Hôm cuối tuần nói chuyện với ông anh đang nằm trong nhà thương và có cắt nghĩa cho anh rằng là không cần phải về nhà chết vì chết ở đâu cũng được nếu làm đúng thì cũng như được về nhà. Hà tất phải nằn nặc đòi về nhà mới chết mới về nhà. Mà hỗm rày có lẻ cuộc chiến áp đảo giữa gia đình anh và bên vợ nghe thêm bực mình vã lại tối hôm qua Nhỏ tui lại chẳng ngũ được đi dọn dẹp nhà tới 2g sáng, nên giờ post phân tích như đã nói với anh. Quý vị ai muốn tham khảo thì welcome.
Câu hỏi "tại sao đưa linh cữu viếng nhà trước khi thiêu hoặc chôn?" Thật sự đây chỉ là hình thức của nhân gian, đã nói là của đời mà, nhưng có xãy ra đúng hay không thì hầu hết không ai biết mà chỉ quan niệm là sống có nhà, chết có mộ. Sống thì ra-vô nhà, chết thì cũng vô - ra nhà mình chứ không ở nơi lạ. Các tu sĩ thì không mấy gì tin tưởng vào chuyện này vì cho là không hợp lý bỡi vậy ông Thầy nhất định không chịu ra chổ thằng em mất vì tai nạn đưa về chuà hay nhà (chịu thôi, bà già và con vợ không lên tiếng thì thôi, nhưng mấy thằng bạn có đạo của thằng em hỏi, "chị sao không cho Thầy ra đọc kinh rước đi như bên đạo của em?", "em hỏi chị hỏi ai?"). Thầy nói, "tụng kinh cho siêu độ về cảnh giới Phật rồi" (Mô Phật
théc méc nha ...) Như chúng ta phải hiểu và nên biết nếu mình tu hành thành chánh quả thì đâu cần phải về nhà vì nhà của mình là cõi Thiên-Đàng, Cực-Lạc, chứ đâu phải trần ai khoai củ này?


Trước khi nói tiếp thì xin kể một chuyện mà do chính cố Hoà Thượng Thanh Đạm kể (hình như có viết trong bài nào quên mất). Thầy kể là có một bà người Mỹ cứ thấy con của bà chết vì tai nạn xe cộ ở beltway về than khóc là "cứ ồn ào quá không chịu được" (v.v..) và cần bà giúp đở. Bà giựt mình dậy và đi tới gặp Cha Xứ trình bày và Cha xứ làm lể siêu độ cho anh chàng ta. Nhưng bà vẫn nằm chiêm bao nghe khóc than nói vẫn ồn ào sao đó .... Bà thức dậy trong nỗi lo buồn... bổng bà nhớ lại là con của bà chết trong tai nạn xe cộ ở beltway có thể vì vong linh còn lẫn quẩn đó nên vì xe cộ qua lại làm ồn chăng? Bà lang thang đi tìm câu trả lời thì tự nhiên đứng trước cửa chuà có tượng Mẹ Quan Âm (chuà của HT Thanh Đạm). Bà nhìn Mẹ Quan Âm và cầu xin sự giúp đở thì Thầy đi ra. Bà kể cho Thầy nghe xin Thầy giúp cho bà làm thế nào? Thầy kêu bà về nhà mua bông, quả và hẹn ngày tới chở Thầy đi tụng kinh đưa vong linh đi. Tới ngày, Thầy và bà ta ra nơi chổ người con chết, Thầy tụng và đưa về chuà. Sau khi khóa lể đưa vong đi, thì bà không còn nghe con của bà khóc nữa. Và bà cứ thế hay mang hoa tới chuà mỗi tuần vào sáng sớm, có lẻ là tạ ơn Mẹ Quan Âm

Trở lại tại sao phải đưa linh cữu về nhà trước khi chôn/thiêu. Thường thì ở VN sau khi chết đều đưa về nhà làm lể dù có chết ở chiến trận (nếu đưa về được) hay ở nhà thương hoặc ở đâu ngoài đường, v.v... Còn ở nước ngoài thì hầu hết chết ở nhà thương, và chổ khác. Thể xác được chuyển xuống nhà xác. Sau đó liên lạc nhà quàn, sau khi trả mọi chi phí, v.v.. thì nhà quàn liên lạc nhà xác lấy thi thể mang về tắm rửa, trang điễm, embose thể xác, (nếu có trả tiền khoảng này mỗi thứ là $250 tới $300), rồi cho mặc áo (tốt nhất là mua package, gồm có hòm, hoa, chuyên chở đi chôn, tắm rữa, trang điểm, lấy bộ phận ra, v.v.... cộng luôn mấy ngày làm lể, rẽ "lắm" chừng $17,000 mí thôi nếu là cái hòm không có fancy cho lắm)



