Thursday, September 15, 2011

49 ngày và 100 ngày - Chết đi về đâu?





Theo Phật Giáo sau khi chết, kể từ khi thần thức rời khỏi thân trung ấm cho đến 49 ngày phải đi đầu thai (chữ đầu thai ở đây không phải là phải tái sanh mà là nói tới sự tái đi của sự sống, tùy theo căn nghiệp ở đời theo nghiệp lành hay dữ. Có thể đi đầu thai hay là sự hình phạt ở cõi Diêm Phù Đề, v.v..). Nếu không đi đầu thai được, phải làm cô hồn sống vất vưởng không có nơi nương tựa. Vì lẽ ấy mà ở tại mỗi chùa ở Việt Nam hay ở ngoại quốc ngày nay vào lúc 5 giờ chiều, đều có lễ cúng cô hồn, gọi là đi công phu chiều, tụng kinh Di Đà, Hồng Danh và Mông Sơn Thí Thực nhằm để siêu độ những linh hồn không có nơi nương tựa này. Nhưng người Việt Nam không dừng sự cúng kiến ở 49 ngày mà còn tiếp tục các tuần thất và giỗ quảy theo đó nhiễu năm. Phần này sẽ được tiếp tục trình bày sau các lễ quan trọng cho người chết sắp đi chôn.

Lễ trị quan nhập liệm quý Thầy hoặc quý Sư Cô thường tụng chú Đại Bi và Thập Chú trong phần cuối của kinh Lăng Nghiêm, sau đó cho đậy nắp hòm. Vì để lâu ngày tại tư gia; nên việc bịt, trám các mí trên quan tài cũng rất tỉ mỉ, nhiều lúc tốn cả tiếng đồng hồ mới xong. 

Trong kinh Bát Dương có nói rằng :" Sanh hữu hạn, tử bất kỳ." Nghĩa là : "khi sanh ra có thể biết ngày giờ năm tháng là lúc nào được sanh; nhưng chết thì ở bất kỳ vào lúc nào." Thế mà đã có không biết bao nhiêu người lựa ngày tốt để chôn, để nhập liệm, để thành phục v.v... mà chẳng ai có thể lựa được ngày tốt cho mình để chết cả. Vì vậy mà Thiền Tông thường hay hỏi câu : "Phụ Mẫu sanh tiền ngã thị thùy là vậy." Nghĩa là trước khi cha mẹ sinh ta ra, ta là ai? Câu nầy là những công án rất vĩ đại nói về sự sống và sự chết, mà một Thiền sinh suốt đời phải cưu mang và làm cho sáng tỏ. Khi nào làm sáng tỏ việc sanh tử, lúc ấy chính là lúc hiểu đạo. 

Trong cuộc đời, sống và chết là 2 sự kiện rất quan trọng mà con người còn không làm chủ được, thử hỏi coi ngày tốt để chôn nó có ảnh hưởng được gì cho người chết chăng? hay nếu có cũng chỉ cho những người còn sống bớt lo sợ mà thôi. Trong kinh Địa Tạng có dạy rằng : khi một người chết đi rồi, nếu có thân nhân làm phước bố thí, in kinh, cúng dường Tam Bảo v.v... thì phước đó người chết chỉ hưởng được 1 phần 7 mà thôi . Còn 6 phần 7 là thân nhân còn sống hưởng. Do vậy mà, nếu lúc sống không tạo được một phước điền gì, để khi chết mới lo tu và làm phước nghĩ ra cũng trễ lắm; nhưng có trễ cũng còn hơn không. Vì có nhiều người đến lúc chết rồi cũng chưa biết mình đi về đâu. Sống suốt cả một đời lang bạt, nay dựa vào vợ, mai nương vào chồng, mốt ỷ vào con, ngày kia hy vọng vào xã hội v.v... nhưng tất cả những loại này không có gì là bền chắc cả. Thế mà đã có lắm người tin. Không có được một tầm nhìn cao xa hơn, ngoài những gì mà mình đang bị trói buộc đó.

