Friday, January 10, 2014

Chôn hòm Kim Loại và trường hợp không tốt về mộ phần


Cái gì mới vừa nghe cái hòm không được làm bằng kim loại, giờ tới không được bỏ kim khí vào trong hòm. Cái nút áo, nút quần cũng phải tháo, giờ tới áo ngực cũng phải lặn mất.  Không hiểu vậy rồi mang xuống truyền đài áo quần nó tuột ra mất tiêu làm sao mà trình diện ai?  Thôi thì cũng được mất cái nút áo, nút quần phải bỏ, giờ tới trái cây cũng kiêng cử luôn.  Nào là chuối không được vì chuối nhủi, bôm không được vì thuộc bom nguyên tử, thơm không được vì kêu là "dứa", rồi cái gì nữa .... trời cứ theo kiểu này chắc có nước không điên cũng khùng.


Việt Nam mình là chúa họ "khỉ" (con khỉ, khi người ta chọi cục đá tới con khỉ, con khỉ lấy chọi lại, chứ không hiểu tại sao phải chọi và chọi rồi thì sẽ ra sao.  Thì người VN mình y như vậy, cứ làm họ bắt chước mà không đi tìm hiểu tại sao??)   Lúc nào cũng bắt chước những mê tín không đâu, mà không có một chút tiến bộ khai phá hay tìm tòi phát minh những cái hay phong tục quán.  Cái gì cũng kiêng, cũng cử, cũng kỵ, cũng tùm lum hết.  Người phương Tây họ có kiêng cử đâu, họ vẫn sống, vẫn giàu. Còn mình cứ mai kiêng, mốt cử, thêm mấy cái lao đao mà điên cái đầu.  Từ những phong tục tập quán lúc còn sống cho tới lúc nằm xuống đều là lấy theo phong tục tập quán của người Trung Quốc mà chẳng hiểu tại sao hay bỏ chút thì giờ đi tìm hiểu.  Cái nào suy luận đúng thì theo chứ cái gì cũng cho là kỵ thì bao nhiêu nước trên toàn thế giới họ xài, họ mặc, họ có coi ngày, coi tháng, v.v... gì đâu mà họ vẫn bình thường, vẫn giàu sang, vẫn nghèo, v.v...  Sao cứ phải cứ cho là, “người ta nói vậy”, “không nên”.  Tại sao không nên? “tại kỵ”.   Tại sao kỵ? “Tại họ nói”. Ai nói? “người xưa nói”, người xưa là người nào? v.v.... Ah … giờ thì đổi thưà ông bà nói, hahahha… ông bà mình là ai?  Phải chăng là mấy ông bà người Trung Hoa truyền nhiễm độc vào ông bà tổ tiên của mình, v.v. và v.v….???  Có thấy mắc cười không?  Giờ tới con cháu thêm mấy vi tu sĩ đạo Phật nhà mình nữa mới ác. Đã là tu sĩ mà cứ bài vẻ mấy cái chuyện không đâu cho Phật Tử.  Còn cái mình bắt chước thì không chịu tìm hiểu học hỏi cho đúng để làm. Cứ cho là mình làm đúng, nhưng toàn là "lóm" từ Đại Sư nước khác .... còn thêm màn, "không ai làm được phải là Thầy"... Nam mô A Di Đà Phật! tội lỗi ... tội lỗi.



Phật dạy mọi chuyện trên đời cứ để xuôi theo tự nhiên.  Kim loại hay không kim loại thì có sao đâu hà tất phải quan trọng hoá.  Tất cả những sự thành bại trong đời đều do nhân quả có sẳn đành.  Nếu mấy nhà chiêm tinh gia có thể dựa theo những sự kiện phong thủy, bói toán cho là giải quyết được thì luật nhân quả cần chi do Trời ban chấp.  Ngày, giờ nào cũng là ngày, giờ của Trời hết, nếu nói xấu - tốt thì chính những người bói toán họ có thể tránh được mọi chuyện xui xẻo hay những chuyện không may xãy ra rồi.  Không thể nào hay bất kỳ một ai có thể biết giờ tốt, xấu, hạ huyệt, cất nhà, an táng mà tránh khỏi luận nhân quả hết. Nếu có thể cãi lại luật nhân quả cho số phận của mình để giàu sáng, phú quý, con cháu đổ đạt thì bản thân của những chiêm tinh gia đó đã là tột đỉnh rồi. Cần chi dùng ba tấc lưỡi để làm tiền thiên hạ.  Cũng chẳng cần trốn trong chuà/nhà thờ làm tu sĩ để làm những chuyện phi pháp, phi đạo đức.  Đã tu thì chẳng bao giờ có những dị đoan mê tín.  Những người tu thì không mang những xu xiển bày cho người sợ hải, để bỏ tiền ra cúng kiến, làm lể đủ thứ. 

