Saturday, July 20, 2013

Mềm Quanh Minh




Thường chúng ta thấy quý Thầy Sư Việt Nam sau này hay có đặt mua những tấm Thần chú bên Tây Tạng, theo Việt Nam mình thì gọi là mềm Quang Minh, để bán cho Phật Tử đặt lên hương linh thân nhân quá cố nhưng lại thấy trãi đắp lên như đắp mềm. Thật ra thì không phải như chúng ta đắp như đã từng thấy là cái mặt để ra ngoài... mà phải đắp ngược lại mới đúng. Nhưng mà ngộ cái là mình đưa ý hiểu biết cho quý Thầy Việt Nam qua sự chỉ dạy của các sư Tây Tạng thì thay vì quý Thầy VN làm cho đúng thì lại không làm, mà cho là "bề nào cũng được"...*[-( not talking  (nếu bề nào cũng được thì quý sư Tây Tạng chẳng cần phải chỉ dẫn cho mình biết).  Bài viết dưới này giúp cho các vị Phật Tử nếu muốn mua mềm Quang Minh đắp cho thân nhân quá cố thì xin làm cho đúng và cũng là sự hiểu biết giúp cho chúng ta thêm phần kiến thức sâu rộng trong những mật chú Tây Tạng. Nếu đã không làm thì thôi bằng đã muốn làm thì làm cho đúng.   

“Tử Thư Tây Tạng” là giáo lý được rất nhiều người biết đến, bắt nguồn từ những lời truyền giảng của Đức Liên Hoa Sanh (Guru Padmasambhava) vào thế kỷ thứ 8. Đây là những giáo lý hướng dẫn về cõi trung giới “Bardo” sau khi cái chết xảy đến,thường được gọi là Thân trung Ấm. Trong Phật Giáo Tây Tạng, “Tử Thư Tây Tạng” được biết đến như là phương tiện thiện xảo để giúp chúng ta đạt được giải thoát qua cái nghe, nghĩa là giải thoát qua việc lắng nghe trong giai đoạn Trung Ấm (liberation through hearing in the Bardo).

Theo Mật Tông Tây Tạng, mềm "Quanh Minh' có vòng tâm ấn thể theo hình của hoa Mandala và có 3 hình Phật đó là, Phật Thích Ca hay Phật A Di Đà, Đức Liên Hoa Sanh, và Quan Âm Tứ Thủ  có độ dài 2 mét.  Trên mền "Quang Minh" chúng ta phải ghi sẵn tên, pháp danh, tuổi, địa chỉ của người lâm chung .  Sau khi người chết được  tẩn liệm xong thì người thân đắm lên hương linh cái xác tấm mềm Quan Minh màu vàng mà cái mặt phải - phải lật vào bên trong. Sau đó  gia đình trì chú niệm Phật, "OM AMITABHA HRI" (A Di Đà Phật Hật Rị) hay là "Om Ami Dewa Hri" và thêm chữ Ta Ha hay Sa Ha (Svaha) cũng được. Câu chú này luôn luôn đi theo với Úm Ma Ni Pát Mê Hum (Án Ma Ni Bát Ni Hồng) để cầu nguyện vãng sanh cho người quá cố trong thời gian hạng định trước khi làm lể tống táng.

Kinh dạy: Chữ Hật Rị (HRIH) Ðủ bốn chữ thành một Chơn ngôn. Chữ Hạ tự môn, nghĩa là tất cả pháp nhơn bất khả đắc. Chữ RA tự môn, nghĩa là tất cả pháp ly trần. Trần nghĩa là ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc). Cũng gọi hai món chấp trước năng thủ và sở thủ. Chữ Y tự môn, là tự tại bất khả đắc, hai đi
m ác tự nghĩa. Chữ Ác gọi là Niết Bàn. Do giác ngộ các pháp vốn không sanh, đều xa lìa món chấp trước, chứng được pháp giới thanh tịnh. Chữ Hật Rị này cũng nói làm tàm (hổ thẹn), nếu nói đủ là tàm quí (hổ thẹn), tự thẹn với lương tâm mình và xấu hổ đối với kẻ khác, vì thế nên không làm tất cả điều bất thiện vậy. Ðầy đủ tất cả pháp lành vô lậu vậy. Cho nên Liên Hoa Bộ cũng gọi là Pháp Bộ. Rộng như trong kinh đã thuyết minh. Cái hình tròn ở dưới cùng có các chữ tất đàn chính là câu chú : 

"Úm A mộ già Vĩ lô tả nẵng Ma ha Mẫu nại ra Ma nĩ Bát nạp mạ Nhập phạ lã Bát ra miệt đa dã Hồng." Chúng ta có thể nhìn thấy hình tròn đó nằm trên đầu của cái mền chữ nhật. Chú này là chính còn các chú khác do các vị thêm vào.