Sau 3, 5 hay 7 ngày; có khi để quan tài tại gia đình đến 15 ngày, mới đem đi chôn (để chi lâu thế?? tội cho vong linh ). Trong thời gian ấy, nếu là gia đình theo đạo Phật, ăn chay trường, tụng kinh Địa Tạng, Thủy Sám, hay Lương Hoàng Sám để cầu nguyện cho linh hồn của người mất được cao đăng Phật quốc còn bên Chúa giáo thì kiên trì đọc kinh trong phần, Psalm 33:18,19 của kinh Thánh. Trong thời gian ấy cho đến 49 ngày thường hay ăn chay, giữ giới thanh tịnh và trong thời gian này thân nhân ở trong gia đình hay nghĩ đến người đã chết nhiều hơn. Nếu gia đình không theo đạo Phật, họ thường làm thịt heo, gà, trâu, bò để đãi khách đến dự đám tang. Họ quan niệm rằng: Ma chê, cưới trách. Do vậy mà phải làm cho nở mày, nở mặt cho cha mẹ hay người thân đã quá cố, không để cho hàng xóm chê cười và nghĩ rằng tại sao cha mẹ mình giàu có, đến khi chết chỉ đãi khách đơn giản như thế. Đám cưới cũng vậy, nếu là người thân mà quên mời dự tiệc cưới cũng hay bị trách móc. Do vậy mà phải đề phòng khi đám ma, hay đám cưới phải gọi mời tất cả những người trong gia tộc đến dự lễ. Đều này là sai nếu do với đúng nghĩa của Phật và Chúa dạy chúng ta.

Lễ động quan, rồi lễ di quan, lễ cáo đạo lộ là những lễ bưng lư nhang khỏi bàn thờ vong, rồi đưa quan tài ra khỏi nhà và đến giữa đường để quan tài xuống, cáo với đất trời là người chết đã ra đi, xa làng, xa xóm, xa bà con quyến thuộc. Nếu người chết vì bịnh tật hay già yếu là những cái chết bình thường, ít ai sợ hãi; nhưng nếu cái chết ấy bị oan uổng như tự tử, bị sát hại, bị tai nạn v.v... người thân ít đem về nhà, mà hay để ở những nơi công cộng như chùa chiền, bệnh viện v.v... có người vì quá thương yêu người mất, nên cũng đã có đem xác chết về nhà; nhưng khi lễ di quan được cử hành thì người nhà phải đập một cái nồi bằng đất nung bể ra làm nhiều mảnh và kêu thật lớn tiếng, nhằm để đuổi hồn oan ấy không nên lảng vảng trong gia đình nữa. Điều này tuy có vẻ mê tín; nhưng cũng rất hợp với sự luân hồi sinh tử của Đạo Phật. Vì Đạo Phật quan niệm rằng chết không phải là hết mà khi thân trung ấm còn hoạt động, có nghĩa là tánh biết không mất, chỉ có thể xác không còn hơi thở thôi, chứ trên thực tế người chết vẫn biết rất nhiều. Tâm thức họ sẽ về lại gia đình để xem vợ con mình sẽ ra sao, người thân kẻ thuộc ra sao. Người chết không nghĩ rằng mình đã chết, họ nắm bắt người thân, khóc lóc kể lể với người thân; nhưng tất cả đều vô vọng, họ nói, người còn sống không nghe được. Vì bây giờ cái xác không còn cái hồn; nên họ đã không làm chủ họ được.

Người Việt Nam thường hay cúng mỗi ngày 3 bữa cơm như thế trên bàn vong của người thân đã mất. Họ quan niệm rằng sống như thế nào, thì chết cũng như vậy thôi. Nếu lúc sống phải ăn cơm một ngày 3 bữa, thì lúc chết cũng sẽ về nhà 3 lần để hưởng mùi nhang khói và mùi vị của cơm canh. Họ quan niệm giữa sống và chết chỉ cách nhau một lằn ranh, một cánh cửa thôi. Đi vào bên trong cánh cửa, tức nhập cuộc với đời sống tục lụy nầy. Đi ra khỏi cánh cửa ấy, tức trở về một cảnh giới khác. Cảnh giới ấy có thể cao hơn hoặc thấp hơn cảnh giới trong hiện tại; nhưng giữa tử và sanh chỉ cách nhau có một cánh cửa thôi. Người được giác ngộ gọi đó là Niết Bàn, an lạc, giải thoát. Kẻ còn bị luân hồi sanh tử gọi đó là Địa Ngục, A Tu La, súc sanh, ngạ quỉ v.v... Còn bên trong cánh cửa tử sanh do mỗi người gây nghiệp và chọn nghiệp để rồi cuối đời mình phải đi đầu thai như thế. Dẫu thế nào đi chăng nữa người thân cũng phải có bổn phận cúng kiến cho họ, vì thân nhân sợ nếu không cúng, họ sẽ trở thành những cô hồn không có nơi nương tựa thì tội nghiệp cho người đã chết. Đây là một cái đạo hiếu của người Việt Nam. Nói thì nói vậy thôi chớ có ai chết đi rồi về kể lại cho chúng ta nghe đâu mà biết? Ngay cả linh mục hay sư thầy cô cũng chẳng ai chết mà trở về nói với chúng ta là họ đã lên Thiên Đàng rồi.

