Nhà cầm quyền VN cũng vậy, họ tham nhũng hố lộ thì cần chi dân gào, dân than, dân oán? Chỉ cần giả điếc làm ngơ và bợ đở bên trong thì Voila D'accord!
Một đứa bé tử vong do sởi
Courtesy of vietnamnet
Từ tả đến sởi, lây nhiễm chết hàng loạt… nhưng không phải dịch
Những ngày này, cả đất nước nhất là Hà Nội đang lên cơn sốt bởi hơn
trăm trẻ em chết vì bệnh sởi. Căn bệnh bùng phát và nhanh chóng lan
nhiễm khắp thành phố, thậm chí đã không trừ người lớn. Hàng loạt trẻ em
đã chết và các bệnh viện vẫn chật ních bệnh nhân. Như thông tin báo chí
đã nêu thì 8 trẻ được đưa vào may ra có hai đứa chưa chết. Và con số
thực tế còn lớn hơn con số báo cáo và báo chí đưa lên. Ngày 16/4, số ca
tử vong vì sởi, chỉ riêng ba bệnh viện lớn ở Hà Nội đã là 108 trẻ, không
phải 25 trẻ như Bộ Y tế công bố. Điều đó có nghĩa là với Bộ Y tế, mạng
người chẳng là gì, con trẻ chẳng đáng quan tâm nên họ giấu bớt số trẻ
thiệt mạng?
Những bà mẹ khóc ngất bên xác con, những ông bố thẫn thờ ôm xác con thất thểu đi ra khỏi bệnh viện.
Cả xã hội quan tâm, lo lắng. Trên mạng xã hội, người ta hô nhau mua
máy thở, cứu trợ cho các bệnh viện, các lương y, những người có kinh
nghiệm chia sẻ các kinh nghiệm phòng chống, giúp đỡ các vị thuốc miễn
phí… Có lẽ chưa bao giờ cả xã hội rúng động như lần này và nỗi lo lắng
lan nhanh như lần này với tốc độ Internet.
Duy nhất, có một chỗ yên vị và không tỏ ra lo lắng, đó là Bộ Y tế. Mặc dù trách nhiệm chính bảo vệ sức khỏe người dân là ở đây.
Bà Bộ Trưởng Bộ Y tế vốn đã lừng danh bởi những câu nói làm giật mình
người có thần kinh yếu. Nào là khi ba trẻ em bị tiêm nhầm thuốc chết,
bà ta nói: “Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người
tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật..". Rồi khi người dân kêu viện phí
tăng mà chất lượng không tăng, bà ta ký quyết định về 10 thành tựu của
ngành Y tế, ở đó: “Việc tăng giá một số dịch vụ y tế là một trong những
thành tựu hàng đầu”. Tiếp đó, “Dù "bệnh lạ" viêm dày sừng bàn chân, bàn
tay ở Quảng Ngãi chưa tìm ra căn nguyên rõ ràng nhưng đã thành công
trong việc khống chế” .
Có thể nói không sợ ngoa rằng những câu nói của bà ta xứng đáng được
nhận danh hiệu bệnh nhân bệnh viện tâm thần mà không cần thăm khám. Nếu
ai còn nghi ngờ mời vào xem tờ Vietnamnet đã thống kê. Thế nhưng, bà ta
vẫn giữ chân Bộ Trưởng và cố thủ ở cái ngành liên quan đến mạng sống
hàng chục triệu người.
Nhưng người dân không thể giữ nổi bình tĩnh trước những sự khó hiểu
của Bộ Y tế Việt Nam, họ đã kêu gào bằng đủ mọi cách, thậm chí thẳng
thừng nhiều lần yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức. Song tất cả được đáp
lại bằng căn bệnh điếc kinh niên mãn tính của bà Bộ trưởng.
Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Để đối phó bệnh dịch, bà bịt mồm, kéo theo một đám tay chân lao nhao
đi đến bệnh viện xem rồi về, và sau đó, bệnh viện được cấp một số máy
thở… đã hỏng.
Và nhất định Bộ Y tế không công bố: Có dịch sởi.
