Friday, September 6, 2013

Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 2 - Phật tử Việt Trinh


Khi con người biết chịu nghe và nhận để làm hành trang tư lương cho cuộc sống, cũng như lo cho một cuộc hành trình dài trong tương lai. Biết ý thức và nhận thức của cuộc sống, biết dừng lại thời điễm và hài hoà....thật đáng khen ngợi cho Việt Trinh. So với VT khi xưa đạt đến danh vọng thì coi ai chẳng ra gì... và khi chuyện xãy ra với bản thân thì quay đầu là ngạn y như lời Phật đã nói. Chính chúng ta là mầm móng tạo ra cái khổ cũng do danh vọng, sân, si, v.v... Khi mình lên tới danh vọng cao mau lẹ thì chẳng coi người nào là người nào và tự đắc thắng coi thường mọi người.  Khi đụng tới chuyện mới thấy thấm thía và đôi khi lấy cả tánh mạng mình... dù là mình có tốt phước bao nhiêu hay mình giúp ai cái gì cho là mình gieo phước báu. Theo lời Phật, "sơ sẩy" hay là "chử tài sánh với chữ tai một vần". Hầu như chẳng ai hiểu chữ "sơ sẩy" của Phật đã chỉ giáo. Chỉ trong tích tắc, trong một hơi thở.  Cái tài có thể tích phước và tích đức, tai nó đến với mình rất là nhẹ.  Đôi khi cái tài mình có nhưng cái tai là do bản thân mình gieo gặt nên đến rất là nặng và đôi khi mất cả tánh mạng mình.  Khổ cái không ai nghĩ vậy, cứ cho là tại số... nếu tại số thì cứ tiếp tục làm rồi biết ....hihihi.  Con người luôn bị chủ quan, hiểu 1 mà chẳng hiểu 10 và hành xử theo chủ quan của mình.  Để rồi hiểu cái sai này thành cái sai khác. Xong cho là lời Phật dạy .... Mô Phật!

Trong này cũng có nói về tương tự, "đừng nói cái sai của người ta". Nếu không nói cái sai thì mình làm sao mình biết mình sai. Ai cũng nghe quý Thầy nói rồi ngậm miệng lại hết rồi khi đụng chuyện thì thế nào? Phật không có kêu "đừng nói lỗi của người" hay cái "sai của người". Nghe bài của Việt Trinh nói rất đúng... tự mình sai mà không ai nói thì gieo lấy cái tai của mình... đừng quá tự hào khi mình lên đỉnh cao danh vọng, cũng đừng quá tự hào khi mình giúp ai. Càng kênh kiệu, càng coi thường thì tai hoạ mình đến rất nhanh. Cũng đừng nói là "tại số"... hầu hết số phần chỉ là 1 mà tại mình tới 10. Hai bàn tay của mình, một do "Thiên Định" và một do "Nhân Định". Phải thấy hiểu khi sai, khi nói và khi cần nói. Nghe hiểu biết và hướng thiện cho mình... và hoà nhập lời kinh giáo huấn đúng của chư Thiên, chư Phật, chư Bồ Tát cùng với các vị Tổ đang truyền lại. Nghe để ngẫm nghỉ tư lương cho cuộc sống, đúng và sai phải hiểu rõ đừng mang quý Thầy ra nói, "thầy dạy vầy, thầy dạy khác". Thầy là cái bè, chiếc thuyền cho ta dùng làm phương tiện chứ không là người thay mạnh cho ta. Chính chiếc bè/thuyền có thể đưa ta đi đến bến bờ an lạc nhưng cũng chính cái bè/thuyền cũng nhậm chết ta xuống vực thẫm. Càng sâu hiểu kinh và áp dụng cho bản thân. Quán chiếu là nền tảng tốt nhất cho con người chúng ta.  Vì con người ta tạo nghiệp không phải ở một kiếp, mà từ kiếp này sang kiếp khác.  Có người trả quả ở kiếp này không cần phải chờ đợi ở kiếp sau.  Hay có người trả nghiệp từ vô lượng ở kiếp trước và trước nữa đến kiếp này phải gánh trả nghiệp.  Nghiệp quả thì cứ vay và trả hoài cũng không hết.