Dị đoạn chút chút thôi chứ làm quá thấy nó "rùng mình".  Nên nhớ rằng chiêm tinh gia bói toán dịch số Châu Văn Vương cũng không tránh khỏi kiếp lao tù 7 năm, nếu ông có thể cãi số mạng thì cần chi mình phải ở tù.  Trương Lương, Khổng Minh cũng là thần kỳ bói toán, biết trước mọi đều nhưng rồi thì sao?  Cũng bỏ mộng phục Hán, người thì lên núi ẩn cư, người thì ngao du sơn thủy., v.v...  Sự thành bại đều có một mức nào thôi trong chiêm tinh gia, nhưng không thể coi là vĩnh cữu.   Trong kinh Vô Lượng Thọ có nói, "nghiệp lực mọi con người thì không thể nghỉ bàn".  Nhân quả trả vay, vay trả xưa nay không ai tránh khỏi.  Nếu làm một việc lành thì dù không xem ngày tốt, xấu, v.v.. thì phước vẫn đến. Còn người làm ác thì có coi trăm ngàn lần, cử tùm lum, thì việc xấu cũng ồ ập kéo tới tùy thời, tùy lúc mà thôi.

Theo đạo Phật thì chết là hết, xác thiêu là xong, không cần phải coi ngày, giờ tốt xấu.  Khi xưa Phật nhập Niết Bàn, các trưởng Lão, Thanh-Văn, Duyên Giác, Bồ Tát có coi ngày giờ để làm lể trà tỳ đâu rồi thì Phật cũng về Phật.  Nên nhớ, mọi chuyện đều "hoàn tự tại."  Tốt, xấu là do ta. Thiện ác cũng do ta chứ không có phải người chết rồi ta còn sống phải kiêng cái này, cứ cái kia. Tại sao kiêng? "Tại họ nói", tại sao cử, "tại ông/bà này nói".  Tại sao nói?  Trả lời cứ là sách vở, ông chiêm tinh gia này, ông Thầy, bà kia.  Mô Phật. Nghe mà mệt.  Cái gì phải thì nghe, không thì bớt cho bản thân mình đở mệt... Nội mà bày vẻ thôi là đã điên cái đầu rồi hà tất bao nhiêu người nói, cho khùng luôn.  Phật đâu dạy không ai mê tín dị đoan mà sao mình là người Phật Tử cứ mê tín, dị đoan quá mạng.  Cái nào phải thì nghe, không phải cũng bày cho có chuyện. Chuyện một nói thành 10.  

Tất cả đều do nghiệp báu chứ không ai có thể thay.  Nếu mà chết rồi, không bỏ vào hòm kim loại liệu là linh hồn đó bị đoạ Địa Ngục hay là nếu bỏ vào hòm gổ thì thể xác đó có lên Thiên Đàng hay nhập Niết Bàn không?  Câu trả lời thì không ai có thể nói được. Mình là người còn sống thì nên làm những gì phúc thiện hồi hướng cho hương linh được nhẹ nhàng, giãm bớt những căn nghiệp mà họ phải thọ báu.  Đừng làm khổ họ hay khổ cho chính mình cứ phải lo toan mấy chuyện vô duyên phong thuy của nước Tàu. 

