Đức Phật A Di Đà trong một lời nguyện của mình đã nói Người nào dù phát tâm niệm Phật chỉ cần 10 câu trước lúc lâm chung cũng sẽ được Đức Phật đón về Tây phương, vậy thì những lỗi lầm mình đã tạo vô tình hay cố tình đều được xoá bỏ hết hay sao?
Câu hỏi này hay đó.... nhưng mà hõng có câu trả lời chính xác và cũng không nghỉ mấy Thầy có câu trả lời thực tế vì là quý Thầy cũng sẽ nói là "muốn về nước Cực Lạc với Đức Phật A Di Đà thì phải trì niệm danh hiệu Ngài" và điều trên là một trong 48 điều nguyện của Ngài khi phát ra lúc tu hành đạo Bồ Tát. Quý Thầy cũng có nói, chết rồi thì làm trai tăng, v.v... thì hương linh sẽ về cảnh giới Phật. Mô Phật! Bỡi thế ai cũng tranh nhau làm ác xong hồi đầu để về cảnh giới Phật.
Theo nhỏ nghỉ thì ....để coi phải nói sao? Nếu những điều lỗi nhỏ có thể bỏ qua thì trước lúc mạng chung mà niệm danh hiệu Ngài thì sẽ được tiếp dẫn về nước Cực Lạc bằng như không thì lăn lộn ở đâu hõng biết. NHƯNG sự lỗi lầm đó nằm trong giới hạng nào theo thời gian rồi cũng phải trả (không biết đúng không vì giờ không có ai có thể nói được), thí dụ: mình đi chạy đua làm Tổng Thống, Hạ Viện, v.v.. cái phước phần được làm thì ngồi trên, đi có người hầu, kẻ hạ trong thời gian nhiệm kỳ 4 năm.... Thời gian đó, nếu mình vẫn làm tốt thì được tái ứng cử, còn nếu không thì bị đá xuống làm thường dân... có điều vẫn hưỡng lộc hưu trí ... vẫn ăn sung, mặc sướng, kẻ hầu người hạ,còn không bị người thất chức mà không được hưỡng lộc chi hết và rồi tàn tạ theo thời gian. Thì theo điều nguyện trên trong giáo đạo làm lỗi mà được các Ngài rước về cảnh giời an lành thì cũng chỉ có thời gian nào thôi rồi cũng phải lăn lộn trở lại trả cái nghiệp quả của mình . Còn nếu thời gian được gần các Ngài mà vẫn nhiếp tâm tu hành để được ở mãi trên đó thì sẽ được gia hạn như là tái đắc cử Tổng Thống, Hạ Viện, v.v.. vậy! Còn nếu không tu hành để ở trên đó thì lăn cái đù xuống theo nghiệp quả thì một là mình sống trong cảnh giàu sang (retire ăn hưỡng lộc), hai là trả cái nghiệp mà mình đã làm (vị thất chức mất hết benefits). Theo trong kinh, các Ngài cũng còn sanh lại trần gian để tu hành đạt quả Chánh Đẳng, Chánh Giác và cũng gặp những tai ương, kiếp hoạ, huống chi mình cũng chỉ là con kiến bé nhỏ, dỉ nhiên cũng một lúc nào cũng phải lăn lộn lại cõi trần gian. Chừng nào và bao giờ thì không biết?!!!!!!!#@! tùy theo hạng định của Trời Đất.
