Cuối tuần rồi, ông anh vô mỏ làm thầy chủ lể và Nhỏ tui mắc cười quá đọc không được luôn. Đã vậy mà còn tự hào dành để đánh mỏ, đánh chuông luôn. Làm bà Phật Tử ngồi kế thấy Thầy và Nhỏ tui cười vô kinh không được nên bà ta đi tới kêu đưa mỏ cho bà ta đánh và Thầy bắt phải khai chuông mỏ lại ... làm Nhỏ tui phải khai chuông lại mà hai Thầy trò nhìn ngơ ngác .
Sẳn đây cho quý Phật Tử tại gia muốn tham khảo nghi thức vô chuông, mỏ để tụng kinh. Thường thì tụng ở nhà không cần chuông mỏ cũng được. Chuông, mỏ là để mọi người tụng đọc theo nhịp nhàng đồng đều nhau, nếu ai đọc lẹ thì đọc đều lại hay ai đọc chậm thì lướt cho hoà đồng cùng đại chúng chứ không phải vô kinh là gõ cóc, bong, cóc bong rồi cóc cóc,, xong ai đọc sao là đọc, mỏ đi chơi theo mỏ.
Trước khi lể thì thỉnh 3 tiếng chuông (3 tiếng phải rời nhau) đầu để cho chủ lể dâng hương (3 tiếng chuông này là không tính vì người chủ lể vào vị trí để niệm hương.) Sau khi chủ lể niệm hương xong thì vô kinh.
Vô kinh thì bắt buộc phải 3 tiếng chuông khác (chứ không phải tính 3 tiếng chuông niệm hương vô trong phần này) ... 3 tiếng chuông này là tỉnh thức cho Phật Tử biết, thân, khẩu và ý thanh tịnh rồi mới vô mỏ để tụng kinh.
Nghi thức vô chuông mỏ:
Nghi thức vô chuông mỏ:
O O O (3 tiếng chuông rời nhau)
XX X X X X XX X (hai nhịp mỏ đầu liên tục không cần nhưng nếu muốn gõ cũng ok. Điều cần là 4 nhịp mõ rời, 2 nhịp liền nhau và nhịp cuối rời. (Có nghĩa là 7 tiếng mõ nếu ko tính hai nhịp đầu, còn không là tất thảy 9 tiếng mỏ)
Xong mỏ và chuông hoà đồng nhau:
O X
O X
O X X XX XO
O X X XX XO
(chuông thỉnh trước, mõ gõ sau, sau 3 tiếng thì chuông ngừng, mõ gõ tiếp theo tiếng thứ tư, năm & sáu gõ liền nhau, tiếng thứ bảy của mõ, thì chuông thỉnh một lượt với tiếng mõ. Vô kinh mỏ đi từ từ rồi theo nhịp chú, kinh mà gõ, chú luôn luôn đọc nhanh nên mõ phải gõ nhanh. Bất cứ bài nào cũng vậy mõ bắt đầu gõ vào tiếng thứ 2, thứ 4 và những tiếng tiếp theo, và khi còn 5 tiếng chấm dứt thì mõ gõ rất chậm, rồi gõ liền 2 cái ở tiếng áp chót và một cái ở tiếng chót.)
Còn chuông thì trong bài dài, thỉnh thoảng thỉnh một tiếng chuông, những bài chú niệm ba lần, bảy lần, mười lần, hai mươi mốt lần, cứ mỗi lần hết là thỉnh một tiếng chuông, còn niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát ba lần, mười lần hay nhiều hơn, sau ba lần hay mười lần ấy mới thỉnh chuông (thường chú ý vào vị chủ lễ, khi thấy vị chủ lễ cuốiđầu xá, đó là chấm dứt niệm chú hay chuyển sang niệm danh hiệu Phật hay Bồ Tát. Chuông cũng là gõ để cho Đại Chúng quay trở lại nếu ai đi chậm hay nhanh thì phải theo lại tiếng mõ.
Một cách khác, nghi thức khai chuông mõ và ý nghĩa như sau.
- Trước đánh ba tiếng (tiên khởi tam),
- Kế nhịp bảy (thứ lôi thất),
- Tiếp đánh ba (tịnh đả tam),
- Giữa đánh mười (trung đả thập)
- Sau cùng dứt bốn (hậu diệt tứ).
- Kế nhịp bảy (thứ lôi thất),
- Tiếp đánh ba (tịnh đả tam),
- Giữa đánh mười (trung đả thập)
- Sau cùng dứt bốn (hậu diệt tứ).
*Trước đánh ba tiếng: Nghĩa là chúng sanh do ba nghiệp thân khẩu ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Nhưng cũng có nghĩa là cố trừ ba độc: tham, sân và si để vượt lên ba giải thoát để chứng đắc ba đức: Pháp thân, Bát nhã thân và giải thoát thân.
*Tiếp đánh ba tiếng: Là phát nguyện tu tam học tức là giới, định và huệ để quyết chứng cho được ba thừa: Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát.
Giữa đánh mười tiếng: Đó là tiêu trừ mười điều ác gồm thất (7) chi tội cộng thêm của ý có ba là mười. Từ đó, chứng nhập mười thân gồm: Bồ đề thân, nguyện thân, hóa thân, lực thân, trang nghiêm thân, oai thệ thân, ý sanh thân, phước thân, pháp thân và trí huệ thân. (Phần nầy, sau nầy giản lược đi, không mấy ai dùng đến và cũng không mấy ai biết để ý đến.)
* Sau cùng dứt bốn: Tức là để tiêu trừ bốn tướng: Sanh, lão, bệnh và tử để chuyển thành bốn trí:
+ Diệu quan sát trí: Đệ lục ý thức
+ Bình đẳng tánh trí: Đệ Thất Mạ Na Thứ
+ Đại viên cảnh trí: Đệ bát A lại da thức.
Rồi giờ thì thực tập để vô chuông mỏ ở nhà hoặc vô chuà nói sư Thầy cho con tập dợt để sau này có thể nối nghiệp chuà chiền, hương khói vào kinh. Đó là nghi thức vô chuông mỏ tụng kinh.
A Di Đà Phật
No comments:
Post a Comment