Nhớ lại, cách đây 6 năm, năm 2008, bệnh tả xuất hiện và nhanh chóng
lan truyền tại Hà Nội làm nhiều người chết. Cả xã hội hoảng hốt và kinh
sợ, riêng Bộ Y tế đủng đỉnh sáng tác một căn bệnh gọi là "tiêu chảy cấp
nguy hiểm" mà nhất định không gọi đúng tên là Dịch tả.
Đến những đường cong… mềm mại
Con đường Tàu Bay thẳng tắp nối tư Ngã tư Sở đến Ngã tư Vọng sang Phố
Đại La. Khi được đổi thành đường Trường Chinh vẫn thẳng. Cho đến một
ngày người ta mở rộng nó với cả chục ngàn tỷ đồng tiền dân, thì nó bỗng
nhiên thành cái hình ghi đông xe đạp. Cả đất nước lại loạn lên vì hiện
tượng này.
Bởi xưa nay, loài người làm đường chỉ làm đường cong thành thẳng, chứ
không có ai lại bẻ đường đang thẳng thành cong, họa chăng chỉ có đứa bị
tâm thần.
Thế là, lập tức hàng loạt quan chức lộ mặt công thần, tự coi mình là
trung tâm vũ trụ kể lể công lao. Ông Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan nói: “Đây
là ơn nghĩa dành cho bộ máy đầu não bảo vệ vùng trời...” làm người ta
giật mình. Ngày xưa, sách vở đã mất bao công sức tung hô ông, thì giờ
đây ông tự kể công và coi như việc bẻ cong đường không nhằm vào nhà ông
là “ơn nghĩa” và vì ông là “đầu não bảo vệ vùng trời”!
Và điều người ta rút ra ở đây là với những “đầu não” với những quan
chức, thì không chỉ có thể bẻ cong luật pháp mà còn bẻ cong cả những con
đường. Mà ông chỉ mới chức quyền là Thiếu tướng về hưu, nếu ông là Đại
tướng, là đương chức thì việc bẻ cong, nắn vòng là điều không có gì phải
suy nghĩ, là chuyện đương nhiên?
Việc bẻ cong đường để tránh nhà quan, ở Việt Nam không phải là chuyện
lạ. Nhiều dự án, nhiều con đường đã là hậu quả của sự bẻ cong như vậy.
Tuyến đường 2,5 của Hà Nội đã được bẻ cong để khi Đường Kim Đồng gặp
đường Giải Phóng là dừng lại, nếu muốn đi tiếp theo dự án, thì phải đi
theo hình chữ Z. Hậu quả là dân phải nghiến răng mất đi hàng ngàn tỷ
đồng, còn đất đại gia thì được tránh.
Thậm chí, không chỉ là nắn đường để tránh nhà quan, mà ngược lại,
người ta có thể nhổ đi nhà dân để mở hẳn một con đường vào nhà quan.
Trường hợp đường vào nhà ông Đồ Hoàng Ân, Phó Chủ tịch Thành phố HN là
một ví dụ. Nhà dân đang yên ổn, bỗng nhiên bị “giải phóng mặt bằng” để
làm đường vào nhà ông Phó Chủ tịch Thành Phố.
Sự lắt léo của cái lưỡi… Đường đi hay tối
Nghề sáng tác ngôn ngữ của các cán bộ xứ thiên đường cũng thật phong phú.
Khi bệnh tả hoành hành, Bộ Y tế chỉ cho rằng ở Việt Nam chỉ có “tiêu chảy cấp nguy hiểm”.
Khi dịch sởi đang giết chết hàng trăm trẻ em và hàng ngàn trẻ em đang
có nguy cơ đứng bên miệng hố tử thần, Bộ Y tế im lặng không công bố
dịch. Đến khi dư luận xã hội đến mức tưởng chừng không thể nóng hơn được
nữa, thì Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã phải lên tiếng: “Không
công bố dịch không có nghĩa là không có dịch. Chúng ta đã và đang có
dịch sởi.”