Nói lại về chết đó là theo sự sưu tầm. Bây giờ, khi quan tài đã được vùi sâu nơi lòng đất lạnh, thân nhân sau lễ trí linh tại nhà thì được nghỉ ngơi, chờ 3 ngày sau lại đi mở cửa mả. Lễ mở cửa mả có nghĩa là làm lễ mời linh hồn ra khỏi nơi u tối kia, đi về thăm nhà, hoặc giả đi đầu thai nơi khác. Lễ mở cửa mả đôi khi cũng có quý Thầy đến làm lễ. Ở miền Nam Việt Nam hay dùng một cái thang bằng tre nhỏ và một con gà để cúng. Bắt con gà leo lên cái thang, tượng trưng cho linh hồn của người mất từ huyệt mộ ra khỏi nơi chôn cất, sau đó dẫn con gà đi chung quanh huyệt mộ 3 lần, đoạn thả gà ra nơi nghĩa địa . Nếu người chết là một thiếu phụ đang mang thai chưa sanh, chôn cả mẹ cùng con, thì người ta hay trồng bên huyệt mộ một cây chuối. Khi nào cây chuối trổ hoa, ra trái, người ta tin rằng người chết đã sinh con. Ở một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống, người còn lại thấy đỡ nhớ đỡ thương và giúp cho người chết không bị tức tưởi khi lâm chung thôi, chứ thực tế không phải là như vậy.


Còn đạo Hindu thì tang chế có phần khác. Nếu người chết là đàn bà thì đàn bà của gia đình và bà con + bạn bè thân thiết phải tắm rửa cho thể xác, còn đàn ông mà mất thì đàn ông của gia đình, bà con và bạn bè của người mất phải tắm rửa cho thể xác chớ không để người ngoài hay nhà quàn lo (chuyện này nhỏ tui được chứng kiến và tham dự đám ma nhà hàng xóm ah).   Họ rửa rái thể xác xong thì bông hoa ngắt bỏ vào nước rưới lên thể xác. Để thể xác lên cái quày gường tre do người nhà làm nếu không có thể mua được có sẳn.   Đắm lên thể xác một tấm mềm trắng hoặc đỏ, chung quanh gường rãi đủ thứ bông hoa. Sau khi thầy Hindu làm thể thì mang thể xác đi hoả táng. Tro cốt thì phải nắm 1 phần mang lên núi rãi, còn lại thì mang xuống biển/sông rãi. Người nào sống xa quê hương thì 1 phần tro mang lên núi ở nước mình đang định cư rãi phần còn lại phải mang về lại quê hương nơi sinh thành rãi xuống biển. Phần rửa rái và tang lể cầu nguyện chỉ làm trong vòng 24 tiếng, không để qua ngày sau làm tiếp hay tiếp nối mấy ngày.

Còn về đạo Muslim thì làm cũng y hệt như Hindu chỉ có khác là phải qui tế thể xác trước mặt trời mọc. Có nghĩa là làm sao làm không để tới sáng lúc bình minh lên. Còn về Tibet thì có phần khác nữa để kỳ sau nói về tang chế của Tibet sau.

