Tuesday, April 22, 2014

Ngôn Sử


cũng đừng quên thời buổi này ai cũng mang "đểu" ra nói, ngay cả làm việc thiện cho Phật/Chúa hết.  Làm gì cũng phải "lịch sự" và rồi hể nói ra thì "phàn nàn" nào là làm hạnh Bồ Tát thì đừng tính toán, nhưng bên trong thì quý tu sĩ, người làm thiện thì cũng đủ mách khoé "lịch sự" cho bản thân mình hết. 

Nói chung, cái gì cũng có phần chưa tới thời vận chưa biết ai hơn ai?  Cũng như quý thầy/cô/cha giảng cứ kêu buông bỏ hết vì chết chẳng mang theo gì được.  Nhưng cái gì thời buổi chợ đen này cũng phải cần và chính quý thầy/cô/cha lại là người cần hơn ai hết.  Nhưng giảng không chánh đánh cái buông bỏ gì và phải bỏ gì?    Buông bỏ không đi làm thì lấy tiền đâu mà ăn, buông bỏ tiền thì lấy đâu cúng dường quý tu sĩ, v.v.... :))

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. 

Không ngờ như thế mà lại may cho hắn. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi :

- Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày hơi bị nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi "lịch sự" mất vài trăm cây.

Lịch sự ?

- À, đó là một tiếng mới - hắn cười to. Bây giờ người ta không nói là đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự". Lịch sự trở thành một động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong; không biết lịch sự thì không sống được. Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi.

Tiền lùi ?

- Đó cũng là một từ; mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đ̣i năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây.

Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây. Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu. 

Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười :

- Mày lỗi thời quá rồi.. Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu.

Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn:

- Thế mày nghĩ gì về những từ mới này ?

Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói :

- Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have. 
Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn". 

Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói; 
Sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn, 
Vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau, 
Nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp... Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, Rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật. 
Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, Nhà Nước đểu, nhà trường đểu... Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ.

Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp :

Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu. Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu.

Vô Danh

No comments:

Post a Comment