Khi đường Trường Chinh đang thẳng bị bẻ cong thành cái ghi đông xe
đạp, cán bộ của đảng cho rằng đó là “đường cong mềm mại”. Bí thư Thành
ủy Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, thì thay mặt cả cơ quan thanh
tra, công an và tòa án kết luận xanh rờn: “Không có tiêu cực khi bẻ cong
đường Trường Chinh”. - Nghe ông phán câu này, người ta giật mình vì
không hiểu lý do nào ông ta lại mạnh miệng? Người ta buộc phải đặt câu
hỏi: Có phải đây lại vẫn là vạ miệng có truyền thống của ông ta hay là
vì lợi ích? Bởi ai chẳng biết rằng trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản, có
những nơi “thất thoát” đến hơn 30%. (Thực ra, khi đã mất đến 30% thì lẽ
ra phải gọi là cướp mới đúng).
Rồi chừng như biết rõ rằng điều đó không thể đủ thuyết phục, họ lại
đưa ra lời bào chữa rằng: Bẻ cong đường Trường Chinh để tiết kiệm 200 tỷ
đồng. Trong khi đó, một Kiến trúc sư, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng một
tỉnh đã chỉ rõ: Để thẳng đường Trường Chinh, tiết kiệm cả ngàn tỷ đồng.
Và ai cũng biết điều đơn giản nhất: Đã làm đường, trừ trường hợp bất khả
kháng, còn lại người ta làm đường thẳng. Và bao giờ thì đường thẳng
cũng đỡ tốn hơn đường cong không chỉ là khi xây dựng mà là cả quá trình
khai thác sau đó.
Thế là, chỉ một con đường bị bẻ cong mà đủ các loại lý lẽ biện bạch
không biết ngượng. Từ chỗ vì “ơn nghĩa” rồi đến “đường cong mềm mại”,
rồi “không có tiêu cực” và sau đó là “tiết kiệm”… đủ cả mọi cách nói.
Và điều hề nhất, là mỗi khi quan chức biện bạch, lập tức có những kẻ
bưng bô đi theo ngay lập tức và dùng đủ mọi thủ đoạn, lời lẽ để biện
bạch. Có điều cha ông dạy mãi chưa thuộc là “Đường cong hay tối, nói dối
hay cùng”.
Không chỉ trong lĩnh vực y tế hoặc xây dựng một con đường. Trong xứ
Thiên đường XHCN ngày nay, rất nhiều lĩnh vực người ta bất chấp tất cả
sự thật, lương tâm, đạo đức, chân lý… mà chỉ sử dụng mỗi cái lưỡi.
Câu chuyện hai chiếc xe cùng biển số đẹp ở ngay chính tại cơ quan
Công an Thanh Hóa, đó là việc vi phạm pháp luật rõ ràng. Khi bị truy hỏi
đã được giải thích như sau: “Biển số 36B – 6789 được sử dụng từ lâu,
gắn liền với truyền thống ngành công an tỉnh nên cơ quan muốn giữ lại" -
Chánh văn phòng CA tỉnh Thanh Hóa giải thích.
Thế rồi thấy “cái lý” “gắn với truyền thống” nên muốn giữ lại” sẽ bị
bẻ gãy rất đơn giản dù chỉ là đứa trẻ con. Rằng vậy thì sao không giữ
nốt mấy ông cán bộ to cho nó truyền thống gắn bó, lại để họ về hưu? Nên
sau đó cũng chuyện biển số “Lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, 2
xe được các đơn vị nghiệp vụ sử dụng trong các trường hợp cần thiết.
Việc mang BKS 36B-6789 là để hóa trang phục vụ điều tra các vụ án".
Vậy nếu một trong hai xe gây tai nạn rồi bỏ chạy như bao xe công an đã từng gây tai nạn rồi bỏ chạy thì sẽ giải quyết ra sao?
Thậm chí hài hước hơn, khi các cây cầu thuộc Tỉnh Gia Lai liên tiếp
sập gây tai nạn, thì Phó chủ tịch UBND huyện Chư Pảh, ông Nguyễn Ngọc
Quang cho rằng “cầu tạo thành chữ V chứ không sập”.