Ở đây xin nhắc lại một câu chuyện cổ Phật Giáo để diễn tả sự vô thường của cuộc sống và sự hiện hữu của tâm thức như sau : "... Ngày xưa có một ông Trưởng Giả rất giàu có, ông ta cưới bà vợ thứ nhất, chung sống lâu ngày với nhau không sanh con cái gì hết, ban đầu tình nghĩa còn mặn nồng, ông chồng còn thương yêu chút đỉnh; nhưng lâu ngày quá sinh chán. Một phần vì bà này nhan sắc cũng không mặn mà lắm; nên ông Trưởng Giả đề nghị là mình phải được có vợ khác. Bà vợ cả bằng lòng và thế là ông ta đi lấy một người vợ thứ hai. Người này trẻ đẹp hơn bà cả, duyên dáng hơn, khiến ông Trưởng Giả mê mệt, ngày đêm mãi miết bên sắc đẹp của vợ hai mình; nhưng ngày lại tháng qua rồi ông cũng chán, vì nhan sắc của bà không còn như ngày xưa nữa . Do vậy mà ông ta đề nghị với 2 bà để cho ông ta đi lấy vợ ba. Cả hai bà đều đồng ý. Bà thứ 3 khi về làm vợ ông chỉ lo chăm sóc vàng bạc trang sức nơi thân, chứ ít khi lưu tâm đến ông, do vậy mà ông cũng chán, cuối cùng rồi ông muốn nói cho ba bà biết là, ông ta đã chán ngấy ba bà rồi, ông muốn đi lấy bà vợ thứ 4. Cả ba bà đều đồng ý, không tỏ ra một sự chống cự nào. Vì lẽ ngày xưa ở Ấn Độ, đàn ông giàu có, có nhiều vợ là chuyện thường, miễn sao phải chu toàn cho các người vợ đầy đủ là được. Bà thứ 4 về làm vợ ông được một thời gian ngắn thì ông bị bịnh, vì tuổi đời đã chồng chất, chăn gối không còn mặn nồng như thời còn son trẻ nữa. Một hôm ông kêu bà thứ 4 lại và bảo rằng : 
- Thật ra ta rất thương bà; như bà biết đó ta đã già, không tạo cho bà hạnh phúc lâu bền được. Vậy một mai nếu ta có chết đi thì bà sẽ làm gì?
- Nếu ông mất đi thì tôi cũng chỉ đưa ông đến huyệt mộ là cùng. Người vợ thứ 4 trả lời thế.
Sau đó ông hỏi bà thứ 3 cũng giống như ông đã hỏi bà thứ 4. 
- Bà thứ 3 trả lời rằng : Nếu ông có chết đi, tôi cũng chỉ để tang một thời gian, sau khi đã xã tang, tôi lại xin tái giá. 
Khi ông Trưởng Giả nghe như vậy cũng cảm thấy buồn nhưng biết nói sao hơn. Vì bây giờ ông không còn sức lực như xưa nữa. 
Bà thứ hai cũng trả lời rằng : Nếu ông có chết thì tôi cũng chỉ lo cơm nước hoa quả đẹp đẽ để cúng ông thôi, sau đó tôi phải lo phần trang điểm cho tôi chứ. 
Sau khi nghe ba bà vợ trả lời như thế, ông buồn lắm. Đoạn ông mới kêu bà thứ nhất lại bảo rằng : 
- Lâu nay tôi vốn không thương bà, vì bà xấu xí; nhưng nếu một mai đây tôi chết thì bà sẽ làm gì?
- Thiếp sẽ nguyện theo suốt trên cuộc hành trình của chàng. Bà vợ cả trả lời thế. Ông Trưởng Giả ngạc nhiên, xoe tròn đôi mắt ra và tắt thở. Câu chuyện chỉ có thế; nhưng ở đây mỗi bà vợ tượng trưng cho một đặc tính khác nhau. 
Bà thứ 4 tượng trưng cho bà con làng xóm, dầu thân thiết đến bao nhiêu đi chăng nữa, khi mình chết đi rồi; những người quen cũng chỉ đưa mình tới huyệt mộ rồi ra về. 
Bà thứ 3 tượng trưng cho tiền bạc, của cải, tài sản. Dầu giàu có cho đến đâu, cao sang đến bậc nào đi nữa, khi chết của cải, tài sản ấy cũng không thể mang theo được. 
Bà thứ 2 tượng trưng cho sắc đẹp. Dầu sắc nước hương trời, đẹp như Hằng Nga, Đắc Kỷ v.v... sắc đẹp này cũng không tồn tại mãi ở thế gian; khi chết đi lại cũng chẳng mang nó theo được. Điều này chứng tỏ cho sự vô thường của nhân thế là vậy.

