Tuesday, January 14, 2014

Cúng Dường (bố thí)



Cúng dường như thể cho vay, tuy là không lấy lại vốn nhưng mai sau có lời.  Đó là câu mà bà ngoại hay nói.  Nhưng mình phải biết cúng thế nào là phước và cúng thế nào là tội.

Khi mình nhờ Thầy/chùa làm gì cho mình thì cũng có chút hậu đãi lại vì ông bà mình thường nói, "bánh ít đi, thì bánh qui trở lại".  Thì cái gì mình phải cân lượng chứ không phải mình muốn nghĩ là đó là sự to tát, đó là sự ít oi, v.v... Hà bất cứ chuyện gì mình cũng nên cân nhắc để cho mình có một cái khái niệm về sau.

Theo luật nhân quả thì cái gì cũng có sự bắt đầu và kết thúc.  Mình vay thì mình nợ, mình trả thì mình hết nợ.  Nếu vay mà không trả thì cái nợ  còn nằm đó cho tới lúc mình phải trả.  Không trả kiếp này thì trả ở kiếp khác hay kiếp tới nào đó mà thời lúc đã ấn định mình phải trả. Tuy nhiên nếu thiếu nợ tiền kiếp này mà có thể dùng tiền để trả thì quá dể dàng.  Khổ cái có nhiều chuyện không phải dùng kim tài mà trả được ... mà có thể phải trả bằng cái mạng mình hoặc qua những con này, con kia... có trường hợp phải làm trâu cày ruộng, bò kéo xe hay heo bán lấy thịt, đầy tớ trong nhà nữa thì càng khổ hơn. Đó là mới nói về phía người thiếu nợ (con nợ, mình thiếu người ta), còn về phía người chủ nợ thì đa số lúc nào cũng muốn đi tìm con nợ để đòi. Con nợ thì gọi chủ nợ là oan gia trái chủ nên tìm cách lẩn trốn, và nguợc lại chủ nợ tìm mình không được để đòi lại những gì họ cho vay thì cũng kêu mình là oan gia.  Cứ một đàng đi trốn, một đàng đi tìm, cả hai đều chơi rượt bắt bắt keng, vui không?

Ngày trước khi Phật còn tại thế, có hai cha con chỉ lở tay giết chết nhau mà cứ phải oan gia trái chủ cả 500 năm (lở tay thôi mà cứ phải xoay vần 500 năm.) Con làm cha chết, cha làm con chết cứ thay phiên nhau mà giết nhau cho đến khi gặp Phật mới giãi được cái oan tình đó.  Còn có một chuyện hình như cũng đã nói trong blog rồi là có một bà mẹ vì chôn cất tiền vàng dưới đất để giấu, sau khi người mẹ qua đời thì thần thức lúc nào cũng ở quanh quẩn bên chỗ chôn cất tiền, cuối cùng đã đầu thai thành con chó ở trong nhà đó và lúc nào con chó cũng nằm trên chỗ chôn cất tiền vàng để giử. Một hôm Đức Phật đi vào nhà đó khất thực và khai thị cho người con biết rằng con chó kia chính là mẹ của ngươi, vì tiếc của, không biết buông xả nên đã chuyển sanh thành con chó giử nhà, giử của, giử tiền. Nếu không tin có thể đào lên xem, dưới chỗ con chó nằm có rất nhiều tiền vàng. Người con y lời đào lên, quả đúng y như lời Phật nói. Người con rất cảm động và ôm chầm lấy con chó mà khóc. Con chó cũng vì thế mà rơi lệ. 

Qua những câu chuyện trên Đức Phật muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng ” tham chấp là sợi dây tự mình trói lấy mình, buông xả thì mới giải thoát".  Công đức bố thí/cúng dường thì cũng vậy.  Hình như có đọc một phần nào của một vị thầy đã giảng như sau:

Bố thí cho 100 người ác không bằng bố thí cho 1 người hiền
Cúng dường cho 100 người hiền không bằng cúng dường cho 1 người giử tròn ngũ giới
Cúng dường cho 100 người giử ngũ giới không bằng cúng dường cho 1 vị sa di
Cúng dường cho 100 vị sa di không bằng cúng dường cho 1 vị tỳ kheo/tỳ kheo ni 
Cúng dường cho 100 vị tu đà hoàn không bằng cúng dường cho 1 vị tư đà hàm
Cúng dường cho 100 vị tư đà hàm không bằng cúng dường cho 1 vị a na hàm
Cúng dường cho 100 vị a na hàm không bằng cúng dường cho 1 vị A la Hán
Cúng dường cho 100 vị A La Hán không bằng cúng dường cho 1 vị Duyên Giác/Bích Chi Phật
Cúng dường cho 100 vị Duyên Giác không bằng cúng dường cho 1 vị Bồ Tát
Cúng dường cho 100 vị Bồ Tát không bằng cúng dường cho 1 vị vô tu vô chứng. 

