Trời, đi hỏi "mấy câu chú có nghĩa gì? sao ai cũng không giảng nghĩa được? Tại mợ tức là đọc mà hõng hiểu, hỏi ai cũng lắc đầu."
Thật ra "thần chú" theo tiếng nguyên ngữ Phạn là mantra hay manas. Ý nghĩa của mantra hay manas là tâm trí, ý thức, linh hồn + tra, trayate - tự do, "giải phóng tâm trí, ý thức, linh hồn, Atma từ khi sinh ra lặp đi lặp lại và cái chết". Mặc khác chú còn có ý nghĩa là bảo hộ tâm thức thoát khỏi phiền não hay uế trược mang phương tiện an vui, cứu khổ sự gút mắc trong tâm linh của chính bản thân
mình. Từ cổ đến nay thần chú không được giải thích. Người Ấn Độ nghe cũng không hiểu, bởi nó chẳng phải là tiếng Phạn. Quá nửa thần chú là ngôn ngữ của lục đạo. Khi Phật giảng kinh, thuyết pháp, thần linh trong lục đạo đều đến nghe, đại khái thính chúng [trong lục đạo] còn nhiều hơn loài người chúng ta. Chúng ta mắt thịt không thấy họ, chứ Phật, Bồ Tát, A La Hán đều có thể thấy được họ. Phải biết đạo tràng giảng kinh của Phật, ngoại trừ thiên long bát bộ ra, quỷ thần trong sáu nẻo đều thực sự đến nghe kinh. Họ đều có năng lực nghe hiểu những ý nghĩa trong lời thuyết pháp của đức Phật. Đúng là như kinh Đại Thừa thường nói: “Phật dĩ nhất âm nhi thuyết pháp, chúng sanh tùy loại các đắc giải” (Phật dùng một âm thanh để thuyết pháp, chúng sanh tùy theo mỗi loại đều hiểu). Như vậy, âm thanh thuyết pháp của Phật là "Viên Âm", tức là âm thanh viên mãn, bất luận loài chúng sanh nào đến nghe Phật thuyết pháp đều hiểu được, tựa hồ như nghe Phật đang nói bằng chính ngôn ngữ của loài mình. Đó là thần lực chẳng thể nghĩ bàn!
Thần chú còn gọi là Mật Chú, và một khi đã kêu là "mật chú" thì không có sự giảng giải.... (người ta bão đã Mật chú thì nếu nói ra còn gì là bí Mật - nhưng chúng ta bật bí được, hihi). Mật là sự bí mật, còn chú là lời... thì mật chú là lời bí mật mà chỉ có chư Phật, Bồ Tát và hàng Thanh Văn, Duyên Giác mới hiểu và giảng giải ý nghĩa là gì. Và mặc khác Mật Chú là quả của thành tựu. Dù biết Mật là 1 kho tàng bí ẩn khó thấu khó hiểu được chỉ có đức Như Lai mới hiểu và hàng Bồ Tát sơ địa cũng không hiểu được chỉ trừ những bậc Bồ Tát Ma Ha Tát. Cái nghĩa chính là bản tâm của chư Phật. Nói giảng giải thì cũng không đúng lắm vì các Ngài chỉ nói đại khái là niệm hay nguyện chú này thì có thể thoát cảnh giới luân hồi, hay gì đó, v.v.... chứ chính các Ngài chưa giải từng ý chữ của câu chú. Chú là cái chữ như những âm thanh như đại diện của các thần linh, chuyển hướng sang, viết xảy ra cho chúng ta tu học hay trì niệm. Thành ra thần chú hay mật chú rất hạng hẹp về ý nghĩa mà chỉ nhìn phương tiện diển nói để bàn về chú hay mật chú mà thôi.
Thí dụ: Đức Phật cầm ly nước lên rồi Ngài để ly nước xuống, các hàng đại chúng chẳng hiểu ý của Phật muốn gì vì (hếtt nước chăng???) Ngài không nói, nếu nói thì biết còn không nói làm sao biết là Ngài cần nước hay gì? Thì Mật chú cũng vậy, chỉ là đưa chử chứ không đưa lời giảng nghĩa. Chúng ta chỉ theo hạnh nguyện của các Ngài mà hành trì diển nói ý nghĩa mà diển đạt.