Riêng bà vợ cả, bà vợ mà ông chồng chẳng thương yêu chút nào; nhưng khi ông Trưởng Giả chết, lại nguyện theo ông suốt đời, không rời nhau một bước. Đó là tâm thức, đó là nghiệp. Nghiệp, dầu mình không thương tưởng đến nó, ghét bỏ nó, không yêu nó, nó vẫn quanh quẩn bên mình. Do vậy, là người Phật Tử, phải biết thức tỉnh về vấn đề này; phải biết ý thức rằng : tất cả mọi vật gì trên thế gian này đều không có giá trị, ngay cả sắc đẹp, tài sản của cải và người thân, chỉ có tâm thức của mình là vấn đề quan trọng. Khi sống, cái gì cũng có; nhưng khi chết, không có gì cả ngoại trừ tâm thức theo nghiệp lực chiêu cảm của mình mà đi đầu thai. Khi sắp lâm chung mới suy nghĩ đến, quả là điều quá trễ. Vì vậy trong kinh nói rằng : "Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả". Nghĩa là những bậc giác ngộ khi gây ra nhân gì, đều biết kết quả sẽ như thế nào. Trong khi đó chúng sanh lại khác, cứ gây bất cứ nhân gì trong cuộc sống, dầu cho thiện hay ác vẫn không sợ, chờ khi sắp lâm chung mới sợ quả báo. Đó là chúng sanh vậy. Hoặc giả, nhiều khi biết rằng quả ấy sẽ không tốt; nhưng vẫn không sợ. Ví dụ : biết rằng kết quả của sự uống rượu là say sưa, điên đảo; nhưng khi uống có ai đâu sợ quả. Biết rằng hút thuốc sẽ hại cho sức khỏe; nhưng vẫn hút. Như vậy nếu so sánh ý chí của bậc giác ngộ và ý chí của kẻ phàm phu, có nhiều sai biệt lắm.

Làm tuần thất kể ngày mất và mở cửa mả thì kể ngày chôn. Ví dụ người chết sau 10 ngày mới chôn, đến 7 ngày đã phải làm thất thứ nhất rồi. Còn mở cửa mả, sau khi chôn, đến ngày thứ 3 là mở cửa mả, dầu cho người chết ấy đã để mấy ngày đi nữa cũng không tính vào. Mỗi thất như thế đều có mời Thầy, Sư Cô, Cha về tư gia cúng, đôi khi cũng có lên chùa/nhà thờ để cúng. 

Đầu tiên các vị chủ lễ khai kinh, dâng sớ và cúng vong. Trong những tuần thất ấy tại tư gia thường hay tụng các bộ kinh Địa Tạng, Thủy Sám, Lương Hoàng Sám v.v... đó là bên Phật, còn bên Chúa Giáo thì tùy do Cha xứ. Thời gian nầy, trong 49 ngày thân nhân thường hay mua chim, cá đem đến chùa để phóng sanh, cầu nguyện cho thế giới được hòa bình, gia tộc bình yên, sống lâu, tuổi thọ. Những người thân trong gia đình cũng thường hay hùn tiền lại để in kinh sách ấn tống, tặng, biếu cho những người khác, nhằm cầu nguyện cho hương linh sớm về cảnh giới an lạc hơn. Sự hùn phước và cầu nguyện trong giai đoạn 49 ngày này, có nghĩa là hỗ trợ cho tâm thức của người mất sáng suốt hơn, mạnh dạn hơn để dấn thân trên con đường giải thoát. Việc làm này tuy vô hình, như gió, không có hình tướng; nhưng có thể làm giao động cây cối được. Những việc phước đức cũng giống như thế, cứ tích lũy dần dần, sẽ có ngày tác động đến chư thiên, loài người, hay ngay cả cõi âm.

