thì chúng ta trỉ trích họ v.v...



Nếu nói phải trỉ trích sư này, cha kia thì chúng ta phải trỉ trích bản thân chúng ta trước      . Vì ngày xưa Phật có nói, "tu tại gia trước" và Chúa thì kêu chúng ta "phải hành trì bản thân". Hành trì là gì? Tuy là hai nghĩa của Chúa và Phật thấy khác nhau nhưng chung qui đều 1 nghĩa. Phật cũng kêu chúng ta phải hỷ xã yêu thương, còn Chúa thì phải yêu thương hết tất cả mọi người. Nhiều khi cái chữ này khác chữ kia nhưng gom góp lại vẫn cùng một ý nghĩa.

Bây giờ nói lại "chết là hết"? Ai có thể nói chết là hết???      Đúng chết là hết ở thế gian chớ ở cõi nào đó, chúng ta còn phải chờ sự phán xét để được đưa đi về đâu  .   Ai có thể nói linh hồn xuất là đi về cõi Thiên Thai liền hoặc oh "cái người này ác quá, chắc là về Địa Ngục rồi." Thưa không! không một ai có thể biết được phần hồn được đi đâu, qua bao nhiêu cửa Địa Ngục hay lên mấy tầng Trời hết ? Chúng ta chỉ biết là họ đã hết cái nghiệp ở thế gian này hiện tại và họ cần chúng ta phụ lực cho họ đi về nẽo sáng. Nếu nói các Linh Mục, các sư sãi đọc kinh được vãng sanh Tịnh Độ thì ngày xưa khi Ngài Mục Kiền Liên cầu xin Phật cứu mẹ ở trong Địa Ngục bị hành hình thì Phật chỉ cần hô biến 1 cái là đưa đi về hầu Phật A Di Đà cần chi Phật phải giảng dạy con cháu phải trì tâm và tự làm chay siêu độ? Cái ý của Phật ở đây là bản thân con người phải tự làm và các sư sãi chỉ là phụ họa cho bài bản nó tình tiết như một bài hát có người viết, người ca hòa cùng người đàn với phụ diển. Nếu chúng ta may mắn gặp người đức độ thì đó là chúng ta có phước được phần lực của họ tiếp sức như một người học võ được một ông thầy cao siêu cho ta bao nhiêu phần nội công thế thôi. Thành ra đừng cứ rào trước ông linh mục này, rào sau ông sư, bà sãi để đọc kinh cho hương linh siêu độ mà bản thân mình không đứng ra trì đọc/tụng cứ đưa tiền cho họ làm miễn sao có mặt chạy vòng vòng lo tiếp rước bà con, bạn bè rồi hòa vào ăn uống để ai cũng lên 9 tầng Trời Đao Lợi   .

Tất cả hãy tùy duyên và cần nhất thì chúng ta chỉ cần là người biết tâm niệm hành trì chớ đừng vì nghĩ rằng người tu họ là ngườc đắc đạo. Chưa chắc họ chết, thiêu xác họ ra được những mãnh Xá Lợi đâu so với người chưa bao giờ bước vào cửa chùa hay nhà thờ bao giờ hay là chưa biết chữ nhất để đọc kinh. Vì sao? Vì tâm của họ đã coi là tứ đại giai không. Vì họ hiểu rằng chết là xong, mà sống cũng xong     . Sống thì làm bổn phận ở đời, nếu may mắn rạng danh với núi sông, còn chết thì cát bụi thế thôi. Bản thân họ coi ngũ hành là tạm bợ so với nhiều người cứ mãi miết tu hành mà bôi nhọ Pháp Tu, coi danh vọng và kim tiền là trọng rồi cứ theo thời gian mà tính thêm sân và si    . Tính giá và mặc cả tang lể, hay bất kỳ những chuyện gì mà người ngoài vòng đời tu nhờ đến. Thế đấy! khổ chưa?! *[-( not talking