Mình đọc là để hiểu cho có kiến thức nhưng phải suy luận cặn kẻ đừng tà kiến tin theo.  Vậy rồi có ai hiểu tại sao người Do Thái lại chôn thân nhân của họ bằng hòm kim loại không?  Người Phương Tây chết và chôn bất kỳ giờ nào mà con cháu họ cũng giàu sang, phú quý không có chuyện gì hết.  Còn người Việt Nam mình cứ cử, kỵ, không nên rồi thì sao??? Con cháu thế nào?  Mình phải suy nghỉ và lập luận phải - trái.  Cần phải ý thức và nhận định. Bớt bớt tạp nhiễm mê tín tí xíu mình sẽ sống thoải mái theo lời Phật dạy.  

Một ngày có 24 tiếng thì theo chu kỳ giờ thì mình còn cho là giờ này có thể vầy, kia, đi làm trể hay sớm tùy theo mình muốn đi  Chứ còn ngày thì ngày nào cũng sáng dậy, tối ngũ, tối dậy, sáng ngũ (nếu ai đi làm ca đêm), v.v..

Còn nói không chôn vàng bạc, châu báu theo người chết vì sau này con cháu điên khùng, bị ung thư. Người Tàu là chuá chôn vàng bạc, châu báu cho người chết nhất nhưng con cháu họ có điên, khùng hay bị ung thư đâu?  Ờ mà có điên và khùng, khi mộ phần bị đào lên, đánh cắp châu báu, nên tức giận nỗi xung thiên.  Còn ung thư thì người Mỹ là không bao giờ chôn vàng bạc, châu báu cho người mất mà thể theo WHO (Bộ Sức Khoẻ Thế Giới) thì có 14 triệu người ung thư năm 2012 .... còn giờ lên tới bao nhiêu thì không biết?  Người Tàu cũng như Việt Nam, chôn vàng vòng theo cho người đã khuất để cho biết cái giàu sang của họ.  Họ giàu đến nỗi không cần những tư trang đó trên đời mà lúc sống người mất đã dùng rồi thì cho mang theo để làm hành trang (hay mua chuộc những dân ma, quỷ để làm cái gì đó cho người chết chắc???)

Quan tài bằng kim khí thì con cháu ngỗ nghịch, dâm đãng, giang hồ, thần loạn trí.  Lạy Chuá tôi, vậy chắc tụi Do Thái nó thành giang hồ thế giới rồi.  Hèn chi, nó giàu kết sù vì làm trùm giang hồ Mafia.... 

Còn nói mộ xây bằng bê tông cốt sắt thì con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.  Amen! hình như mộ phần ông bà của Nhỏ tui đâu có làm bằng bê tông cốt sắt đâu mà sao mấy cậu, dì, mẹ và cuz cũng bị áp huyết cao, tiểu đường, và cholesterol vậy ???

Cái này hay nè, dùng quế, trầm, củi tẩn liệm thì con cháu bị phong cùi.  Hình như là lúc làm trà tỳ cho Phật, các vị Tổ, Thanh-Văn, Bồ Tát, v.v... dùng gổ tốt, quế, trầm để làm lể thì phải.  Vậy là dòng họ Đế Thích bị phong cùi sao ta???  Rồi cái gì chôn ở biên địa con cháu thành bất phân phái tính, bán nam, bán nữ, đồng tình luyến ái ....  Cha coi bộ nguy cơ đa!  Hình như người Mỹ họ chôn cất trong nghĩa trang đàng hoàng đâu có biên điạ gì đâu mà lesbian và gay lên tới 8 triệu người ... Chưa tính Việt Nam, Tàu, và các nước khác. Nếu mấy bê đê, đồng tính nhà ta như vậy thì phải kéo gia phả ra coi cốt kích ông bà họ chôn ở đâu? Có nằm biên địa không mà sao thành ô môi, v.v... hết trơn vậy?  Nhỏ tui quen một gia đình người Huế giống gác vọng tộc, mồ mã ông bà nằm trong khu đất sang cả vậy mà chơi luôn hai thằng cháu trai (cháu đích tôn nữa mới ác) thành ôi môi rồi giờ biến mình tương tự như Cindy Thái Tài hay Lâm Chí Khanh.

