Saturday, April 28, 2012

Tục lệ ma chay và nhị trùng

Thiệt cái mà thiệt tình, hõng biết sao cứ có chuyện là nhỏ tui phải cắt nghĩa, chắc tại tài lọt quá nên cái gì cũng biết chi cho cái thân mình khổ? Thôi thì viết ra để có gì mai mốt ai có théc méc thì có mà lưu lại bằng không già rồi (gần ngũ tuần) nói đầu, nói đuôi, chẳng ra cái gì mà lở sai thì chít tía con bò cạp, hihihi

Câu hỏi:
· Tại sao có tục đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng đôi đũa trên bát cơm, cài quả trứng vào giữa hai chiếc đũa rồi thắp hương đặt lên trên đầu người chết suốt trong thời gian chưa nhập quan?
· Tại sao người ta cắm một cái cọc bằng kim loại suốt chân giường người chết?
· Tại sao khi chưa nhập quan, người ta luôn luôn thắp hương nến (nếu không có nến thì thắp ngọn đèn dầu) cho đến khi hạ huyệt không để tắt hương đèn?
· Tại sao hai bên hương án, phía gần kề áo quan, người ta đặt hai cây chuối con?
· Tại sao có tục dựng bó đuốc to ở giữa sân vào ban đêm trước lễ an táng (nếu để qua đêm), con cháu và thân nhân túc trực quanh linh cữu (lễ "Chúc thực" ban đêm, nghĩa là "lễ trồng bó đuốc"?)
· Tại sao có tục kiêng ngăn người nhà không được đứng cạnh thi hài mà khóc, tránh nhỏ nước mắt vào thi hài? (Nhỏ tui có sợ đâu, đứng ngay thi hài bà nội, ôm và tụng kinh sát bên liên tục tới giờ vẫn sống nhăn răng.
· Tại sao sau lễ nhập quan phải đốt lỗ hung (lỗ đào ở chính giữa giường người mới chết nằm khi chưa nhập quan. Chất đốt có thể dùng trấu, than , củi hoặc giẻ rách...) – cái này bên US mà làm chắc là xe cứu hỏa chạy không kịp
· Tại sao lễ tang là việc buồn lại đốt pháo? (Tục này chỉ có ở thành phố đối với người già) - tại nuôi khổ sở quá, nên lúc chết phải ăn mừng chắc???
· Tại sao phải nhốt mèo khi nhà có người mới chết
· Tại sao khi người chết trong nhà, người ta phải trèo lên mái nhà dỡ một vài viên ngói, hoặc lá tranh (đối với nhà bịt nóc và ít cửa)?
Những câu hỏi trên cùng có chung một câu trả lời: Đó là kinh nghiệm dân gian,dùng phép thuật điều hoà khí âm dương, thu hút tà khí để phòng chống hơi lạnh và phòng xa hiện tượng "Quỷ nhập tràng". Xuất phát từ kinh nghiệm, dần dần bắt trước nhau trở thành phong tục.