n nói là Phật dạy đừng nói cái sai của người vậy thì chúng ta ngẫm nghỉ lại và đi trở về bài bản giáo lý của Phật nha.  Có một lần người Bà La Môn đi sau lưng Đức Phật và chửi rủa... Đức Phật đi một đoạn rồi quay lại hỏi người Bà La Môn, "nếu ngươi chửi ta mà và không nhận thì sẽ về ai?" (đại khái là vậy)... Người Bà La Môn nói thì về người Ba La Môn.  Vậy thì Phật thấy người Bà La Môn làm sai thì tại sao Phật không bỏ đi luôn để hành đúng câu "thấy cái sai của người đừng nói", có phải không?  Lời kinh phải hiểu rõ và thấu, chứ không phải nghe 1 câu cho là "đích thị", "đích thị"... Lời giảng cao siêu lắm đó. Cũng đừng nghe giảng mà cho là vậy... ngẫm nghỉ cho kỷ để làm tư lương cho mình.  Nên nhớ con "người lúc nào cũng muốn lợi ích cá nhân sẽ không bao giờ thành công mãi ... ông Trời đâu có bị mù, Ổng có mắt đó."  Nhưng đôi khi cũng nên hỏi, lưới trời lồng lộng không biết có nhiệm mầu với đời không?  Đúng là một trò chơi trắc nghiệm trí tuệ! Hiểu thấu rõ thì nâng cao trí tuệ bằng không thì không có thể tốt nghiệm được.





Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 2 - Phật tử Việt Trinh




Chương Trình “Hoa Mặt Trời” Kỳ 2

Sáng ngày 26/08/2013 (nhằm ngày 20 tháng 7 năm Quý Tỵ) nhân khóa tu Phật thất 74, BTC khóa tu tiếp tục thực hiện chương trình Hoa Mặt Trời 2, nhân vật chính là diễn viên – đạo diễn Việt Trinh.

Chương trình có sự chứng minh của Thượng tọa trụ trì Thích Chân Tính và hơn 2500 Phật tử dự tu. Ngoài ra một số bạn bè thân thiết với Việt Trinh cũng đã đến tham dự.

Thời điểm 1991 – 1996, Việt Trinh là một cái tên không hề xa lạ với khán giả màn ảnh nhỏ qua hàng loạt những vai diễn trong các phim như Ngọc trong đá, Lệnh truy nã, Sương gió biên thùy, Người đẹp TâyĐô,... Vào thời vàng son của nghiệp diễn viên, tên tuổi của cô là sự lựa chọn hàng đầu cho những nhà sản xuất phim.

Ảnh lịch của cô được người hâm mộ mua vềtrịnh trọng treo trong nhà như một sự thể hiện lòng ngưỡng mộ dành cho “cô gáiđẹp có đôi mắt buồn”. Sau một thời gian, người ta bỗng thấy vắng bóng Việt Trinh trên màn ảnh nhỏ, khán giả thương nhớ cô, còn trong giới giải trí thì lại xôn xao những tin đồn ác ý.
Thời gian gần đây, Việt Trinh bắt đầu xuất hiện trở lại trong một vai trò mới cùng với những những dự án làm phim, trongđó có những bộ phim Phật giáo.
Sự trở lại lần này của đạo diễn Việt Trinh có gì khác với kiều nữ điện ảnh Việt Trinh của những năm 90? Đến với chương trình Hoa Mặt Trời lần này, cô đã chia sẻ chân thành với quý Phật tử về cuộc sống, hào quang, sai lầm và sự giác ngộ của cô trên con đường hướng đến Chân-Thiện-Mỹ.