Nhiều tu sĩ cho rằng làm chuyện hoang đường không nhất thiết phải đưa linh cữu về nhà thăm trước khi chôn/thiêu. Vì quan niệm chánh của họ là sau khi tụng kinh siêu độ tất cả được về cảnh giới của Phật A Di Đà (Mô Phật, không biết quý tu sĩ có biết được họ chết sẽ đi về đâu không

Cũng đúng thôi, nếu là người tu tu tịnh độ với một tâm nguyện tha thiết là sau khi bỏ báo thân nầy nguyện sanh về Cực lạc. Đó là một nguyện vọng thiết tha duy nhứt của người chuyên tu tịnh nghiệp. Đã có một bản nguyện lòng thiết tha như thế, thì đối với việc nhà cửa của cải vật chất, tất cả chỉ là những thứ phù vân hư huyển có gì quan trọng đâu mà luyến tiếc viếng thăm thì không nhất thiết phải về thăm (ủa ủa mà cái này phải chỉnh lại nha. Nếu nói như trên thì tại sao chư linh [lát sẽ cắt nghĩa tại sao kêu vong linh, hương linh và chư linh)] lại quàn ở chuà



Thường các vị tu sĩ nói đưa hương linh về nhà thì làm cho hương linh mất chánh niệm khởi tâm luyến ái (chắc quý tu sĩ thì không?
). Lý do, quý tu sĩ nói, "người tu hành trọn đời chỉ có một việc làm là niệm phật cầu vãng sanh Cực lạc để thoát kiếp khổ đau luân hồi trầm luân nơi biển ái, thì thà chấp nhận trái với đời hơn là trái mất bản nguyện của mình." Đã nói là chuyện của đời, nên nhiều Thầy khi tụng đám thì không chịu cho linh cữu về nhà, nếu vậy thì quý tu sĩ sau khi chết quàn tại chuà làm gì? Trở về chuà thì cũng khởi tâm niệm muốn trụ cái chùa chắc??? Nhưng bên có đạo thì OK Salem, ngoại trừ người nhà sợ ma ... hoặc là "ông" vẫn vơ trong nhà rồi làm sao tui "mần ăn" hay tái giá. Bên có đạo muốn sao cũng được miễn là trước khi chôn hay thiêu thì đưa linh cữu vào nhà thờ làm thêm một nghi thức cầu siêu để cho vong/hương linh được thọ ký tại nhà thờ cũng như chúng ta mang hình vào chuà sau khi hoàn mãn chuyện ma chay. Bỡi thế trong chuà hay đọc, "ký tự cho hương linh tại chuà ....(tên chuà gì đó) nghe pháp, nghe kinh ... v.v. " là vậy.
Theo như thằng con nói, "chúng ta phải quan niệm và quán chiếu lời nói hay giảng nghĩa của tu sĩ" (tối qua nằm nghe nói vậy nên giờ phải edited bài)
1. Giữa hai giáo chánh, Phật và Chuá. Nếu nói là về nhà ám tắt thì tại sao tu sĩ được trở về mà con người đời không được, nhưng các con chiên được trở về bên Chuá tức là trước khi đi chôn hoặc thiêu đều phải đưa vào nhà thờ làm lể mà bên Phật Giáo thì đi thẳng ra nghĩa trang chôn hay vào lò thiêu, chứ không đưa vào Chuà để cho về với Phật.
2. Có xin để linh xa trong chuà chưa chắc gì quý tu sĩ trụ trì cho. Do đó sẽ có một loạt excuses tu sĩ đưa ra ... chưa kể quý vị tu sĩ đó sợ ma ...
3. Đi thẳng ra thiêu hay chôn tức là trụ thể xác ở nơi đó, rước vong/hương linh đi cũng chẳng là gì!
4. Theo kinh Kim Cang, ưng vô sở trụ thì hà tất phải trụ khi 6 trần còn vướng mắc thì tu sĩ cũng không đưa ai về chuà được ... chỉ là cảnh sắc do tu sĩ nói, Phật chưa nói bao giờ trong kinh pháp về phần xác phải đưa về nhà gì hết. Khi thân vướng mắc chỉ có người thân và bản thân chúng ta tự gở. Bản thân gở thì 100% được, còn người thân gở hương linh chỉ được 1/10 phước báo.
5. Cũng như ngày xưa trong flim Tây Du Ký, lúc gặp ma quái giả Phật thì Đường Tam Tạng lại cúi lạy Phật lia chia và cho là Tôn Ngộ Không hồ đồ đòi đánh Phật, nhưng lúc gặp Phật thiệt nơi Thiên Trúc thì Đường Tam Tạng lại quên cúi lạy Phật. Cái này cho thấy chúng ta chỉ nhìn cái bề ngoài của mọi lời nói không chân thì cho là chân, nói không giả thì cho là giả. Thành ra phải hiểu liểu ngộ, cứ theo đời mà hành sự, cái đúng sai thì phải biết nghĩa chân thì đã có Thiên Thần chỉnh lối. Chẳng nghe nhiều, chẳng nghe ít ... phải thấu đáo, quán nghĩa chân thật mà làm.
6. cái gì nữa, thằng con nói nhiều quá quên mất tiêu rồi
edited ngày 9/22/2013 thiện tai, thiện tai.