Đôi khi, trong các ngôn ngữ khác, đặc biệt là trong Phật giáo và các tôn giáo khác ngoài Ấn Độ thì âm thanh, âm tiết, từ hoặc nhóm từ thường bắt đầu với từ Aum hay Om, mà bản thân nó là câu thần chú nổi tiếng nhất được coi là có khả năng "tạo chuyển đổi" mà chúng ta còn có thể gọi là chuyển pháp. Thần chú được sử dụng thay đổi tùy theo trường và triết lý liên quan đến câu thần chú .
Tuy nhiên, sự hiểu biết như vậy về những gì một câu thần chú có thể tượng trưng hoặc làm thế nào nó có thể hoạt động khác nhau trong suốt các truyền thống khác nhau và cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh mà nó được viết hoặc nghe. Trong một số trường hợp có nhiều hình thức tượng trưng kết hợp với mỗi âm thanh, mantra trong đó có nhiều cụ thể cho các trường của tư tưởng.
Thí dụ: Mẹ Quan Âm vì muốn cứu muôn loài chúng sanh thoát trong cảnh ngũ nghịch, v.v.. thì Ngài thị hiện chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, sự hành trì của chú này là của chư Phật ngày xưa, nhưng vì thấy kết quả trong đời xưa và Ngài biết rằng với câu chú này có thể cứu chúng sanh trong thời vị lại ... nếu ai tin và trì chú thì được giãm tội còn khá hơn thì được đưa về cảnh giới của Niết Bàn (sao xin trúng số hõng được hén!).
Và một trong những loại Mật Chú quan trọng và thông dụng là Mật Chú Đà Ra Ni (Dharani). Theo nguyên nghĩa thì Đà Ra Ni là bảo tồn, gìn giữ, chống lại những lôi cuốn khác bất cứ từ đâu tới. Những Mật Chú này dùng để khống chế vọng tưởng và vọng động. Trong một giá trị khác, Mật Chú Đà Ra Ni sẽ phát huy đạo tâm của hành giả đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Tà ma, ngoại đạo đều bị Mật Chú Đà Ra Ni chế ngự ngay từ bước đầu. Dùng Mật Chú không thể khinh thường và thiếu cẩn trọng. Chỉ trong những trường hợp khổn cùng, cấp bách, không thể thoát khỏi tai kiếp thì mới đọc lên.
Phật A Di Đà vì muốn cho chúng sanh thời mạt pháp nên Ngài phát 48 lời thệ nguyện và ngài PHỔ HIỀN Đại Bồ Tát vì thương tưởng chúng sinh nơi thời mạt pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn ngủi, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Ngài ban cho người niệm Phật thần chú đà ra ni này, để thủ hộ thân tâm. Ai trì chú Đà Ra Ni (hay là Đà La Ni) gọi là "Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni". Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng là gì? Bạt là trừ và nhất thiết nghiệp chướng là nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng, trừ sạch phiền não, thì mọi điều khổ não, thoát luân hồi, sự ngỗ nghịch, nghiệp chướng, v.v.. . Sự linh nghiệm của chú này là giúp cho chúng sanh thoát được bao nghiệp chướng nhưng phải thành tâm, thiền quán Bổn Tôn để song hành với sự tu tập, chứ không phải ỷ lại thần chú rồi làm tội chođã xong chờ tới lúc gần chết mới nguyện .
Còn Phật Dược Sư thì cũng phát ra 12 lời nguyện và nếu ai tụng trì chú của Ngài thì sẽ thoát khỏi cảnh bịnh tật cho mình hay cho người khác, cũng là cầu giải oan kết đời trước và tội chướng giải nghiệp. Và nhiều các chư Phật cũng như Bồ Tát vì muốn ủng hộ các chư Phật cũng phát thệ nguyện chú Đà Ra Ni của các vị để tuyên dương sự nhiệm mầu hạnh nguyện của các chư Phật hay lời thệ nguyện phổ độ của các Ngài.
Ngài Văn Thù Sư Lợi nghĩ thương về sau đến đời mạt pháp các chúng Tỳ Kheo có phạm tội Tứ Trọng và các chúng Tỳ Kheo Ni có phạm tội Bát Trọng thì làm sao mà sám hối đặng, nên mới cầu Phật chỉ rõ phương pháp. Lúc ấy Đức Thích Ca Như Lai mới thuyết ra chú THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN; vì chú này là chú của bảy vị Phật đời trước thường nói, rất có oai lực làm diệt hết các tội Tứ Trọng, Ngũ Nghịch mà đặng phước vô lượng. Tứ Trọng, Ngũ Nghịch là tội rất nặng, nếu không phải cách sám hối vô sanh thì tưởng không thể nào tiêu diệt cho đặng. Nhưng vì thần chú này là bảy vị Phật đời trước xứng tánh thuyết ra, cho nên những người trì tụng niệm niệm cũng phải xứng tánh để đặng lý vô sanh thì tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt, cũng như nước sôi đổ vào tuyết thì tuyết liền bị tan biến ngay lập tức.