Sau tuần 49 ngày là tuần 100 ngày. Đúng theo tinh thần của Phật Giáo hoặc là Thiên Chúa Giáo thì chỉ cúng đến 49 ngày là đủ; nhưng ở đây người Việt Nam vị ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán của người Trung Quốc suốt cả hơn ngàn năm; nên việc cúng bái, tế lễ, tuần thất cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Vì người Trung Hoa quan niệm rằng : sau khi chết, linh hồn phải đi qua 10 cửa ngục để được phán xét tội ác lúc còn sống trên thế gian nầy. Do vậy mà 7 tuần đầu sau khi chết đi qua 7 cửa ngục, tuần 100 ngày qua cửa thứ 8, tuần Tiểu tường giáp 1 năm linh hồn qua cửa thứ 9 và tuần Đại tường giáp 2 năm sau khi chết, qua cửa thứ 10. Sau khi đi qua 10 cửa ngục ấy, linh hồn mới đi đầu thai. Do lẽ ấy, đã trở thành thói quen lâu đời; nên người Việt Nam, ngay cả là một Phật Tử thuần thành, vẫn hay cúng bái cho người chết theo tục lệ cũ. 

Khi cúng 49 ngày, 100 ngày, hay giáp năm, hai năm v.v... thân nhân của người chết hay cúng dường trai tăng, dâng tứ vật dụng lên chư Tăng, nhờ phước đức của chư Tăng mà hương linh được hưởng nhờ. Nguyên nhân của câu chuyện cúng dường trai tăng là qua hình ảnh của Ngài Mục Kiền Liên, lúc Phật còn tại thế, muốn cứu mẹ ra khỏi địa ngục và Đức Phật đã dạy cho Ngài cách báo hiếu, bằng cách dâng tứ vật dụng lên chư Tăng. Đây là câu chuyện. (Tứ vật dụng dâng lên chư Tăng Ni gồm có 4 loại như sau : thức ăn, y áo, thuốc men và chỗ ở. Ngày lễ trai tăng, thân nhân người quá cố nấu thức ăn tại nhà hay ở chùa gồm nhiều món và trịnh trọng dâng lên chư Tăng, Ni. Bên Thiên Chúa Giáo thì có cách dâng cách cha xứ và linh mục hoặc mục sư tùy theo ý của con chiên. Trước đó có một lễ tác bạch đại ý như thế.)


49 ngày và 100 ngày

Còn nói về 49 ngày tức là 7 cái thất. Mỗi cái thất là mỗi lần phán xét. Theo ngày xưa thì ông bà VN mình thì nói đàn ông có 3 hồn 7 vía, đàn bà thì ba hồn 9 viá nhưng người Trung Hoa thì đàn ông hay đàn bà cũng đều có 7 viá hêt. Bỡi vậy chỉ có 7 thất thôi. 

Con người chết đi thì phải đi qua 7 lần phán xét, mỗi 7 ngày thì sẽ mất đi 1 viá. Thành ra 7 tuần sẽ mất 7 viá. Người chết phải qua 7 cái phán xét đầu của cửa điện Diêm La. Nếu không qua được 7 cửa điện đầu tức là mình còn phải chịu đi nhiều sự hành hạ của Âm Tào Địa Phủ. Cũng đừng rườm khi làm thất và cần nhất là làm đúng ngày đừng theo quý tu sĩ ở hải ngoại cứ kéo ngày Chủ Nhật để làm chung .. nhưng phải hiểu là đúng ngày phán quan mới xữ và mỗi cây cầu chỉ mở cho người mất được đi qua.  Một khi ngày đó đã qua thì người mất phải chờ cho thất kế mà mình cứ làm sai ngày thì dù có làm thất đầy đủ ở thế gian thì người mất cũng không đi qua được 7 cầu được.  (cứ suy nghỉ đi, ở đời mình bị đoạ, chờ ngày trial .. nếu ngày đó không ai ra biện hộ cho mình thì coi như xong chứ đâu ai cho ngày rồi nói là kéo ngày Chủ Nhật tui vô biện hộ, thành ra phải dụng đầu óc trí tuệ mà suy nghỉ khi làm thất.  Còn không thì không cần làm... để theo nghiệp duyên mà hương linh thọ lãnh vậy!)  Do đó, 100 ngày là sự khuyến mãi (promotion). Nếu qua không được nữa thì coi như là tiêu tán đường. Vã lại từ lúc chết cho tới 49 ngày, âm hồn vẫn còn phản phất chưa có đi và còn trong sự phán xét thì con cháu phải biết làm gì để tiếp sức cho hương linh được phần nào siêu vãng cũng như ở đời mình ra toà thì người nhà phải tìm cách để tìm ra manh mối hay chạy vay cho mình thoát nạn tù tội. Đó là tại sao 49 con cháu làm công đức cho hương linh được hiệu quả. 

