Monday, July 22, 2013

Vô minh là gì?



Vô minh là gì?  Vô là vô... minh là minh hihihi...*:)) laughing   Dể vậy mà cũng hỏi hihihi... nói chứ...

Vô minh là yếu tố đầu tiên trong nguyên lý duyên khởi với mười hai nhân duyên (samutpada) là những nguyên nhân làm con người vướng trong Luân hồi (samsara).   Vô minh cũng là một trong ba ô nhiễm gọi là "tam lậu",  một trong ba phiền não và cuối cùng của mười trói buộc.

Vô minh được xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của Khổ. Đó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật "như nó là" (như thị), cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra khổ. Vô minh sinh ái và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh. Theo quan điểm Đại thừa, vì vô minh mà từ tánh "Không" thoắt sinh ra hiện tượng, làm cho người còn mê lầm tưởng đó là sự thật và không thấy tự tính (Si).

Thí dụ: con người muốn tu hành xa lánh gia đình nhưng không biết đi đâu tu giữa cuộc đời này...đi trên con đường thênh thang tìm chổ am thiền náo nương để tu học cũng không có, thất vọng ê chề vì vậy mới có nhiều chùa chiềng mở rộng trên con đường, nhiều khi 1 khu có 3, 4 chùa *[-( not talking. Thế là vì muốn lợi dụng cho nên mới sinh ra nhiều. Vả lại, vô minh nó đã có từ vô thủy, không có bắt đầu và cũng không có kết thúc.  Nó là nhân nhưng nó lại cũng là quả *:-/ confused.


Vô minh được đức Phật xác định nghĩa ở đây là sự hiểu biết thông minh theo tâm ái dục, tưởng ái dục, nên sự hiểu biết ấy bị hạn cuộc trong không gian và thời gian. Đức Phật dạy: “Bị vô minh ngăn che” tức là bị sự hiểu biết ái dục, tưởng dục ngăn che làm cho mọi người không thấy, không hiểu rõ mọi sự việc như thật. Do không thấy, không hiểu biết mọi sự vật như thật nên sinh ra tham ái dính mắc, chấp chặt không dám buông bỏ. Vô minh là một sự hiểu biết trong góc độ ái dục, tưởng dục. Khi ta vượt ra ngoài ái dục, tưởng dục thì sự thấy và hiểu biết đó là “minh”. Minh là trí tuệ hiểu biết không bị ái dục, tưởng dục chi phối, nên thấy và hiểu biết mọi sự vật như thật, không bị dục ngăn che. Cho nên, khi nào tâm hết dục thì ta mới có “minh”. Tóm lại, vô minh gọi là sự hiểu biết của dục tri, tưởng tri; còn minh gọi là sự hiểu biết của Liễu tri, Thắng tri, Trực tri, Chánh tri.

Có 5 tầng vô minh:

Tầng 1: Ai mà còn tham đắm trước thế gian, ngũ dục, lục trần:
  1. Ngũ dục : sắc(sắc đẹp), tài (tiền của), danh(danh vọng), thùy (ham ngủ- cái này là nhỏ tui ah *:( sad), thực (ham ăn)
  2. Lục trần : sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần, pháp trần.
• Thấy sắc đẹp còn ham muốn thì còn trụ vào sắc.
• Nghe người ta mắng mà còn giận thì còn trụ vào thanh.
• Nghe mùi thơm mà còn thích thì còn trụ nơi hương.
• Thích ăn ngon thì còn trụ nơi vị
• Thích mặc đẹp thì còn trụ vào xúc.
• Tất cả những cái hằng ngày tiếp xúc ( mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi nghe mùi, lưỡi nếm vị, tay chân xúc chạm những cái êm ấm, hoặc là khó chịu) mà đem vào a lợi da thức, tối ngủ mình còn thấy mộng những điều đó thì còn trụ vào pháp.


Sáu trần còn có 6 thứ bụi nữa, sáu thứ trần khác nữa : sắc dục, mạo dục, dung dáng dục, oai nghi dục, âm thanh ngôn ngữ dục, nhơn tướng dục.


Đó là những thứ giả tạm của thế gian mà ta đem làm cứu cánh, cho nên mới bị vô minh che lấp.


Tầng 2: Tham, sân, si, phiền não, chướng trọng, và kiêu mạn:
Tại vì có si mê nên mới có tham, tại vì có si mê nơi mới có sân hận. Cái tham thì lấy vào mà cái sân thì đem ra.


Tầng 3: Vi ngũ uẩn sở phú:
Lúc nào ta cũng nên quán cái thân ngũ uẩn này là không. Vì cái thân ngũ uẩn này là giả tạm mà ta cho là thực vì thế ta cứ bám víu vào nó. Chính từ đó mà chúng ta vô minh không thấy được chánh pháp.


Lúc nào ta cũng quán cái thân này là bất tịnh thì lúc đó chúng ta mới an ổn được, thì tất cả các pháp khác chúng ta thực hành một cách chu đáo, đồng thời những pháp thế gian chúng ta rời bỏ một cách dễ dàng.


