Tuesday, July 9, 2013

Tứ Quy Y là gì?





"Tứ Quy-Y là gì và tại sao hỏi các thầy sư Việt Nam thì nói không biết?"  Hõng biết thì nói hõng biết còn tại tại sao thì sao ai trả lời? Nhỏ tui hõng biết sao trả lời và cũng hơi théc méc là tại sao không hỏi quý Thầy lý do "tại sao không biết???  *:D big grin  Có lẻ vì nền Phật Giáo Việt Nam của chúng ta chỉ có 3 ngôi tam bảo là Phật, Pháp và Tăng... Còn tại sao có thêm cái thứ 4 và cái đó là gì thì chỉ có bên Mật Tông của Tây Tạng mới tứ quy y mà thôi.

Tứ Quy Y là gì *:-/ confused  Tứ Quy-Y là:

"Con xin quy y Thầy,
Con xin quy y Phật,
Con xin quy y Pháp,
Con xin quy y Tăng,"

mà tiếng Anh thì gọi là "The Four Foundation of Tibetan Tantra" hoặc là The Four Immeasurable (bốn tứ Vô Lượng).  Hầu hết ai ai là Phật Tử thì cũng hay hiểu là quy y Phật, Pháp và Tăng nhưng ít ai hiểu chử quy y Thầy (Guru, và Guru là tượng trưng cho Sư Liên Hoa Sanh, người mà do Phật A Di Đà hoá sanh ra trong hoa senm cũng như Ngài xưa mình gọi Phật là Bụt).  Theo như trường phái Phật giáo Tây Tạng Kim Cang Thừa thì các Phật Tử Tây Tạng có thêm quy y Thầy đó là đối tưng chính, Lama (bậc Thầy hay Đạo Sư dẫn dắt , Đạo Sư tâm linh).  Theo Mật Tông, người ta cho rằng sự giải thoát hoàn toàn nương tựa vào Bậc Đạo Sư bởi vì trong quá khứ, trong rất là nhiều câu chuyện Phật giáo, những lịch sử của các đại đạo sư chứng ngộ, tất cả các đại đạo sư chứng ngộ đó đều nương tựa vào thầy mình và nhờ thầy mình hướng dẫn, ban phước và chỉ dẫn mà họ đạt đến giác ngộ như Rinpoche Drogon Tsangpa Gyare (sẽ nói về tiểu sử của Ngài sau). Chính vì  vậy, bậc thầy dẩn dắt vô cùng quan trọng và sự giải thoát của người học trò nằm hoàn toàn trong tay của bậc thầy, trong sự ban phước của bậc thầy. Người đạo sư gốc vô cùng quan trọng và đó chính là lý do tại sao các đạo sư Tây Tạng đã thêm vào trong cái phần quy y là: quy y Bậc Thầy - tức là thành tứ quy y. Tại Tây Tạng người ta thường đọc bài cầu nguyện quy y như sau:

Gurunam saranam gacchami (chỉ trong Kim Cang Thừa mới dùng tự quy y này) : Thầy là nơi con xin nương về
Buddham saranam gachhami - Phật là đấng giác ngộ con xin nương về
Dharman saranam gachhami  - Pháp là đấng giải thoát cho con xin nương về 
Sangham saranam gachhami   - Tăng là người cho con xin nương về

hoặc là

LA JANG. CHUB BAR. DU DAG. NI KYAB.SU.
SANG. GYEY CHÖ DANG TSOG. KYI CHOG NAM. 
CHI DAG. GI JIN. SOG GYI. PEY SO. NAM KYI DRO. LA PEN. CHIR SANG. 
GYEY DRUB. PAR.SHOG (đừng hỏi đọc sao nha... Thầy dạy sao viết vậy và cứ ráng mà đọc theo Thầy và cũng như kinh điển có nói, mỗi phiên âm đọc có chút sai sái cũng không sao.)

La-ma la ki-áp su chi-ô (có nghĩa là : Con xin quy y Thầy/Bổn Sư
Săng-ghi-ê la ki-áp su chi ô (con xin quy y Phật)  
Chơ la ki-áp su chi ô (con xin quy Pháp) 
Ghê-đun la ki-áp su chi ô. (con xin quy y Tăng)

Namo Gurubhya (Nam mô Gu ru bai a tức là Nam mô vị Bổn Sư)
Namo Buddhaya   (Nam mô Bút-đa-da tức là Nam mô Phật)
Namo Dharmaya (Na-mô Đạt-ma-da tức làNam mô Pháp)
Namo Sanghaya (Na-mô Săng-gha-da  tức là Nam mô Tăng).

