Hôm tối qua ở chùa có chị bản nói "Phật tại tâm",
đúng, nhưng khi Nhỏ hỏi "Tâm ở đâu?" Chị nói tâm ở trong người mình chứ đâu!.
Giờ thì mạng phép cắt nghĩa cho chị nghe nha ..... Đừng bao giờ nói là
"tâm trong người mình" hết. Thật sự ra cái tâm nó bao hàm cũng như
hỏi "không khí ở đâu?" vậy đó.
Nếu chị nói không khí trong vũ
trụ thì đúng mà cũng sai. Vì hơi thở con người cũng có không khí vậy, nếu không
có không khí thì con người sẽ chết. Mà
không có con người và tất cả vạn vật thì không khí đâu có hiện thành. Thành ra
không khí nằm ở mọi khiá cạnh mà khiá cạnh nó rất là bao quát. Thì tâm cũng
vậy. Tâm không trong con người chúng ta mà cũng chẳng ngoài con người chúng ta.
Nếu chị trã lời được thì cũng là sai mà trả lời không được thì cũng sai luôn
(thấy khó chưa????)
Theo trong kinh Lăng Nghiêm, Phật có dạy, "tâm vô sở
trụ" . Vì không có chổ trụ thành ra chẳng ngoài, cũng chẳng trong hay nói
đúng hơn là chẳng có một vị trí nào cố định hết! Thí dụ hén, "nếu chị nhặt
một hòn sõi để lên tay chị, và rồi chị có biết là cái hòn sỏi này nằm ở trong
tâm chị không?" Nếu chị nghỉ rằng tâm nằm ở ngoài thì chị có nhìn thấu đáo
được hòn sỏi? Còn nói nó nằm ở trong thì, nó nằm ở đâu mới gọi là đúng? Tâm là
chủ thể nhận thức nếu không có đối tượng nhận thức. Chủ thể và đối tượng phải
nương nhau thì sự hiện hữu mới có. Thường thì ai cũng nghĩ là hình thức nhưng
không nhận thức hay ý thức. Thành ra cái tâm nó không phải nằm trong hay ngoài,
ý thức, nhận thức mà nó bao gòm cả mạt nha thức và tàng thức nữa.
Thành ra để học Phật, tu tập về Phật thì đừng nói cái đó nó là
nằm đó, cái đó nó là thành đó, v.v... thí dụ khác nha .... nếu một cái ly đưa
ra hỏi chị trong đó có không khí không? Thì với chị nó có hay không? Dỉ nhiên
là có đúng không? Vậy giờ lấy cái ly úp xuống hỏi chị bên trong có không khí
không? Oh dỉ nhiên là chị nói không, đúng ko? Cái chướng ngại là ở đây. Thật ra
khi úp xuống cái ly vẫn có không khí nhưng không khi hiện hữu từ cái ly đưa lên
tới cái ly úp xuống và nó sẽ còn tồn tại bao lâu thì không ai biết được. Thành
ra nó cũng như cái tâm vậy. Không có nhận định được còn lúc nào và mất lúc nào.
Đó cũng nằm trong cái vô thường.
Cũng như ngày xưa, có người hỏi vị cao tăng “tâm là gì?” thì vị
cao tăng trả lời, “ông móc cái tâm ra đây rồi ta nói cho ông biết tâm là gì?” Người đó tìm đâu biết cái tâm nằm ở đâu mà móc
ra đúng không? Cũng như có người hỏi Niết Bàn ở đâu? Đâu phải trên trời mới có
Niết Bàn đâu? Ngay cả hiện hữu tại thế
gian, ta sống sao cho có Niết Bàn cũng được vậy! Thật ra “tâm” là sự tốt mà cũng là sự xấu. Nó phải có hiện hữu của cái ngày trong cái
kia. Chứ không thể ẩu trả lời nó ở đây, nó ở kia. Hoặc có người nói, "tui không thể sống thiếu anh/cô ta, vì anh/cô ta là mạng sống, là cả đời tui" (he/she is my soul, she/he is my life), v.v... nhưng lại hành hạ người mình thương yêu đến sút mất mạng hay là trong vài năm, thấy ai giàu sang, đẹp đẽ hơn thì đi. Thì cái tâm nó nằm ở trong khi mình dùng lời nói tâm ở trong lòng mình?
