Saturday, January 11, 2014

Tết có cúng người mới chết?


Trăm năm một giấc mộng tàn
Hương hồn ấm lạnh đến ngàn năm sau?
Thế là một kiếp bể dâu
Nào ai đoán biết ra sao vô thường?
Hôm qua còn ghét, còn thương
Nay (hồn) tan, phách lạc, canh tàn thiên thu

Thế là cũng xong một cái đám tang.  Thấy thì buồn nhưng rồi cũng xong một kiếp người.  Dù muốn, dù không thì cũng một lần phải chết.  

Trong lúc làm lể trong nhà quàn trước khi di quan cũng không thấy ông thầy cho cúng cơm, chỉ kêu "dâng trà" hai lần thôi.  Cách làm của ông Thầy thấy sao sao .... cho uống chẳng cho ăn.  Chắc ông thầy này nghỉ là trời đang mưa và lạnh nên cần uống trà cho ấm trước khi nằm uống lòng đất lạnh chăng? hihihi...

Hôm nay trời mưa tầm tả, mà sao ở nghĩa trang lại không che lều cho nơi để quan tài.  Trong khi bên đám kia cách 1/2 tiếng làm lể do thầy Trí Tuệ chủ lể có lều cho quan tài và lều cho quan khách, và trãi thãm nữa.   Đằng này bên tang lể này thấy cái gì cũng lạ. Ông thầy làm xong dong liền mất tiêu.

Người ta nói kiêng kỵ nước trong mộ mà cái kim tỉnh nước ôi thôi .... Đã vậy thấy ông thầy chẳng tụng thời kinh ngoài mộ trước khi hạ huyệt mà chỉ đọc cái gì rồi niệm Phật.  Cũng chẳng cho con cháu tế lể trước khi hạ quan tài.  Thường thì trước khi chôn thì gia đình phải cúng điạ thần đất đai để xin phép nhập mộ hoặc nếu không cúng trước thì ngay trước khi hạ huyệt, ông Thầy phải cúng tế thế, đằng này, thấy sao sao ah .... Bỡi vậy lúc ông Thầy vừa để chén cơm có hột gà vô giữa dàng bông trên nấp hòm thì cái hình của hương linh ngã xuống cái ầm, xong tiếp tới cái cây đèn cầy ngã văng xuống đất nơi chân ông thầy đứng, trong khi bà con đứng trước và sau chổ để hình và lư hương thì cũng cãn gió. Đâu có gió gì đâu, mà có cũng không thể nào đánh ngã khi mọi người đứng chung quanh.  Thấy hơi lạ!  Nhưng thôi chuyện gì tới thì có tránh cũng tới, chuyện gì muốn tới có muốn cũng không tới. 

Từng giọt mưa rơi ai khóc thương
Ta buồn ta gởi gió sương tặng người
Đất lạnh, âm ty lời văng vẳng
Lập loè hương khói điếu tiêu tương
Mịt mù gió lốc dốc tha hương
Gian nan thôi hết đoạn trường từ đây.

Bây giờ nói về bàn thờ người mới chết.  "Có nên an vị người mới mất chung với bàn thờ gia tiên?"  Những người mới mất chưa được thờ chung với Gia tiên mà được lập một bàn thờ vong riêng tại gian thờ bên cạnh gian thờ gia tiên hoặc gian nhà ngang. Bàn thờ được bài trí tương đối sơ sài gồm một lư nhang, bài vị hoặc ảnh, bình bông, ba chung nước, ngọn đèn dầu hoặc đèn điện bong nhỏ. Hằng ngày (tính từ ngày an táng xong), trước khi gia đình ăn cơm, người nhà đều thắp hương dọn măm cơm (thường có 3 món mời người mới mất thụ hưởng. 

Người Việt Nam tin rằng lúc này linh hồn người chết còn quyến 
luyến người thân, "hồn vía còn nặng" chưa thể siêu thoát được, 
vẫn còn luẩn quẩn xung quanh nhà. Những người sống, về tâm lý không muốn tin vào sự thật là họ vừa mới mất đi một người thân, làm vậy để dịu nỗi buồn. Có nơi chỉ cúng đến 49 ngày có nơi cúng -33- đến 100 ngày, xua cúng đến xả tang. Sau đó, dẹp bàn thờ người mới mất, rước lư nhang lên bàn thờ Gia tiên. 

Trong lễ cúng cơm hằng ngày, gia trưởng, vợ hoặc con cháu từ 12 tuổi trở lên phụ trách. Người đứng cúng đốt nhang van vái rồi xá 3 xá và cắm nhang vào lư nhang. Mỗi gia đình trong dòng họ có thể lập bàn để thờ riêng trong nhà; có khi con cháu chưa lập gia đình 
nhưng có tư gia cũng có quyền lập bàn thờ riêng.