Khổ chưa?  Mấy cái phong tục nhãm nhí vậy mà cũng tin.  Nếu nói là không cho chôn vàng, châu báu hay bỏ vàng, kim cương vào miệng người chết là xấu vậy thì có biết là người dân chài hay cho người mất ngậm đồng xu trước khi chôn cất không?  Họ cho người mất ngậm để thanh toán vận chuyển khi đi qua cầu Nại Hà để đi tới cửa Phán Xét.  Còn người Bà La Môn thì để một đồng xu lên trán người mất để cho biết là cái đồng tiền nằm trên đỉnh đầu mà không lấy được thì hà tất phải tham danh vọng, gian xảo khi còn sống vì lúc mình mất rồi thì chẳng mang theo được cái gì hết.

Giờ nói về hòm kim loại. Tại sao người Do Thái họ là dùng hòm kim loại mà dân Á Châu thì không? Thật ra có ai tìm hiểu về gốc gát cái hòm chưa?  Thông thường hòm làm bằng kim loại hoặc là gỗ nhưng được xử dụng nhiều nhất là gỗ vì sau này nhiều người thiêu hơn là chôn và chỉ có gỗ mới đốt cháy được.  Quan tài được sử dụng từ Ai Cập cổ đại khi một cơ thể được ướp xác và được đặt trong một quan tài trước khi được chôn cất trong kim tự tháp. Tại châu Âu, khoảng 700, người Celt bắt đầu chế tác hộp chôn cất bằng đá phẳng. Nhưng đa số người dân trong suốt thời gian đã được chôn bọc trong một tấm vải liệm, hoặc trong một hộp gỗ.  Ở Bắc Mỹ chúng ta, quan tài được sử dụng là một hộp có bốn vách, một trên và dưới như hình chử nhật.  Một chiếc quan tài có sáu bên, với một đỉnh và đáy, (hình lục giác).

Trong cuộc chiến tranh Civil War, rất nhiều quan tài là cần thiết để vận chuyển người chết và nhà sản xuất hàng loạt quan tài bắt đầu và các ngành công nghiệp quan tài được phát triển bởi cuối thế kỷ 19. Quan tài đã được làm từ gỗ, gang, thép, sợi thủy tinh, thủy tinh, tre, đan lát, len, ngay cả vàng . Trang trí trang trí có thể được chạm khắc từ phiến sừng hàm trên, ngà voi hoặc kim loại quý.  Hình ảnh màu mè, v.v... nhưng người Tàu và Việt Nam chúng ta thường viết chữ Thọ sơn màu vàng trên đỉnh đầu của hòm.

Năm 1784 , Hoàng đế La Mã Thần thánh Joseph II tuyên bố rằng quan tài tái sử dụng đã được sử dụng để tiết kiệm gỗ . Chiếc quan tài được trang bị một cánh cửa bẫy trên dưới cùng sẽ thả cơ thể vào lỗ và cho phép các quan tài được kéo trở lại và sử dụng cho tang lễ khác. Do phản đối công khai , pháp luật đã bị hủy bỏ trong vòng sáu tháng đầu tiên .

Quan tài bằng gang/thép đã được thực hiện từ những năm 1850 thông qua năm 1870. Hạnh nhân Fisk cấp bằng sáng chế quan tài gang đầu tiên vào năm 1848. Nó được hình dạng như một chiếc quan tài và cân nặng hơn 300 pounds, và chi phí lên đến $100 (rẽ mạc phải không? giờ thì cũng rẽ đó nhưng cũng ăn thua theo kiểu design). Quan tài bằng gỗ được bán với giá $1 đến $3,00, ( khoảng $2500 đến $10,000 hôm nay. ) Thật không may, xây dựng sản xuất của Fisk bị thiêu trụi vào năm 1849. Fisk qua đời vào năm 1850 không một xu dính túi, đã thế chấp quyền cấp bằng sáng chế của mình để John G. Forbes để có được khoản vay tiếp tục xây dựng các hộp kim loại chôn cất của mình. Forbes và gia đình ông tái cấu trúc công ty, thay đổi tên, và tiếp tục làm cho các trường hợp chôn cất kim loại cho đến năm 1888 khi công ty đóng cửa.

Nhưng quan tài bằng kim loại đã được gia đình giàu chú ý . Người giàu mua chúng để ngăn chặn những kẻ cướp mộ. Năm 1885 Tướng Ulysses S. Grant đã được chôn cất trong một chiếc quan tài làm bằng kim loai (sắt) đã được tạo ra ở New York.

