Friday, September 13, 2013

Bánh Xe Pháp Luân


Bánh Xe Pháp Luân theo tiếng Anh là Wheel of Dharma,  đã có từ lâu nhưng ít rộng rãi phổ biến.  Năm rồi khi Đoàn Xá Lợi Phật về chuà Vạnh Hạnh cũng có một số người loan tải tin này nhưng lúc đó nói sẽ viết bài mà lo phụ bán hàng cho phái đoàn Xá Lợi Phật nên quên mất. Hôm nay con xin tri ân HT TTSiêu gởi lại cho con. Mong rằng sự hiểu biết nông cạn của con được biết hiểu sâu sắc hơn về bánh xe pháp luân.

Theo như bài bản từng đọc và học, "Bánh Xe Pháp Luân" là bài pháp mà Đức Bổn Sư Thích Ca đã giảng lần đầu tiên về Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như sau vừa khi Ngài đắc đạo Chánh Đẳng, Chánh Giác.  Và được chuyển ba lần: 

  1. Giảng lần đầu sau khi đạt chánh quả tại vườn Lộc Uyển
  2. Lúc thành hình giáo pháp Đại Thừa
  3. Lúc thành hình giáo pháp Kim Cang Thưà


Đức có dạy, khi bánh xe pháp luân chuyển thì phiền não, khổ đau sẽ được tiêu tan. Nhưng ý nghĩa thật sự không phải bánh xe quay mà mình hết khổ.  Mình phải biết quay đầu tìm sự an lạc, chấp nhận luật vô thường của tạo hoá và những gì đến với mình mà vui vẻ để cuộc sống được suông sẽ.  Khi chấp nhận thì sự đau khổ hay phiền não, v.v... sẽ được tan biến.

Ngày nay chúng thấy xuất hiện rất nhiều trong chuà và những nơi  tịnh xá, Phật Đường, hay trong kinh sách.  Ít ai hiểu sâu về "bánh xe pháp luân" (dùng cho đúng là bánh xe pháp luân chứ không phải võn vẹn bánh xe pháp).   Theo Thầy Thích Tâm Đức thông tải:
"
1. Bánh xe chuyển pháp luân thường được sử dụng với 12 nan, 8 nan, 6 nan. Rất nhiều người cho rằng:
- 12 nan là tượng trưng cho giáo lý thập nhị nhân duyên
- 8 nan là tượng trưng cho bát chánh đạo
- 6 nan là tượng trưng cho lục độ

Vì cả 3 giáo lý quan trọng này đều đưa chúng sinh từ bờ mê đến bến giác và bánh xe chuyển pháp luân với 8 nan thường hay được sử dụng nhất vì hình thức nó đẹp.

2. Vòng ngoài của bánh xe chuyển pháp luân cũng được thiết kế theo 2 loại:
- Một là vòng ngoài như bánh xe có thể lăn được
- Hai là vòng ngoài bánh xe có các mấu theo nan (như bánh lái tàu/tầu (ship/boat)

Nguồn gốc của bánh xe chuyển pháp luân:
Đọc lại lịch sử Đức Phật Thích ca Mâu Ni chúng ta thấy sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề. Đức Phật đã đến vườn lộc uyển chuyển bánh xe pháp độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như cùng chứng đạo quả. Không ngôi tam bảo đầu tiên được bình thành. Phật bảo là đức Phật Thích ca Mâu Ni, Pháp bảo là giáo lý tứ diệt đế. Tăng bảo là 5 anh em ông Kiều Trần Như. Trong khi độ 5 anh em ông Kiều Trần Như, Đức Phật đã 3 lần chuyển bánh xe pháp: Sơ chuyển, khuyến chuyển, chứng chuyển:

- Sơ chuyển:
+ Đây là khổ, vì tính nó bức bách
+ Đây là tập, vì tính nó thường dễ chưa cảm
+ Đây là diệt, vì tính nó có thể chứng
+ Đây là đạo, vì tính nó có thể tu
- Khuyến chuyển:
+ Đây là khổ, các ông phải biết
+ Đây là tập, các ông phải trừ
+ Đây là diệt, các ông cần chứng đắc
+ Đây là đạo, các ông cần tu tập
-Chứng chuyển:
+ Đây là khổ, ta đã biết
+ Đây là tập, ta đã trừ xong
+ Đây là diệt, ta đã chứng được
+ Đây là đạo, ta đã thực hành

Như vậy Đức Phật đã 3 lần dùng Giáo lý Tứ Diệt đế để chuyển bánh xe pháp: Sơ chuyển, khuyến chuyển và chứng chuyển. Mỗi lần chuyển 4 chi phần của tứ đế (khổ, tập, diệt, đạo), do vậy 3 x 4 = 12. Như vậy bánh xe chuyển bánh xe pháp có thể sử dụng 12 nan thì hợp lý hơn cả. Còn vòng ngoài của bánh xe chuyển pháp luân, nếu để cho bánh xe có thể lăn được thì có thể sử dụng bên ngoài không có núm thì hợp lý hơn.

Tóm lại: Từ những nhận định trên chúng tôi thấy rằng bánh xe chuyển pháp luân là 12 nan và không núm vòng ngoài thì hợp lý hơn cả. Vì có nguồn gốc và ý nghĩa của bánh xe chuyển pháp luân.
"

Để hiểu ý nghĩa hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu về bánh xe pháp luân này.  Pháp luân (zh. 法輪, sa. dharmacakra, pi. dhammacakka) nghĩa là chuyển quay pháp mà chúng ta thấy quay như bánh xe nên gọi là bánh xe pháp luân.. Thuật ngữ "bánh xe" xuất phát từ chữ cakra trong tiến Phạn, là một loại vũ khí của Ấn Độ thời cổ đại. Do vậy, pháp luân là vũ khí để hàng phục mọi tà kiến ngoại đạo – là giáo lí của đức Phật.

Trong Phật giáo, pháp luân tượng trưng cho giáo pháp của đức 
Phật, gồm Tứ Diệu Đế, Bát chính đạo, và Trung Đạo như nói ở trên.. Pháp luân thường được vẽ như một bánh xe tám nhánh, tượng trưng cho Tám báu vật  (Bát Chánh Đạo).

Còn bánh xe chuyễn pháp luân, thì người ta làm bánh xe có 8 căm để tượng trưng. Con số 8 là tượng trưng cho Bát chánh đạo. Bát chánh đạo gồm có: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Vì trong Tứ diệu đế ( Khổ, Tập, Diệt, Đạo), thì Bát chánh đạo thuộc về Đạo đế. Đạo đế gồm có 37 phần hay phẩm, thường gọi là 37 phẩm trợ đạo. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo gồm có: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần và Bát chánh đạo phần. Trong 37 phẩm trợ đạo nầy, thì Bát chánh đạo là quan trọng hơn cả. Vì đó là tám con đường đưa chúng sanh đến chỗ giác ngộ giải thoát. Nói cách khác, đó là 8 phương pháp diệt khổ để đạt được Niết bàn an lạc ( Diệt đế ). Do đó, để nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến tám con đường quan trọng nầy, nên người ta dùng bánh xe có 8 căm để biểu trưng cho ý nghĩa chuyển pháp luân vậy.


Còn bánh xe xó 12 căm là tượng trưng cho sự luân hồi tái tạo.  vì giáo lý 12 nhân duyên từ “Vô minh đến Lão tử” là một chuỗi xích, một vòng lẩn quẩn mà chúng sanh bị trói buộc mãi trong “Tam giới lục đạo”. Muốn thoát khỏi hay cắt đứt chuỗi xích trói buộc nầy, thì mỗi người cần phải đoạn trừ vô minh, mà vô minh là thủ phạm chính gây ra đau khổ. Do đó, 12 căm của bánh xe để nói lên cái ý nghĩa luân hồi mà con người cứ mãi trầm luân thọ khổ. 







Chúc mọi người thân tâm an lạc. A Di Đà Phật



No comments:

Post a Comment