Còn nói về Cực Lạc, được ở nhưng bao lâu và ra sao thì hầu hết chúng ta chưa ai đã đi và về nói chứng được . Chỉ biết tu làm sao để trở về, còn về đâu, ra sao thì hõng ai rõ luôn. Nhưng có điều trong Phật Ngọc Kinh có nói là các Thầy tu, đọc thiếu chữ cũng không được ... vẫn bị đoạ lạc. Cái gì mình làm tốt thì được thiện quả về sau. Cái gì làm sai thì vẫn phải trả. Cái thiện, ác cũng tùy theo nghiệp lực, và báu lực mà đưa chúng ta đi. Trong kinh Vô Lượng Thọ Phật thì Đức Từ Phụ cũng có nói, "nghiệp báu thì không thể nghĩ bàn". Thành ra mình chỉ biết làm sao giãi bớt cái nghiệp mà thôi vì nghiệp không thể nói hay bàn tính, bàn giãi. Còn dựa theo kinh Kim Cang mà nói thì cảnh giới Niết Bàn, không phải là Niết Bàn, mà chúng ta chỉ giả gọi là Niết Bàn. Thì khi niệm Phật cầu về Tây Phương cũng vậy, nhiều khi đâu phải là Tây Phương mà chỉ giả gọi là Tây Phương chăng??? (đúng là sắc tức thì không, không tứ thì sắc, cũng không hiểu luôn). Cũng có thể là Phật A Di Đà hiển hiện cho chúng ta thấy là có sự linh đứng khi ta cầu tới Ngài. Nhưng được Ngài mang đi đâu thì Mô Phật chúng ta cũng không biết ? Một kiếp của một người so với vô lượng kiếp của người đó giống như một hạt cát trong sa mạc và Nhân Quả luôn chi phối chặt chẽ quá trình này. Ta muốn ra khỏi Luân hồi sinh tử chỉ có một con đường tu tập theo sự chỉ dạy theo của Phật. Con đường giải thoát là khách quan, có sẵn không lệ thuộc vào Phật. Phật chỉ là người đi trước, đã thành công và giải thoát. Vì vậy mọi chúng sanh đều có thể đi theo con đường của Phật để tự giải thoát và thành Phật, như Phật đã nói "Như mặn là vị của nước biển, còn vị của đạo ta là giải thoát".
Cũng như trong kinh NaTiên, vua Di Lan hỏi ngài Na Tiên, "có ai chết mà không sanh trởlại?" thì Ngài Na Tiên nói, "có kẻ sanh và có kẻ không sanh trở lại." Thành ra chúng ta cũng đâu biết là ngồi ở Niết Bàn bao lâu, có sanh trở lại hay không để trả quả, chỉ biết là niệm danh hiệu Ngài thì được Ngài rước... Cũng như sự tu trì có người được quả Tu Đà Hàm, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, hay A La Hán thì ở đây niệm Phật để ngài đưa đặt chúng ta ở cái nơi mà theo nghiệp quả chúng ta phải tới tùy theo nghiệp lực mà đi thôi, như là kẻ đi Mỹ, kẻ đi Pháp chăng?
Mặc khác, vua Di Lan cũng có hỏi Ngài Na Tiên, "Phật nói con người sau khi chết sẽ tiếp tục thác sanh trở lại theo nghiệp lành dữ đã gây, như vậy đó là con người củ hay con người mới?" "Chẳng phải con người củ mà cũng chẳng phải là con người củ ra mà sanh một con người mới khác (ai nghỉ được không??? sắc là không, không là sắc đó nha!). Ý nói, như hồi vua còn nhỏ bú vú mẹ lớn lên cai trị trăm họ tuy là một người như khác, vì hồi nhỏ ta bú vú mẹ lớn lên đâu còn bú thành ra mấy năm, mấy chục năm, nó khác hẳn. Thân trước, thân sau tuy khác nhau nhưng cùng một sinh mạng. Thì như chúng ta vậy, tuy nói về cảnh giới Cực Lạc nhưng rồi lại trồi xuống theo nghiệp quả, tuy là trước và sau khác nhau nhưng cái nhiều đời, nhiều kiếp nào đó từ lúc đầu tiên sinh mạng ta xuống tới bây giờ cũng chỉ là một "TA" mặc dù hình dạng đổi khác, và cái vòng lẫn quẩn trãi qua quãng đời có khác. Đúng không ta?
"
- Bạch Ðại đức, con người sau khi chết rồi, cái gì sanh trở lại?
- Tâu Ðại vương, đó là Danh (tên gọi) và Thân (hay Sắc, tức là đất, nước, lửa, gió).
- Phải chăng đó là danh và thân của người cũ sanh trở lại?