Theo như thằng con nói, "chúng ta phải quan niệm và quán chiếu lời nói hay giảng nghĩa của tu sĩ" (tối qua nằm nghe nói vậy nên giờ phải edited bài)
1. Giữa hai giáo chánh, Phật và Chuá. Nếu nói là về nhà ám tắt thì tại sao tu sĩ được trở về mà con người đời không được, nhưng các con chiên được trở về bên Chuá tức là trước khi đi chôn hoặc thiêu đều phải đưa vào nhà thờ làm lể mà bên Phật Giáo thì đi thẳng ra nghĩa trang chôn hay vào lò thiêu, chứ không đưa vào Chuà để cho về với Phật.
2. Có xin để linh xa trong chuà chưa chắc gì quý tu sĩ trụ trì cho. Do đó sẽ có một loạt excuses tu sĩ đưa ra ... chưa kể quý vị tu sĩ đó sợ ma ...
3. Đi thẳng ra thiêu hay chôn tức là trụ thể xác ở nơi đó, rước vong/hương linh đi cũng chẳng là gì!
4. Theo kinh Kim Cang, ưng vô sở trụ thì hà tất phải trụ khi 6 trần còn vướng mắc thì tu sĩ cũng không đưa ai về chuà được ... chỉ là cảnh sắc do tu sĩ nói, Phật chưa nói bao giờ trong kinh pháp về phần xác phải đưa về nhà gì hết. Khi thân vướng mắc chỉ có người thân và bản thân chúng ta tự gở. Bản thân gở thì 100% được, còn người thân gở hương linh chỉ được 1/10 phước báo.
5. Cũng như ngày xưa trong flim Tây Du Ký, lúc gặp ma quái giả Phật thì Đường Tam Tạng lại cúi lạy Phật lia chia và cho là Tôn Ngộ Không hồ đồ đòi đánh Phật, nhưng lúc gặp Phật thiệt nơi Thiên Trúc thì Đường Tam Tạng lại quên cúi lạy Phật. Cái này cho thấy chúng ta chỉ nhìn cái bề ngoài của mọi lời nói không chân thì cho là chân, nói không giả thì cho là giả. Thành ra phải hiểu liểu ngộ, cứ theo đời mà hành sự, cái đúng sai thì phải biết nghĩa chân thì đã có Thiên Thần chỉnh lối. Chẳng nghe nhiều, chẳng nghe ít ... phải thấu đáo, quán nghĩa chân thật mà làm.
6. cái gì nữa, thằng con nói nhiều quá quên mất tiêu rồi
edited ngày 9/22/2013 thiện tai, thiện tai.
Nói chung đó là hình thức mà thôi. Ai muốn làm sao thì làm miễn chánh niệm trước khi mất thì hãy thiết tha cầu vãng sanh. Cũng như đã nói với ông anh, trong kinh dạy: “Niệm bất nhứt tất sanh Tịnh Độ. Ái bất nhiễm, bất sanh Ta Bà”. Nên cứ niệm Phật càng chánh niệm đối với người gần lâm chung như anh thật là quan trọng. Cần phải cầu giải thoát thì chết ở đâu cũng được chứ đừng bắt buộc phải về nhà, hay chết ở nhà thương. Lở có chết ở nhà thương mà muốn về nhà thì cứ cho linh cữu viếng nhà trước khi đi chôn. Anh hỏi nếu chết nhà thương thì làm như vậy có cần phải đưa cái hòm vô nhà không? Tội cho ông anh tui ... ai quởn đâu mà khiêng cái hòm vô đi vòng vòng trong nhà cho mệt, nặng lắm chứ bộ, chỉ cần đốt hương mang ly hương vô rồi đi vòng nhà xong ra hoặc vô xong ra cũng Ok. Cứ niệm Phật cho nhiều đừng tạt niệm. Lý do là mình không giải thoát thì cái cánh cữa vô nhà cũng khó lòng. Đã nói không sợ chết thì hà tất yếu phải đòi hỏi chết ở chổ này, chổ kia. Nếu lở chết ở nhà thương thì cứ nói người nhà cho ghé qua nhà trước khi hạ quyệt và nên nói ý nguyện của mình trước người thân (last wish). Còn khi mình giải thoát thì an nhiên tự tại muốn nhà thì thấy nhà. Chỉ có điều là sau khi chết ở nơi khác không phải là nhà, thì chúng ta yêu cầu người thân đưa cho thể xác trở về nhà thăm lại những kỷ niệm mà hằng ngày thường ưa thích nhìn lại lần cuối trong những ngày tình huống căng thẳng đối diện với cơn đau hay la hét trong buồn bực mà không hề nghỉ tới nhà nên chỉ muốn trở về. Cũng chắc gì khi ta trở về mà không khởi niệm luyến tiếc
(ông dượng chết bất đắc kỳ tử ở nhà mà có ai chiêm bao thấy ổng đâu? Giờ nhà cũng bán rồi thành ra chết nhà hay ở đâu cũng không có ý nghĩa). Hơn nữa, theo trong Kinh nói, "những người chưa phải là cực thiện hay cực ác, thì phải rơi vào thân trung ấm, tất nhiên thần thức của họ rất là yếu đuối. Tâm niệm để giải thoát cãnh trần ai đừng tâm thức mình phải sa vào trong tăm tối lúc nhắm mắt." Nói nhiều quá, hỏi anh hiểu không thì anh trả lời hiểu mà không biết hiểu mấy câu ?????
Mô Phật!