Điểm đặc biệt là ở đoạn cuối, tại sao cúng dường cho 100 vị Bồ Tát không bằng cúng dường cho 1 vị vô tu vô chứng (không có tu mà cũng không có chứng đắc gì cả). Vị thầy ấy nói rằng 1 vị vô tu vô chứng chính là Phật, vì chỉ có Phật mới không cần tu nữa và Phật cũng đã nói vốn không có gì để chứng hay đắc như kinh Bát Nhả (vô sở đắc cố bồ đề tát đỏa, y bát nhã ba la mật đa …)

"Tuy nhiên, nếu nghỉ theo sát nghĩa của văn tự thì nếu Phật thì gọi là Phật chứ sao lại gọi là vô tu vô chứng? Có phải là Phật muốn phá chấp của chúng ta hay không? Vì từ đầu chí cuối là công đức đang tăng dần, tỉ lệ thuận với cấp bậc chứng đắc, khiến người ta có tâm phân biệt, phải lựa người để cúng, người có tu có chứng thì mình mới cúng, còn người không có tu không có chứng thì mình không muốn cúng. Cho nên Phật mới nói ”Cúng dường cho 100 vị Bồ Tát không bằng cúng dường cho 1 vị vô tu vô chứng". "


Mình cúng dường phải hiểu sự cúng dường của mình sẽ đi về đâu. Nếu một người tu hành cứ đòi hỏi tùm lum và muốn mình cung phụng để cho vầy - khác mà rồi cái tài chánh đó toàn là làm những chuyện khác, v.v... thì đó là cúng dường không có phước đức. Ngày nay chùa nào cũng muốn làm lợi cho cao, cho nhiều, đòi hỏi đủ thứ. 1 tượng Phật 12 inches thỉnh để tường kêu $500 hoặc $1000 cái. Nếu có thể để được mà phước phần nhiều đáng kể thì nên cúng dường cho người đang thiếu ăn, thiếu mặc, không nhà, không cửa. Vì Phật có dạy, "cứu một mạng người còn hơn xây đắp 7 tượng phù đồ."  Do đó mình phải biết nhận thức và nhận định (nói chung là phải có tâm phân biết tí) để lựa người mà mình muống bố thị/cúng dường. Phải cúng cho người đạo cao đức trọng chứ không muốn cúng cho ”âm binh hay cô hồn các đảng", cũng đừng tưởng rằng mấy người ăn xin không có đức trọng đâu nha.  Điều này sẽ khiến cho mình sai lầm câu nói bố thí "cho người đức trọng" đó.   Vì trong kinh Phật cũng có nói, "hiện hình làm sãi ở gần chúng sanh" hay là ngày xưa Phật cũng hiện hình làm kẻ ăn xin để thử lòng người.


Nói tới phần này mới nhớ chuyện bà Mục Liên Mẫu.  Ngày xưa, ông Thầy trụ trì có chuyện phải vắng nhà nên kêu chú tiểu và dặn rằng, "hôm nay chùa ta có khách đức cao trọng vọng, phải tiếp đón đàng hoàng."  Thầy trụ trì đi, thì có hai vợ chồng người ăn mày mang 1/2 chén gạo tới chùa cúng, thì chú tiểu không cho vô chùa nói là hôm nay có khách quý, "đức cao trọng vọng" tới viếng và yêu cầu hai vợ chồng lão ăn mày đi.  Bà già năn nỉ cách mấy để vô lể Phật và dâng 1/2 chén gạo cúng dường nhưng chú tiểu vẫn nằn nặc không cho vào.  Thế là bà già ăn mày nỗi xung thiên trách móc và cho là tăng già không đáng để bà kính trọng.  Sau này gặp Phật, bà phá Phật; gặp tăng mà chửi tăng.  Nhưng vì bà có lòng mang 1/2 chén gạo cúng dường nên ơn Trên cho bà giàu sang 3 đời nhưng vì lòng bỏn xẽn, sân hận của bà quá cao nên đến thời Đức Phật ra đời ....bà mới đọa nghiệp ác và chính Ngài Mục Liên (con của bà) khi chứng được quả lục thần thông đi tìm bà mới hay bị đọa vào địa ngục.  


