Người hay théc méc, tìm tòi nên hôm nay
chia sẽ với đề tài "Lạy Kinh Pháp Hoa". Lạy kinh Pháp Hoa hay bất lỳ lạy kinh
gì cũng được chứ không nhất thiết là phải lạy Kinh Pháp Hoa. Vì Kinh Pháp Hoa
mà kinh đại thưà bật nhất mà cũng là phương tiện cứu cánh con người giác ngộ và
đạt kết quả cao nhất.
Nhưng nếu chỉ đọc phần huớng dẫn trên mạng
thì sẽ không mấy hiểu cho lắm.... Bài hướng dẫn như vầy:
"Bản hướng dẫn phương
pháp Lạy Kinh Pháp Hoa được soạn theo lời dạy của Thầy Huyền Diệu Trụ trì chùa
Việt Nam Phật Quốc Tự Lâm Tỳ Ni và Bồ Để Đạo Tràng nhân chuyến hành hương chiếm
bái Phật các thánh tích hồi đầu tháng 10/2008 vừa qua.
Trước khi bắt đầu lạy
kinh Pháp Hoa, hành giã nên đế
m trước 108 chữ trong Kinh Pháp Hoa rồi làm dấu để dễ lạy đủ 108 chữ (tuy nhiên nếu lạy không nổi thì có thể lạy ít hơn)
m trước 108 chữ trong Kinh Pháp Hoa rồi làm dấu để dễ lạy đủ 108 chữ (tuy nhiên nếu lạy không nổi thì có thể lạy ít hơn)
Mỗi
lần lạy thì niệm:
Chí tâm đảnh lễ,
Nam mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa
Kinh.
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát … (1 chữ trong kinh Pháp
Hoa) rồi lạy xuống.
Như
vậy khi thực hành theo bản hướng dẫn, quý vị cần phải có một quyển kinh Pháp
Hoa. Nếu không có thì có thể tạm tìm trong Internet để dùng trong khi chờ đợi
tìm thỉnh được Kinh Pháp Hoa.
Cũng cần nhắc lại ở đây là sự mầu nhiệm của phương pháp trì tụng
Kinh Pháp Hoa cũng như các pháp môn Tịnh Độ khác, hành giã phải có Tín, Nguyện, Hành, như Hoà Thượng Tuyên Hoá đã
dạy, tức là ba món tư lương của người tu tập.
Điều quan
trọng trước tiên là phải Tín. Nếu bạn không có tín tâm, thế là bạn không
có duyên với Phật A Di Đà ở thế giới Cực lạc rồi. Nếu bạn có tín tâm là có duyên
với Ngài. Cho nên niềm tin là điều hết sức quan trọng của bất cứ hành giả tu tập
bất cứ pháp môn nào của Phật pháp. Lại phải tin nhân quả, phải tin chính bạn trong quá khứ đã có căn lành, nay
mới gặp pháp môn này.
Nguyện chính là ý nguyện của bạn.
Một ý nguyện mạnh mẻ hướng tâm về sự nhiệm mầu của Phật Pháp, chính là tứ hoằng
thệ nguyện:
Chúng sanh vô biên thệ
nguyện độ
Phiền não vô tận thệ
nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ
nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ
nguyện thành.
Chư Phật trong quá khứ và các bậc
Bồ tát, đều dựa vào tứ hoằng thệ nguyện này mà chứng quả vị vô thượng chánh đẳng
chánh giác. Muốn thành tựu được “Nguyện”
này, tiếp theo cần phải có “Hành”; tức
là chí tâm đi theo một con đường tu học mà ở đây là thọ trì Kinh Pháp Hoa, còn
gọi là Diệu pháp liên hoa kinh, là giáo pháp về sự chuyển hoá
của Phật tính và khả
năng giải thoát. Kinh này được kết tập những lời Phật dạy trong khoảng năm
200.
"
Nhìn thấy sao? dể và có hiểu không?
Không dể đâu! Theo chỉ dẫn trên mạng không có thí dụ cách lạy mà chỉ kêu mỗi
lần lạy thì niệm: Chí tâm đảnh
lễ, Nam mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa
Kinh. Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát … (1 chữ trong kinh Pháp Hoa) rồi lạy xuống. Một chữ trong kinh là
sao? Thành ra chúng ta phải hiểu ra mới nghiệm được cách lạy Kinh Pháp Hoa.