Còn tại vì sau thần chú không có nghĩa .. vì ý nghĩa của mỗi câu chú bất khả tư nghì. Thần chú là bản tâm của chư Phật biến hoá, uyển chuyển của mỗi câu chú rất là khôn lường và công dụng diệu vợi xuất phát từ đại định tam muội, đúc kết tất cả các tinh hoa vi diệu trong vũ do lực của mỗi chư Phật, Bồ Tát đạtđến cảnh giới siêu phàm nên chúng ta không chỉ gọi là thần chú đơn giải mà đơn thuần gọi là "mật chú" mới đúng nghĩa. Ngoại đạo cũng có thần chú riêng của từng hành giả nhưng công năng của chú đó như thế nào thì chúng ta không được rõ mà nó có điều chú chứ không thể cho là mật chú. Có thể gọi là "tiên chú", "ma chú", "yêu chú", v.v.. tùy vào sởtu trì của giáo đạo họ. Như là Bà La Môn cũng có chú gọi là Phạm Thiên Chú, trong đạo Lão thì có tiên chú, trong chổ thờ quỷ thần, yêu ma thì có yêu chú hay quỷ chú. Và chỉ riêng trong Phật giáo thì mới có mật chú và được cho là Thần Chú bất khả tư nghì, nhưng cũng tùy theo chú mà giảng nghĩa tự hay câu thần chú nào đó, dựa vào sự đại nguyện mà chú thích. Thí dụ như Thần chú Kim Cương Đạo Sư cũng chỉ nhìn phương tiện diển nói để bàn về chú chứ thật ra không có nghĩa ... chỉ là mình suy theo đó mà bàn cho có nghĩa:
OM AH HUNG VAJRA GURU PEMA SIDDHI HUNG
OM AH HUNG là tinh tuý siêu phàm của những nguyên lý của thân, khẩu và ý giác ngộ
VAJRA là tinh tuý siêu phàm của Bất Hoại (Kim Cương) bộ
GURU là tinh tuý siêu phàm của Bảo Sanh bộ
PEMA là tinh tuý siêu phàm của Liên Hoa bộ
SIDDHI là tinh tuý siêu phàm của Nghiệp bộ
HUNG là tinh tuý siêu phàm của Phật bộ.
OM AH HUNG là tinh tuý siêu phàm của những nguyên lý của thân, khẩu và ý giác ngộ
VAJRA là tinh tuý siêu phàm của Bất Hoại (Kim Cương) bộ
GURU là tinh tuý siêu phàm của Bảo Sanh bộ
PEMA là tinh tuý siêu phàm của Liên Hoa bộ
SIDDHI là tinh tuý siêu phàm của Nghiệp bộ
HUNG là tinh tuý siêu phàm của Phật bộ.
OM AH HUNG VAJRA GURU PEMA SIDDHI HUNG
OM là sự tráng lệ và giàu có toàn hảo của Báo Thân, thân hiển lộ của sự tráng lệ
AH là sự viên mãn bất biến tuyệt đối của Pháp Thân, thân hiển lộ của thực tại tuyệt đối
HUNG làm toàn thiện sự hiện diện của Guru Padmasambhava như Hoá Thân, thân hiển lộ của sự hoá hiện
VAJRA làm toàn thiện tất cả những Bổn Tôn Heruka của các mạn đà la
GURU ám chỉ cội gốc và những guru truyền thừa và những bậc trì giữ giác tánh nội tại (Trì Minh Vương)
PEMA làm toàn thiện tập hội các daka và dakini
SIDDHI là sinh lực của mọi Bổn Tôn tài bảo và những vị bảo vệ kho tàng giáo lý
HUNG là sinh lực của các Hộ Pháp, những Bổn Tôn bảo hộ.