Hình thức mà chúng ta sử dụng như Kagyupas gọi là Quy y gấp sáu lần bởi vì nó có sáu dòng với nó, ba trong số đó được dành cho Tam Bảo, và ba trong số đó được dành cho ba nhân. Hai đầu tiên và cuối cùng của sáu dòng được dành cho ba cội gốc và đọc:

Dòng 1: Tôi xin quy y với những bậc thầy thiêng liêng vinh quang.
Dòng 2: Tôi xin quy y để lắp ráp của các vị thần trong mạn đà la của các Bổn Tôn.
Dòng 3: Tôi xin quy y cho những daka, dakini, và Hộ Pháp người có con mắt của trí tuệ.

Ngoài ra còn có một hình thức viết tắt của ẩn náu:

Xin quy y đối với Guru. Xin quy y với Đức Phật. Xin quy y với Pháp. Xin quy y đối với Tăng.


Dòng đầu tiên, "tôi đi quy-y đối với Guru," thể hiện của một người là chuyên viên hoặc Lạt ma là hiện thân của ba cội gốc vì hình thức thực tế của mình, cơ thể của mình, là guru, bài phát biểu của ông là hoạt động của những dakini và Hộ Pháp, và tâm trí của mình là bản chất của các Bổn Tôn.  Sau đó, một người đi nương về bên ngoài vào Phật, Pháp, Tăng. Vì vậy hình thức này ngắn hơn của quy y cũng chứa cả Tam Bảo và Ba Cõi.

Cho nên khi một pháp hội có Phật Tử muốn đảnh lể quy y thì phải hiểu về ý nghĩa của sự quy-y và phẫm tính chính của nó. Cũng như đặt để vào thầy bổn sư của mình chứ không phải mai quy y người này, mốt chạy qua người khác, v.v....(Có viết về đề tài "Quy-Y nhiều lần?"  Sự quy-y là phải khởi tâm sùng kính để cho chúng ta nương tựa vào mà học hỏi cũng như được truyền đảnh pháp đi  đúng đường tu.  Theo truyền thống, người ta không tìm hiểu bất kỳ của các giáo lý  trừ khi ai đầu tiên thực hiện quy y theo nghĩa bí truyền. Nhưng ở phương Tây một số văn bản mật tông đã được công bố khá công khai và bất kỳ một trong những người quan tâm có thể đọc chúng. Từ cách đọc như vậy người ta có thể tìm thấy điểm tốt để đánh giá giáo lý Phật giáo và một số phương pháp tốt ở vị trí của hậu quả.

Cũng theo truyền thống Phật giáo Tây tạng, người Bổn sư đóng vai trò trung tâm.  Nếu không có Bổn sư thì chúng ta không thể tu hành đúng đường hướng và không thành chánh quả và Phật Tử không biết con đường tu tập chân giả của sự giải thoát, cho nên các Ngài đại biểu cho Phật, Pháp và Tăng. Cũng như người con được cha mẹ dìu dắt đi đúng con đường làm người.   Vì vậy, Guru là tối quan trọng trong cuộc đời của một hành giả.  Đức Tsongkhapa có dạy rằng,  "cội nguồn của tất cả những phẩm tánh tốt đẹp trong tâm một hành giả chính là đức Bổn sư. Chân thành đặt hết niềm tin, lòng khát ngưỡng của mình vào một vị Thầy, đi theo Ngài và gắn kết trọn vẹn với Ngài - đó là điều quan trọng nhất mà một hành giả Kim Cương thừa phải làm cho được." Bất cứ một ai bước chân trên con đường Kim cương thừa đều phải biết đó là điều kiện tiên quyết, điều kiện tối quan trọng giúp ta có được chút thành tựu nào đó.  

Một Thượng Sư không thể đơn giản là người chỉ biết nói pháp hay vì điều đó quá dể dàng và điều đó chỉ là phần lý thuyết.  Điều quan trọng là người Thầy phải trãi nghiệm chân thật.  Dù là thầy của bạn là ai đi chăng nữa thì cũng phải là người trãi rộng kinh nghiệm tu tập ít nhất cũng phải thấu đáo hiểu được những gì mình nói và thực hành đúng mực,  Nếu không,  họ có thể nói thao thao bất tuyệt về rất nhiều điều qua sách vở nhưng lại chẳng thấu hiểu hành mình đang nói gì.  Và nói mà hành sai thì chưa phải là thượng sư chân chánh.  