Còn nói là "khi có gút mắc, hay buồn phiền, đau khổ thì chị tin tưởng có Trời Phật nên nói là trong tâm có Phật" Điều này lại càng sai. Cái tâm trong trụ mà kêu sao? Vậy thì mình tin gì ở Trời Phật và tưởng gì ở Trời Phật? Chẳng qua khi đau khổ thì kêu Trời Phật nhưng hết đau khổ thì có nghĩ tới Trời Phật không? Học Phật thì ta phải lấy chữ Bi, Trí, và Dũng để làm gốc. Trong kinh Phật cũng có nói, Tâm thân. Cái tâm thân nó biểu hiện qua hai mặt thân và tâm, tâm lý và sinh lý. Cái này không thể có được nếu không có cai kia. Cái không sinh tồn thì cái kia cũng không. Tâm cũng vậy, nó bao quát từ đầu não tới ngón chân. Tại vì nó là sinh lý thì cái sinh nằm bao quát .... Vì thế muốn luyện tập cho cái tâm nó sinh động thì ta phải nhìn hiện hữu toàn thân và tập luyện để thấy được cái tâm thân nó chạy từ đâu. Cũng như một cánh tay chị muốn đánh người mà cái tay kia ghì lại thì phải nhu cầu cho cái thân tâm nó luân chuyển nhập một thì sự tiến tu nó mới tồn tại. Bỡi thế mà con người hay dùng chữ, "nữa muốn, nữa không" là thế! Vì sự biểu hiện đích thực và biểu hiện của vị trí. Đó là mình phải nhìn về một phiá đối tượng chứ không thể nào nói nó là vầy hay nó là thế đó. Sai hoàn toàn đó nha! Vì ta không biết nó ở đâu và nó thấy ta bao lâu ? Phải nhìn chủ thể và đối tượng có hay không vì phải có cái này trong cái kia.
Còn nói là "khi có gút mắc, hay buồn phiền, đau khổ thì chị tin tưởng có Trời Phật nên nói là trong tâm có Phật" Điều này lại càng sai. Cái tâm trong trụ mà kêu sao? Vậy thì mình tin gì ở Trời Phật và tưởng gì ở Trời Phật? Chẳng qua khi đau khổ thì kêu Trời Phật nhưng hết đau khổ thì có nghĩ tới Trời Phật không? Học Phật thì ta phải lấy chữ Bi, Trí, và Dũng để làm gốc. Trong kinh Phật cũng có nói, Tâm thân. Cái tâm thân nó biểu hiện qua hai mặt thân và tâm, tâm lý và sinh lý. Cái này không thể có được nếu không có cai kia. Cái không sinh tồn thì cái kia cũng không. Tâm cũng vậy, nó bao quát từ đầu não tới ngón chân. Tại vì nó là sinh lý thì cái sinh nằm bao quát .... Vì thế muốn luyện tập cho cái tâm nó sinh động thì ta phải nhìn hiện hữu toàn thân và tập luyện để thấy được cái tâm thân nó chạy từ đâu. Cũng như một cánh tay chị muốn đánh người mà cái tay kia ghì lại thì phải nhu cầu cho cái thân tâm nó luân chuyển nhập một thì sự tiến tu nó mới tồn tại. Bỡi thế mà con người hay dùng chữ, "nữa muốn, nữa không" là thế! Vì sự biểu hiện đích thực và biểu hiện của vị trí. Đó là mình phải nhìn về một phiá đối tượng chứ không thể nào nói nó là vầy hay nó là thế đó. Sai hoàn toàn đó nha! Vì ta không biết nó ở đâu và nó thấy ta bao lâu ? Phải nhìn chủ thể và đối tượng có hay không vì phải có cái này trong cái kia.
Kinh Phật bao quát rộng rãi lắm.... thành ra không thể nào nói
tâm trong người mình được. Đừng quên "sắc là không mà không là sắc".
Nền tản tương quan và tương ứng nó không chứng minh được. Khi khuyên người nên
để Phật hay ai đó trong tâm, mà khi người hỏi tâm ở đâu? Tốt nhất là không trả
lời. Vì sự không trả lời là thượng sách nhất. Vì chính cái biết "không" nó tạo ra hình tướng mà
cái biết nó tạo không hình tướng, “sắc tức thì không, không tức thì sắc” là vậy. Tuy nhiên, nếu trao đổi kiến thức thì chúng
ta không có thể giải thích chính xác được.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Tôn
giả A nan đã từng hỏi Phật bảy lần về chỗ trú ngụ nơi chốn của tâm, tất cả đều bị Phật
bác bỏ hết. Vì Ngài A-Nan cũng muốn biết cái tâm nó ở chỗ nào? Nên bảy lần Ngài
nêu ra bảy nơi: “Tâm ở trong thân, ở ngoài thân, tâm ẩn trong con mắt, trở lại
cho tâm ở trong thân, tâm tùy chỗ hòa hợp, tâm ở chính giữa” v.v…, cuối cùng,
Ngài cho chỗ không dính mắc đó là tâm. Cứ mỗi lần Ngài nêu ra mỗi nơi, tất cả đều
bị Phật bác hết. Sau đó, Ngài hốt hoảng
kinh sợ không lẽ mình không có tâm. Mà nếu không có tâm thì làm sao biết tu
hành thành Phật? Ðó là chỗ hoang mang thật khó hiểu.