Dùng khói lửa, ánh sáng mặt trời (đốt hương, nến, đèn, đuốc, than, trấu, dỡ mái nhà, mở rộng cửa, đào lỗ hung, đốt pháo...) để triệt tiêu hơi lạnh.
Dùng bát cơm, quả trứng, cây chuối... để thu hút hơi lạnh (nếu bổ đôi quả trứng, có nhiều lòng đỏ đã trở nên xanh thẫm giống như những quả trứng dùng để đánh gió.) Gia đình có tang, nhớ sau khi hậu sự thì lột trứng gà ra coi nhau. Nhỏ tui nói để làm mà lu xu bu coi người lấp mộ bà nội, nên quên mất hõng biết chén cơm đó ai mang dẹp đi đâu nữa? Đúng là tang bối rối nhứt là có người trong gia đình cái gì cũng ỷ lại 1 người biết chẳng làm con khỉ gì hết chỉ biết vờ ngồi khóc xong rồi chít cha, chíu chit nói chuyện cười ha hả.
Nhốt mèo để đề phòng mèo nhảy qua xác chết, kiêng khóc nhỏ nước mắt vào thi hài hoặc cắm cọc kim loại dưới giường người chết, dỡ mái nhà... là những thuật triệt tiêu luồng điện âm dương hút nhau.
Ngoài ra, những người đến dự lễ tang, nhất dự khâm liệm còn có những thuật khác để phòng chống hơi lạnh như ngậm gừng sống, uống nước lá nhót, ăn trầu và xông khói vỏ bưởi, bồ kết trước và sau khi đến lễ tang. - Lạy Chúa tôi, bày đủ thứ chắc là sau tang lể nằm luôn.
Tục này không thống nhất, có nơi tính ba ngày sau khi mất, có nơi tính ba ngày sau khi chôn còn gọi là mở cửa mả. Xét trong điển lễ thì không có "lễ ba ngày" mà chỉ có "lễ tế ngu" gồm có "sơ ngu", "tái ngu", "tam ngu". "ngu" nghĩa là "yên", tức là ba lần tế lễ cho yên hồn phách, theo "Thọ mai gia lễ" thì khi chôn xong, rước linh vị về đến nhà tế sơ ngu. Làm sơ ngu xong gặp ngày nhu, (tức là ất, kỷ , tân, quí) làm lế tái ngu, gặp ngày cương (tức là ngày giáp, bính, mậu, canh, nhâm) làm lễ tam ngu. Ngài Phan Kế Bính cũng dẫn giải như trên.
Dần dần về sau người ta giảm lược, kiêm cả ba lễ luôn, chỉ làm lễ tam ngu, vì thế nên gọi là lễ ba ngày. Vậy là tính ba ngày từ sau khi chôn, theo tục gọi là lễ mở cửa mả. Ngày đó con cháu ra sửa lại mồ mả, đắp cỏ, khơi rãnh thoát nước.
Ngu là tế ngu, tế chỉ tế người chết, tế thần. Theo phong tục củ thì ít khi chết xong chôn ngay, thường còn để năm bảy ngày trong nhà. Khi chưa chôn làm lễ triêu tịch điện, tức cúng cơm hàng ngày vẫn theo lễ thờ người sống. Vậy tế ngu phải tính từ sau khi chôn. Còn có một lập luận khác: Có ba điều không yên khiến phải làm lễ tế ngu:
· Đang sống hoạt động nay mọi hoạt động bỗng nhiên đình chỉ.
· Đang nhìn thấy bóng dáng, khi đã nhập quan không nhìn thấy bóng dáng nữa.
· Đang ở trên dương thế, nay xác về cõi âm, hồn vất vưởng lìa khỏi xác. Âm dương hoàn toàn cách biệt từ sau lễ thành phần. Sơ ngu, tái ngu, tam ngu là tế để làm cho yên hồn phách, vậy phải tế sau khi mất, sau khi lễ nhập quan và sau khi lễ thành phần xong.
Thời này cũng có trường hợp sau khi chết 4-5 ngày còn để trong nhà lạnh chưa chôn nên không thể làm lễ ba ngày trước lễ an táng.
Còn phần làm lể chung thất, 49 ngày và 100 ngày phiền pà con nếu muốn biết thêm về phần này thì truy cập lại trong blog mà coi nha…
Người ngoại quốc họ có cần làm phong tục này đâu mà họ cũng sống cũng làm ăn phát đạt, v.v... Người mình cứ sợ vầy, sợ nọ, cho là chết vào ngày nhị trùng, kiếp sát, điạ la, rồi cái gì, cái gì sẽ kéo bao nhiêu người theo.... cha mẹ ơi cứ tối ngày mà nghỉ tới mấy cái này thì là không chết cũng chết mới là lạ đó...

Nhị trùng là gì? Well, thông thường thì cái dân Á Châu tụi mình cứ sống trong quỷ mỵ tà ma thành ra mấy ông/bà coi buà, coi ngãi mới có tiền để mà sống, đúng không? Đâu phải vậy không đâu, họ dùng tà thuật để khống chế người này, tổn thương người kia... Mỹ có cần làm vậy đâu? yêu thì ở, không thì đi... sùng nữa thì bắn cái đùng chết rồi đi ở tù ... quởn rảnh như Phi Châu và xứ Á Châu (Tàu, Việt Nam, Cambodia, Thai Lan, Laò, Ấn Độ) mới nghỉ ra mấy cái trò hại người để rồi hại không được thì bị gậy ông đập lưng ông, hại lại bản thân ta. Nói thì nói thì nói vậy thôi, chớ ông cố nhà tui cũng là trong thuật buà chú Lổ Ban (Bang) nghe nói là giỏi nhất thời đó mà rồi con cháu tuyệt tử tới 3 đời, 10 đứa con mà le que có mấy đưá cháu còn sống khè khè...