OM là sự tráng lệ và giàu có toàn hảo của Báo Thân, thân hiển lộ của sự tráng lệ
AH là sự viên mãn bất biến tuyệt đối của Pháp Thân, thân hiển lộ của thực tại tuyệt đối
HUNG làm toàn thiện sự hiện diện của Guru Padmasambhava như Hoá Thân, thân hiển lộ của sự hoá hiện
VAJRA làm toàn thiện tất cả những Bổn Tôn Heruka của các mạn đà la
GURU ám chỉ cội gốc và những guru truyền thừa và những bậc trì giữ giác tánh nội tại (Trì Minh Vương)
PEMA làm toàn thiện tập hội các daka và dakini
SIDDHI là sinh lực của mọi Bổn Tôn tài bảo và những vị bảo vệ kho tàng giáo lý
HUNG là sinh lực của các Hộ Pháp, những Bổn Tôn bảo hộ.
OM AH HUNG VAJRA GURU PEMA SIDDHI HUNG
OM AH HUNG là sinh lực của ba cấp bậc tantra
VAJRA là sinh lực của giới luật tu viện và Kinh thừa của giáo lý
GURU là sinh lực của Luận và kriya (hành động) yoga, cấp bậc thứ nhất của tantra
PEMA là sinh lực của charya (hành vi, hạnh kiểm) tantra, cấp bậc thứ hai của tantra, và yoga (hợp nhất) tantra, cấp bậc thứ ba của tantra
SIDDHI là sinh lực của những cấp bậc giáo lý mahayoga và anuyoga
HUNG là sinh lực của ati yoga, Đại Viên mãn Tự nhiên (Dzogchen).
OM AH HUNG là sinh lực của ba cấp bậc tantra
VAJRA là sinh lực của giới luật tu viện và Kinh thừa của giáo lý
GURU là sinh lực của Luận và kriya (hành động) yoga, cấp bậc thứ nhất của tantra
PEMA là sinh lực của charya (hành vi, hạnh kiểm) tantra, cấp bậc thứ hai của tantra, và yoga (hợp nhất) tantra, cấp bậc thứ ba của tantra
SIDDHI là sinh lực của những cấp bậc giáo lý mahayoga và anuyoga
HUNG là sinh lực của ati yoga, Đại Viên mãn Tự nhiên (Dzogchen).
OM AH HUNG VAJRA GURU PEMA SIDDHI HUNG
OM AH HUNG tịnh hoá những che chướng phát sinh từ ba độc trong tâm – tham, sân, và si
VAJRA tịnh hoá những che chướng bắt nguồn từ sự sân hận
GURU tịnh hoá những che chướng bắt nguồn từ sự kiêu ngạo
PEMA tịnh hoá những che chướng bắt nguồn từ sự khát khao và tham muốn
SIDDHI tịnh hoá những che chướng bắt nguồn từ sự thèm muốn và ganh tị
HUNG là một phương cách chung tịnh hoá những che chướng bắt nguồn từ tất cả những đau khổ thuộc cảm xúc.
OM AH HUNG tịnh hoá những che chướng phát sinh từ ba độc trong tâm – tham, sân, và si
VAJRA tịnh hoá những che chướng bắt nguồn từ sự sân hận
GURU tịnh hoá những che chướng bắt nguồn từ sự kiêu ngạo
PEMA tịnh hoá những che chướng bắt nguồn từ sự khát khao và tham muốn
SIDDHI tịnh hoá những che chướng bắt nguồn từ sự thèm muốn và ganh tị
HUNG là một phương cách chung tịnh hoá những che chướng bắt nguồn từ tất cả những đau khổ thuộc cảm xúc.
OM AH HUNG VAJRA GURU PEMA SIDDHI HUNG
Nhờ OM AH HUNG hành giả đạt được ba Thân (kaya)
Nhờ VAJRA hành giả chứng ngộ giác tánh nguyên sơ như-gương (Đại viên cảnh trí)
Nhờ GURU hành giả chứng ngộ Bình đẳng tánh trí
Nhờ PEMA hành giả chứng ngộ Diệu quan sát trí
Nhờ SIDDHI hành giả chứng ngộ Thành sở tác trí
Nhờ HUNG hành giả chứng ngộ Pháp giới thể tánh trí.
v.v.. và nhiều chú giải theo đại hạnh đã nói trên.
Chỉ có một chú mà giảng giải ra nhiều nghĩa là do theo phương tiện của chú đó do ai tuyên ngôn đưa mà bàn luận. Ngoài ra còn nhiều mật chú cũng như thần chú nữa và cũng tùy theo nguyện hạnh của mỗi chư Phật hay Bồ Tát để là chú thích ý nghĩa đó mà thôi.