Tầng 4: Bất ngộ tự tánh:
Ai mà không ngộ được tự tánh của mình, dầu cho tham, sân, si, phiền não bỏ hết rồi, dầu cho ngũ uẩn không còn ngăn che nữa rồi, dù không có đam trước thế gian ngũ dục, lục trần rồi mà không ngộ được tự tánh cũng gọi là vô minh.

Nước thì không bao giờ có sóng, vì gió thổi nên mới có sóng, bản thân chúng ta cũng không có sóng vì gió thổi đến nên mới nổi sóng, có 8 ngọn gió độc thổi vào đó là : Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc làm cho sóng dậy trong ta. Tự tánh của ta rất thanh tịnh như mặt nước, nếu ta ngăn được những ngọn gió đó thì tâm ta thanh tịnh, hiển lộ tự tánh.


Tầng 5: Bất tri, bất giác, bất liễu đệ nhất nghĩa đế:
Tục đế là chuyện của thế gian, đệ nhất nghĩa đế là chuyện của thánh, thì khi rời hết tục rồi thì chỉ còn thánh, khi dứt vô minh chỉ còn chơn như khi đó gọi là đệ nhất nghĩa đế. Chúng ta còn sống trong vô minh thì không thấy được nghĩa đế chân thật.


Khi đã còn vô minh thì chúng ta vẫn ở trong vòng luẩn quẩn, luân hồi, và xa đọa. Bỡi thế Chư Phật ra đời mới vạch rõ cho chúng ta thấy rằng có mười phương pháp giới bao gồm sáu cõi phàm là: địa ngục, ma đói, súc sinh (ba đạo ác), cõi thần tiên, cõi người, cõi trời (ba đạo trung thiện). Và bốn ngôi cõi Thánh là:Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và chư Phật.

Bốn ngôi Thánh đã diệt hết vô minh, chứng được chân lý, cho nên các Ngài đã giải thoát hết sinh tử luân hồi mà lên cảnh giới bất sinh, bất diệt. Các Ngài cũng chỉ muốn cho chúng sinh đều được như thế, cho nên các Ngài mới thuyết ra kinh điển để cho chúng ta nhận thấy đâu là tội lỗi. Tội lỗi là từ vô minh. Vô minh - tức là không hiểu gì mới duyên ra hành nghiệp. Hành nghiệp hoặc thiện, hoặc ác.

Theo kinh Pháp Hoa, Phật có nói:" vô minh duyên ra hành, hành duyên ra thức, thức mới duyên ra danh sắc." Mà danh sắc là cái tên, tức là ngũ uẩn của chúng ta (theo kinh Bát Nhã chúng ta thường thấy câu, "Ngũ uẩn giai không" có nghĩa là cái sắc, thọ, tưởng, hành, và thức không ràng buộc). Vô minh cũng là không thấy thể tính thật sự, và thể tính đó là tính Không. Như thế vô minh có hai khía cạnh: một là nó che đậy thế giới đích thật, hai là nó xây dựng cái ảo ảnh, cái giả. Hai mặt này cứ luôn luôn dựa vào nhau và cũng kình nhau.  Đối với Kinh Lượng Thọ (phần sau của kinh Pháp Hoa) thì vô minh là cách nhìn thế giới sai lạc, cho thế giới là thường còn, mà thế giới có thật chất là vô thường làm cho con người tưởng lầm thế giới có một tự ngã.


Do vậy, vô minh là cái si ám đầu tiên, từ đó duyên ra hành nghiệp thiện- ác rồi mới phát khởi ra thức tâm. Cái thức tâm ấy theo nghiệp mà đi thụ sinh. Phật chỉ rõ vô minh là chủ động cuộc sanh tử nguyên nhân đưa con người vào đường sanh tử và cách giải thoát sanh tử rõ ràng, là mười hai nhân duyên: vô minh duyên hành... cho đến sanh duyên lão tử. Ngay nơi cuộc sống này, ta mà không biết cái nào là giả dối, không nhận ra cái nào là chân thật, là vô minh. Giả không biết, thật không hay, quả tang là kẻ mê lầm. Nhưng mà hầu hết ai cũng thích mê.

"Nhân sinh, nhân diệt dịch như dụ
Duyên sinh, duyên diệt hoàn tự tại."


Ðây là vòng tròn nối tiếp triền miên trong sanh tử. Muốn giải thoát sanh tử, tức là: vô minh diệt thì hành diệt... cho đến sanh diệt thì lão tử diệt (vô minh chết thì không còn hành cho tới khi không còn sanh thì sẽ không còn có cái chết.) - Bỡi thế cần tiêu diệt vô minh là vòng sanh tử rã rời.  Do đó, vô minh là đầu mối sanh tử.  Nếu vô minh còn thì tiếp nối sanh trưởng, mà đầu mối vô minh diệt thì theo đó hết sạch.


No comments:

Post a Comment