Saturday, July 6, 2013

Nghi thức chôn cất của người Tây Tạng





Hình như hứa gần 3, 4 năm rồi chưa thực hành về chuyên đề "nghi thức chôn cất của người Tây Tạng" *:-? thinking. Giờ sẳn nhiều người được vé đi chuyến du hành bất chợt, một đi không quay về và nhiều người hay hỏi phải chôn hay thiêu, để trong chùa hay là rãi đi, v.v.... Và hình như có viết trong năm nào đó nói về đề tài, "chết nên thiêu hay chôn", giờ thì nói về đề tài này, để thấy rằng thể xác chỉ là cái thể xác tạm bợ mà chúng ta phải hiểu rõ và chọn cho mình con đường đi chính đáng sau khi rã xác về cõi vô thường.

Dù là người ở phương nào: Đông, Tây, Nam hay Bắc hay người nước nào thì khi người thân của họ qua đời, họ luôn có những nghi thức lễ táng khác nhau dù đơn giản, sơ sài hay trịnh trọng, trang nghiêm... Những hình thức lễ táng thì rất đa dạng, nhưng theo Tibetan  tượng trưng có năm hình thức lễ táng chính đã được ghi nhận từ khi có con người đến nay, năm hình thức đó là: mai táng, hỏa táng, lâm táng (trời táng), thuỷ táng và huyền táng.  Vậy giờ mình tham khảo coi hình thức của họ như thế nào để quyết định cái thể xác bất nhị, vô thường của mình cho tương lai hén...!*:-? thinking

Ở một nơi rất cao thuộc cao nguyên Tây Tạng và trong bối cảnh là một vùng hoang dã ít được khám phá nhất trên hành tinh này. Người Tây Tạng coi thể xác mình như là vật dâng hiến. Người chết được gia đình và thân nhân làm một cái lể trà tỳ rất rùng rợn goi là lâm táng (trời táng) . Khi tất cả đã sẵn sàng những người đàn ông, họ lần lượt lắt cắt sâu, bóc tách các bộ phận cơ thể người đã chết (ghê chưa???.*^#(^ it wasn't me)   Đám kênh kênh đã bao quanh họ trong sự lộn xộn đen đặc. Thờ ơ với sự tồn tại của một con người còn sống, những con chim xâu xé bữa tiệc của chúng với sự nhiệt tình thúc đẩy bởi cơn đói cồn cào. Trong khi đó, người đàn ông, một rogyapa, người cắt rời các phần cơ thể bình tĩnh đặt sang bên lưỡi dao của mình và lấy một cái búa để phá nát (đập vỡ) chỗ xương còn lại của người đã mất (arg.... chết thêm mấy lần *:(( crying). Họ gọi nghi lể này là Jhator hay là bố thí (xác người) cho những con chim. Trong đó cơ thể của người quá cố được tháo dỡ ra từng phần để tạo điều kiện thuận lợi hơn, nhanh hơn và triệt để hơn cho loài kênh kênh thưởng thức (cái này không biết là kiếp trước ăn thịt kênh kênh nhiều quá giờ phải trả lại?). Với đôi mắt của người ngoài, nghi thức tang lễ kỳ lạ này dường như rất nhẫn tâm và có vẻ bệnh hoạn. Tuy nhiên,trong bối cảnh văn hóa tinh thần và địa lý của Tây Tạng, đây là cách hoàn hảo nhất để đưa một người sang bên kia thế giới, nghe ghê chưa? Vì với họ, thể xác không phải của mình, mình chỉ mượn xác để sống và khi rã xác rồi thì nên làm gì đó để nuôi sống những sinh mạng cần đang sống.

Người Tây Tạng sẽ làm được gì khi sống trên vùng đất toàn băng đá, đất đai là thứ xa xỉ? Và khi đất đáng giá như vàng, một người bình thường có chấp nhận để gia đình bỏ một đống tiền để giúp họ hỏa thiêu trong khi những con kênh kênh háu đói luôn lởn vởn và ám ảnh trên bầu trời, những con sói đi lang thang trên mặt đất... Kiểu mai táng cổ điển cho phép một thi thể phân hủy để nuôi béo những con vật sống trong lòng đất. Nguồn năng lượng của một người đã mất được chuyển hóa thành một nguồn sống cho các sinh vật khác. Đó chính là mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, nổi bật trong tư tưởng Phật giáo Tây Tạng, thứ cắt nghĩa đầy đủ cho một hành động dường như bệnh hoạn như một tín ngưỡng đáng tôn trọng và hợp lý.