Bỡi thế, Chúa và Phật thôi không thèm giải thích chi nữa, TA chỉ cho các ngươi hai chữ thôi và tự tìm hiểu "Tại Tâm". Ngắn và gọn vậy mà người đời cứ mang tiền tới nhờ các vị tu làm vầy, làm khác rồi nói đó là "Tâm", thiện tai.... thiện tai... A Di Đà, Amen! Và càng thích thú hơn nữa nếu người tu làm theo ý mình miễn tiền lể đi trước và rồi có chuyện gì xãy ra thì ôi thôi, tru với tréo....     Tại sao bình thường hóa chúng ta không làm được, dể thôi đúng không? Cứ nhiếp tâm và cái gì mình làm được do bản thân mình mà không nhờ ai (có cũng tốt thôi) thì là cái tâm ta trụ được rồi đó. Hành tiếp để đưa người thân chúng ta đi con đường tốt đừng vì phải làm vầy, mời người kia, đãi ông bà nọ, kêu gọi người xa, kẻ gần, v.v... tới thất, 49 ngày hay 100 rồi giổ quẩy cho lộc đầy mâm, say xỉn no nê tạo thêm cái ác nghiệp cho hương linh, vì hương linh ăn được chi, và uống được chi? Toàn là người sống hưỡng thụ, no nê, được tiền bạc thôi, riêng hương linh vẫn là khói nhang xông đỏ, hửi tạm món ăn mà chẳng bao giờ cầm được cái muỗng múc cho no bụng  .

Phật cũng có giảng, "Tư tưởng suy tìm là thức, nếu dùng ý thức suy nghĩ, hành theo danh tướng thì sanh phiền não, ấy gọi là thức, chẳng gọi là tâm. “Ý” tức là ghi nhớ, tưởng nhớ cảnh xưa, sanh khởi nơi vọng đều là vọng thức, chẳng dính dáng với tâm. Bản tâm phi hữu phi vô, hữu vô đều chẳng nhiễm, cho đến mê, ngộ, thánh, phàm, đi, đứng, nằm, ngồi, đều là vọng thức, chẳng phải tâm vậy. Tâm xưa vốn chẳng sanh, nay cũng chẳng diệt. Nếu biết tự tâm như thế thì chư Phật cũng vậy" và Ngài Duy Ma Cật nói: “Trực tâm là đạo tràng”, tất cả đều là hư giả. "Pháp do duyên sanh mà sanh và cũng do duyên diệt mà diệt để không chấp trước vào các pháp, vì biết các pháp vốn không thật. Vì không thật nên mới có sanh diệt. Biết các pháp không thật, và có sanh có diệt là tùy duyên nên mình không chấp trước và đấm nhiễm các pháp. Hốt nhiên tự tại thân tâm vì không có chấp trước một đều gì."

Bồ tát Long Thọ lại có bài kệ rằng: 
"Chẳng vật tùy duyên sanh, 
Chẳng vật tùy duyên diệt. 
Sanh chỉ các duyên sanh, 
Diệt chỉ các duyên diệt. "
Làm gì cho hương linh, miễn sao ta làm chủ được thì làm      , đừng làm gì mà ta phải đưa tiền cho người ta làm chủ, để rồi trách móc nọ kia... Chúng ta phải hiểu rằng, tiền sai khiến vai mượn người nhưng con người thì cái si vẫn lẻo đẻo theo sau thành ra họ trở mặt là chuyện thường tình. Chúa còn bị con chiên phản để bị đóng lên Thánh giá. Phật còn bị anh em họ ám hại bao phen thì chúng ta có là gì? Cứ theo như Chúa nói, "lổi tại ta." Đúng rồi, tại ta cứ ỷ lại có tiền là có liền! Tiền sai khiến nên người trở mặt thì đối lòng sân hận.


Bài kệ của Ngài Trường Sa rằng: 
"Người học đạo sao chẳng biết chơn? 
Chỉ vì xưa nay nhận thức thần. 
Nguồn gốc sanh tử từ vô thủy, 
Si mê cho là bổn lai nhân. 
Vậy lìa tánh thức riêng có chơn tâm ư? "


Phật tại tâm, Chúa tại tâm.... chẳng nên tìm đâu xa.

No comments:

Post a Comment