Không chỉ sáng tác những vấn đề vụ việc như đã nêu, ngay trong chính
sách, những vấn đề xã hội thường ngày cũng đã được sáng tác, thậm chí
bóp méo khái niệm để đánh tráo không thương tiếc. Chẳng hạn:
- Ở Việt Nam, không có chuyện Cộng sản đã bị sụp đổ trên thế giới, mà chỉ phong trào Cộng sản quốc tế đã “thoái trào tạm thời”.
- Ở Việt Nam, Đảng là đạo đức, là văn minh, số đảng viên hư hỏng, tham nhũng không lớn, chỉ là “một số không nhỏ”.
- Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng “không có người thất nghiệp”, mà chỉ có “người chưa có việc làm”.
- Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân, “không có chế độ người bóc lột người” mà chỉ có “sức lao động là hàng hóa”.
- Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, Chủ nghĩa Xã hội nhất định thành công, dù chưa biết mặt mũi nó ra sao mà “sẽ dần dần sáng tỏ” –Nông Đức Mạnh - và “đến cuối thế kỷ cũng chưa chắc đã có” – Nguyễn Phú Trọng.
Ở Việt Nam, cán bộ là đầy tớ của nhân dân. Chỉ có điều là dân phải hi sinh cho đầy tớ.
Ở Việt Nam, không có tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị mà chỉ có
những kẻ vi phạm luật pháp bằng những điều luật nhắm bắt những người có
đòi hỏi về chính trị, lương tâm…
Và còn nhiều nữa… Thực chất, đó chỉ là sự loanh quanh ngoắt ngoéo của cái lưỡi không xương trong miệng quan chức cộng sản.
Lại chuyện “Đảng phân công…”
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2008, Bộ Y tế không công bố và thậm chí
không dám gọi đích danh là Dịch tả. Bởi nếu công bố Dịch tả thì cái Nghị
Quyết về “Năm Du lịch Quốc gia 2008” sẽ vứt đi đâu? Ai dám đến vùng
dịch tả?
Rồi cũng năm nay, nếu công bố dịch thì cái gọi là “Năm du lịch 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt” sẽ kết thúc ra sao?
Và đặc biệt, những bản Quyết định Phê duyệt chương trình, mục tiêu
quốc gia rằng “Loại trừ bệnh sởi vào năm 2012”. Rằng “vắcxin Việt Nam
sản xuất chất lượng tốt nhất thế giới” thì sẽ ăn nói ra sao khi người ta
hỏi đến?
Thậm chí, tệ hại hơn nữa khi báo chí bị cấm tác nghiệp tại Bệnh viện
nhi Trung Ương. Như vậy, mặc cho dịch hoành hành, tính mạng con trẻ,
người dân bị đe dọa từng ngày, trẻ em theo nhau chết, thì ở đây vẫn ngăn
cấm thông tin đến với dân chúng.
Nếu như, đất nước không có đảng lãnh đạo tuyệt đối, sẽ chẳng có ai
cấm được việc các cơ quan y tế phải gào lên khi có dịch để người dân
cảnh giác và được giúp đỡ.
Nếu như đất nước không có sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, hẳn nhiên
sẽ khó có những quyết định “Loại trừ bệnh sởi vào năm 2012” mà đến 2014
vẫn hàng trăm trẻ em chết vì bị sởi mà không ai chịu trách nhiệm.
Không phải chỉ đến khi dịch sởi lan tràn người ta mới khùng lên kêu
đích danh Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến để đòi bà phải từ chức. Mà trước
đó, bao phen thiên hạ kêu gào bà hãy từ chức nếu còn liêm sỉ. Nhưng bà
điếc.
Nhưng, thà điếc, vẫn còn hơn khi bà ta buộc phải học Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng mà chỉ thẳng vào Đảng mà rằng: “Tôi không chạy, không xin,
không từ chối bất kỳ nhiệm vụ nào Đảng giao cho”… Nghĩa là tôi chẳng
việc từ chức, đó không phải là lỗi của tôi.
Khi đó, người dân chỉ còn mỗi cách tự đấm vào ngực mà rằng: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”.
Hà Nội, ngày 21/4/2014
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
No comments:
Post a Comment