Thursday, April 2, 2015

Gừng tẩm hóa chất cực độc ở TQ


Trong khi nước ngoài đang giãm tắt về cách ăn uống và tìm tòi những cách để chống những căn bịnh quái đảng và bịnh ung thư thì người Trung Quốc cũng như người Việt Nam làm những thực phẫm bê bối để mong được giàu sang giết hại đồng loại và mọi chủng tộc và rồi từ từ cũng đi đến con đường tiêu hại chính bản thân mình và người thân của mình. Thế cho nên người TQ cứ phải làm những độc hại trà trộn vào thị trường và rồi người Việt Nam lại bắt chước.  Vậy thì hỏi tại sao người Taliban/Muslim muốn diệt chủng chúng ta?  Làm sao tự cứu mình đây khi ai ai cũng muốn tự làm giàu cho bản thân? Chỉ còn cách tự trồng mà ăn.  Nhưng trồng sao cho đủ loại để ăn?  Đất đâu mà trồng trọt?  Vì vậy nhu cầu thực phẫm phải nằm trong tay những người bán có lòng tham không đáy.  Họ cứ làm đủ mọi cách để trà trộn mọi thực phẫm.   Phật nói rất đúng, "đời ác sau, chúng sanh căn lành càng ít, nhiều kẻ tăng thượng mạn tham lợi dưỡng cúng dường thêm lớn mà căn chẳng lành, xa lìa đạo giải thoát."  Họ toàn làm những việc mưu hại người để mong giàu có, rồi mang những đồng tiền bất lương đó đi cúng dường mong được giải thoát chứ thật chất họ nào có lòng lành?  Bỡi thế cho nên ngày nay, tăng ni sĩ càng đông vì cũng mong được dưỡng lợi cúng dường của họ.


Gừng tẩm hóa chất cực độc ở TQ

 
TT - Sau những vụ bê bối về thực phẩm mới đây, người tiêu dùng Trung Quốc lại choáng váng với thông tin “gừng được trồng và bảo quản bằng thuốc trừ sâu có độc tính cao Aldicarb”, được gọi là “Thần nông đơn”, theo điều tra của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).
Gừng không rõ nguồn gốc được bán ở chợ Thành Công B (Hà Nội) có kích thước to gấp nhiều lần so với gừng Việt Nam.
 
Aldicarb là một trong những loại thuốc trừ sâu cực độc chỉ được sử dụng cho năm loại cây ở Trung Quốc là cây bông vải, thuốc lá, hoa hồng, đậu phộng và khoai tây với điều kiện phải được sự cho phép của Bộ Nông nghiệp. Chất độc Aldicarb có thể gây tổn thương hệ hô hấp, gây mờ mắt, đau đầu, nôn mửa và run rẩy ở người. Chỉ cần 50mg Aldicarb có thể giết một người có cân nặng 50kg.
120-300kg thuốc trừ sâu/ha!


Củ gừng từ lâu thường được sử dụng chế biến thức ăn hằng ngày cũng như trong ngành thuốc đông y cổ truyền. Điều tra của CCTV cho biết các hộ trồng gừng ở Duy Phường (tỉnh Sơn Đông) đã dùng 120-300kg thuốc trừ sâu Aldicarb, nghĩa là vượt mức cho phép từ 3-6 lần, cho 1ha trồng gừng nhằm chống sâu rầy và bảo quản củ gừng lâu hư. Hình ảnh truyền hình ghi nhận nhiều cánh đồng ở Duy Phường đang vào mùa thu hoạch gừng. Hàng tấn củ gừng đã được nhổ lên, củ căng tròn và bóng mượt đang chờ được đóng gói để tung ra khắp thị trường Trung Quốc, và theo đường tiểu ngạch xuất khẩu sang các nước láng giềng. Song, mấy ai biết được những củ gừng căng bóng ấy đã ngậm một lượng lớn thuốc trừ sâu Aldicarb.

Càng đáng sợ hơn, người nông dân ở đây dù đều biết rõ độc tính giết người của thuốc Aldicarb nhưng vẫn thản nhiên trả lời rằng họ đã sử dụng nó hơn 20 năm nay. “Ai mà không sử dụng thuốc này để giết sâu bọ? Ai có thể đảm bảo mùa thu hoạch tốt mà không cần nó, nếu không sử dụng thì sản lượng đầu ra của chúng tôi chỉ được phân nửa hiện nay. Chúng tôi tất nhiên không dùng loại thuốc này cho loại gừng mà gia đình chúng tôi ăn” - CCTV dẫn lời một nông dân nói.