Trên bàn thờ Gia tiên, Cửu huyền thất tổ thờ ở chính giữa. Khi nào ông bà nội ngoại hay cha mẹ qua đời sau lễ xả tang bỏ bàn thờ vong và thỉnh lư hương hình lên bàn thờ gia tiên.  Nhỏ tui đặt bàn thờ nội nếu đứng xoay ra thì bên trái và ngoại bên phải, còn theo nhìn vô để thắp nhang thì là nội bên mặt và ngoại bên trái.  Theo quan  điểm Nhỏ tui thì nội thuộc về quốc nội là bên trong, bên trong thì phải. Vì lý lẻ lúc nào con gái cũng phải theo chồng, sanh con đẻ cái cũng lấy họ chồng; ngoại là quốc ngoại - lo bên ngoài thì là tay trái.  Nhưng chỉ là theo ý của mỗi người không bắt buộc.  Ai đã có bàn thờ rồi thì cứ việc an vị lên.  Trường hợp gia đình không có bàn thờ gia tiên thì sẽ vẫn giữ bàn thờ vong lại như cũ, và vái mời tổ  tiên lên bàn thờ gia tiên.   Như thằng nhỏ của Nhỏ tui sau 49 ngày thì mới an vị lên trên bàn thờ. Còn bà nội thì gần 100 tuổi thì được an vị trước ngoài trừ theo tục lể nếu là cha mẹ chưa quá 90 tuổi thì phải thờ riêng trước rồi sau 49 ngày mới an vị lên bàn thờ tổ tiên.

Cúng lễ người chết nói chung có thể cúng mặn hay chay. Thuở xưa khi cúng thường có các đồ lễ như: 

Trầu, cau, rượu, thuốc lá, giấy tiền vàng bạc, đèn, dĩa muối gạo. Có thêm 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 
chung nước để tượng trưng cho Tam tài:
Thiên: Có Nhật - Nguyệt - Tinh tú.
Địa: Có Thủy - Hỏa - Phong.
Nhân: Có Tinh - Khí - Thần.

Xưa cúng lễ phải có 9 ngọn đèn, 2 ngọn lớn đặt trước tượng trưng cho Nhật - Nguyệt, 7 ngọn để ở hàng sau tượng trưng cho Thất tinh là chòm sao bắc Đẩu, cội rễ của loài người. Trong các lần cúng có sớ để tâu trình.  Nay bàn thờ chỉ còn trưng bày cặp đèn lớn mà thôi cắm trên cặp chưn đèn bằng gỗ hoặc bằng đồng.  Đó là nói những gia đình có bàn thờ Gia Tiên lớn có thể sắm chưng lư, còn nếu bàn thờ nhỏ thì chỉ cần lư hương và cặp chưn đèn vừa phải thôi.  

Cúng lễ gồm có 1 mâm cơm và 1 dĩa trái cây, nhang và bông.

Có người hỏi, "người mới vưà mất có cúng trong ngày Tết?"  

Ngày Tết có thể coi như ngày giỗ hội cho tất cả mọi người trong dòng họ nội ngoại đã khuất mặt. Bởi vậy, tục lệ đối với những người mới chết, trong mấy ngày Tết được coi trọng.  Từ 23 tháng chạp lần lừa đến sáng 30 (hay 29) nhà nhà mua sắm, quét dọn, chưng diện bàn thờ, đồ thờ và mọi ngõ ngách, vật dụng cho thật sạch sẽ, tươi sáng để chuẩn bị đón tiếp người khuất mặt.

Chiều tối 30 (hay 29), nấu nướng xong xuôi, vợ chồng con cháu tựu họp đủ mặt là bắt đầu dọn đồ cúng để làm lễ rước ông bà và cúng người mới chết. Bao nhiêu món ngon vật lạ bày ra: bàn thờ chính giữa một mâm (để cúng cửu huyền thất tổ), hai mâm cho hai bàn thờ nhỏ bên phải, bên trái (để cúng bà con bên nội bên ngoại), trên bàn nước kế bàn thờ lớn một mâm (để cúng đất đai); ngoài ra, trên bộ ván hay chõng tre bên trái hoặc bên phải bàn nước cũng có bày thêm một mâm nữa (để cúng các vong linh, vai ngang hay vai nhỏ hoặc bà con dòng họ  mà không có thờ trên hai bàn thờ nhỏ), vị chi là năm mâm. Nhà cửa chật hẹp thì làm ba mâm: 1 mâm cúng người mới chết, 1 ông bà, và 1 đất đai. 

Nói là mâm chứ thường trên bàn thờ, các món ăn được bày lan tràn theo chỗ trống. Mâm người mới chết gồm 4 món chuẩn, có một lư nhang, cặp đèn, ba chung nước, ba chung rượu, ba đôi đũa. Sau gia chủ, đến vợ và con cháu, lần lượt kỉnh bái ra mắt tổ tiên lần lượt đến với nơi thờ người mới chết. Đợi nhang tàn, gia chủ đại diện gia đình bái tất. Tắt đèn, dọn thức ăn, cả gia đình quây quần ăn uống mâm cúng người mới mất.  Nhưng nói chung là mình ăn gì thì cúng cũng được không cần phải cầu kỳ thái quá.  Nhưng người vừa mới mất thì nên cúng chay cho tinh khiết.  Ngày nay đồ chay rất phong phú không thua gì đồ mặn, chỉ là mình có biết cách biến chế để làm hay không?  Nếu không biết cách làm thì chạy u ra chợ mua vì tiệm chay giờ rất là nhiều.  Nói tới chay, Nhỏ tui phải đi làm chả lụa chay đây.


No comments:

Post a Comment