Và theo sự thắc mắc và được giải thích cho thông của Hoà Thượng Thái Siêu thì không
phải chỉ đơn thuần lạy vậy mà là ăn thua mình muốn lạy Kinh Pháp Hoa theo danh
hiệu Phật nào cũng được và phải ứng dụng theo từng chữ một trong bài kinh Pháp
Hoa . Thí dụ
trong kinh Pháp Hoa, " Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Tựa' Thứ Nhất"
Chúng ta thấy "Kinh Diệu Pháp Liên Hoa,
Phẫm Tựa Thứ Nhất" là có 9 chữ thì mình phải lạy theo từng chữ một của trong
bài kinh. Đó là:
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Kinh A Di Đà Phật. (nếu muốn lạy
danh hiệu Phật A Di Đà, còn không thì niệm danh hiệu Quán Thế Âm, Bổn Sư Thích
Ca, Phổ Hiền Bồ Tát, v.v...và cũng không cần đọc Chí Tâm Đảnh Lể, chỉ lúc đầu
cũng được thôi); một lạy.
Kế đến Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Diệu A Di Đà Phật; một lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Pháp A Di Đà Phật; một lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Liên
A Di Đà Phật; một lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Hoa A Di Đà Phật; mộ lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Phẫm Phật; một lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Tựa A Di Đà Phật; một lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Thứ A Di Đà Phật; một lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Nhất A Di Đà Phật. một lạy
và câu kế trong
kinh là "Tôi nghe như thế
này:" thì có 5 chữ và chúng ta cứ:
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Tôi A Di Đà Phật; một
lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Nghe A Di Đà Phật; một lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Như A Di Đà Phật; mộ lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Này Phật; một lạy
và cứ hành trì tiếp cho tới 108 lạy hay ít tùy theo bản thân mình
trì lạy.
Chữ trong kinh niệm sau hay trước cũng được. Nếu đọc sau thì mình cho ngược lại là:
Chữ trong kinh niệm sau hay trước cũng được. Nếu đọc sau thì mình cho ngược lại là:
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô A Di Đà Phật, Tôi ; một lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô A Di Đà Phật, Nghe ; một lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô A Di Đà Phật, Như ; mộ lạy
Chí Tâm Đảnh Lể, Nam mô Phật, Này; một lạy
Thành ra một quyển kinh Diệu Pháp Liên Hoa
chúng ta thường có thể tụng trong vòng 2, 3 tuần là hết quyển 28 phẫm, còn nói
lạy kinh Pháp Hoa thì hơn cả 5 năm chưa hết quyển kinh . Đó là cách
thức lạy Kinh Pháp Hoa cho quý vị tham khảo vì trên mạng chỉ đơn thuần nói mà
không có thí dụ dẫn dắt sẽ có nhiều Phật Tử muốn trì lạy kinh Pháp Hoa sẽ tưởng
oh, lạy 108 câu "Chí Tâm Đảnh Lể: Nam Mô Đại Thưà Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Nam
Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát" dể quá. Nhưng nếu mình có lòng lạy "Chí Tâm Đảnh
Lể: Nam Mô Đại Thưà Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ
Tát" 108 lạy thì Phật sẽ không chấp nhất nhưng lạy Kinh Pháp Hoa hay bất kỳ kinh
nào cũng được nếu mình hạp theo kinh đó. Có thể dùng Phổ Môn, A Di Đà, Địa Tạng. Nên nhớ kinh Diệu Pháp Liên hoa có 7 quyễn, 28 phẫm vô 1 quyển lớn; còn Điạ Tạng thì tới 6 quyển
gom lại thành 3 quyển [lạy hõng biết bao giờ xong.... ], Lương Hoàng Sám thì nhiều lắm..., v.v... ai nếu có thành tâm chí thành sở tựu sẽ được thì chánh quả sẽ không xa, không xa
....
Đó là cách thức lạy Kinh Pháp Hoa hay bất
kỳ kinh gì. Đó là phần bổ phụ túc nếu quý vị muốn tham khảo cách lạy
kinh.
Nam mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật.
Cảm ơn đạo hữu Thanh Dương nhiều.
ReplyDelete