Nhưng nói gì thì nói, ngay cả bây giờ ai ai luôn cả quý Thầy Tây Tạng, cố Hoà Thượng Thanh Đạm, bên công giáo cũng công nhận, chết đâu thì hồn phách ở đó. Bỡi thế chúng ta thấy mấy vòng hoa, búp bê, mấy con chó/gấu bông cũng như cây Thánh Giá được gắn ở ngoài đường nơi nhưng vong linh mất vì tai nạn dù là gia đình đã mang họ đi chôn hay thiêu. Người tu hành cũng như tại gia phải nhìn, phán đoán cho kỷ, chớ đừng cho mình tu thì trở về chuà, người không tu thì không cần về nhà. Chuà là nhà của tu sĩ, nhà là của cư sĩ và người đời thế gian. Thôi cứ coi chết là hết ... có quanh quẩn đâu đó hay nhà thương thì cũng coi mình homeless. Ỡ nhà thương hay đâu đó có người ra vô, bạn bè quen biết cõi âm cho vui. Người tu hành tại chuà hay tại gia trọn đời chỉ có một việc làm là niệm phật cầu vãng sanh Cực lạc để thoát kiếp khổ đau luân hồi trầm luân nơi biển khổ
.

"Thôi thì hãy điềm nhiên như hoa cỏ dại, xem như em chưa thấy, chưa biết gì. Biển trầm luân bao sóng đời khổ ải. Biết bao lần tan tác với biệt ly." Cứ chánh niệm, chuyện đi đâu, về đâu thì đã có phần số nghiệp của mình an bày ... bận lòng chi cho mệt. Nhưng một khi có tâm nguyện (last wish) người thân làm theo thì làm, không làm cũng chẳng sao. Mai mốt về đòi họ, kéo giò, kéo chân họ chơi hahahaha
.

Nên nhớ là, "Một hoa, một thế giới. Một đời một số phận"
Một kiếp đi về thế là xong,
Bận bịu làm chi cho cực lòng?
Chánh niệm an nhiên về Cực Lạc
Đừng để phần hồn phải long đong.
CTDN
No comments:
Post a Comment