1. Ấu thơ và khát khao làm diễn viên

Ba mẹ chia tay từ khi Việt Trinh còn bé. Người mẹ dù rất mực thương yêu, mong muốn bù đắp tình thương cho con, thế nhưng thẳm sâu trong lòng cô vẫn luôn khao khát được có cha như bao đứa trẻ khác. Sựthiếu vắng tình cảm người cha đã làm tính cách cô càng thêm mạnh mẽ. Nhìn thấy mẹ vất vả nuôi 7 anh em ăn học, cô mong sao mình lớn thật mau để đôi tay của mình có thể che chở, đỡ đần cho mẹ.

Những tháng năm khó khăn ấy cũng đã nung nấu trong cô ước muốn thay đổi số phận. Vào năm học lớp 7, khi đứng xem đoàn làm phim làm việc trong con hẻm nhỏ nơi cô sinh sống, một diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ đã gọi cô đến và nói “Con nhỏ này mai mốt làm diễn viên”.

Câu nói đó đã vô tình gieo vào đầu cô khao khát mãnh liệt – trở thành diễn viên. Mặc dù gia đình hướng đi theo ngành sưphạm nhưng cô nhất quyết đem cầm trang sức để có tiền đi học làm diễn viên sau khi đã trúng tuyển trong một cuộc thi. Từ đó, dần dần xuất hiện một Việt Trinh mà khán giả biết đến ngày hôm nay.

2. Hào quang và những tham, sân, si

Sau 2 năm mờ nhạt với những vai quần chúng, những vai nô tỳ không tên, Việt Trinh đã được khán giả và đạo diễn chú ý. Từ đây, nghiệp diễn viên của cô bắt đầu thăng hoa, sự nổi tiếng và ánh hào quang cũng theo đó mà đến một cách nhanh chóng.

Cái tên Việt Trinh trở nên ăn khách hơn bao giờ hết, cô đang ở trên đỉnh cao của vinh quang trong nghề diễn. Thế nhưng, nổi tiếng quá sớm ở độ tuổi đôi mươi đã khiến cô trở thành một ngôi sao tự cao, kênh kiệu.

Cô chia sẻ, sự thành công đến quá nhanh đã làm thay đổi con người cô, và tự nhận rằng vào những năm 1991 – 1997 cô là người khó ưa.

Điển hình là việc cô bắt đầu “trả thù” những người trước kia đã có thái độ không tốt với mình bằng cách làm khó họ. Cô tựcho mình được quyền đi sớm về trễ trong công việc, được quyền nhận vai rồi bỏngang.

Vì những sân, si và sự ngã mạn quá lớn, cô ganh tỵ, đố kỵ với những người đẹp hơn mình, giàu hơn, đi xe xịn hơn mình. Và với sự háo thắng của tuổi trẻ, cô càng tìm cách thể hiện mình là người có tiền trong mắt bạn bè.

Vì vậy, những tháng năm sống trong hư vinh của sự nổi tiếng cũng là khoảng thời gian cô tự mình gieo những nhân xấu cho cái quả phải trả trong tương lai mà không hề hay biết.

3. Vấp ngã và sa đọa

Chính những sân, si, ngã mạn của tuổi trẻ đã mở đường cho Việt Trinh bước vào một quãng đời nhiều đau khổ và tuyệt vọng. Những cú sốc lớn trong đời, sự quay lưng của khán giả và nhà sản xuất đã đẩy côđến trầm cảm, bế tắc.
Cô như người mất phương hướng, tự nhốt mình trong phòng và cuối cùng là tìm quên trong hơi men. Nghiện rượu làm thân thể cô hao mòn, tinh thần kiệt quệ. Cô oán trách cuộc đời đã mang đến cho cô đau khổ,có lúc tưởng chừng như muốn chết đi.

4. Đứng dậy và giác ngộ

Lẽ thường tình, khi khổ đau cùng cực không còn chỗ bấu víu, người ta mới nhớ đến chùa; rơi vào cơn tuyệt vọng trong đường hầm không có ánh sáng, người ta mới nghĩ đến đức Phật.