Mặc khác, người thầy phải có tâm từ bi, đặc biệt là lòng từ bi bình đẳng.  Nếu không có phẩm chất này thì người đó không đủ hạnh làm thầy. Chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng nếu một người không có tấm lòng từ bi hỷ xả thì người đó không phải là một Thượng sư.


Nếu một người thầy có tâm đại từ, đại bi bình đẳng thì dù họ không uyên bác, danh tiếng hay không được trọng vọng trong xã hội cũng không sao. Bởi lẽ họ thực sự chứng đạt và có kinh nghiệm về những gì họ nói nhờ vào sự hiện diện của tâm từ bi ấy. Một mặt rất khó để kiểm chứng phẩm chất của một người thầy, nhưng mặt khác lại rất dễ dàng để làm điều đó vì bạn chỉ cần để ý xem liệu người thầy ấy có từ bi hay không.


Thượng sư phải có tình thương và lòng từ bi đối với tất cả các đệ tử bất kể họ là ai, dù người hay vật. Thượng sư là người phải có vô duyên từ bi - tình thương và lòng từ bi vô điều kiện không phân biệt đối với tất cả mọi loài chúng sinh. Chứ không phân biệt người khác, thú vật khác hay người này khác, người kia khác. Đã là thầy thì sự thực là không nên có bất kỳ tình yêu thương thiên lệch phân biệt nào, nhất là đối với các đệ tử dù họ là ai. Dù người phật tử/đệ tử có đi theo chính đạo và tu tập hay không thì người thầy vẫn yêu thương họ một cách vô điều kiện. Điều này cũng có nghĩa là người đệ tử được thầy yêu thương không điều kiện dù đệ tử có cúng dường thầy thật nhiều tiền hay chẳng cúng dường chút nào. Mặc dù không phụng sự được thầy về mặt vật chất nhưng nếu bạn tu tập một cách chân chính bằng cách giúp đỡ hết thảy hữu tình thì vẫn là người đệ tử chân chính. Bổn phận một người đệ tử cần phải phát tâm bồ đề tu trì đạo tâm vì lợi ích của vô lượng chúng sinh. Chứ không phải vì tiền, vì phụ sự ân cần thì được Thầy yêu mến và chào hỏi khi chúng ta đến. Cũng như Đức Phật ngày xưa không phân biệt bất kỳ ai luôn cả chính con của Đức Phật.

Một hành giả trước khi có kết nối tâm linh chính thức với một vị Bổn sư nào đó thường đều phải có một khoảng thời gian để khảo sát vị thầy; để tìm xem vị thầy đó có thực sự có được những phẩm tánh mà một vị Guru cần phải có hay không chứ không chạy từa lưa như Phật Tử Việt Nam chúng ta, mai theo người này, mốt chạy quy-y người khác, cứ thấy ai về giảng mà mở khoá quy-y là ghi danh quy-y hết và được các sư Thầy/Cô Việt Nam cho là "quy-y nhiều không sao.", "Quy-y nhiều qúy Thầy sẽ lấy đi cái nghiệp của mình".  *:( sad *:-? thinking  Cho nên phải hiểu rằng việc lấy nơi ẩn náu (quy-y) không phải là một quá trình mà Đức Phật cho những người xuất hiện để có sự tận tâm với Ngài và dẫn họ đến bên cạnh. Thông qua các nương tựa, một bắt đầu một quá trình chính mình mà đi qua các giai đoạn khác nhau, sẽ dẫn đến chứng ngộ của riêng của một người trong cùng một bang phái, cùng một kinh nghiệm như Đức Phật.

Các vị đạo sư dòng Kadampa trong quá khứ đã nêu một tấm gương sáng trong việc khảo sát một vị thầy. Các ngài đã bỏ nhiều năm trời để khảo sát trước khi thọ quy-y.  Khi họ đã thấy rằng vị thầy của mình thực sự có những phẩm tánh cần thiết, thì lúc đó cần phải phát triển tâm chí thành chí tín với Bổn sư.  Họ đặt trọn cuộc đời mình nơi Guru, quy y Ngài, và cúng dường toàn bộ thân, khẩu, ý của mình trọn vẹn cho Ngài. Bất kì lời nói nào, ý chỉ nào của Ngài, ta cũng đều phải nỗ lực làm theo và tin tưởng. Chỉ khi đó, thì chúng ta mới có được điều kiện quan trọng nhất để thành tựu trên con đường tu.

