Thursday, August 8, 2013

Vajrayogini - Kim Cương Du Già Thánh Nữ



Nhìn hình chắc hẳn ai ai trong chúng ta cũng ngạc nhiên lắm về những cách phát triển và hình tướng của dòng Kim Cang Thừa nhưng ... đó là hình thức trãi nghiệm cũng như được phổ phiến của nguồn gốc.  Ngoài những bài kinh chúng ta học thì có Tỳ Kheo (tu hành nam giới) và Tỳ Kheo Ni (tu hành nữ giới), thì trong đây, chúng ta thấy Kim Cang Hoá Sanh ra, Ngài đã thị hiện ra Kim Cang Du Già Thánh Nữ qua những hình tướng đang uống máu, một chân dẫm lên người của Kalaratri, một chân dẫm lên trán cuả Bhairava, đầu đeo sọ người, cổ đeo đầu lâu như ngày xưa Đức Phật đã nhiếp độ người Ba La Môn tên Angulimala, là tên sát nhân chặt ngón tay của người chết để xâu thành tràng hạt chuỗi và đeo vào cổ. Và trong sự ác độc vì si mê, vì hận thù, vì tham dục, vì ganh tỵ nhưng lại có sự hiểu biết và từ bi.


Đây cũng là hiện thân của sự trí tuệ và hạnh phúc thật sự trong từng giây phút ngắn ngủi.  Đức Phật nói rằng mỗi ta hãy tìm hiểu và đốt đuốc để mà đi.  Khi nhận thức cuộc sống này là ảo ảnh thì chúng ta làm gì để giữ được sự an ổn hay nói một cách khác, nhân cách sống của đạo Phật làm gì để hỗ trợ cho chúng ta được ổn định, tìm hạnh phúc khi hiểu được hành động, lời nói, suy nghĩ của mình thì người đó sống một đời sống chân thật thanh tịnh và vì người mà không vì mình thì sẽ không bao giờ chiêu cảm đau khổ. Ai ai cũng tạo nhiều lỗi lầm nhưng biết quay đầu thì không có tội nào mà biển cả Phật Pháp không tẩy gội sạch.  Đó là hình ảnh của sự trí tuệ, của sự giãi thoát đau khổ mà Kim Cương Du Già Thánh Nữ đã thị hiện nhỏ nghĩ vậy,  hihihi.


***********

Kim Cương Thừa Phật giáo dạy rằng hai giai đoạn trong thực thành Vajrayogini ( giai đoạn phát triển và giai đoạn hoàn thiện) vốn được dạy bởi Đức Phật Vajradhara. Ngài hóa hiện trong hình tướng của Heruka để giảng về Tantra gốc Chakrasaṃvara, và chính tantra này đã giảng giải về thực hành Vajrayogini. Tất cả các dòng truyền thừa về Vajrayogini đều dẫn tới nguồn gốc này. Trong những dòng truyền này, có 3 dòng được thực hành phổ biến nhất: Dòng Narokhachö được truyền từ đức Vajrayogini tới Naripa; dòng Maitrikhacho truyền từ Vajrayogini tới Maitripal; và dòng Indrakhacho được truyền từ Vajrayoginī tới Indrabodhi.



Flying-Vajra-Yogini


Vajrayoginī được quán tưởng trong thân tướng nữ 16 tuổi màu đỏ trong và đậm, với con mắt thứ ba của trí tuệ dựng đứng trên trán. Vajrayoginī thường được hình dung trong trang phục của một dakini với một con dao kim cương bên tay phải và một chén sọ người bên tay trái với đầy máu mà Người đang uống với miệng đang ngửa ra. Phối ngẫu của Người, Chakrasamvara được biểu tượng bởi một cây trượng trên vai trái của Người. Cây trượng này khảm một chày kim cương và treo một chiếc trống damaru, một cái chuông và một lá cờ ba nhánh. Chân phải của ngài dẫm lên ngực của một Kalaratri màu đỏ, trong khi chân trái dẫm lên trán của một Bhairava màu đen, ấn đầu hắn về phía sau chạm vào lưng ở khoảng ngang ngực. Đầu Ngài đeo một vương miện 5 so người và Ngài đeo một chuối vòng cổ gồm 50 đầu lâu. Ngài được miêu tả đang đứng ở trung tâm của ngọn lửa trí huệ sáng rực.

Mỗi phần của Vajrayoginī và mandala đều mang một ý nghĩa tâm linh. Ví dụ, màu đỏ thân thể là biểu tượng của ánh sáng nội nhiệt Tummo. Một khuôn mặt biểu tượng rằng Ngài đã chứng ngộ mọi hiện tượng là một vị trong tính Không. Hai tay thể hiện sự chứng ngộ hai sự thật. Ba mắt thể hiện ngài có thể nhìn rõ quá khứ, hiện tại, tương lai. Ngài nhín về tịnh độ Kechara, thể hiện sự chứng đắc tịnh độ bên trong và bên ngoài, và ngài có thể dẫn những người đi theo đến chứng đắc này. Con dao cong trong tay phải thể hiện năng lực của ngài trong việc cắt đứt dòng tương tực của ảo tưởng và chướng ngại cho những người đi theo và mọi chúng sinh. Uống máu từ cốc sọ người trong tay trái thể hiện chứng ngộ của Ngài trong tịnh quang và đại lạc.
Trong thân tướng Vajravarahi, được biết đến với tên Heo Nái Kim Cương, ngài được miêu tả với một đầu lợn ở bên người như một đồ trang sức và trong một thân tướng khác là chính ngài mang đầu lợn. Vajrayoginī thường được liên hệ tới việc chiến thắng ngu si, bởi lợn tượng trưng với si trong Phật giáo.

Theo Geshe Kelsang Gyatso, thực hành Vajrayoginī tương đối dễ so với các bổn tôn Tối Thượng Du Già khác và phù hợp với hành giả thời hiện đại.

" Các hướng dẫn thực hành Vajrayoginī chứa đựng các thiền định rõ ràng và sáng sủa và tương đối dễ thực hành. Thần chú khá ngắn và dễ đọc, và sự quán tưởng của mandala, bổn tôn và mandala thân thể khá đơn giản so với các bổn tôn Tối Thượng Du Già khác. Kể cả những hành giả với năng lực hạn chế và ít trí tuệ cũng có thể làm những thực hành này mà không có khó khăn lớn nào. Thực hành Vajrayoginī nhanh mang tới sự gia trì, đặc biệt trong thời mạth páp. Có nói rằng trong thời này, việc nhận gia trì từ các bổn tôn khác rất khó khăn, nhưng ngược lại với Heruka và Vajrayoginī - càng mạt pháp thì hành giả lại càng dễ nhận được sự gia trì của các ngài.



No comments:

Post a Comment