"Úm A mộ già Vĩ lô tả nẵng Ma ha Mẫu nại ra Ma nĩ Bát nạp mạ Nhập phạ lã Bát ra miệt đa dã Hồng." đây là thần chú Phật Đảnh Quanh Minh Tỳ Lô Giá Na. Theo kinh nói nếu có ai phạm thập ác ngũ nghịch nghe qua thần chú này 7 lần liền được giải trừ nghiệp chướng sâu dày. Đọc chú này 108 biến thổi vào cát rồi rãi nơi mồ mã tử thi thì chắc chắn người đó trừ tịnh nghiệp củ và được chuyển hóa tái sanh tốt đẹp hoặc về või Phật A Di Đà.

Nếu có người nào viết hay vẽ các chủng tự của Thần Chú này lên vãi đắp lên mình tử thi thì phải biết rằng người đó được tái sanh ngay lập tức, không còn sợ phạm trùng tang, liên táng, hay tam sát, v.v.. và gia đình người quá cố hưởng được sự an lành

Mặc khác người nào muốn gia trì mềm Quang Minh thì phải tu trì đủ mãn 1 vạn biến chú sau đó đọc 108 lần thổi vào mền. Mền quang minh chép chú quang minh, các thần chú khác cũng có thể giúp được phần nào... Người tỳ kheo làm lể an sàng nhập mộ cho người thân cũng phải được công đức tu trì đầy đủ để làm lể. Nếu có người nào trì một chữ Chơn ngôn này, có công năng hay diệt trừ tai họa, tật bệnh. Sau khi chết sẽ sanh về cõi An-Lạc quốc, được thượng phẩm thượng sanh. 


Do gia trì chữ Hật Rị này mà ở thế giới Cực Lạc, nước, chim, cây, rừng đều diễn nói pháp âm. Rộng như trong kinh đã thuyết minh. Nếu có người nào trì một chữ Chơn ngôn này, có công năng hay diệt trừ tai họa, tật bệnh. Sau khi chết sẽ sanh về cõi An-Lạc quốc, được thượng phẩm thượng sanh. Ðây là nhứt thông tu Quán Tự Tại tâm Chơn ngôn của người tu hành và cũng là hay trợ giúp cho các người tu các bộ Du Già vậy.


Đó là công thức khi trãi lên mình hương linh mềm Quang Minh. Còn có đi được về cảnh giới an lạc hay không là do nghiệp của hương linh.  Theo Tây Tạng hay pháp môn của Phật thì nói vậy chứ khi chết thì nghiệp quả của mình tự mình mang theo.  Đọc và học để hiểu biết chứ không thể nào làm ác, tạo tác rồi chết mang mềm "Quang Minh" ra đắp là về cảnh giới Phật.  Nghiệp quả thì trùng trùng sanh sanh... tu sĩ ngày nay thì "dollar" chứ có ai làm đúng theo lời Phật dạy đâu.  Huống chi, chúng ta là người Phật tử cũng chạy đua theo những nhu cầu mà môn phái khác truyền ra nhưng ít ai chịu nghiêng cứu phải làm sao, làm thế nào? Cứ đứng xa nhìn rồi cho là "oh, dể ẹt, cứ đắp là xong"... Qúy sư Tây Tạng trước khi đắp mềm Quang Minh này phải gia trì chú rất nhiều.  Đôi khi các sư phải ngồi lại để phụ lực gia trì, còn nhưng gặp lúc chỉ một sư thì sư đó mang mềm quang minh về một ngày để gia trì chú rồi mới đắp cho người mất. Nhưng phước người chẳng bằng do mình làm.  Nếu trong nhà có thân nhân sắp mất mà mình nghỉ là sẽ đắp mềm quang minh.  Tốt nhất theo Nhỏ tui là kếu hết gia đình ngồi lại gia trì niệm chú cần vãng sanh cho người thân. Sau khi tắm rữa tử thi thì niệm Phật rồi đắp vào. Cũng y như Phật dạy Ngài Mục Kiền Liên vậy, phải tự mình làm để hồi hướng cho thân nhân. Nếu không thì Phật đã làm dùm hô biến cho bà Mục thị rồi, đâu cần phải giải những pháp môn cho Mục Kiền Liên cứu mẹ.