Trước khi thời đại Tiền-Phật (2300 năm) giáo bị cai trị bởi các chiến binh, các pháp sư và vua chúa được xem là có nguồn gốc từ bầu trời, họ xuống Trái đất thông qua một chiếc thang huyền bí. Thuở đó, chôn cất trên trời không thịnh hành lắm trong những đời vua Tây Tạng đầu tiên nhưng sự thánh thiện của bầu trời và những con chim rất được coi trọng. Cho đến tận ngày nay, những con kênh kênh vẫn được tôn kính như là một linh vật thiêng liêng ở Tây Tạng. Đó là không phải là loài ăn xác thối ma quái mà là "thánh đại bàng" . Người ta kể rằng khi một người lính Trung Quốc bắn một con kênh kênh vào cuối những năm 90, người Tây Tạng địa phương đã dùng đá ném túi bụi vào tay súng này.

Tuy nhiên nhiều người vẫn nhận thấy việc chặt chém xác người làm thức ăn cho loài kênh kênh là mức độ nhẫn tâm nhất. Song thực tế tư tưởng này xuất phát từ quan điểm xem xác chết là sự hiển thị của người đã từng sống phổ biến ở các nền văn hóa. Đặc biệt với người Ai Cập cổ đại và nhiều tín đồ phái Kitô giáo đương đại, linh hồn người đã khuất được cho là một lúc nào đó sẽ quay trở lại cơ thể của nó. Điểm khác biệt ở đây là các Phật tử Tây Tạng tin rằng xác chết chẳng là gì ngoài một cái vỏ bỏ đi. Thậm chí ngay khi cơ thể vẫn có thể nằm trên giường bệnh, linh hồn người quá cố đã thoái ly và tìm một hóa thân mới *[-( not talking.

Phật giáo Tây Tạng cho đây là bánh xe luân hồi đó là điểm nổi bật. Đến với bất kỳ am Phật giáo nào ở xứ Tây Tạng, bạn sẽ thấy hình ảnh một con quái vật đáng sợ đang gặm một cái bánh lớn. Không còn là vật trang trí đơn thuần, bánh xe Bhavacakra minh họa sự phức tạp trong tôn giáo Tây Tạng thể hiện chu kỳ bất tận của cuộc sống, cái chết và tái sinh. Theo đó, chúng ta nằm trong vòng luân hồi bất tuận gồm 6 phân đoạn, 3 phân đoạn trên là con người, thần và á thần; 3 phân đoạn đáy là động vật, quỷ và địa ngục mà theo đạo Phật của chúng ta gọi là thân trung ấm và dựa theo Tử Thư của Tây Tạng để biết rằng con người chúng ta sau khi vừa mất sẽ được thoát sinh vđ đâu. Phật tử tin rằng con người không bị ràng buộc trong bánh xe đấy vĩnh viễn trừ khi giác ngộ đạo Phật để đạt tới cõi Niết bàn (bố thí ba la mật) *:-/ confused.

Cũng trong bánh xe luân hồi này, người ta thấy được sự tương tác qua lại của 3 yếu tố: Công đức, nghiệp chướng và cái chết. Nghiệp sẽ là yếu tố cốt lõi quyết định hình thức hóa thân kiếp sau của bạn. Làm điều thiện, tu tâm tích đức là con đường giúp người đó không phải hóa thân vào các kiếp thấp hơn như ma đói. Đó là lý do tồn tại một linh vật đáng sợ là Yama với cái nhìn soi thấu đến đáng sợ. Ông vừa đại diện cho sự vô thường, vừa đại diện cho sự nghiêm khắc. Cái chết ở Tây Tạng do vậy khác xa với quan điểm chết là hư vô, là vô tận hay đi vào một giấc ngủ yên bình, nó chỉ là một cánh cửa giữa những thế giới. Điều bình thường ở xứ sở Tây tạng.

Có hai hình thức chôn cất ngoài trời (jhator) ở Tây Tạng. Một là kiểu mai táng cơ bản được thực hiện ở những người du mục và những người tha hương, trong đó xác chết chỉ đơn giản là bị bỏ rơi không bị phanh ra. Người chết được bỏ lại cho các loài xác thối tự tìm đến. Hình thức mai táng thứ 2 phức tạp hơn và mang tính nghi thức hơn. Theo đó, sau khi chết, xác sẽ được giữ ở tư thế ngồi trong vòng 24 giờ trong khi một nhà Lạt ma(tương tự như thầy cúng), đọc thuộc lòng những lời cầu nguyện cần thiết. Kết thúc giai đoạn này, thi thể được để 2 ngày nữa mới chuyển sang bước tiếp theo. ở bước này các thành viên trong gia đình sẽ thực hiện thờ cúng và cầu nguyện cho người chết *:(( crying.

