Thursday, September 12, 2013

Thuốc trị bệnh tiểu đường loại 2 chỉ cần tiêm 1 lần mỗi năm


Đến nay, người bị tiểu đường loại 2 vẫn phải tiêm insulin hằng ngày. Mới đây, Giáo sư Doug Melton thuộc Trường Đại học Harvard (Hoa kỳ) Mỹ đã cho công bố một công trình y học của ông và các cộng sự.    Những bệnh nhân bị tiểu đường loại 2 thay vì phải tiêm insulin hằng ngày thì bây giờ  1 năm chỉ cần tiêm 1 lần.


 Theo giáo sư Doug Melton, trong quá trình nghiên cứu, ông và các cộng sự đã tìm ra một chất nội tiết, được ông đặt tên là Betatropin. Các thí nghiệm trên chuột đã cho thấy khi được tiêm Betatropin (*), lượng insulin sinh ra từ tuyến tụy tạng củachuột tăng lên gấp 30 lần. Với những bệnh nhân tình nguyện thử thuốc, thoạt đầu họ được tiêm một lượng nhỏ Betatropin. 3 ngày sau đó, kết quả xét nghiệm cho thấy đường huyết của họ vẫn nằm trong mức ổn định.


Giáo sư Melton nói: “Tiếp theo, chúng tôi tăng liều. Suốt 6 ngày kể từ khi tiêm Betatropin, đường huyết vẫn không thay đổi”. Tiến thêm một bước, nhóm nghiên cứu tiêm Betatropin với liều lượng cao hơn, và tất cả những bệnh nhân tình nguyện thử nghiệm đều có lượng đường huyết ổn định trong suốt một tháng.


Các chuyên gia thuộc Hiệp hội Bệnh tiểu đường thế giới, nhận định: “Nếu Betatropin được phép sử dụng cho con người, thì điều đó có nghĩa là bệnh nhân chỉ cần tiêm 1 lần mỗi năm”.


Ở những người bị tiểu đường loại 2 – hay còn gọi là bệnh tiểu đường của người lớn, thường xảy ra với những người trên 40 tuổi – các tế bào trong tuyến tụy tạng không sản xuất đủ insulin, một chất nội tiết quan trọng trong việc chuyển đổi đường thành năng lượng. Hệ quả là lượng đường trong máu tăng vọt trong lúc các mô, cơ lại thiếu hẳn chất đường, dẫn đến hiện tượng các vết thương rất khó lành, dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức chế, mờ mắt khi đường huyết lên cao, nhồi máu cơ tim, đột quị, xơ vữa động mạch vành, lao phổi, suy thận, đau ở các đầu ngón chân rồi lan dần lên gây hoại tử.


Việc điều trị tiểu đường loại 2 cho đến nay là tập thể dục, ăn theo một chế độ  nghiêm ngặt kết hợp với thuốc uống hoặc nếu bệnh nghiêm trọng chích insulin mỗiỗ ngày với liều lượng tùy theo hàm lượng đường trong máu.


-----------
(*) Chất nội tiết (hormone) betatropin có khả năng kích phát sự tạo thành những tế bào beta mới trong tuyến tụy (pancreas). Các tế bào beta là nhựng tế bào tiết ra insulin mổi khi mức đường-huyết lên cao. Chấi insulin có nhiệm vụ hạ giảm đưởng-huyết, ức chế sư phóng thích mỡ và cung cấp đường cho các cơ bắp và gan. Sự thiếu hụt tế bào beta là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường loại 1 và cũng là nguyên nhân của sự suy thoái dẩn đến bệnh tiểu đường loại 2. Cho tới nay người ta vẩn cho rằng một khi đã bị phá hủy các tê bào beta không thể tái tạo và không có tế bào beta mới được sản sinh. Phát hiện của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Tế bào gốc Harvard thật là một đột phá quan trọng trong ngành y  học

No comments:

Post a Comment