Cũng như trong kinh thánh, Đức Chuá Kito dạy con người rằng,
"Chết cho người mình yêu", một chữ tâm
đi cho đến tận cùng khả năng của con người, "hết lòng, hết sức, hết cả trí
khôn", người Kitô hữu hoàn tất cuộc đời mình trong chữ tâm.
Chữ tâm trong chữ Hiếu ở mười điều răn, được nhấn mạnh trong điều răn thứ tư mở đầu phần hai của Thập Giới, ấn định trật tự của đức ái. Thiên Chúa muốn rằng sau Người chúng ta phải tôn kính cha mẹ, vì đã sinh thành dưỡng dục, và dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa. "Hãy trọng kính cha mẹ ngươi, để được sống lâu bền trên đất mà Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi". Đó là theo kinh thánh nhưng thật sự cách cắt nghĩa này cũng sai. Giờ không binh vực Chúa đúng hay Phật đúng mà chỉ phân tách theo khiá cạnh mà như trên đã phân tách thì nhìn vào để biết cái nào đúng và cái nào sai. Đúng ở đâu và sai ở đâu? Đúng là cách giảng dạy yêu thương theo kinh thánh nhưng sai ở chổ nó không hiện hữu cùng một vị trí nhất định vì mình không thấy nó. Vì trong cái này phải có cái kia, mà đúng không?
Chữ tâm trong chữ Hiếu ở mười điều răn, được nhấn mạnh trong điều răn thứ tư mở đầu phần hai của Thập Giới, ấn định trật tự của đức ái. Thiên Chúa muốn rằng sau Người chúng ta phải tôn kính cha mẹ, vì đã sinh thành dưỡng dục, và dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa. "Hãy trọng kính cha mẹ ngươi, để được sống lâu bền trên đất mà Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi". Đó là theo kinh thánh nhưng thật sự cách cắt nghĩa này cũng sai. Giờ không binh vực Chúa đúng hay Phật đúng mà chỉ phân tách theo khiá cạnh mà như trên đã phân tách thì nhìn vào để biết cái nào đúng và cái nào sai. Đúng ở đâu và sai ở đâu? Đúng là cách giảng dạy yêu thương theo kinh thánh nhưng sai ở chổ nó không hiện hữu cùng một vị trí nhất định vì mình không thấy nó. Vì trong cái này phải có cái kia, mà đúng không?
Còn nếu giải dạy về lý thuyết ở đời thì cả hai
kinh thánh và đạo lý Phật dạy yêu thương đều đúng và giờ ta đâu nói lý thuyết
một phần nào đâu mà đang hỏi “tâm ở đâu” kia mà. Đó là sự ý thức và nhận thức. Khi ta nghe một người mà cho là đúng rồi mù
quáng tin theo nhưng không phân tích được cái sai và cái đúng thì lúc đó ta sai
hay họ sai. Cũng như có Thầy nói, “người
chết không về trong chiêm bao vì họ đã thoát vòng sanh tử và nếu họ còn về cho
ta thấy trong chiêm bao hay gì đó tức là cho chưa giải thoát!” Khi nghe lời nói này thì ta phải làm
sao? Tin hoàn toàn hay là có dấu chấm
hỏi? Đừng quên, Phật cũng có dạy đừng có
nghe Phật nói, mà phải nghe lời nói và thực hành lời nói để tìm câu trả lời đích
thực. Nếu nói họ không về trong chiêm
bao thì họ vãng sanh, vậy thì sao ta biết họ đã được vãng sanh? Lỡ họ bị đoạ lạc vào cõi Diêm Phù Đề thì sao?
Đang bị hành phạt ai cho ra? Còn nếu nói
họ về cho ta thấy thì họ chưa vãng sanh.