Cuối năm 1700 cho tới năm 1800, sợ số người bị chôn sống đã tràn lan. Đây là một phần do dịch tả và những tin đồn về chôn cất trực tiếp đã xảy ra . Câu chuyện Edgar Allen Poe "The Premature Burial " đã không giúp đỡ thêm các thông tin này, nhưng để đáp ứng với những nỗi sợ hãi một quan tài bằng kim loại an toàn đã được phát triển.. Quan tài sẽ bao gồm một cơ chế cho phép người cư ngụ để báo hiệu rằng anh ta đã bị chôn sống. Thông thường nó là một sợi dây gắn liền với một cái chuông.  Khi người bị chôn sống ru chuông thì người ở ngoài biết họ còn sống.

Vào đầu thế kỷ 20, quan tài bằng gỗ vẫn còn phổ biến nhất. Nhưng do năm 1960, sản xuất quan tài thép đã tăng lên đến 50% của thị trường. Vào những năm 1970, gần hai phần ba của tất cả các quan tài đều là làm bắng kim loại. Ngày nay, nó là quan tài bằng thép (stainless steel) không rỉ sét chủ yếu được sử dụng. Quan tài có sẵn trong 16 - 18 - 19 (một sự kết hợp của 18 & 20 gauge) - 20 và thép 22-đo. Kim loại quan tài cũng có thể được thực hiện bằng bronze hay copper. Các quan tài bằng kim loại rẻ tiền được làm bằng máy đo cao bằng thép không rỉ sét.  Người Do Thái dùng quan tài kim loại để đãm bảo chất cứng và sự bền bỉ của chúng không bị mục nát, thiêu hủy dể dàng như hòm gỗ. Vã lại chúng không bị ẫm ướt dưới lòng đất làm mục rữa mau chóng như những hòm khác.  Ở nhiệt độ bình thường hoặc cao hơn thì kim loại dẻo và dai, là biến thể bền vững và chắc chắn nhất so với gỗ thì khác.  Kim loại cũng có khả năng chống mài mòn theo thời gian, còn gỗ thì từ từ rục rủ. 

Theo phong tục Trung Hoa, Do Thái, Việt Nam hay những nước láng giềng khác thì mỗi một con người của chúng ta đều có bụi bám (theo Đức Phật nói thì “con người của chúng ta có những cẩu uế cần phải diệt bõ” là vậy. Cẩu uế là gì?  Là những tham vọng, sân, si v.v….)  Và khi thể xác sẽ trở về bụi, nên chúng ta dùng những quan tài đơn giản để tượng trưng.  Quan tài có xu hướng được làm bằng gỗ mềm, do đó phân huỷ nhanh chóng, hoặc lỗ được khoan vào đáy của quan tài, cho cơ thể người đã chết để làm cho tiếp xúc với bụi bẩn. Bên cạnh gỗ, quan tài được sản xuất hiện nay bằng bronze, copper, thép không rỉ và various gauges khác nhau của thép do các công ty sản xuất quốc gia.  Nhà sản xuất đã thử nghiệm để được hoàn toàn đề kháng với lối vào của không khí và nước, đồng (bronze) và bạc (copper) quan tài kết hợp bảo vệ lâu dài và vẻ đẹp. Nhiều gia đình chọn đồng bởi vì nó là vượt trội so với tất cả các tài liệu quan tài khác trong sức mạnh và độ bền. Tuy nhiên, cả hai đồng bronze và copper hoàn toàn an toàn không rỉ sắt . Một lựa chọn một đồng hay đồng thau quan tài là một quyết định, trong đó niềm tự hào lớn có thể được thực hiện đang được đảm bảo lựa chọn đã được thực hiện từ trong quan tài rất tốt nhất.

Quan tài bằng thép (steel) đến khi nhu cầu về một chiếc quan tài bảo vệ mà hoàn toàn sẽ chống lại lối vào của không khí và nước. Quan tài thép (steel) bảo vệ giá cả phải chăng, vẻ đẹp đặc biệt và chất lượng. Crom và niken quan tài bằng thép không rỉ cung cấp vật liệu chống ăn mòn tự nhiên . Quan tài thép khác nhau về giá theo tiêu chuẩn đánh giá của thép. Hầu hết các quan tài bằng thép được cung cấp trong 16, 18 và 20 đồng hồ đo như đã nói trên.. Hầu hết các quan tài với ngoại lệ của một số 20 quan tài đo được trang bị một mảnh rắn miếng đệm cao su. Đệm này tạo thành một con dấu có hiệu quả cao giữa đỉnh và đáy của quan tài để ngăn chặn lối vào của tất cả các yếu tố bên ngoài.