Nghi thức trà tỳ của họ là, cơ thể người chết được ban phước lành, làm sạch và bọc trong tấm vải trắng. Cuối cùng, người ta sẽ phá vỡ xương cột sống của cái xác để gập lại thành 1 bó nhỏ hơn giúp vận chuyển ra bãi chôn lấp thiêng liêng (hay gọi là drtro) trên lưng một người bạn thân hoặc thành viên gia đình. Cuộc hành trình tới drtro bắt đầu vào lúc bình minh và trông giống một cuộc lang thang vì họ sẽ được an táng ở một nơi xa khu dân cư. Các thành viên trong gia đình có thể đi theo cuộc hành trình này, tụng kinh và chơi thứ âm nhạc dành cho người chết nhưng cần giữ khoảng cách khi người ta tiến hành nghi thức mổ xẻ *:-SS nail biting.


Với việc đặt cơ thể người chết trên mặt đá sỏi, rogyapa sẽ thu hút những con kênh kênh và chuẩn bị một cái rừu, một con dao phay để thực hiện nghi lễ lột da. Đầu tiên ông sẽ lọc bỏ tóc ra khỏi da đầu, sau đó sẽ cắt xẻ thi thể, moi ruột và cắt bỏ tứ chi. Cuối cùng là lọc thịt ra khỏi xương, quẳng tất cả cho đám chim háu đói bao quanh họ rồi dùng rừu đập vỡ chỗ xương còn lại.


Với những Phật tử Tây Tạng, họ được khuyến khích quan sát chôn cất ngoài trời (jhator) để đối đầu với thực tế của cái chết, sự cắt rời các bộ phận thể xác mà không sợ hãi. Vì chết nghĩa là cho đi. Sau đó, đối với họ, những trải nghiệm thực sự là của linh hồn bên trong và số phận của cơ thể bên ngoài chỉ là thứ cung cấp dinh dưỡng cho những loài khác. Để mang về nhà bài học này, các nhà sư đôi khi giữ lại những mẩu xương để làm bát cúng, tách trà, nhạc cụ và những sản phẩm linh thiêng khác. Hoặc, chỗ xương tán vỡ ra, được trộn với tsampa hay bột lúa mạch để những con chim tiêu thụ dễ dàng hơn. Đau khổ chưa??? Có ai trong chúng ta dám làm chuyện này không??? Nói cho cùng thì không mà cứ bo bo cho rằng tro tàn là thi thể tồn tại còn sống nên cứ nghe vầy, làm khác....*#:-S whew!*:-S worried


Ngoài tang lể ngoài trời, theo mật tông còn có lể hỏa táng y như người Việt Nam chúng ta. Các vật phẩm dùng để cúng dường như: ngũ cốc, dầu, cành cây, vàng bạc, phù chú... tượng trưng cho tham, sân, si, tật đố, kiêu ngạo và nghiệp lực khác nhau. Lửa dụ cho trí tuệ, dùng ngọn lửa trí tuệ thiêu đốt sạch tất cả phiền não. Thông thường Hỏa tịnh là để cầu nguyện kiết tường bình an, cũng dùng để siêu độ các vong linh, hàng yêu phục ma. tất cả các đối tượng được cúng dường có bốn: Hướng về chư Phật, Bồ-tát, các vị Bổn tôn; các vị Hộ pháp, Thiên thần; tất cả chúng sinh hữu tình; các loài cô hồn ngạ quỷ, đồng thời, đặc biệt cúng cho oan gia trái chủ mà chúng ta đã nợ họ. Cho nên, chúng ta phải hướng về bốn đối tượng nêu trên để cúng dường.

Thứ nhất và thứ hai gọi là thượng cúng - cúng dường và cho; thứ ba và thứ tư gọi là bố thí - đối tượng hướng hạ. Hoả là lửa, hỏa táng là hình thức an táng người chết bằng cách dùng lửa để thiêu xác người chết. Trong Phật giáo thường dùng chữ trà tỳ để thay cho từ hỏa táng, do vậy lễ hỏa táng của đức Phật và các Hòa thượng... thường được gọi là lễ Trà tỳ. Hình thức lễ táng này đang được phát triển và phổ biến nhất hiện nay. Sau khi chết, xác người chết được mang đến nơi hỏa táng để thiêu xác người chết ấy thành tro bụi. Ngày xưa thì xác người chết được đốt bằng củi. Sau khi cháy hết, người thân thâu nhặt tro cốt của người chết rồi rải trên núi rừng, hay thả xuống sông, biển...(nói tới đây nhớ bác gái chết bên đảo Mã Lai, phải đốn cây làm củi chất thiêu bác và làm cho bác cái hòm, sau khi hỏa thiêu thì lên lượm những mãnh xương bỏ vào lon sữa gigo 
*:(( crying  thấm thoát mà đã 34 năm rồi).  Ngày nay thì xác người chết thường được đem đến những dịch vụ hỏa táng, để đốt bằng củi, bằng ga, bằng điện... sau đó sẽ thu lấy tro cốt để vào trong một cái hủ, lọ... rồi đem thờ tại các chùa, nhà thờ, hay trong nhà, hay rải xuống sông biển, hay trên núi rừng... để gieo duyên với vạn loại chúng sanh, hay mang ý nghĩa “xác thân tứ đại trả về với tứ đại.”