Trong 49 ngày ăn thua con cháu + phước đức của hương linh thì tùy theo nặng nhẹ mà được giãm án. Còn nếu qua 49 và 100 ngày mà con cháu làm gì đó không kéo được cho hương linh lên thì chuyện sẽ phải lâu hơn cho tới lúc nào con cháu suy nghỉ mà hướng thiện cho mình thì mình mới siêu được cái nghiệp cũng như mình ra toà ở thế gian, cứ kéo dài và rồi ngâm dấm hoặc bỏ tù rồi cứ vài năm kéo ra xử tiếp ….v.v… cho tới khi nào phán quyết là chung thân hay tử hình. Với hương linh thì sự phán xét không có tử hình (tại chết rồi) mà chỉ có chung thân, đầu thai lại hoặc được thăng tiến về cõi nào trên Thiên. 

Nhìn đời này để biết kiếp trước, làm thiện kiếp này để kiếp sau mình hưỡng (đừng tưởng mình làm thiện kiếp này thì mình không phải đọa vào Địa Ngục, một lổi lầm mình làm vẫn phải trả cho tới khi mình được hoàn dương ở kiếp lai thì mình sẽ được hưỡng cái thiện báu mình đã làm ở kiếp này). Thành ra đạo đời song đôi. Nhìn đạo đế biết đời, đưa đời đi vào đạo. Đừng mang đạo ra nói mà không hoà nhập sự sống ở đời, cũng đừng mang đời ra nói về đạo trong khi không hiểu đạo. Cả hai phải song đôi với nhau. Cũng như âm dương, trong âm có dương và trong dương có âm là vậy. 

Cúng thất, 100 ngày hay giổ cũng đừng phải chờ tới thứ 7 hay Chủ Nhật hoặc lể lộc mới làm.  Ngày mình sinh, cha mẹ có chớ tới thứ 7 không và khi âm tào kêu thì liệu mình có kéo tới canh ba, canh năm của Chủ Nhật không?  Nếu như trùng được thì càng tốt những bằng chẳng được thì chỉ cần một người có lòng thành làm chút gì cho người đã mất, xin đừng kéo tới Sat or Sun.  Lòng thành là do mình, đừng cho là tại vầy, bị, v.v... Có nhiều người chạy đầu này, lo đầu kia.  Không tự cầu nguyện mà cứ nhờ Cha này, Sư kia làm lể nào là ở VN, Mã Lai, xong chạy qua bên Tàu, trở về Mỹ.  Giớ giấc phân chia cách biệt nhau chỉ cách từ 6 tới 12 tiếng đồng hồ liệu mình còn sống chạy show nổi không, huống chi giờ âm và dương cách nhau thế nào???  Làm nhiều nơi vậy, thể xác chạy shows nghe kinh cũng mệt nghỉ và liệu có nghe nổi hay không hay chạy show mệt lắc lư con tàu đi, khi nghe niệm Phật A Di Đà mà toàn là lùng bùng lổ tai... tối tăm mặt mày khi ánh sáng mở mà không thể theo? Tại sao phần hỷ xã thì mình không làm hay nhắc tới mà chỉ muốn phô trượng cho cái tang lể mà thôi? Nên nhớ vô thường đến thì chẳng bao giờ ai nghỉ tới, mang cái lo, cái phiền vào mình cho tang lể som tựu, vậy có ai nghỉ rằng sẽ tội cho người chết không? Vì càng rườm là người chết phải vay thêm nợ mà người sống chi lo sợ mất mặt với người đời thế gian, vậy thì xin đừng dùng chử, "chết là hết!"  Coi lại kinh sách chánh tông lời Phật dạy mà hành và nếu nói những điều trên là tốt cho người mất, vậy những người không có thân nhân, chắc là đoạ lạc hết rồi chăng?









2 comments:

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  2. Thầy ơi, con có đywas bạn thân mất vì bị tai nạn giao thông, nó rất là tội, ra đi bỏ đứa con bơ vơ,con không ăn chay, cũng không biết niệm phật như thế nào cả, chuẩn bị gần tới 100 ngày của nó, con nên làm gì để giúp nó mau siêu thoát đây ạ.. Rất cần sự chia sẻ của thầy.con cảm ơn thầy

    ReplyDelete