Quan tài được nhóm lại theo bốn nhóm vật liệu cơ bản :

Đồng & đồng không rỉ sét:

  • Vật liệu tự nhiên không rỉ 
  • Nguyên liệu tốt nhất và xây dựng
  • Hầu hết các vật liệu bền, tuy nhiên bronze mạnh hơn copper
  • Hầu hết các bức tượng và tượng đài được xây dựng của một trong hai đồng hay đồng thau

Gỗ:

  • Ấm áp và vẻ đẹp tự nhiên
  • Làm bằng tay như đồ nội thất tốt
  • Mô hình nổi hạt độc đáo
  • Có sẵn trong một loạt các loài

Thép không rỉ (Stainless Steel), Chóng rỉ thép (rust resistant)

  • Vật liệu chống gỉ
  • Có sẵn trong các lớp khác nhau:  Lớp cao cấp - Chromium & Nickel và Lớp cơ bản - Chromium
  • Lớp chọn đề nghị tăng cường bên ngoài

Thép (steel):

  • Độ dày gòm có:  Dầy nhiều (thickest) -16 đo, Trung bình (medium)- 18 đo, Mỏng nhất (thinest) - 20 đo
  • Phong cách lựa chọn có sẵn với bảo vệ tăng cường bảo vệ mô trường bên ngoài.


Hàng vải phủ quan tài được làm từ gỗ ép, gỗ mềm hoặc fiberboard sóng . Quan tài được phủ vải và ít tốn kém hơn so với gỗ cứng hoặc thép quan tài . Với sự quan tâm hỏa táng đang phát triển, và niềm tin của nhiều nhóm tôn giáo, quan tài bằng gỗ tiếp tục có một chỗ trong truyền thống mai táng của chúng tôi . Quan tài gỗ được làm bằng gỗ rắn. Rừng được lựa chọn bao gồm gỗ gụ, óc chó, anh đào, cây phong, bạch dương , gỗ sồi , cây thông, cây dương và cây liễu. Gỗ khác cũng có thể được sử dụng như tro, cây du, tuyết tùng, và redwood . Một quan tài veneer thành rẻ hơn so với một trong gỗ .

Theo Casket & Funeral Cung cấp Hiệp hội Mỹ, vào năm 2007, hơn 1.700.000 chiếc quan tài đã được bán. Trong số đó, hơn 800.000 hòm làm bằng steel (thép), hơn 300.000 là quan tài gỗ cứng, và chỉ dưới 200.000 được vải phủ . Nhưng hãy nhớ rằng bất kể có yêu cầu bồi thường hay bất kỳ sự phàn nàn nào, ngay cả khi chiếc quan tài có một miếng đệm nó cũng sẽ không bảo vệ cơ thể từ từ phân rã, hoặc bảo vệ công chúng khỏi bệnh tật. Trong thực tế, một quan tài kín có thể làm cho cơ thể hóa lỏng . Mỗi một chiếc quan tài đều cho phép không khí đi qua, chẳng hạn như là một cái hộp gỗ cho phép nhìn thấy bộ xương. Ngày nay, quan tài có thể được tìm thấy trong một loạt các hình dạng, bao gồm nhạc cụ, xe hơi, và nút chai rượu vang . Một số được thiết kế để trông giống như một hộp chocolate, hoa, thậm chí một chai cognac.