1. Respect (Kính)- Thần chú được các Phật, Trời, Thiên Long, QuỷThần ủng hộ và kính trọng.
2. Gain (tăng trưởng)- mang lợi ích trong đời sống như là sức khỏe, vui vẻ, thành đạt trong đời sống.
2. Gain (tăng trưởng)- mang lợi ích trong đời sống như là sức khỏe, vui vẻ, thành đạt trong đời sống.
4. Surrender Unconditionally (Hàng phục) - chinh phụ hàng ta ma, diệt những thế lực xấu ác, vô hình gây đến cho người hoặc chúng sanh.
5. To call (triệu tập) - mang những năng lực tinh tế của vũ trụ từ các cảnh giới vi điệu của vô vi.
5. To call (triệu tập) - mang những năng lực tinh tế của vũ trụ từ các cảnh giới vi điệu của vô vi.
Chú có hiệu lực cho việc ám thị, bỡi vì lập lại một số chữ, đoạn văn đã soạn sẳn có ý nghĩa của các chư Phật, Bồ-Tát mang mục tiêu đạt đến cho chúng ta niệm lên hầu mang sự thành công, lợi lạc. Khi ta niệm đọc lên theo một phương pháp đặc biệt, có thể làm cho bên trong nội tạng của thân thể rúng động, rung lên, có tác dụng đã thông kinh mạch và phóng phát một nội lực nào đó của cơ thể,hoặc có thể gây tác dụng tạo một sự tác động đến âm ba bên ngoài mà làm tan vở hay tiêu diệt một chướng ngại vật nào đó. Ý niệm này huân tập cấy vào tiềm thức mà từ đó chúng ta bị ảnh hưởng về mục đích xưng tụng hay xưng niệm. Tuy mỗi chú có mỗi âm thanh để mang làn sóng (frequency) mở sự cãm nhận tri, kiến của ta đến người thệ nguyện - gọi là cãm ứng. Theo mỗi âm chú có dạng rung động với những giai điệu thệ nguyện khác nhau là sắc, thể, và ngũ hành.
Sự niệm chú ngữ cũng là một để tập trung, sự chú ý vào một điểm, làm đóng lại những hoạt động của ngũ quan bên ngoài và hệ thống đối giao cảm để tạo điều kiện cho hệ thống trực giao cảm hoạt động, hầu đưa ta đi sâu vào đạiđịnh. Sự lập lại chú ngữ, trong một thời gian, sẽ cộng hưởng trong tâm ta, đến một lúc nào đó, ta không cần phát âm để đọc chú ngữ, mà chú ngữ sẽ tự động vang lên trong tâm ta, và chỉ một mình ta nghe được.
Sự niệm chú ngữ cũng là một để tập trung, sự chú ý vào một điểm, làm đóng lại những hoạt động của ngũ quan bên ngoài và hệ thống đối giao cảm để tạo điều kiện cho hệ thống trực giao cảm hoạt động, hầu đưa ta đi sâu vào đạiđịnh. Sự lập lại chú ngữ, trong một thời gian, sẽ cộng hưởng trong tâm ta, đến một lúc nào đó, ta không cần phát âm để đọc chú ngữ, mà chú ngữ sẽ tự động vang lên trong tâm ta, và chỉ một mình ta nghe được.
Khi đọc trì chân ngôn thì ta dể nhập định hơn, ý nghĩa của chân ngôn thường hướng về thành tựu và khấn nguyện,một ước nguyện nào đó, sự lập đi lập, lập lại một chân ngôn nào đó,thường có tác dụng ám thị cho ta dần dần dể đi vào nhập định, những người trì tụng thần chú có khả năng cao, niệm những chân ngôn có ý nghĩa, mang những nguyện vọng hiện thực, có thể biến sự tụng niệm những câu chân ngôn nầy, thành những tín hiệu có khả năng,phóng phát ra ngoài,tùy theo công việc như trị bệnh hay tôn giáo v..v...
Thường thì người Tây Tạng cho là dùng thần chú âm thanh, tụng đọc chung làm cho năng lực nào đó, để làm cho trung tâm nầy rung lên, cộng hưởng để phụ trợ và tăng thêm cường độ, để rồi dùng từ luân xa nầy như cái loa, hay như là một nơi phát ra năng lực để hướng đến mục tiêu, mà phóng phát năng lực,để tạo một kết quả mà mình mong muốn đến chư Phật/BồTát..