Thủy táng: Thủy là nước, thủy táng là hình thức an táng sau khi người chết, xác của họ được làm lễ đơn giản rồi thả xuống sông, biển (ai coi phim tàu thì hay thấy họ làm cái bè, để xác lên, rãi bông hoa chung quanh và đẫy ra khơi)... cho các loài cá và thủy tộc ăn. Vì vậy thủy táng đôi khi còn gọi là ngư táng *:-SS nail biting. Hình thức thủy táng thường được tín đồ đạo Hindu (Ấn giáo) thực hành, đôi khi còn được kết hợp với hỏa táng trước khi vứt xác, hay tro cốt của người chết xuống dòng sông Hằng, dòng sông được xem là linh thiêng nhất của người Ấn Độ. Đây là một trong những lý do chính làm dòng sông Hằng, dòng sông nổi tiếng thế giới bị ô nhiễm nặng. Hầu hết những Phật tử đến chiêm bái Thánh tích Phật giáo trên đất Phật đều có viếng thăm dòng sông Hằng, để tìm hiểu dòng sông linh thiêng thường được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo, và để chứng kiến những cảnh hỏa thiêu, hay vứt xác người xuống dòng sông Hằng: “Dưới đáy sông là cả khối xương người, trung bình mỗi ngày, chỉ riêng khúc sông này đã có hàng chục xác người ném xuống, có xác đã thiêu thành tro, có xác chỉ cháy vài phần còn cả xương sọ, xương sườn, xương chân… và thậm chí có xác chưa thiêu… đến mùa nước lớn, tất cả sẽ được cuốn vào đại dương.”


Huyền táng là treo, huyền táng là hình thức an táng người chết của những bộ tộc xa xưa, xác người chết được tẩm liệm và bỏ vào quan tài rồi treo lên, đặt lên những vách núi đá cao hay cây cổ thụ to...  “Thật ra huyền táng là lối chôn cất đặc biệt của người Bặ
c Nhân là một dân tộc thiểu số sống trong vùng Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên (Trung Hoa), đã có truyền thống từ thời thượng cổ. Theo Chiến Quốc Sách, thì Bặc Nhân là một dân tộc độc nhất vô nhị, biết thực hành phong cách ‘quan nhi bất ế, trí như, trí chư cao nhất’, nghĩa là có quan tài mà không cần phải chôn dưới đất, mà đặt lơ lửng trên vách núi cao giống như bên Miên treo lũng lẳng trên cây. Muốn thực hiện huyền táng, đầu tiên phải chọn vị trí thích hợp trên các vách núi cao. Bước kế là phải có người thiện nghệ leo núi giỏi, dùng dây mây làm thang, tới thánh địa đào huyệt và chôn vào đó những thiết mộc vị, giống như ta làm kim tĩnh bằng gạch khi địa táng. Sau đó thân nhân dùng dây, để chuyển quan tài từ dưới đất lên vách núi cao và đặt vào huyệt và các thiết mộc vĩ vừa mới làm. Về cách thiết trí, người Bặc thường chôn chung những người trong gia đình, gia tộc vào một vách núi. Những người có vai vế lớn, quan trọng thì treo trên vị trí cao nhất. Về cách tẩn liệm, cũng có sự dị biệt. Qua mười cổ quan tài được đưa từ vách núi cao xuống, có cổ quan được chạm trổ rất tinh vi, trái lại có cổ quan đơn sơ giản tin..".  Chết rồi mà phải phiền phức thế đó ....*=; talk to the hand