Dù muốn, dù không thì người cũng chết rồi.  Phật dạy, “Tâm tại tâm” sao mà con người cứ quên và chạy theo cái xảo thuật nói không không của Trung Hoa.  Nếu nói kiêng kỵ như trên thì tại sao Trụ Vương chết chôn theo biết bao nhiêu vàng bạc? Bà Từ Hy Thái Hậu cũng ôi thôi và nhiều đại gia thời nay ngay cả ở Việt Nam cũng chôn vàng bạc theo cho người thân quá cố của họ mà mình không thắc mắc tại sao người Trung Hoa không kiêng cử theo phong thủy?   Hm... thôi mai mốt chết thiêu cho xong, khỏi phải chì, kẽm, gỗ… bảo đãm phải là hòm gổ rồi vì không phải gỗ làm sao cháy, hihihi.  Cũng chẳng lo tiền tài, vàng bạc đốt theo (người thân bỏ cho 1 xấp tiền mã [$10,000 dollars xấp nhỏ được 1.5 triệu, xấp dầy được 4 triệu, buồn tình có lấy ra đếm rồi...hihihi...] cho thì có  haha haha chứ mà đốt tiền thiệt chắc người sống sẽ tiếc dữ lắm đa …. nhất là những hạng người nói nhân nghĩa mà tráo trở tùm lum thì hay sợ người ta lấy tiền của mình lắm).  

Nói về kiêng cử và những tục lệ thì Nhỏ tui đọc hết từ lúc bé ... cái gì mà huyên bí là chơi hết không xót đâu... những chẳng bao giờ tin cho nó mệt.  Cái nào phải thì mình để nằm lòng, còn đọc mà thấy không phải thì cũng để đó cho có kiến thức chứ không bao giờ tin là có thật. Đúng là đêm dài lắm mộng, cơn mê người đời cứ ngũ say mà chẳng tìm hiểu thật hư.  Cứ sớm chiều chìm dấn dủ tàn hương, thấy xót xa cho con người ghê.  Phật nói con người hay mù quáng có khác.  Mô Phật.


Nói chứ, không phụ thuộc vào loại quan tài nào chúng ta cũng không thể hoặc thiếu container (kim tỉnh) để mai táng/ chôn cất hay hoả táng (hoả táng thì có hủ đựng cốt kêu là urn).  Nhưng tang lễ là để gắn bó chặt chẽ cũng là một cách để người sống để tôn vinh những người đã chết . Đó là một cơ hội để nói một lời chia tay cuối cùng và những sự cống nạp cho một cuộc sống tốt mà người chết đã làm. Vì đó là những gì thật sự quan trọng chứ không phải là hòm chì, hòm kẽm, hòm kim loại, hay hòm gỗ mới tôn vinh họ hoặc là tránh những cái kiêng kỵ khi dùng những hòm nói trên.

Nói chung nhưng hầu hết không ai để ý là cái hòm dù làm bằng gì đi chăng nữa thì cái bệ dưới cái nệm vẫn có cây sắt lò xo, ngoại trừ hòm để thiêu.  Không tin thì quý vị cứ trở vô nhà quàn kêu người lo việc tang lể dẫn coi hòm thì biết.  Nhớ mở nắm hòm ra, lấy tay đè vào nềm coi dày - mỏng thế nào thì sẽ biết phía dưới có lò so (còn ở Việt Nam thì cái hòm trống rỗng nên khi mua về liệm người mất mình phải lót áo quần, lỉnh kỉnh ở dưới mới để người mất vô, còn ở Mỹ thì khác, tất cả nệm, gối đều lót sẳn).   Còn ai không sợ như Nhỏ tui thì leo vô nằm thử coi có êm hay không thì sẽ biết liền. Ai cũng nhìn cái mã bề ngoài mà không tìm hiểu thêm chi tiết bên trong nên cứ tưởng là hòm gỗ không kẽm, không chì, lò xo, v.v... Bão đãm tránh vỏ dưa (không mua hòm kim loại) thì cũng gặp võ dừa.  Trong nhà quàn, họ sẽ cho quý vị biết cái hòm gỗ nào để thiêu và hòm gỗ nào để chôn.  Lúc đó mở con mắt hột ra mà "kiêng" với "cử" kim loại và hát bài 'bé cái lầm" không những hát bài "Lầm" mà còn "Hận" hay "Tiếc nuối" nữa đó nha ... hahaha... "Lầm" ở trên này, còn sống còn sửa sai lại, chứ chết mất đất, đưa xuống mấy tấc đất đố ai dám chịu đào lên mua hòm khác để vô không có kẽm, có chì?








No comments:

Post a Comment