Ở một lảnh vực trì chú cao hơn, người trì chú có thể quán tưởng, một chú ngữ nào đó, kèm theo một loại màu sắc nhất định, sau đó sự trì chú và quán tưởng nầy biến đổi hình dạng theo một qui tắc nhất định, đồng thời phối hợp với sự điều tức, sự lên xuống của nội khí, có thể làm sản sinh một trạng thái khí công hay một hiệu năng nào đó,có hình thức rất là đa diện.
Ở một lảnh vực trì chú cao hơn, người trì chú có thể quán tưởng, một chú ngữ nào đó, kèm theo một loại màu sắc nhất định, sau đó sự trì chú và quán tưởng nầy biến đổi hình dạng theo một qui tắc nhất định, đồng thời phối hợp với sự điều tức, sự lên xuống của nội khí, có thể làm sản sinh một trạng thái khí công hay một hiệu năng nào đó,có hình thức rất là đa diện.
Theo kinh Lăng Nghiêm thì Đức Phật có dạy rằng các đại Bồ Tát cũng cần trì chú chứ không riêng vì chúng ta, "Giả sử có chúng sanh nào trong tâm còn tán loạn, nhưng nếu trì niệm thần chú cũng vẫn đuợc tám mươi bốn ngàn hằng hà xa Kim Cang thần ngày đêm hộ vệ, đi theo gìn giữ. Các quỷ thần ác phải xa lánh vị thiện nhân này ngoài 10 do-tuần và chúng ma muốn rình rập không được quấy phá nhiễu." Từ đó cho thấy rằng mật chú mà Đại Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác trì gia hộ cũng mang sự lợi ích cho bản thân và chúng sanh trong cõi Ta Bà, hữu tình cũng như vô tình để được gia hộ và những chuyện xấu xa phải lánh xa .
Hầu hết kinh điển Mật Tông đều nhấn mạnh rằng: Những mật chú đều là những chân ngôn của chư Phật và chư Bồ Tát có giá trị nhiếp tâm và truyền giảng vô lượng. Mật Chú giúp đỡ cho chúng sinh xa lìa tham, sân si, là những độc hại trong việc tu hành. Việc trì tụng những mật chú sẽ tiêu trừ các tai ương, giải cứu những ách nạn, đưa con người thoát khỏi cảnh giới sa đoạ. Thành thử, kiên tâm trì tụng với tất cả tâm thành, kết quả tốt đẹp không biết đâu lường được.
Hầu hết kinh điển Mật Tông đều nhấn mạnh rằng: Những mật chú đều là những chân ngôn của chư Phật và chư Bồ Tát có giá trị nhiếp tâm và truyền giảng vô lượng. Mật Chú giúp đỡ cho chúng sinh xa lìa tham, sân si, là những độc hại trong việc tu hành. Việc trì tụng những mật chú sẽ tiêu trừ các tai ương, giải cứu những ách nạn, đưa con người thoát khỏi cảnh giới sa đoạ. Thành thử, kiên tâm trì tụng với tất cả tâm thành, kết quả tốt đẹp không biết đâu lường được.
Thần chú là sự gia trì nguyên do định lực của mỗi đạo, mỗi pháp sư, hành giả khác nhau. Theo sự gia trì thì hành giả tu luyện được chỉ có thể ởtrong phạm vi nào đó, từ sơ thiền lên đến cảnh giới phi tưởng phi phi tưởng là hết, nhưng tầng cảnh giới này phải gọt sạch nhưng bất chấp, bất ngã để đạc tới diệt tận định luật, thoát khỏi sự luân hồi. Cũng giống như là mình học kungfu vậy, chỉ đạt tới tầng 9 thôi và tầng thứ 9 này là có thể tẩu quả nhập ma cho nên từ từ trì định từ căn bản để không để những vọng ngã có thể xẫy ra. Vì vậy mà thành tựu trì định thần chú phải tu tập sự vô ngã mới đạ tới thành tựu. Nói cho cùng, chúng ta cứ trì tụng từ từ không cần phải hiểu ý nghĩa mật chú... vì đó là sự vi diệu không thể bàn (cái nào cần bàn thì bàn....còn về phần này thì không thể bàn theo Thầy Tashi có lần có người hỏi gì đó thì sư nói là đừng nên tìm hiểu), của sự bí mật... Điều này không có cấm cản là chúng ta học mà không tìm hiểu hay không được hỏi. Thắc mắc thì hỏi và tùy theo những điều cần hỏi và trả lời.
No comments:
Post a Comment