Nói tóm lại, bố thí cho những người ăn mày, kẻ vô gia cư, hay những người thân bạn bè, luôn cả tu sĩ chùa chiền ngày nay, mình phải nhìn cho kỷ.  Vì có người mới chính là các vị vô tu vô chứng và cũng có người tu lại không phải là vị vô tu, chứng quả. Vì khi tu họ lại có lòng tham sân, si.  Đòi hỏi phải cao, phải nhiều người biết tới và mọi thứ v.v... thì người tu này không phải để mình kính phục.

Nhưng khi mình cúng dường hay bố thí, nói chung thì cứ cúng dường cho người nhỏ nhứt như là kẻ mà mình gọi là thiếu kém cho mình đi, mặc kệ là công đức lớn bao nhiêu không cần biết, miển sao mình có cái tâm bố thí và nhớ là nhìn và nhận thức tí ... để mình có sự nhận định cho mai sau và buông xả thì mới an nhiên tự tại giải thoát.  Còn nếu cứ cái gì cũng phải dùng tiền để bao lót cho họ làm chuyện cho mình tốt tức là mình còn tham chấp.  Mà hể tham chấp thì dính mắc và sẽ mang phiền não dài.   Cũng đừng cứ nghĩ khi quý Thầy làm ma chay hay bất kỳ một chuyện gì cho bá tánh mà mình phải trả tiền cúng dường với phẫm vật hay tài chánh nhiều để họ tụng kinh hồi hướng thì ông bà, cha mẹ mình sẽ lên cõi Niết Bàn hầu Phật.  Nếu làm được vậy thì hầu Phật dể dàng cần chi Phật phải dạy bảo mình tu cực khổ vậy?  Phật là Phật đã thành thì hô biến hết cho con cháu của Phật lên Cực Lạc ngồi chơi cho vui và thoát khỏi sự luân hồi, cần chi chia 5, xẽ 7, người xuống A-Tỳ, kẻ đầu thai làm súc sinh, quỷ dạ xoa, người này, kẻ kia chi cho mệt vậy. Cha làm vua thì con cháu cũng ông này bà kia mà, đúng không?  Thì Phật đã làm Phật thì cho con cháu của Phật cũng thành Bồ Tát, Thanh-Văn v.v... Ừ mà hình như Phật có thọ ký cho đó nhưng tại mình ham vui đoạ lạc trần gian lại nên giờ mới khổ não.  

Nói tóm lại, tuy là nhờ thì phải có lộc, nhưng mình cũng phải nhìn người mà cúng dường, nhìn người mà bố thí để cho mình có phước. Còn như điều mình thấy mà không đúng nhưng người ta xin thì mình có thể dùng 1 trong 4 cách bố thí mà Đức Di Lạc và Phật Mẫu có dạy.

1. bố thí vô úy 
2. bố thí pháp (lời nói) 
3. bố thì vật chất  và
4. bố thì tài tức 


15 tháng 1, 2014

hôm qua viết bài cúng dường (bố thí), hôm nay anh bạn gởi mấy tấm hình này vô... Nhìn mà đau lòng, thử hỏi chuà chiền, nhà thờ ngày nay cứ xây cho lớn, cho bự sao không ung được những người này vô ở qua đêm.  Mình cứ cung kính cúng dường cho chuà/nhà thờ, quý tu sĩ mà bỏ rơi những nạn nhân vô gia cư này thì sự bố thí của mình sẽ đi đâu???  Xin những người hay cúng dường hay bố thí hãy nhận định sáng suốt và giúp đở cho những người này.  Nên nhớ rằng, "cứu một mạng người còn hơn xây 7 tháp phù đồ".  Bên Mỹ, trời mà xuống độ là cảnh sát rảo bắt mấy người nằm đường vô shelter hết ngoại trừ là cảnh sát không thấy đành phải "lực bất tòng tâm" thì phần số họ chết khô cứng.  Để coi cô bạn ở VN có ra Hà Nội được hay không, cứu 1 được 1 vậy.  Hà Nội lạnh cở mấy độ?