Những cú sốc lớn trong cuộc đời (anh trai mất trong một tai nạn giao thông, mẹ cũng mất vì quá đau buồn) đã khiến cô nhận ra cuộc sống này rất vô thường. Cô cố gắng sống một cách khác đi, làm từ thiện nhiều hơn. Ban đầu chỉ là cầu xin cho mẹ, anh trai được siêu thoát, cho bản thân mìnhđược bớt khổ.

Dần dần những lời Phật dạy thấm vào suy nghĩ,cô liên hệ những lời Phật dạy vào sự vấp ngã trong đời mình và thấy lời Phật dạy áp dụng vào cuộc sống rất tuyệt vời và không hề mê tín. Cô đã biết quay trởvề với chính mình, nhìn nhận những lỗi lầm trong quá khứ.

Qua đó cô cũng đã chia sẻ với những bạn trẻ :“Nếu trong cuộc sống có được sự may mắn thành công trong công việc thì phải chánh niệm, không ngủ quên trong chiến thắng, lựa chọn cái đúng để làm, nếu không, hậu quả nhận lại sẽ đau khổ vô cùng”.

Đến với đạo Phật, Việt Trinh đã cảm nhận những đau khổ đến với mình là do mình tạo ra, mỗi ngày đều dành thời gian đểsoi xét lại bản thân, loại bỏ những chủng tử xấu trong tâm thức, phát triển tánh thiện trong con người mình.
Và câu nói tâm đắc của cô “Hận thù không thểxóa được hận thù, chỉ có lòng từ bi mới hóa giải được khổ đau”. Trong công việc, cô luôn chánh niệm trong từng việc mình làm, luôn sống và hành theo lời dạy của đức Phật.

Ước nguyện bây giờ của cô là được làm những bộ phim mang thông điệp của Phật giáo, điển hình là cô đã cho ra mắt phim“Duyên trần thoát tục”, “Trở về 1 – 2 – 3”.

Mới đây nhất, cô vừa hoàn thành xong bộ phim“Mẹ ơi, con đã về”. Cô hy vọng bộ phim sẽ làm thay đổi suy nghĩ và hành động của những bạn trẻ đối với mẹ.
Qua cuộc trò chuyện, cô cũng gửi gắm đến quý Phật tử một thông điệp chân thành từ chính sự chiêm nghiệm cuộc sống của mình: Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều sự cạnh tranh và những bon chen.

Chính trong những điều đó, chúng ta phải thực hành chánh niệm, đừng vì chiến thắng hay lợi nhuận của mình mà làm người khácđau khổ. Hãy sống, làm việc và thực hành theo chánh đạo, tránh gây những nhân xấu để cuộc sống sau này được tốt đẹp hơn.

Cuối chương trình, Thượng Tọa Thích Chân Tính cũng đã có đôi điều nhắc nhở đến toàn thể quý Phật tử. Thông qua câu chuyện cuộc đời diễn viên Việt Trinh, thầy mong muốn Phật tử thấy được sự đổi thay của Việt Trinh trong quá khứ và hiện tại, từ đó có suy nghĩ làm sao để giáo pháp của đức Phật được lan rộng.

Đó là trách nhiệm của cả người xuất gia và tại gia. Chúng ta muốn cuộc sống này được tốt đẹp, nên phổ cập Phật pháp đến nhiều người.

Thầy ví mỗi người như là một chiếc thuyền trên biển đời, và đương nhiên sẽ có sóng gió vùi dập làm con thuyền mất phương hướng. Nhưng nay con thuyền của chúng ta đã có phương để hướng đến, đó là con đường giác ngộ giải thoát của đức Phật.

Vậy nên mỗi người hãy là một hoa tiêu giỏi đểl èo lái con thuyền đời mình đi đến bờ an vui, hạnh phúc.

Kết thúc chương trình, đã có nhiều lời trầm trồ nội dung chương trình rất hay. Mọi người đều tràn ngập trong niềm hỷ lạc.

Trên đây chỉ là một số nét chính trong câu chuyện về con đường đi đến Phật pháp của diễn viên – đạo diễn Việt Trinh.

Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận:


No comments:

Post a Comment