Cũng như nhiều người nhìn tượng Ngài Di Lạc dơ hai tay lên trời có cầm thỏi vàng thì người cho là ông Địa, kẻ cho là ông Thần Tài nhưng không hiểu ông nào là Thần Tài, ông nào là ông Địa, và ông nào là Ngài Di Lạc.  Dù là tụi Tàu hay biến chế tùm lum ...  nhưng nhìn vào sắc thái đặc biệt để mà nhận dạng, cũng như một người dù có thoa son đủ màu sắc như bản chất vẫn là người đó.  Ngoại trừ thay hình, cỡi lốt v.v.. nhưng rồi khi ta nhìn cũng có một cái nét quen quen. Thời buổi hiện đại thì lúc nào cũng phải có sự thêm thiết đổi sắc thái... y như chúng ta ngày nay có email, có internet nhưng phía sau những đường dây đó là cable, là wiring, v.v... Bỡi thế tu sĩ VN ngày nay, cái nào cũng muốn theo ý và lý của họ.  Một khi họ cho sao cũng được hoặc là cái đó không phải dù là phải hoặc ngược lại khi phải thì cho là không phải. Họ cũng cho không phải là không phải dù là phải, mà sao cũng được dù là không được. Đôi thì đòi cho đã làm cho đã, tốn tiền, tốn công rồi đập phá bỏ xong xin tiền bá tánh để làm cái khác vậy thì lúc đầu sao không suy nghỉ cho kỷ và làm cho đúng?  Cứ nghỉ tiền kho bạc bể của bá tánh có ngân hàng in sẳn.

Mặc khác nhiều nười vô chùa thấy tôn tượng Phật ngồi thì cho là Thích Ca, hể đứng là A Di Đà.  Khổ cái không ai chịu tìm hiểu Ngài A Di Đà tư thế ra làm sao, mặt mày sao và hình dáng sao? Ngài Thích Ca thì sao sao, v.v.... Đúng là trong tiền kiếp hai Ngài là anh em ruột nhưng mỗi vị có tư thế mà mặc áo thế nào để mà nhận dạng. Cũng y hệt như Ngài Dược Sư vậy.... nhìn vô ông nào cũng cho là Thích Ca Mâu Nhi.  Y như Phật dạy thời mạt pháp thôi thì lục tự Di Đà hết là xong.

Thành ra, không làm thì thôi, hể làm thì làm cho đúng, đừng nhái mà trật lất con tàu đi.... rồi chẳng đâu vào đâu... lở đi xuống âm tào gặp quỷ mà mềm quang minh quấn trên người không tác dụng thì sau này thân nhân về khóc đừng hỏi "tại sao?"

---------------------------------------------------------------------------------------------



Thần Chú Dùng Để Đặt Trên Cơ Thể Người Chết Hoặc Đang Hấp Hối

Sonan


Dưới đây là các câu thần chú mà người Tây Tạng thường đặt trên cơ thể của người chết để giúp họ có một cái chết an bình và tìm kiếm một tái sinh lợi ích hơn ở đời sống tiếp theo. Lưu ý là mặt giấy có in các câu thần chú này phải được đặt úp trên vùng ngực của người chết, hay nói một cách khác mặt giấy có in các câu thần chú này phải được tiếp xúc với làn da của người chết.

1. Mantra of Kunrig

2. Mantra of Buddha Mitrugpa

3. Mantras of Namgyalma (Ushnishvijaya)

4. Stainless Beam mantra

5. Wish-Granting Wheel mantra

6. Mantra of Chenrezig

7. Medicine Buddha mantra

8. Mantra of Padmasambhava

9. Mantra of Milarepa

10. Mantra of Buddha Maitreya’s promise





Các câu thần chú trên thường được in trên “Mền Quang Minh” của người Tây Tạng. Người Tây Tạng gọi “Mền Quang Minh” dùng để đắp cho người đã qua đời là Tag-drol, nghĩa là “giải thoát qua cái mặc”(liberation through wearing). Người Việt có thói quen gọi những chiếc “mền” đắp cho người quá cố là “Mền Quang Minh,” đó là vì ta muốn nhắc đến trạng thái tịnh quang chói sáng và trong suốt (Clear Light) của Chân Tâm khi đạt được giải thoát. Ta mong muốn người chết sẽ đạt được đến trạng thái này sau khi lìa đời, cho nên gọi bằng “Mền Quang Minh.” “Mền Quang Minh” là một phương pháp vô cùng thiện xảo của chư Phật để hoá độ chúng sinh. 


Khi mang trên người tấm “Mền Quang Minh” thì người chết cũng có thể tịnh hoá được rất nhiều chướng ngại hoặc các che chướng. Qua việc phủ đắp chiếc “Mền Quang Minh,” giúp cho tâm của người chết không bị tán loạn, giữ vững được sự sáng suốt, một mực hướng về mục đích cứu cánh là đạt đến giác ngộ giải thoát hoặc tái sinh vào cõi Phật. Đắp “Mền Quang Minh” tạo được ba loại công đức và lợi lạc như sau:


1. Giúp bảo vệ người chết khỏi những chướng ngại hoặc những tai hại do các vong linh hiểm ác hoặc quỷ thần gây ra; 

2. Trong tương lai, có thể giải thoát khỏi luân hồi và khổ não; 
3. Trong cõi trung giới “Bardo,” có thể trực nhận được Tuệ Giác Nguyên Sơ đạt giác ngộ giải thoát, hoặc tái sinh vào cõi Tịnh Độ Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, sau sẽ đắc được Phật quả.      



            

     


 




No comments:

Post a Comment