Quay trở lại nói về "nhị trùng" nói để hiểu biết nghe chơi thôi. Đó là cái ngày mà mấy ông buà chú, phù thủy, v.v.. cho là ngày đại hung, xấu gì đó... (Thời Phật và Chúa có bao giờ nghe nói là ngày xấu đâu? Ngày nào mà không ngày của Trời? Chỉ nghe nói giờ tốt, giờ xấu thôi...nhưng ai tin thì tin...) Ngày Nhị trùng tức là 2 ngày Trùng tang và Trùng phục, nó là 1 trong số nhiều sao xấu mà người ta cần phải kiêng cữ khi sắp sửa làm 1 việc gì đó. Nếu mà dính vô 2 ngày Trùng tang và Trùng phục thì kiêng cữ như là an táng, cưới hỏi, xuất hành ,xây nhà, v.v... nói chung là mình muốn làm gì thì tránh 2 ngày này. Còn ai chết vào ngày này thì ráng mà gỏ mỏ đọc kinh cho nhiều để cho vong linh được an lành nơi thế giới nào đó mà họ tìm con đường ra đi hay vì bịnh, xe đụng, bị bắn, chém nhau mà chết. (Nhưng nếu bịnh, xe đụng, bị bắn, chém nhau mà chết thì Diêm Vương đã cho chết vào ngày nào thì chịu thôi, có kéo qua được ngày khác đâu? )

Người xưa cho rằng người ruột thịt vừa mất có ảnh hưởng tốt, xấu tới những người thân cùng huyết thống đang sống. Do vậy, họ có nhiều nghi thức tế lễ, an táng cho người mới ra đi vào cõi vĩnh hằng. Một trong những nghi lễ quan trọng hàng đầu đó là tính xem tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất có hợp với quy luật cuộc đời của “chính họ” hay không. Dựa vào tuổi của người mất và ngày, tháng, giờ mất của họ để tính xem: người đó có được “nhập mộ” hay gặp phải “thiên di”, “trùng tang”.

  • “Nhập mộ”: là người mất “ra đi” và được “nằm xuống” vĩnh viễn , không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần một “nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày giờ là được coi là tốt.
  • “Thiên di”: là dấu hiệu ra đi do “trời định”, người mất lúc đó được trời đưa đi. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời.
    - “Trùng tang”: là dấu hiệu ra đi không hợp số phận, không dứt khoát, có nhiều ảnh hưởng tới người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải trùng tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn trùng tang”.
Cách tính trùng tang phổ biến như sau, y

Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nam khởi từ Dần tính theo chiều thuận, Nữ khởi từ Thân tính theo chiều nghịch.
  • Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, … tính đến tuổi chẵn của tuổi người mất. Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất, gặp ở cung nào thì tính là cung tuổi.
  • Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng.
  • Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.
  • Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ.
Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung:
- Dần – Thân – Tị – Hợi thì là gặp cung Trùng Tang
- Tý – Ngọ – Mão – Dậu thì là gặp cung Thiên Di
- Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thì là gặp cung Nhập Mộ.
Chỉ cần gặp được một cung nhập mộ là coi như yên lành, không cần phải làm lẽ trấn trùng tang.
Ví dụ: Tính cho cụ ông mất giờ Tý, ngày 3, tháng 3 thọ 83 tuổi.
Cụ ông Khởi từ cung Dần tính chiều thuận: 10 tuổi ở Dần, 20 tuổi ở Mão, 30 tuổi ở Thìn… 80 tuổi ở Dậu, đến tuổi lẻ 81 ở Tuất, 82 ở Hợi, 83 ở Tí. Vậy cung tuổi là cung Tý là cung Thiên Di.
Tính tiếp tháng 1 là Sửu, tháng 2 ở Dần, tháng 3 ở Mão, vậy cung tháng là Mão là cung Thiên Di.
Tính ngày mồng 1 là Thìn, ngày mồng 2 là Tị, mồng 3 là Ngọ, vậy cung ngày là Ngọ gặp Thiên Di.
Tính tiếp cho giờ, giờ tý tại Mùi, vậy cung giờ là cung Mùi được cung nhập mộ.
Như vậy cụ ông có 3 cung thiên di, 1 cung nhập mộ. Vậy là hợp với lẽ trời và đất.
Đây là bảng tính trùng tang
Tuổi người chết, năm chết, ngày chết, giờ chết, lệm, chôn, cải tang kỵ ngày tháng chết