Ai có thể chứng minh là họ chưa vãng sanh? Vậy thì Phật, các vị Bồ Tát có tại thế từ
nhiều năm trước không? Ta thấy Phật, và chư Bồ Tát về trong chiêm bao vậy thì
các Ngài chưa thoát luân hồi ư? Cũng nên
nhớ, một ngày ở âm phủ hay trên thượng giới bằng bao nhiêu nhiêu năm ở trần
gian. Phật cũng có dạy, con người chỉ
sống trong hơi thở mà cái hơi thở chỉ trong tích tắc mà thôi. Như hồi sáng này, có bà ở Florida đang ngũ mà
rồi tự nhiên có cái xe chạy đâm sầm vào phòng ngũ của bà ta, làm cho bà chết
tại chổ, đó cũng cho thấy rằng hơi thở chúng ta cũng không do chúng ta làm chủ
và không khí đó ta vẫn có nhưng lại ngũm củ tỏi như thường. Lúc đó tâm bà ta ở đâu mà không nhận định được sẽ có người đâm vào? Nếu là tâm có ơn trên thì dù là đi, đứng, nằm, hay ngồi, ngũ hay thức đều có tâm mà đúng không? hahaha .... cái này khó mà giải thích đó nghen.
Đối với kinh điển đạo Phật cẩn thận khi trả lời
câu hỏi. Vì cái tâm ta có thể cãi thiện tốt nhưng rồi cũng biến nó thành xấu.
Cũng như một ngôi nhà mà mình muốn đích thực sống trong sự bình an thì cái ngôi nhà đó phải có sự kiên cố làm bằng vật liệu vật chất ở ngoài lẫn bên trong để có thể đẹp
đẽ toàn diện nhưng đôi khi đẹp bên ngoài hay bên trong cũng không đem lại sự an
bình. Lúc đó ta phải lo âu nhiều thứ về nó, hết viêc này đến việc kia phải nghĩ
đến. Vì thế, phải hiểu tường khi trả lời
đừng buông lời mà “vô trụ” mình không nắm vững vì sự thay đổi trong tâm ta chạy
vòng vòng. Cũng giống như cái cây: khi có rễ, tức phải có cành. Khi có cành lá,
tức phải có rễ. Không thể nào có cái này
mà không có cái kia. Hay nói là chúng ta
phải buông bỏ vì không buông mai mốt nó cũng bỏ ta đi, v.v…. Nhưng ta cũng phải
nhìn lại, ta phải buông bỏ cái gì và cần phải nắm cái gì, chứ không phải kêu
buông bỏ là bỏ hết, đúng không? Đây chỉ là nhắc sơ cho chị để có kiến thức nhận
định câu hỏi người ta hỏi mình mà trả lời nhất nhất về đạo Phật. Vô trùng vạn khở. Mà Ðức Phật đã thường xuyên
nhắc nhở các đệ tử rằng: "tất cả những gì theo duyên khởi cũng đều theo
duyên diệt" hay cái gì nói, nó cũng theo mình mà đến.
Phải hiểu và biết đừng nghe người ta nói rồi nói theo người ta nói tâm
trong người mình rồi mình nói theo khi mình chẳng thấy nó đâu.)
Chỉ là góp ý thôi, chứ không ác ý gì hết. Vì khi học Phật cũng như lạy Chú Đại Bi mình
cần phải nắm hiểu chữ Đại-Bi chứ đừng nghe người ta nói lạy Đại-Bi tốt rồi muốn
đi lạy mà không hiểu câu kinh tiếng kệ là mình cũng sai lầm. Cần chú tâm mỗi lạy của mình để nghe sự hoá
thân của Ngài Bồ Tát Quán Thế Âm mà gieo duyên cho mầm sống trong con người
mình cũng như sự cầu nguyện thì mới có linh ứng.