- Thưa không phải danh cũ cũng không phải thân cũ. Cái danh thân của đời nầy làm các việc thiện ác, do nghiệp thiện ácấy, một danh thân khác chuyển sanh để thọ lãnh phước báo hay tội báo dã gây ra.
- Như vậy là không phải cái danh thân cũ sanh trở lại. Thế thìđời nầy làm điều ác, đời sau đâu có chịu quả báo? Và không sanh trở lại nữa thì tức là đã thoát khỏi luân hồi.
- Không phải như vậy. Nếu sống ở đời mà chỉ toàn làm điều thiện thì sau khi chết có thể không sanh trở lại. Nhưng thường thường thì làm điều thiện cũng có mà gây điều ác cũng nhiều, việc lành việc dữ tiếp nối xen nhau không ngừng, cho nên phải sanh trởlại mà thọ báo. Làm sao thoát khỏi luân hồi được.
- Xin cho thí dụ về sự liên hệ giữa danh thân cũ với danh thân mới.
- Ví như người hái trộm xoài của kẻ khác. Chủ vườn xoài bắt được quả tang đem đến đầu cáo với Ðại vương, yêu cầu Ðại vương xử trị. Trước mặt Ðại vương bị cáo cãi rằng: "Tôi không hái xoài của anh ấy. Cây xoài của anh ấy trồng hồi trước là cây mầm tí xíu. Còn những trái xoài mà tôi hái bây giờ nằm trên một cành cây to lớn sum sê. Tôi đâu có ăn trộm!". Trước những lý lẽviện ra như thế, Ðại vương có cho rằng anh ta vô tội và xử cho anh ta được kiện không?
- Không, anh ta có tội. Trẩm sẽ xử cho người trồng xoài được kiện. Vì trước kia nhờ người nầy ra công trồng trọt bón xới cây mầm, cho nên ngày nay mới có cây xoài to lớn đơm hoa kết trái.
- Tâu Ðại vương, con người tái sanh trở lại cũng giống như thế.Với cái danh thân nầy, người ta sống trên đời mà làm các việc thiện ác. Nghiệp thiện ác ấy nối tiếp không ngừng, triển chuyển hình thành một danh thân mới sẽ sanh ra. Cũng như do công phu đào lỗ bỏ hột và vun bón cây mầm nên về sau mới có cây xoài sum sê cành lá với trái chín trĩu cây. Làm việc thiện ác trong đời nầy tức là gieo hột xuống đất và bón xới cây mầm. Ðời sau không sao không thọ báo được!
"
"
Tóm gọn lại nếu mình niệm Phật thì tuy cái thân còn đau khổ như tâm không đau khổ. Nếu ai có về cảnh giới Cực Lạc thì nhớ về báo cho biết. Ủa mà có đi cũng làm sao cho biết? Vì một ngày trên trời bằng mấy chục năm ở trần gian.... chờ cho biết thì chắc người théc méc cũng ngũm củ tỏi rồi mà liệu ở trên có cho xuống để nói không? Khổ nhỉ?
Thôi thì ta cứ theo Phật dạy, ai có tâm tự độ được ra khỏi luân hồi sanh tử; ai có ghị lực tự kềm chế lòng mình, diệt trừ ngũ dục, nhận định nỗi khổ đau của tự thân thì có thể tự giải thoát. Và con đường giải thoát là phải dùng trí tuệ mà thành tựu.
Nam mô A Di Đà Phật! Cám ơn ông anh tối ngày cứ hỏi câu hỏi cho nhỏ suy nghỉ, để có thêm sự tinh tấn trong đạo pháp, hihihi. Vì theo các Tổ có dạy, "nhìn thế gian để hoàn tất sự học của mình" và "Phật pháp bất ly thế gian pháp." A Di Đà Phật.
Hãy lắng nghe bài giảng của Thầy TT Thích Trung Đạo để hiểu thêm tại sao niệm Phật có thể hoá chuyển cái nghiệp của mình. Nghe bài này và hoà nhập với lời nói chuyện giữa sư Na Tiên và vua Di Lan để tham khảo, nghiệp có xoá bỏ không sau khi ta biết tu niệm Phật để trở về?
No comments:
Post a Comment