Thân Tý Thìn Tỵ Tỵ Tỵ(9>11) Tỵ Tỵ
Tỵ Dậu Sửu Dần Dần Dần(3>5 Dần Dần
Dần Ngọ Tuất Hợi Hợi Hợi(21>23) Hợi Hợi
Hợi Mão Mùi Thân Thân Thân(15>17) Thân Thân

Trùng Tang còn là ngày phục nhật: tháng 1 ngày Giáp tháng 2 ngày Ất tháng 3 ngày Mậu tháng 4 ngày Bính tháng 5 ngày Đinh thnấg ngày Kỷ tháng 7 ngày Canh tháng 8 ngày Tân tháng 9 ngày Mậu tháng 10 ngày Nhâm tháng 11 ngày Quý tháng 12 ngày Kỷ.

Thực tế có trùng tang hay không? Bản chất nó là gì? Tác hại đến đâu … toàn chỉ được nghe kể lại thôi, chưa được trực tiếp chứng kiến bao giờ, và có lẽ hơi khó chứng kiến, vì chẳng nhà nào dám làm ẩu khi thầy phán bị trùng tang.

Đám tang được coi là đẹp khi tất cả được chữ Nhập Mộ, ý nói người chết đã mồ yên mả đẹp, linh hồn được siêu thoát … nên không có gì phiền não ngưòi còn sống.

Nhập mộ là thế nào: Là cả xác cả hồn đều chui tọt vào Mộ. Đừng có xác thì trong mộ mà hồn lại lang bang ở ngoài không nơi không chốn nương nhờ. (Bỡi vậy nếu ai biết cách siêu độ cho vong linh để đi con đường tốt thì người thân phải biết hồi hướng chớ không phải người ta làm rồi mình cho là xong, chẳng thèm thương tưởng chi nữa cho mệt hoặc là còn sống, cũng chán cảnh bên nhau giờ ra đi thì mừng xiết bao khỏi phiền toái cho mệt.)

Đã nói đến Nhập Mộ, tức là động chạm đến vòng Tràng Sinh. Vì vòng Tràng Sinh thì gồm 12 giai đoạn là Tràng Sinh (cái mới mới sinh ra trên cơ sở cái cũ vừa chết đi); Mộc Dục (được tắm rửa, còn yếu ớt); Quan đới (được đi học, hoặc khi chết thì bắt đầu tẩm liệm) Lâm Quan (Vào việc/ Vào áo quan); Đế vượng (Lúc cực thịnh trong đời/Khi kèn trống nổi lên); Suy (Khi bước qua bên kia của danh vọng, của tuổi trẻ/ Khi người nhà thuơng nhớ cố nhân); Bệnh (Hết tuổi làm việc về hưu thì ngã bệnh); Tử (Chết, Hồn lìa khỏi Xác); Mộ (Cả hồn cả xác đều nhập vào trong lòng đất); Tuyệt (Mọi thứ tan tành, Xương ra xương, thịt ra thịt); Thai (Hồn đi đầu thai nơi khác) Dưỡng (9 tháng 10 ngày dưỡng dục thai nhi) …

Trong 12 thời nói trên, khi ứng dụng cho tang ma, người ta quan trọng nhất các kỳ: Mộc dục = Tắm rửa cho người chết trước khi tẩm liệm; Quan đới/Lâm Quan: Tẩm liệm, bỏ vào quan tài mà phát tang và cuối cùng là Mộ = đưa người chết về nhà mới của họ.