Hình thức lễ táng này được dùng nhiều nhất từ xưa đến nay là mai táng còn gọi là thổ táng, địa táng. Nghĩa là sau khi người chết được tẩm liệm vào quan tài, hay quấn trong mền, chiếu... để chôn xuống lòng đất.  Mai là chôn, thổ và địa đều có nghĩa là đất, táng là an táng.  Mai táng, địa táng và thổ táng đều có nghĩa là hình thức lễ táng sau khi người chết được chôn vào lòng đất. Từ ngàn xưa đến nay, hình thức lễ táng này được loài người áp dụng nhiều nhất. Vì dân số càng ngày càng đông mà đất đai thì càng ngày, càng eo hẹp...chắc là trong trong tương lai, hình thức lễ táng này sẽ chẳng còn ai dùng đến và nhường chỗ cho hình thức hỏa táng, bởi vậy diện tích đất nên dành cho người sống hơn là cho xác chết. Có lẻ  việc mai táng không tốt cho môi trường bằng việc hỏa táng gọn, sạch, phân bón cây cỏ, ít tốn tiền và còn save the green (không phải chặt cây làm hòm *:> smug)


Ngoài năm loại lễ táng trên, gần đây các nhà khoa học có phát hiện thêm trong Phật giáo còn có một loại lễ táng nữa gọi là tượng táng. Theo cách này nhục thân của các thiền sư được an táng một cách đặc biệt trong tư thế tọa thiền, đồng thời có thể giữ nhục thân tồn tại lâu dài mà không cần qua phương pháp ướp xác. Điều này cho thấy qua các nhục thân của các Thiền sư ở chùa Phật Tích, thuộc xã Phật Tích, huyện Tuyên Sơn, Bắc Ninh.  Nhưng ít thấy ở Tây Tạng.


Ngoài hình thức tượng táng, chúng ta còn được nghe rất nhiều về những xác ướp. Nói đến việc ướp xác, người ta thường nghĩ ngay đến Ai Cập. Đỉnh cao của nghệ thuật ướp xác trong thời Cổ đại, cũng như những cách mai táng của người Ai Cập luôn ẩn tàng những huyền bí và hấp dẫn các nhà khoa học, nhà khảo cổ tìm đến nghiên cứu... Dù là nghệ thuật ướp xác của người Ai Cập trong thời Cổ đại, cho đến cách ướp xác trong thời hiện đại, muốn giữ được xác chết tồn tại lâu dài thì phải mổ bụng của xác chết để lấy hết ruột, gan, phèo phổi và đục xương, hộp xọ để lấy tuỷ, não... bỏ đi trước khi tiến hành phương pháp ướp xác. Tuy có thể gọi là văn minh, hay hiện đại... nhưng cũng không kém phần nhẫn tâm như các phương pháp điểu táng, lâm táng...



Hiện nay hai hình thức, mai táng và hỏa táng là phổ biến nhất trên thế giới. Các loại lễ táng khác như thủy táng, điểu táng... vẫn còn được áp dụng tại các nước như Ấn Độ, Tây Tạng... nhưng hình thức huyền táng thì hầu như không thấy nữa. Trong các cách tẩm liệm người chết, phương pháp ướp xác mất nhiều thời gian và tốn kém nhất. Những xác ướp nổi tiếng ngày xưa của các vị Pha-rao (Hoàng đế Ai Cập) cách đây gần cả vạn năm cũng không yên được, vì các lăng mộ ấy luôn là những đối tượng hấp dẫn các nhà khảo cổ, khoa học, sinh học... tìm đến khai quật, đào xới, mổ xẻ, khám phá, v.v... thậm chí đó cũng là đối tượng hấp dẫn của những tên đạo chích... vì trong các lăng mộ của các vị Pha-rao này luôn được chôn kèm với những vàng bạc, kim cương và đồ quí giá. 



Rồi bây giờ chúng ta nên suy nghỉ phải làm gì với cái thân vô thường này?  Nên giữ chúng đẹp trong cổ quan tài và để từ từ phân hủy dần dà theo ngày tháng thành tro cát hay chỉ trong vài tiếng đồng hồ thể xác thành tro bụi *:-/ confused hoặc mang cái xác thân này làm hạnh bát nhã ba la mật cống hiếng cho muôn thú đang đói khổ *#-o d'oh!? Thấy khổ não chưa, sống cũng khổ mà chết rồi cũng khổ luôn! Sống thì than trời, than đất và chết rồi thì cũng ngậm ngùi chẳng có vui gì!  Nhưng trước cũng chết, sau cũng chết, chết rồi thì vướng bận chi cái xác vô thường, ăn thua là linh hồn được đi về đâu đó là điều quan trọng, giờ thì nên suy nghỉ chọn cho mình con đường xã thân tứ đại *&gt;:D< big hug.

No comments:

Post a Comment