Cũng như có Thầy giảng về Nghiệp và Định Mệnh, xong thầy phán một câu, "nhà ảo thuật gia David Cooperfield chết vì cái nghiệp mà anh ta đã làm. Anh ta biến nhiều thứ trên toàn cầu mất tiêu nên giờ anh ta cũng biến mất vì "..... (ý nghĩa đại khái như vậy. Khi giảng Thầy cho là 100% lời nói là sự thật trong khi người nghe thì cứ tưởng thật là nhà ảo thuật gia đã mất trong khi anh chàng ta đang có live show ở Las Vegas. Điều này cũng dạy cho chúng ta, nghe giảng là một chuyện nhưng phải biết kiễm chứng, ý thức, và nhận thức để hành cho đúng. Mặc khác có nhiều Thầy giảng, nói nghe thì thâm thúy lắm ... thí dụ như, "khi người mất thì đừng khóc, tui thấy cha mẹ khóc con chết, tui kêu người ta dẫn hai người đó đi liền, gởi ra chổ khác v.v... " Vẫn đúng là con mình chết thì sự đau khổ tột cùng phải khóc chứ? Phật đâu cấm con người khóc và cha, mẹ, anh chị em khóc nhau trong lúc sanh ly tử biệt đâu? Qúy thầy, cô từng làm cha, làm mẹ chưa mà cấm người ta khóc? Phật có dạy, phải biết dùng thương đau để làm nền tảng cho cuộc sống. Chúng ta phải biết chánh pháp và dùng cái nỗi buồn đau niệm Phật cho hương/vong linh đi nhẹ nhàng chứ không phải cấm khóc, hay gì đó thì cái cơn đau bên trong nó vằn vặt mình thì sanh ra nhiều tâm bịnh. Giảng cứ theo qúy Thầy/cô mà không áp dụng theo lời Phật dạy thì cứ mù quáng như đạo Muslim, "phải giết người mới lên 9 tầng trời" ư? Nghe là tốt, nhưng phải biết phân tách và theo dõi lời nói cũng như hành động. Cái đúng thì mình làm, cái sai mình cần phải suy nghĩ kỷ và ý thức loại bỏ hay không.
Cũng như có Thầy giảng về Nghiệp và Định Mệnh, xong thầy phán một câu, "nhà ảo thuật gia David Cooperfield chết vì cái nghiệp mà anh ta đã làm. Anh ta biến nhiều thứ trên toàn cầu mất tiêu nên giờ anh ta cũng biến mất vì "..... (ý nghĩa đại khái như vậy. Khi giảng Thầy cho là 100% lời nói là sự thật trong khi người nghe thì cứ tưởng thật là nhà ảo thuật gia đã mất trong khi anh chàng ta đang có live show ở Las Vegas. Điều này cũng dạy cho chúng ta, nghe giảng là một chuyện nhưng phải biết kiễm chứng, ý thức, và nhận thức để hành cho đúng. Mặc khác có nhiều Thầy giảng, nói nghe thì thâm thúy lắm ... thí dụ như, "khi người mất thì đừng khóc, tui thấy cha mẹ khóc con chết, tui kêu người ta dẫn hai người đó đi liền, gởi ra chổ khác v.v... " Vẫn đúng là con mình chết thì sự đau khổ tột cùng phải khóc chứ? Phật đâu cấm con người khóc và cha, mẹ, anh chị em khóc nhau trong lúc sanh ly tử biệt đâu? Qúy thầy, cô từng làm cha, làm mẹ chưa mà cấm người ta khóc? Phật có dạy, phải biết dùng thương đau để làm nền tảng cho cuộc sống. Chúng ta phải biết chánh pháp và dùng cái nỗi buồn đau niệm Phật cho hương/vong linh đi nhẹ nhàng chứ không phải cấm khóc, hay gì đó thì cái cơn đau bên trong nó vằn vặt mình thì sanh ra nhiều tâm bịnh. Giảng cứ theo qúy Thầy/cô mà không áp dụng theo lời Phật dạy thì cứ mù quáng như đạo Muslim, "phải giết người mới lên 9 tầng trời" ư? Nghe là tốt, nhưng phải biết phân tách và theo dõi lời nói cũng như hành động. Cái đúng thì mình làm, cái sai mình cần phải suy nghĩ kỷ và ý thức loại bỏ hay không.
Bỡi vậy hồi nào giờ học bất kỳ cái gì Nhỏ cũng hay hỏi
“tại sao” và v.v…. nên người dẫn dắt cũng ghét Nhỏ lắm, nói là Nhỏ có cái “Ta”
nhưng Phật giảng pháp mấy vị Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, v.v. cũng đều hỏi vậy nếu nói thế thì các Ngài
cũng có cái “TA” bự quá đó. ( Nên nhớ, các Ngài chỉ là đại diện cho
chúng sanh để thưa hỏi thôi, chớ không phải Ngài dốt nát như chúng ta.) Mà nếu các Ngài không hỏi
thì làm gì có sự giảng giải cho chúng ta hiểu biết ngày nay? Học mà cho Thầy vẽ sao nghe vậy là điều sai lầm
đáng tiếc và rồi ân hận cả đời vì mù quáng tin theo. Trong khi Phật chưa bao giờ kêu ai phải tin
Phật mà chỉ nghe Phật nói và ứng dụng thực hành để tìm câu trả lời cho chính
mình.
Vậy giờ cũng chắc phải hỏi, "Tâm ở đâu?"???
No comments:
Post a Comment