Dựa vào việc xác định ngày, giờ nào hợp với Kỳ nào của vòng tràng sinh, có thể định giờ tẩm liệm, phát tang, chôn cất cho phù hợp. Chú ý là Vòng sao Thái Tuế cũng nói đến cái mả của người chết: Thái tuế = lúc chết; Thiếu Dương = Lạnh dần chân tay; Tang Môn = Cái cửa sinh tử/cửa mả mở ra đón nhận người ta; Thiếu Âm: Dương đi đằng dương thì Âm cũng đi đằng âm => Hồn xác tách rời …. Ở đây còn hàm ý: Chết hôm Nay (Thái Tuế hôm nay) thì thường là đến ngày Kia (ngày Tang Môn), việc tang lễ mới hoàn thành, tức là tục lệ mà chay 3 ngày chăng?
Trong phép tính trùng tang ta phải biết tiên lượng: trùng ngày nặng nhất – Trùng thất xa; trùng tháng nặng nhì – Trùng tam xa; trùng giờ nặng 3 – trùng nhị xa; trùng năm nhẹ nhất – trùng nhất xa.
Ngoài ra cứ chết vào năm tháng ngày giờ Dần, thân, tỵ, hợi thì cũng bị trùng tang theo phương đồ trên. Năm tính năm, ngày tính ngày… Còn phải xem người chết chôn vào ngày nào nữa để tính, nếu chết chôn:
  • Tháng giêng: ngày 7-19
  • Tháng 2, tháng ba: ngày 6-18-30.
  • Tháng tư :ngày 4-16-28.
  • Tháng năm, tháng sáu: ngày 3-15-27.
  • Tháng bảy: ngày 1-12-25.
  • Tháng tám, tháng chín: ngày 12-24.
  • Tháng mười: ngày 10-22.
  • Tháng 11- tháng chạp: ngày 9 -21.
Dân gian mình cứ coi mà nghe mấy ông thầy bói toán nói nếu người chết mà chôn vào các ngày trên thì trong vòng ba tháng hoặc là ba năm sẽ có cha mẹ, con cháu, anh em ruột chết nữa. Mô Phật cứ tới kéo thử coi chơi, toàn là nói chớ có thấy ai kéo ai trong vòng mấy tháng chi ??? Nếu có thì tính khác, còn không thì có chi mà sợ nhưng hầu hết chưa nghe thấy trong vòng ba tháng kéo nhau đi ngoại trừ nhà có nguyên đám con đang bịnh hoạn. Mà chúng có đi thì là giải thoát cái nghiệp của chúng, nào phải dính dáng tới nhị trùng nhất, nhị, tam xa chi đâu. Hõng lẻ ông Trời để cho ma đạo lộng hành à? Vậy thì ông Trời nên xụp là vừa rồi.
Bây giờ nói tới liên quan giữa các tuổi cần tránh khi phạm trùng tang, nói cho biết thôi chớ chẳng nên tin vào, cái gì cũng nên hiểu mà đừng nên vọng lên ý niệm vào quá thì mình đâm ra sợ và những cái này sẽ hại mình chớ chẳng phải tại trùng tang, trùng tướng chi hết
  • Trùng tang Nhất xa – Ba người chết theo.
  • Trùng tang Nhị xa – Năm người chết theo
  • Trùng tang Tam xa – Bẩy người chết theo.
  • Sinh năm Kỷ Dậu nên bị Phục tang tại Địa hộ Tỵ – Tam xa.
  • Phục – Sự quay trở lại của Vong hồn.
Trùng – Sự nhập của Vong hồn vào người sống, bắt đi theo.
Trùng tang ngày là nặng nhất.
Trùng tang Tháng là nặng nhì.
Trùng tang Giờ là nặng thứ ba.
Trùng tang Năm là nhẹ nhất.
KIÊNG KỴ: Người nhà kiêng người Tam hợp tuổi, kiêng tuổi xung, kiêng tuổi Hình với Vong mệnh.
Kỵ Long – Hổ – Kê – Xà tứ sinh Nhân ngoại (Người khách các tuổi Thìn – Dần – Dậu – Tỵ không được có mặt khi khâm liệm).
Kiêng người có cung phi Bát trạch xung khắc với Vong mệnh.
Kiêng khóc thành tiếng khi đang liệm.

Người Á Đông mình cũng hay lộn xộn lắm.... cứ mai phải coi thầy, mốt phải coi tướng khác, chết cũng coi, sống cũng phải coi.... so ra dân Tây Phương chẳng cần coi con khỉ gì mà giàu kết xù, chết cũng mồ yên mã đẹp còn mình cứ coi rồi có ra được chút gì đâu lo chi cho nó mệt vậy? Đã nói trùng ngày là nặng nhất, trùng tháng là nặng nhì. Bà nội nhỏ tui chết trùng ngày, trùng tháng của ông cố chỉ là khác năm, đây cũng gọi là trùng, và theo bói toán thì là cũng sẽ kéo con, kéo cháu mà con, cháu tới giờ có thấy đưá nào đi chầu âm Chúa đâu??? Thằng em khuất bóng về Tây của nhỏ tui xây mồ lại cũng kêu là ngày kỵ chi đó cha mẹ sẽ vài năm từ từ ra đi, tới giờ hơn 11 năm, có thấy ai đi mô?

Đừng nghỉ chữ nhị trùng là xấu, cứ coi nó như là một ngày. Để kể cho nghe câu chuyện có thật về thuật bói toán... kể để cho biết chứ đừng cứ cái gì cũng tin thuật bói toán mà làm sợ mình, chuyện nhớ man mán thôi nha.... Thời xưa có một vị trưởng giả giàu nhất vùng, gia đình của ông cứ hết người này đau, kẻ kia bịnh mà thầy lang chửa hoài không hết, làm ăn thua lổ càng ngày, càng đi xuôốg. Một hôm có ông Lại Bộ Thượng Thư (hõng nhớ phải không nhưng ông ta là quan triều đình), nỗi tiếng là coi tướng số, thiên văn rất tài, ghé thăm ông bạn trưởng giả. Ông trưởng giả than chuyện trong nhà, ông LBTT mới nói, "chắc nhà ông có làm điều gì không phải hay là có nuôi ai đó không được hợp với gia đình ông. Sao khi kéo hết gia đinh trong nhà ra, ông LBT ngó tới 1 thằng nhỏ, ông ta chỉ nó và nió, "Nó là thằng có cung số xấu nhất, không làm ăn gì được. Nó sẽ chẳng bao giờ trồi đầu lên được, để nó trông nhà thì thật là xấu, cần phải để nó đi. " Thế thì cuối cùng ông trưởng giả đành đuổi thằng nhỏ dù là ông không muốn. Vì thằng nhỏ ở mới vô chừng vài năm và rất là cần mẫn. LBTT nói, "tại thằng này mà gia đình ông ra nông nỗi, thôi thì cho nó đi đi thì hết chuyện." Thằng nhỏ khóc năn nỉ quá chừng nhưng ông trưởng giả nói, "ta thương con lắm nhưng con hãy thương ta, ta không nở bỏ con nhưng con thấy đó gia đình ta suy xụp, kẻ đau, người bịnh. Ta cho con tiền mà đi nơi khác kiếm ăn." Thằng nhỏ không lấy tiền, lủi lủi ra đi. Đi thuyền qua bờ bên kia, tình cờ thằng nhỏ lượm được túi tiền, biết là người mất của sẽ đau lòng lắm. Thằng nhỏ ngồi chờ từ trưa tới xế bóng thì thấy hai ông bà lão thất thơ, thất thỉu đi tìm cái gì đó. Ông bà lão nói là đi tìm túi tiền dành dụm bấy lâu để mà trị bịnh hay sao cũng quên mất, thằng nhỏ chià túi tiền ra trả cho ông bà lão thế là được hậu ta nhưng thằng nhỏ cũng không lấy. Và được ông bà cho đi theo để làm ăn (hình như vậy). Vài năm sau, thằng nhỏ về khăn áo chỉnh tề thăm ông phú hộ. Thằng nhỏ ghé thăm ông trưởng giả vì tình ông cho thằng nhỏ ăn ở bao năm ở trong nhà và cũng thương nó. Thấy nó áo quần tươm tất giàu sang, ông trưởng giả thắc mắc và hỏi ông LBTT lúc đó cũng vừa tới thăm, "sao ông nói cung số nghèo mạt và không bao giờ trồi lên, ai nuôi nó thì gia đình lao đao", v.v.. ông LBTT nhìn ngắm lại thằng nhỏ và hỏi, "trong thời gian xa cái nhà này, ngươi có làm gì phúc thiện không?" Thằng nhỏ kể lại chuyện ông bà mất túi tiền cho ông LBTT và trưởng giả nghe. LBTT nói, "đúng rồi, vì người có lòng tốt nên trời thay đổi cung số của ngươi."

Thế mới biết cái gì cũng vậy, người xưa mình có nói, "Đức năn thắng số" thì tại sao ta cứ sợ ngày này nhị trùng, thiên la, ngày kia điạ võng, kiếp sát, v.v... (chắc phải mở cái xập, đeo mắt kiến đen ra coi số luôn quá. ) Tự mình hại mình chứ chẳng ai hại hết.... Hãy cứ coi "Sắc là không, không là sắc,... hình tướng thọ tưởng ..." đúng là tất cả do mình vọng tưởng mà ra.

"Chân thật, biết chân thật,
Không chân, biết không chân:
chúng đạt được chân thật,
do chánh tư, chánh hạnh."


Dù là có gì đi nữa mà lòng mình chánh niệm, chuyên cần thì mọi chuyện sẽ qua. Hơi đâu mà cứ nghỉ là ngày này chết kéo thêm vài chục mạng theo. Ngày nào cũng là ngày của Trời hết. Ai bảo mình làm quấy chi rồi sợ? Tâm mình có ơn trên thì chẳng có con ma nào dám đụng hết. Vả lại mình lấy tình thương ra đối đãi thì dù người có hận mình thấu tâm can cũng phải nhu hoà lại, mà một khi mình chuyển hoá được người ta cũng là một cái phúc lành. Còn mà nói là nhị trùng tam xa sẽ có 7 người chết theo, xin lổi nói mà nghe... nhiều khi không phải chết mới gọi là chết đâu.... khùng khùng, điên điên cũng chít tía gòi . Y như ngày xưa lúc Dương Gia Tướng sắp sửa ra trận, bà Thái Quân được một ông sư đi ngang nhà nói, "Thất tử đi, lục tử về." Bà tưởng là 7 người con đi thì sẽ có 6 người trở lại, ai dè người con thứ 6 về mà thôi còn bao nhiêu thì ngũm củ tỏi và người thứ 5 thì đi tu.

Còn nữa, kể chuyện này có nghe, có thấy, hồi còn ở VN, cô hàng xóm gần nhà đi coi bói thì thầy bói con của cổ sẽ bị ở tù mấy năm, ở nhà sợ quá lo cho ảnh đi vượt biên...sợ ảnh ở nhà CS bắt đi ở tù, ai dè ảnh qua được tới đảo Mã Lai, ảnh chẳng thèm thơ từ mà lúc đó bà con dần dần vượt biên rời VN. Ảnh đi cũng khá lâu, ở nhà trông tin mà chẳng thấy, nghỉ là thôi rồi đời trai chìm nghĩm hay tiêu tán muối rồi. Lúc gia đình nhỏ tui qua tới đảo gặp ảnh mẹ hỏi, "sao con không viết thơ về nhà để gia đình trông?" Ảnh nói tàu ảnh đi bị nạn rồi qua bên đảo ảnh không có tiền và hõng biết làm sao gởi thơ. Còn nữa, có 1 ông đi coi bói, thầy bói phán sau này ông chết vì dừa, ông chửi ông thầy nói là dừa làm sao giết được ổng, ai dè qua đảo Mã Lai, xứ gì mà nó dừa không còn hơn Bến Tre nữa, trời thì nắng hừng hựt... ông ta ngồi dưới góc dừa, trái dừa khô rớt ngay đầu chết tươi, bà con trên đảo thấy ông không thân nhân gì hết nên làm cái miếu nhỏ cho ổng ngay trước nhà quàn của trên đảo. Đó là nghe và thấy. Còn chuyện nữa, cái nghe thôi hõng có thấy à nha. Cũng có một ông, coi thầy bói, thầy phán cuộc đời ổng chết vì hổ, ổng cho thầy bói nói điên, ai đâu dẫn hổ ra thành phố mà ổng thì không vô rừng, từ đó ổng không đi đâu hết và cũng tránh đi rừng vì sợ mà, ai dè một hôm trời mưa sấm sét, cái bức tượng con hổ treo trong nhà rớt ngay ổng đang ngồi coi tivi thế là chết vì hổ.
Bỡi vậy đừng có nghỉ phải là 3, 5 hay 7 người chết, nhiều khi một thằng điên; 1, 2 con tửng; 2, 3 bà khùng; 1, 3 ông mad cộng lại cũng là chít hoặc là gia đình lo khổ cực già dặn, đau khổ tột cùng cũng là chết rồi, phải không? Nhưng đã nói, đức năng thắng số, cứ lo, cứ sợ, cứ làm theo mấy ông bà thầy thì tự mình hại mình mà còn hại thêm nhiều người nữa. Đã là thiên cơ thì lậu chút chút thôi, hõng phải ai cũng như nhỏ tui nói mà đưa ra nhiều thí dụ, rồi kêu đừng bao giờ nghỉ tới, khi nào nó tới thì biết là nhỏ tui có nói. Tại không có ăn tiền coi mà hén? Thành ra, chữ nghĩa trong thuật bói toán nói mình phải thấm nhuần theo cái đạo Phật của mình, vì nó cao siêu lắm. Vã lại, đã là thuật bói toán phải hiểu âm tường... có nhiều cái nó không phải vậy theo ý mình nói, đó cũng là để cho người biết thuật coi bói không nên lậu nhiều Thiên Cơ. Thiên cơ bất khả tiết luậu mà lậu quá thì cái mạng của người coi cũng sắp tới ah ...Đã là người xuất gia tu hành ở chuà mà còn nghỉ và coi mấy cái quái đảng này thì mỗi ngày tụng kinh, niệm Phật để mà chi? Coi Phật ngự ở đâu??? Thiện tai.... thiện tai.

