Ngắm nhìn Mặt Trời qua “ống kính vạn hoa” của NASA
Theo DailyMail, các hình ảnh này có thể đã được thực hiện bởi kính thiên văn theo dõi năng lượng Mặt Trời Solar Dynamics Observatory (SDO) của NASA, bằng cách sử dụng hàng loạt các bước sóng mà kính thiên văn có thể ghi nhận được.
SDO có thể chuyển đổi các bước sóng đó thành hình ảnh mà con người có thể nhìn thấy được, và ánh sáng dưới ghi nhận của kính thiên văn đó là một cầu vồng nhiều màu sắc. Nếu chụp ảnh của mặt trời với một máy ảnh thông thường chúng ta sẽ luôn nhận được một hình ảnh quen thuộc với một Mặt Trời màu vàng, có lẽ thêm một chút màu đỏ khi gần đường chân trời.
Tuy nhiên, thực tế là Mặt Trời phát ra ánh sáng với nhiều màu sắc khác nhau, màu vàng là một trong số đó và sở dĩ mắt chúng ta chỉ nhìn thấy được màu vàng của Mặt Trời đó là vì bước sóng của từ Mặt Trời nằm trong giới hạn nhìn thấy bằng mắt thường của chúng ta, tất nhiên là thông qua máy ảnh, vì không bao giờ được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ở cường độ chiếu sáng mạnh.
Khi tất cả các màu sắc có thể nhìn thấy "hòa trộn" với nhau, các nhà khoa học gọi đây là "ánh sáng trắng". Chúng ta thấy quang phổ của ánh sáng đơn giản chỉ vì ánh nắng Mặt Trời được tạo thành từ khí nóng, và nhiệt nung đốt lên tới vài nghìn độ C trên bề mặt của ngôi sao này đã tạo ra ánh sáng, cũng giống như ánh sáng từ một bóng đèn dây đốt.
No comments:
Post a Comment