Tin tức này đang lan rộng trên Internet khiến người dân Trung Quốc ở khắp nơi đặt nghi vấn không chỉ ở Duy Phường mà những nơi khác cũng có thể đang xảy ra tình trạng tương tự. Cũng có lo ngại ngoài gừng, Aldicarb còn được sử dụng trong các loại cây trồng khác. “Giờ đây biết củ gừng nào là an toàn và thuốc độc có thể ngấm vào đất cũng như gây ô nhiễm mạch nước ngầm” - một cư dân mạng tên Lâm Phương viết trên Weibo.

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 6-5, ông Chu Vũ Thần, một người làm trong ngành truyền thông Trung Quốc, cho biết nghe tin mà giật cả mình khi hai ngày nay thông tin về thịt chuột giả thịt cừu đang tràn vào thị trường Thượng Hải, giờ lại đến tin gừng ngậm chất cực độc. Rồi ông nói mà nghe như một lời tổng kết: “Hơn 30 năm đổi mới, một bộ phận người Trung Quốc đã đánh mất sự lương thiện và lương tri, giờ thì chuyện gì họ cũng có thể làm”.

Tân Hoa xã cho biết cách đây hai năm, 13 người ở An Huy đã bị trúng độc Aldicarb sau khi ăn dưa leo được bảo quản bằng loại thuốc này. Chẳng những thế, nông dân ở thành phố Thanh Châu, tiếp giáp với Duy Phường, còn sử dụng loại thuốc trừ sâu dichlorvos (DDVP) bảo quản bắp cải và gừng. Loại hóa chất cực độc này một khi ngấm vào rau cải và trái cây thì khó rửa sạch và nó có thể gây tổn hại, dẫn đến ung thư.

Hãy tự cứu mình!

Trước sự hoang mang của dư luận, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bảo vệ mùa vụ Trung Quốc Tôn Thúc Bảo khẳng định ông không nghĩ tình hình sẽ tồi tệ hơn. “Thuốc trừ sâu có tác dụng kéo dài hơn một vụ mùa đã bị cấm. Tác dụng của thuốc Aldicarb lên đất và nước ngầm sẽ không lớn, nó sẽ bị các vi sinh vật xử lý” - cổng thông tin chính phủ dẫn lời ông Tôn chống chế. Song, ông Tôn cũng thừa nhận thuốc Aldicarb đã được nông dân ở Duy Phường sử dụng từ rất lâu dù thuốc này đã bị cấm sử dụng cho các loại nông sản như gừng, nghệ từ năm 2006.

Ở nhiều địa phương khác của Trung Quốc, chuyện lạm dụng thuốc trừ sâu để bảo quản nông sản là chuyện thường thấy, bởi Trung Quốc không có những quy định cũng như những biện pháp trừng phạt cụ thể về việc lạm dụng gây ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Đối với các vi phạm, chính quyền các địa phương từ lâu chỉ tịch thu nông dược độc và tiêu hủy những cây trồng sử dụng các loại nông dược như Aldicarb.

Lần này, chính quyền Duy Phường được lệnh phải mạnh tay hơn: đóng cửa những cửa hàng bán loại thuốc trừ sâu cực độc này và bắt giữ các chủ cửa hàng vi phạm. “Chẳng biết hiệu quả của việc trừng phạt này đến đâu” - báo Tin Tức Bắc Kinh dẫn lời một người dân cho biết. Còn lúc này, để tự cứu mình, như khuyến cáo của ông Đổng Kim Sư - tổng thư ký Hiệp hội Bao bì thực phẩm quốc tế, người tiêu dùng Trung Quốc nên ngâm gừng trong dung môi đặc biệt khoảng 30 phút để giảm độc tố.

Gừng TQ được trồng bằng hóa chất?

Bấy lâu nay, Việt Nam luôn tự hào là một nước sản xuất gừng, tỏi xuất khẩu, nhưng giờ tràn ngập hàng nhập từ Trung Quốc. Tỏi củ to hơn, gừng mập mạp, láng mịn, dễ bóc vỏ… là ưu điểm khiến nông sản Trung Quốc loại này lấn át hàng nội. Trồng gừng bằng hóa chất cực độc
 
Image removed by sender.
Gừng không rõ nguồn gốc được bán ở chợ Thành Công B (Hà Nội) có kích thước to gấp nhiều lần so với gừng Việt Nam.
 
