Không hiểu nỗi, tại sao chánh quyền Pháp không mang những mảnh xương này đi đốt và rãi đi để cho linh hồn của họ được siêu mà cứ bỏ những mãnh xương ngổn ngang như vầy dưới hầm mộ như là tù cấm vong linh họ. Tội quá .... Một cường quốc mà để như vầy thì ô nhiễm càng nặng nề. Mong rằng tất cả sẽ được an nghĩ.
*****
Dưới lòng đất của kinh đô ánh sáng Paris là một vương quốc bóng tối với mạng lưới đường hầm dài 320km, chứa 6 triệu bộ xương người chết.Dưới lòng đất Paris có một mê cung khổng lồ và ghê rợn làm từ xương người, có tuổi đời trên 2 thế kỷ. Tại đây, các loại xương ống được xếp thành những bức tường nối tiếp nhau và cứ nửa mét lại có một lớp được xếp hoàn toàn bằng xương sọ.
Phía sau những bức tường cao bằng đầu người được sắp xếp ngăn nắp là hàng nghìn, hàng vạn bộ xương nằm ngổn ngang…
Hệ thống đường hầm này được tạo thành từ các hoạt động khai thác đá vôi để xây dựng Paris từ nhiều thế kỷ trước. Công việc mở rộng sửa chữa và tu bổ mạng lưới đã được thực hiện trong suốt chiều dài lịch sử. Các đường hầm này có tổng chiều dài khoảng 320km.
Tuy vậy, phải đến thế kỷ 18, các đường hầm mới trở thành nơi chứa xương người chết, như một giải pháp cho các nghĩa trang đã quá tải của thành phố.
Thời điểm đó, nạn đói và dịch bệnh đã làm những nghĩa địa trên khắp Paris không có chỗ chứa. Ý kiến đưa thi thể người chết tới các mỏ đá ngầm được đưa ra và nhanh chóng được phê duyệt.
Từ đầu những năm 1780, nhiều chuyến xe đã âm thầm chở hài cốt xuống hệ thống đường hầm. Theo ước tính, đây là nơi yên nghỉ của khoảng 6 triệu người chết.
Trong lịch sử tồn tại của mình, hầm mộ Paris không chỉ là nơi lưu giữ hài cốt. Nó đã bị biến thành nơi trú ẩn của bọn đạo tặc, buôn lậu và thầy tu.
Trong Chiến tranh thế giới II, quân đội kháng chiến ở Paris đã sử dụng những đường hầm này để náu mình trong những cuộc chiến dai dẳng với phát-xít trong thành phố.
Khi quân Đức chiếm đóng thủ đô Paris, chúng cũng tận dụng "đế chế của người chết" để làm hầm tránh bom.
Tại một địa điểm trong hầm mộ, một tù binh trong cuộc chiến với người Anh đã khắc hình ảnh cảng biển Mahón (Tây Ban Nha) lên phiến đá, nơi anh phải lao động khổ sai sau chiến tranh. Tác phẩm vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
Hiện tại, lối vào chính thức của hầm mộ này nằm tại lâu đài Denfert-Rochereau ở quận 14 của Paris. Đây là lối vào hợp pháp duy nhất dành cho du khách đến với “đế chế người chết” này và được coi là địa điểm không thể bỏ qua khi đến thăm thành phố.
Dù vậy, những gì du khách được chứng kiến chỉ là một phần rất nhỏ trong mạng lưới khổng lồ của hầm mộ xương người.
Chính quyền Paris cấm hoàn toàn việc người dân xâm phạm khu hầm mộ khi không có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền.
Những người này coi hầm mộ là một “thiên đường”, nơi họ có thể tổ chức tiệc rượu hay thư giãn trong không khí tĩnh lặng tuyệt đối và nhuốm màu ghê rợn của “cõi âm ti”.
Ở Paris có hẳn một bộ phận công an mang tên "Cataflics" thường xuyên đi kiểm tra khu hầm mộ dưới lòng đất.
Họ đã từng dọn sạch một rạp chiếu phim dưới thế giới ngầm với đầy đủ ghế, màn hình chiếu phim và hệ thống âm thanh rất hiện đại.
Dù vậy, hình phạt khoảng 60 Euro cho kẻ xâm nhập dường như chưa đủ sức răn đe. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát cũng không có khả năng bao quát được diện tích quá lớn của hầm mộ.
Để ngăn chặn những kẻ đột nhập, giới chức đã cảnh báo về những nguy hiểm bên trong hầm mộ như tình trạng thiếu ô xi, xuất hiện khí độc, nguy cơ lạc đường và biến thành… một trong những bộ xương của hầm mộ.
Dù vậy, sức hút của hầm mộ Paris vẫn rất lớn, và sẽ còn rất nhiều người tìm cách khám phá khu nghĩa địa khổng lồ này bằng những cách thức bất hợp pháp.
ST
No comments:
Post a Comment