Nhiều người vô gia cư co ro, run rẩy nằm ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông lạnh giá của Hà Nội. Tấm chăn rách nát, mảnh áo mưa mỏng manh chẳng thể giúp họ chống lại những cơn gió rét buốt và màn sương đêm lạnh đến tê tái.

Giữa đêm đông rét buốt, đường phố Hà Nội vắng tanh. Cái lạnh thấu xương, lạnh cắt da cắt thịt của đợt rét đậm, với nhiệt độ ngoài trời ban đêm dưới 10 độ C, khiến mọi người hạn chế tối đa ra đường, yên vị trong những căn nhà ấm cúng.

Thế nhưng, dưới nhiều mái hiên, trong một vài cây ATM, trên ghế đá vườn hoa… nhiều người vô gia cư đang phải co ro nằm đó giữa đêm đông sương gió. Tấm chăn rách nát, mảnh áo mưa mỏng manh chẳng thể giúp họ chống lại những cơn gió rét buốt và màn sương đêm lạnh đến tê tái.

Những thân hình ốm yếu run rẩy, những tiếng rên khe khẽ mỗi khi có một cơn gió ùa tới.
Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 1
Nhiều người vô gia cư co quắp trong giấc ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội.

Vì nhiều lý do khác nhau, những người vô gia cư nghèo khổ, đáng thương này không thể có cho mình một chỗ trú ngụ ấm áp mỗi khi đêm về. Những mái hiên rộng, những trạm ATM có cửa kính kín chẳng khác gì khách sạn 5 sao đối với họ. Nhiều người không may mắn còn phải trải tấm nilon để ngủ ngay trên vỉa hè, dưới những tán cây chẳng đủ ngăn sương đêm.

Giữa chốn thành thị giàu có, phồn hoa, vẫn còn những mảnh đời bất hạnh như thế, khiến nhiều người không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh người vô gia cư vất vưởng ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội.
Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 2
Nhiều người nằm ngủ ngay trên vỉa hè gần Hồ Gươm.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư  ngủ trên vỉa hè giữa    đêm 
 đông Hà Nội 3
Tháp Hòa Phong bên Bờ Hồ là một nơi ngủ quen thuộc của nhiều người vô gia cư mỗi khi đêm xuống.

Rớt nước mắt trước cảnh người 
 vô gia cư    ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 4
Người phụ nữ co ro ngủ trên vỉa hè.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 5
Cụ bà cô đơn ngồi ở một góc đường Đê Tô Hoàng.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 6
Không chăn, không chiếu, cụ vất vưởng trong giấc ngủ giữa đêm đông.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 7
Ông Nguyễn Văn Thịnh (56 tuổi) đã phải ngủ trên vỉa hè trước một ngôi chùa trên phố Hai Bà Trưng suốt hai năm qua.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 8
Đêm nay, ông trằn trọc mãi không ngủ được, vì lạnh và vì mơ về một mái nhà ấm áp.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 9
Một người phụ nữ buôn bán nhỏ may mắn tìm được chỗ ngủ trong một trạm ATM.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 10
Đối với những người vô gia cư, những cây ATM có cửa kính chẳng khác nào khách sạn 5 sao.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 11

Rớt nước mắt trước  cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 12
Co ro ngủ vì không có chăn đắp.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 13
Một người quét rác ngủ trên vỉa hè.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 14
Co quắp dưới mái hiên.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 15
Người đàn ông này không có nổi manh chiếu, tấm chăn khi ngủ trên vỉa hè. Tấm áo mưa mỏng manh chẳng đủ che gió.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 16

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 17
"Túp lều" tự tạo của một người ngủ trên ghế đá vườn hoa Lê-nin.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 18
"Ngôi nhà ấm áp" trên vỉa hè.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 19

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 20
Một cụ ông ngủ ngoài trời lạnh.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa  đêm đông Hà Nội 21
Người đàn ông giật mình tỉnh giấc giữa đêm đông.

Rớt nước mắt trước cảnh người vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 22
Mảnh đời bất hạnh.

Rớt  nước mắt trước cảnh người 
    vô gia cư ngủ trên vỉa hè giữa đêm đông Hà Nội 23
Những hình ảnh khiến nhiều người rớt nước mắt khi chứng kiến.

__._,_.___

No comments:

Post a Comment