 
Theo dòng Kim cương thừa, có đòi hỏi rất quan trọng, đó là người hành giả phải nhìn thấy vị Guru của mình như một vị Phật. Đức Marpa đã dạy Tổ Milarepa: “Nếu con chỉ nhìn thấy ta như một ông sư, như một con người bình thường, thì kết quả con có được chỉ là nước lã mà thôi.”  Thế cho nên với các vị tu hành, thọ quy-y nên tìm hiểu kỹ những vấn đề trong mối quan hệ giữa đạo sư và đệ tử. Chúng ta phải tìm hiểu để biết được: phải làm như thế nào để khảo sát một vị thầy, để nhận một vị thầy, để trở thành một đệ tử tốt. Làm như thế nào để nghe được giáo lý mà Thầy truyền dạy cho mình, để có thể đi theo chân một Ngài và làm theo những gì mà Ngài chỉ dạy theo đúng nghĩa của một đệ tử.

Còn nói tại sao các Thầy Việt Nam chúng ta không biết thêm tứ quy-y thì có lẻ quý Thầy chưa nhận định được quy-y bổn sư như bên Mật Tông.  Theo các Thầy, quy-y Phật là bổn sư, là đấng chí cao và quy-y tăng là đại diện cho Phật thì không cần nhất thiết phải "quy-y Thầy" nên ít các Thầy biết thì cũng là chuyện bình thường, chỉ có những Phật Tử thuần khiết về giòng truyền thưà thì hay bắt phải đọc, Quy-y Thầy, Quy-y Phật, Quy-y Pháp và Quy-y tăng.  Nhưng cũng ít ai hiểu tại sao phải quy-y thầy, chỉ là sư Tây Tạng đọc thì đọc theo chứ ít (xin lổi) ai hỏi tại sao mình phải quy-y Guru này, hay Tăng/Ni kia?  Có nhiều người muốn quy-y như vì nơi cư ngụ không có chuà, thầy nhiều đành nhắm mắt để quy-y cho có pháp danh.  Thật ra thì mình cũng không cần thiết làm vậy, vì mỗi ngày đứng trước Phật, mình đã hướng tâm "đãnh lể" tức là đã nương tựa vào Phật rồi *O:-) angel.

Dưới đây là những thần chú được phái Mật Tông hay đọc tụng thường nhất. Chúng ta người Phật Tử Việt Nam cũng có thể tụng đọc mỗi ngày cho thân tâm an lạc.


Guru Shakyamuni Buddha (Chú Phật Bổn Sư Thích Ca) - OM MUNI MUNI MAHA MUNI YEY SVAHA ( Án mâu ni, mâu ni ma ha mâu ni ta bà ha) (nhưng nhỏ tui thích đọc theo tiếng Phạn vì giống chữ money hơn ... hihihi..., ngày đọc 9, 10 lần xong đi ngũ)

Chenrezig aka Avalokiteshvara (Chú Phật Quan Âm) - OM MANI PADMEY HUM (Án ma ni bát ni hồng)

Orange Manjushri - OM AH RA PA TZA NA DHIH (Án a ra pa ra na hi)

Vajrapani  (Chú Kim Cang Thủ - còn biểu hiện sức mạnh của tất cả các vị Phật) - OM VAJRAPANI HUM (Án va ra pa ni hồng)

Green Tara (chú Lục Độ Mẫu) - OM TARE TUTTARE TURE SVAHA  ( Án ta rê tu rê ta rê tu rê xoá ha)


Medicine Buddha (Chú Phật Dược Sư) - OM BEKHANDZE BEKHANDZE MAHA BEKHANDZE BEKHANDZE RANDZA SAMUD GATE SVAHA  (Án bê ka dê, bê ka dê, ma ha bê ka dê be ha dê rá da sa mạ yết đế xoá ha (hay bà ha))


Prajna Paramita (Chú Bát Nhã Tâm Kinh) : OM GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE BODHI SVAHA (Yết Đế, yết đế ba la yết đế ba la tăng yết đế bồ đề tát bà ha).


Nguyện cho tất cả chúng sinh đều có hạnh phúc và an lạc
Nguyện cho tất cả chúng sinh được thoát khỏi đau khổ và các 
nguyên nhân của nó.

Nguyện cho tất cả chúng sinh được thể tách rời khỏi nỗi buồn.
Nguyện cho tất cả chúng sinh thực hiện trong sự thanh thản, tự do của thiên vị, tham và sân.

Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng gây chiến, hiềm hại lẫn nhau.

-DN

1 comment: