Wednesday, May 29, 2013

Thanh Tịnh Đại Hải Chúng , Hương Vân Cái, và Công Đức Lâm Bồ Tát là ai?



Trời, ông anh tui tưởng nhỏ tui thông minh lắm sao mà hỏi các vị Bồ Tát là ai? Nhưng cũng thử tài trong mấy năm trời công lao hạng mã tu tập mà trả lời, nếu gởi cho HThượng ở California mà không thấy đáp án lại là coi như trúng còn bằng không thì sẽ audit bài lại sau hén,???? *;) winking

Ok, Theo kinh Phật thì trong giáo đạo có nhiều đẳng cấp, cũng như đã nói với anh rồi. Ngoài đời thì cũng có tổng thống, senator, congressman chẳng hạn thì Thanh Tịnh cũng là những vị trong đạo Phật. Bồ Tát thì có nhiều đẳng như là sơ, nhị, bát, thập, v.v... Bồ Tát Ma Ha Tát thì là tối cao nhất trong hàng bồ tát. Nhưng có một hạng Bồ Tát là không cứu người thì gọi là Thanh Tịnh Đại Hải Chúng bồ tát cũng có nghĩa là gần như Phật. Phật thì "bất động" còn Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát thì "động" , cũng như mình chưa giác ngộ được thì còn "động" mà khi giác ngộ được thì là "bất động". Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát là các Ngài Bồ Tát có công đức như biển cả đã được thanh và tịnh. Lực của các Ngài như ocean, việc làm của các Ngài rất phẳng lặng như nước, dù là con sóng dồn dập ngày khơi cũng không có ai có thể cãm giác được các Ngài (hõng biết làm sao thử quý Ngài hén??? *;) winking). Nhưng chúng ta có thể biết được Ngài là hóa thân Bồ Tát. Cho nên Thanh Tịnh Bồ Tát còn cao hơn các vị Ma Ha Tát nữa.  Các ngài đi khắp vũ trụ, lo cho trật tự hoàn vũ, trách nhiệm của họ là chăm sóc cái vũ trụ này. Còn Bồ Tát Ma Ha Tát lo cứu linh hồn của con người, dẫn họ về nhà (ai có muốn đi Tây Phương thì theo Bồ Tát Ma Ha Tát mà học), họ hóa thân đến Thế Giới Ta Bà cứu người, dẫn linh hồn trở về cố hương, về Thiên Quốc, về Tây Phương Tịnh Độ *O:-) angel.

Thường chúng ta tụng Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát, nhưng không biết các ngài là ai, cho dù họ xuất hiện trước mặt, mình cũng không cách nào biết được. Chỉ có Bồ Tát Ma Ha Tát biết ai là Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. Người thường không cách nào biết được, bởi vì họ không để lộ đẳng cấp và quyền năng ra ngoài. Nhìn họ rất tầm thường, còn tầm thường hơn người bình thường, không ai biết các ngài là Bồ Tát. Họ tuyệt đối không thi triển thần thông, mà chỉ âm thầm làm việc phàm phu hoàn toàn không hiểu được, dù các Ngài có ở trước mặt chúng ta cũng không hay. (Thí dụ như nhỏ tui  ... cứ nghe các Thầy giảng, âm thầm nghiêng cứu lời nói, tham khảo mà truy tầm để phân tách v.v... [trở cái sân si lên rồi nè ..hihihi ]) nói chứ các Ngài có thể biến dạng theo nhiều hình thức mà chúng ta khó lòng mà đoán quý Ngài là ai? Các Ngài như trong phẫm kinh Pháp Hoa mà chúng ta đã biết, "Thường Bất Kính" thì các Ngài như "Thường Bất Biến" vậy.


Công việc của Thanh Tịnh Bồ Tát, khác hẳn với các Bồ Tát Ma Ha Tát khác, là không xen vào nhân quả của người ta. Nhưng Bồ Tát Ma Ha Tát có thể xen vào. Ngài Thanh Tịnh có thể cứu người dưới địa ngục đưa lên Thiên Đường. Ngài có thể đưa người có nghiệp chướng nặng đi Tây Phương. Những hoàn cảnh đó, Ngài Thanh Tịnh Bồ Tát chỉ đứng một bên nhìn mà thôi. Công việc của các ngài là coi sóc sự vận chuyển của vũ trụ; duy trì sự tồn tại của vũ trụ; các ngài không cứu người, cho dù mình đói chết, hay bị hỏa ngục đốt, họ cũng không lo. Đối với người phàm mà nói, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát như rất lạnh lùng, thật ra không phải vậy, chỉ vì công việc của các Ngài không như nhau mà thôi.

Mặc khác trong Tam Bảo có 3 tướng:

1. Biệt tướng Phật Bảo và tổng tướng của Phật Bảo
2. Biệt tướng pháp bảo và tổng tướng pháp bảo
3. Biệt tướng tăng bảo và tổng tướng tăng bảo

Khi mình niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" hay "Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật" thì đây là biệt tướng Phật Bảo, vì mình trì riêng danh hiệu có thật của một vị Phật hay Bồ Tát gọi là 'biệt'.  Nhưng khi mình niệm "Nam mô thập phương thường trụ Phật Bảo" thì đây là tổng tướng Phật Bảo vì Phật nhiều quá mình gom lại hết cả mười phương mà xưng tán.

Còn mình niệm "nam mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh" thì đây gọi là biệt tướng pháp bảo vì mình xưng tán riêng danh hiệu một phẫm kinh.  Và khi mình niệm "nam mô thường trụ thập phương pháp" thì gọi là tổng tướng pháp bảo.

Có lúc mình xưng tán, "nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên" là mình xưng tán biệt tướng tăng bảo và khi mình xưng "nam mô thanh tịnh đại hải chúng bồ tát" là tổng tướng của tăng bảo vì tất cả các vị Bồ Tát nhiều quá và đông như số con sông Hằng thành ra mình tổng kết lại thành một cũng như thay vì gọi tổng thống tên này, tên kia thì mình nói "các vị tổng thống" voila!.

Mặc khác, như nhỏ đã nói, Nam mô có nghĩa là quy y, quy hướng. Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát là các chư vị Bồ Tát đã thanh tịnh số nhiều như biển lớn mà chúng ta không thể tính đếm biết hết quy tụ về. Cũng như trong giáo phẩm Phật có nói Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, ưu bà tắt, ưu bà di ... là chỉ nói chung chung chứ không nói riêng ngoại trừ tỳ kheo tên này, hay tỳ khưu ni tên kia hoặc  xưng danh hiệu của các vị như là Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, v.v... còn xưng danh, 'Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ Tát' tức là các vị đã được thanh tịnh như số cát con sông Hằng không thể đếm.  


Còn nếu cắt nghĩa sâu sắt hơn thì là:
Nam mô: quy hướng, quy y
Thanh Tịnh = chân tâm
Chúng Bồ Tát = vạn hạnh, lục độ
Đại Hải = biển rộng


Trong tâm mỗi con người chúng ta đã có sẳn đủ hạt giống từ bi, chúng ta lạy và kêu danh hiệu các Ngài là làm cho chúng ta quy hướng về sự thanh tịnh của chơn tâm. Nhắc nhở chúng ta hà làm việc gì thì phải biết quán chiếu lại cái tâm, cái khởi và diệt đi cái chướng. Và siêng năng tin tấn tu tập.... Vì bỡi trong mỗi con người của chúng ta đều có Phật vàng ngự trị, phải siêng năng lau chùi đừng để "hạt trần" dơ dính. Và nên nhớ rằng ta không sợ người nói ác chỉ sợ tâm người ác (cũng như chúng ta không sợ người có khẩu Xà tâm Phật mà chỉ sợ người khẩu Phật tâm Xà nà thôi). Cũng có thể nói là mỗi con người chúng ta phải biết hướng thiện cái chân tâm của mình như biển cả để mà độ cho tất cả quy về một nơi, tức là Cực Lạc.





-----------------


Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát là ai?
Theo truyền thuyết thì Ngài tên là Hương Vân Cái... Ngài có lập ra một lời thệ-nguyện như sau:

- "Trong 10 phương quốc-độ, nếu có các chúng-sanh nào muốn dùng mùi hương dâng lên cúng-dường chư Phật, Như họ không được đầy-đủ phương-tiện, thì tôi sẽ thay-thế họ, biến những khói hương đó thành ra những đám mây-hương bay đến khắp tất-cả quốc-độ, thay-thế họ để cúng-dường khắp tất-cả chư PHẬT... Tôi cũng sẽ dùng sức thần-thông cùng bản-nguyện của tôi, ngầm gia-hộ cho các người thiện nam, thiện nữ đó sớm được thành-tựu căn lành, chứng hương-vị bồ-đề vô-thượng"....

Vì thế cho nên, trong các chốn thiền-môn và mọi khóa-lễ ... sau khi đọc xong lời nguyện-hương rồi, Phật-tử đều đồng xưng-niệm danh-hiệu của ngài là:  "Nam-mô HƯƠNG-VÂN CÁI BỒ-TÁT" để Ngài có thể thay chúng ta dâng Hương lên tới chư Phật mười phương.


Nhưng cũng có người nói rằng Ngài là Đổ Thị, thư tịch cũ còn lưu giữ không ít nơi đã khẳng định rõ họ Đỗ đã tồn tại gắn liền với nơi phát tích, sinh tụ của người Việt cổ trên vùng đất này ít nhất cách đây khoảng 5.000-6.000 năm, trược thuở lập nước đầu tiên mang quốc hiệu Văn Lang, trước cả thời xác lập vua Hùng đời thứ nhất.

Thật vây, theo " Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư", " Bách Việt Tộc Phả" thì những người họ Đỗ xa xưa nhất tới nay được biết đến là cụ bà họ Đỗ, tên huý là Ngoạn, còn gọi là công chúa Đoan Trang. Cụ sinh ngày mồng tám tháng tư và hoá (mất) ngày rằm tháng bảy. Cụ thường được gọi theo họ là Đỗ Quý Thị ( tức Quý bà họ Đỗ). Cụ lấy chồng người họ Nguyễn tên là Nguyễn Minh Khiết tức là Đế Minh. Hai cụ sinh ta Lộc Tục (sau là Kinh Dương Vương). Họ Nguyễn Vân ở làng Vân Nội vẫn cúng giỗ cụ hằng năm với bài văn cúng: " Thỉnh tổ tổng khoa- Cúng gia tiên". Mộ và miếu thờ cụ ghi trong thư tịch cũ trên đây nay vẫn còn ở Ba La, thị xã Hà Đông.

Cụ có 8 người em trai có tên là: Đỗ Xương, Đỗ Tiêu, Đỗ Kỷ, Đỗ Cương, Đỗ Chương, Đỗ Dũng, Đỗ Bích, Đỗ Trọng.

Do có sự bất hoà với chồng ( Đế Minh), Cụ đã đem con trai là Lộc Tục (khi còn ít tuổi) vào tu động Tiên Phi (thường gọi là Động Tiên) ở huyện Lạc Thuỷ thuộc tỉnh Hoà Bình ngày nay, cùng với 8 em trai của Cụ giúp cho Lộc Tục Trưởng thành: Cụ theo đạo Bà La môn, đạo hiệu là Hương Vân Cái Bồ Tát. Tám vị em trai đều là người tài giỏi, hết lòng giúp cháu(con của chị) cho đến khi Lộc Tục được cha là Đại Minh giao quyền thay cha trị vì đất nước, lấy hiệu là Kinh Dương Vương (được tôn là Ngọc Hoàng Thượng Đế), đặt tên là Xích Quỷ ( Xích nghĩa là đỏ, Quỷ là chữ ghép từ ba chữ Vương-Tam Vương. Đó là truyền thuyết nói chứ không có dẫn chứng thật sự Cụ là Hương Vân Cái Bồ Tát.


---------

Công Đức Lâm Bồ Tát là ai???
Công Đức Lâm Bồ Tát chỉ là danh hiệu tán dương cho những vị Phật hay Bồ Tát đã độ tận chúng sanh như Ngài Đại Tạng vương Bồ Tát. "Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề. Địa ngục vị không thệ bất thành Phật." Câu niệm này để tán thán công đức hạnh nguyện của Ngài đã vì chúng sanh mà hy sinh không thành Phật để độ hết cho muôn loài. Hoặc là ai đã cúng dường, xây cất chùa chiền, cô nhi, v.v... mà mình muốn tán thán công đức của họ thì thường dùng "Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát". Chữ Bồ Tát đây cũng là tán dương phẫm hạnh của họ như vị Bồ Tát.

Hiểu biết nông cạn, trả lời cũng cạn nên có sai thì chờ hỏi lại Hoà Thượng coi thế nào đa nhe....  Nam Mô A Di Đà Phật!  không thấy update bài tức là coi như HT cho pass cái test này hihihi...




2 comments:

  1. Ad và mọi người ơi có người nhìn và bảo tâm mình còn loạn động và bảo mình niệm:" Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát". Mình thì thấy tâm mình đang loạn thật. Mình có tra và tìm kiếm về Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát nhưng thấy ít tư liệu viết về quá, mình muốn hỏi Ad và mọi người là mình niệm:" Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát" là để tâm mình thanh tịnh bớt loạn động có phải không ạ? Đại khái là mình muốn hỏi công dụng khi niệm câu này đó ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu thấy được Tâm động rồi thì mình quay về trong Tâm định nó lại bằng nhiều phương pháp như niệm Phật, Thiền hoặc nghe Pháp hoặc chẤp tác…căn bản là mình biết Tâm mình, điều chỉnh được Tâm mình đừng để khởi Tâm ác xấu phóng dật. Chúc bạn thành công! Định được Tâm là tìm thấy Hạnh phúc an lạc. Xin thường niệm Nam mô A di đà Phật!
      🙏🏻🙏🏻🙏🏻

      Delete