Chợ Long Biên, chợ đầu mối nông sản lớn nhất miền Bắc, gừng tràn ngập, chất thành từng đống. Một tiểu thương chuyên buôn bán mặt hàng này tại chợ Long Biên tiết lộ, gừng được chở bằng xe tải từ các tỉnh biên giới về đây đổ. Cần mua gừng Trung Quốc bao nhiêu cũng có, nhưng gừng trồng trong nước thì ít.
Trong khi đó, một báo cáo điều tra do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng vào thứ 7 tuần qua phát hiện các nông dân ở thành phố Duy Phường (tỉnh Sơn Đông) đã sử dụng thuốc trừ sâu hoạt chất Aldicarb, vượt mức cho phép 3-6 lần. Aldicarb là một trong những hoạt chất cực độc chỉ được sử dụng cho 5 loại cây ở Trung Quốc là cây bông vải, thuốc lá, hoa hồng, lạc và khoai tây với điều kiện phải được sự cho phép và kiểm soát nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp. Theo điều tra của CCTV, các hộ trồng gừng ở Duy Phường đã dùng 120-300kg thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất Aldicarb cho một hecta gừng nhằm chống sâu rầy và bảo quản củ lâu hỏng.
Loại thuốc này bán tại Mỹ với tên thương mại là Temix, được coi là loại thuốc trừ sâu độc hại nhất trong các loại hoạt chất diệt côn trùng. Các tài
liệu cũng cho thấy, Aldicard tồn tại rất lâu trong môi trường đất, nước, tiếp xúc với con người qua đường nước uống và lương thực, thực phẩm. Aldicard được hấp thụ tốt qua đường ruột, da và khí quản. Nếu cơ thể người bị phơi nhiễm Aldicard ở mức độ cao có thể gây co thắt phế quản, chảy nước miếng, teo đồng tử, co thắt ruột, tiêu chảy, buồn nôn và tim đập chậm, dẫn đến tử vong.
Ít lấy mẫu kiểm tra gừng
Ngay sau khi có thông tin trên, Cục bảo vệ thực vật (BVTV) đã rà soát tình hình nhập khẩu gừng tại các các cửa khẩu khu vực biên giới phía Bắc. Gừng được nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và Lào Cai. Lượng gừng nhập khẩu từ đầu năm đến nay là hơn 330 tấn, trong đó, cửa khẩu Tân Thanh khoảng 250 tấn. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, lượng nhập chỉ ở mức hơn 300 tấn vì gừng không phải thực phẩm được sử dụng nhiều như các loại rau, củ quả khác, người Việt Nam sử dụng gừng cũng không nhiều. Bên cạnh đó, mặt hàng này trong nước cũng sản xuất được với chất lượng cao hơn, củ gừng chắc, thơm và cay hơn.
Trao đổi xung quanh việc này, bà Bế Thị Thu Hiền, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch Tân Thanh cho hay, so với các loại củ gia vị như hành, tỏi khô thì gừng được nhập khẩu với số lượng ít hơn. “Thỉnh thoảng Trạm cũng lấy mẫu gừng kiểm tra dịch bệnh, nguy cơ hóa chất. Đã phát hiện hóa chất trên mẫu gừng nhưng dưới ngưỡng cho phép nên vẫn thông quan mặt hàng này. Đây cũng là những mặt hàng được doanh nghiệp kê khai, nhập khẩu chính ngạch”.
Theo Cục trưởng Cục BVTV, hoạt chất Aldicard không có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam. “Đây là một hoạt chất có độ độc cao, gây ngộ độc cho người chủ yếu ở hệ thần kinh. Trung Quốc vẫn cho sử dụng hoạt chất này nhưng cũng rất hạn chế, chỉ trên một số loại cây trồng nhất định và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định”. Công ước quốc tế Rotterdam đưa hoạt chất Aldicard vào phụ lục 3. Tức nhóm các loại hóa chất, thuốc BVTV khi vận chuyển sang nước khác phải có thông báo.
Tại các cửa khẩu đều có Trạm kiểm dịch thực vật, ông Nguyễn Xuân Hồng cho hay, theo quy định thì tất cả các hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải lấy mẫu kiểm tra xác suất. Song, do gừng nhập khẩu với số lượng không nhiều lại thuộc nhóm nguy cơ thấp nên không kiểm tra thường xuyên. Nhưng, sau sự việc này, Cục BVTV sẽ lấy mẫu kiểm tra với tần suất lớn, bao gồm cả gừng được sản xuất trong nước và gừng lưu thông trên thị trường để có thông tin chính xác nhất tới người tiêu dùng.
 
Chanh vàng Trung Quốc có dư lượng hóa chất vượt ngưỡng
Một mẫu chanh vàng Trung Quốc vừa bị phát hiện tồn dư lượng thuốc BVTV vượt quá quy định cho phép. Thông tin này được Cục BVTV đưa ra tại cuộc họp giao ban về VSATTP diễn ra ngày 6-5. Chất được tìm thấy trong mẫu chanh là Carbendazim, dùng để diệt sâu bọ, có nguy hại tới sức khỏe con người. Trước đó, kết quả kiểm tra công bố năm 2012 của Bộ NN&PTNT, nhiều loại hoa quả có nguồn gốc Trung Quốc như nho, lê, táo, dưa vàng, khoai tây…có dư hóa chất vượt quá ngưỡng cho phép từ 1-5 lần.

No comments:

Post a Comment