Thôi thì đừng nghỉ tới, cái gì tới tự nhiên sẽ tới. Còn đã có lòng chi chi đó rồi giờ sợ thì bảo đãm tự nhiên cái mình lo sẽ tới một cách không ngờ luôn. Vị tha đi. Hãy lắng nghe bài "Tha Thứ và Bao Dung" của cô Phương Dung mà suy nghỉ nha.... như Chuá cũng có nói, "những ai lê đòi khó nghèo hoặc đang dẫy dưa trơ trụi ngay trên gường thì đều có Chuá ban phước." Còn Chúa cũng nói, "hãy thương yêu hết cả mọi người dù là họ làm ta đau khổ." trả vay xoay vầng, oán thù chẳng bao giờ vơi, thôi đừng gây đau khổ để vướng vào nghiệp. Cũng đừng vọng tưởng mấy cái bá láp, bá xàm hãy để tâm trí mình làm cái chuyện mình cần làm để mà xã cái nghiệp đau thương vậy. Một ngày thì cũng như mọi ngày, dù là xấu hay tốt, buồn hay vui thì nó vẫn là cuộc sống. Đừng nghỉ những điều nhỏ nhặt hay cái ngày chi chi ... cho cuộc sống mình đi xuống. Hãy vứt bỏ đi cái mặt cãm và điều không tốt đẹp hay lời nói vô tình đưa ai vào trụy lạc. Đường phía trước thì ta cứ đi, khôi phục lại cái tâm và hy vọng vào ngày mai sáng lạng hơn.


người không quen, không biết mà một khi ra đi vẫn có người làm bài hát cho ta, thì nhìn đó mà quán chiếu. Một người làm bài hát này cho ông Steve Jobscó ai biết chỉnh cho cái font nó đi đúng không vậy ??? chạy tùm lum hết dể ghét... chọn large mà nó nhỏ xíu rồi nó muốn đổi lớn kỳ khôi ghê ta. Thôi tui phải đi nhập định cho thằng con đi học Phật pháp.... Mong rằng mọi người đừng vì cái Ta, vì cái bói toán rồi trù ếm vong linh hay bỏ vong linh để hồn thêm vất vưởng, tới lúc đó vong thất chí về kéo thì ráng mà chịu... khà khà.....

Bây giờ tới giờ tui đi lo bổn phận cho con đi du học kinh tạng.

cái fonts này chạy tùm lum hà.