Saturday, August 31, 2013

Phúng Điếu hay Miễn Phúng Điếu


   


Nên Phúng Điếu hay Miễn Phúng Điếu?  Câu hỏi này nhiều người hay théc méc ghê nha ... Chưa chết mà lo hỏi rồi *:))
 laughing nhưng mà vầy, có hỏi thì cũng là tốt mà quên hỏi thì người thân họ lo chứ chết rồi mình đâu cần phải lo chi cho mệt *:> smug. Nếu có lo lường trước hậu sự và cấm kỵ con cháu cũng là đều nên làm. Còn hỏi có "Nên Phúng Điếu hay Miễn Phúng Điếu" không? Nhận phúng điếu thì người mất có mang nợ không? Thì thật sự mà nói cũng khó trả lời.

Theo phong tụng Phật giáo hay hầu hết các tôn giáo láng giềng khác hay có cáo phó "miễn phúng điếu" hay cái gì đó, v.v... Nếu mà trả lời phần này thì trước tiên ta nên tìm hiểu chữ "phúng điếu" là gì? Phúng là cúng. Phúng còn có bộ bối và chữ mạo. Bối là tiền và mạo là che đậy.  Cho nên nguyên nghĩa của chữ phúng là tặng đồ vật cho người chết để che đắp thi hài. Thường thì lể vật phúng điếu là xe cộ để đưa tiển người quá cố, trà, hoa, nhang, đèn, bánh trái cũng như tiền bạc. Cốt ý là tặng cho người chết, giúp của cho tang gia làm may chay.  Nói cho đúng là mang lể vật tới cúng cho người chết hay giúp cho người ta chôn kẻ chết.   Mặc khác phúng điếu ngoài đem lể vậy cúng người chết thì còn thăm hỏi, an ủi, chia buồn cùng người thân của hương linh quá vãng gọi là điếu.  Điếu là viếng, tỏ lòng thương tiếc người chết và an ủi tang gia. Cho nên chúng ta phải phân biệt rõ ràng khi nhân phúng điếu tức là nhận làm dùm cho người chết là chánh và người sống là phụ.  Phúng điếu là viếng thăm người chết vừa an ủi người tang gia trong tinh thần lẫn vật chất.   Thành ra nhận phúng điếu là tội cho người chết trong khi người sống thụ hưỡng và phô trương cho người ta thấy tang gia làm rình rang (ngoại trừ giúp đở kẻ ăn xin, sa cơ không tiền bạc ngoài đường chôn cất, nhưng giúp đở họ rồi thì chính người chết lẫn người sống cũng vay nợ mình). Còn miễn phúng điếu là từ chối không nhận sự cúng dường. 

Thật sự khi tang gia ghi "miễn phúng điếu" và để hiểu cho rõ thì là miễn hết trong đó không chỉ có tiền mà luôn trà, hoa, quả, v.v.... nhưng hầu hết người Á Châu của chúng ta hiểu theo nghĩa của tiếng Mỹ, "not accept donation". Chữ donation này là họ ám chỉ tiền còn trà, hoa, nhang, và đèn quả theo Tây Phương không thuộc về donation mà chỉ là offering (biếu, cho) chứ không phải donation *:-S worried. Khi gia chủ ghi "xin miễn phúng điếu" tức là không nhận tiền nhưng có thể nhận hoa, quả, nhang, đèn thì phải nói cho kỷ là miễn luôn hoa, quả, v.v..  Mặc khác miễn phúng điếu của tang gia là cáo phó cho bạn bè, láng giềng biết là tang gia là người có thể đủ sức lo liệu được tang chế cho thân nhân quá vãng. Vì một khi nhận tiền thì sẽ phải tốn kém cho bạn bè đi viếng mà hể nhận thì thân nhân người qua đời nhận hưỡng chứ không phải người quá cố, vì vậy người qua đời phải mang nợ; lý do là tại vì họ mất mà người thân mới chấp điếu tiền bạc thành ra cái nợ người quá vãng mang mà cái lợi thì người sống hưỡng (sướng ghê, làm tội mà người khác chịu còn mình thì ung dung an lạc*[-( not talking) . Còn hoa, quả, trà, đèn thì không tốn kém là bao nhiều nên dể dàng chấp nhận hơn là tiền bạc.

Thường thì mỗi khi có bạn bè quen biết có người thân mất thì nhỏ tui không bao giờ đi tiền mà chỉ mua bông vì sợ họ mang nợ mình rồi mình phải trồi lên ở kiếp sau cho họ trả *=; talk to the hand *[-( not talking , lý lẻ cho bông, hoa là nghĩ như mình đi viếng mộ phần, cắm chút hoa lên mộ mà thôi... Thành ra không ai nợ ai.  Đến năm 2004, người bạn làm trong sở có con mất lúc vừa ra trung học, nhỏ tui được người bạn chỉ dẫn là đừng đi bông hay gì, nếu có thương thì xin chuyển tiền mua vòng hoa vào các hội từ thiện để hồi hướng cho con của anh ta. Anh chàng ta nói, mua bông thì mắc mỏ cho tang chế và sẽ héo tàng trong 1, 2 ngày. Nếu có cho thì cũng chỉ để trong nhà quàn cho đến khi thiêu hay chôn mà thôi rồi cũng vô xọt rác hoặc có nhiều gia đình thấy tiếc thì mang vô cho nhà dưỡng lão cho có màu mè tươi mát. Anh ta xin nếu ai có lòng nghĩ tới gia đình, nghĩ tới người mất thì xin chuyển tiền mua hoa thành tiền đưa thẳng vào tài khoản của 3 hội từ thiện: 

1. là nhà thờ mà gia đình đang hành trì; 
2. hội tham khảo về những căn bịnh ung thư trẻ em nơi mà con của anh ta được điều trị
3. hội từ thiện giúp đở trẻ mồ côi. 

Nhỏ tui thấy cũng hay hay... và khi lên mạng để đóng góp giúp đở cho những hội từ thiện này, nhỏ tui được biết là họ có hỏi mình quyên góp cầu siêu (in memory) hay cầu an (honor) cho ai. Nhỏ tui để tên người cầu siêu và địa chỉ của tang gia. Khi tới viếng thăm ở nhà quàn, nhỏ tui ngạc nhiên là chẳng có bông hoa gì hết mà chỉ võn vẹn vòng hoa của gia đình được đặt lên trên nắp hòm.  Trong tiêu điều nhưng ai tới cũng thân mật và an ủi.  Cũng chỉ là viếng thăm và hồi hướng qua chương trình từ thiện vậy thôi ai dè hội từ thiện gởi một cái thiệp chia buồn thẳng tới gia đình người quá vãng và cho họ biết là đã có người tên đó .... gởi tặng cho hội số tiền nhờ hồi hướng cho người quá vãng hay cầu an cho người nào đó, nhưng khi người bạn vô làm lại trong sở và nói là "cám ơn bạn đã hồi hướng cho con của tôi qua hội từ thiện này." Nhỏ tui hỏi, "sao anh biết?" Thì anh ta nói, "thì hội từ thiện gởi thiệp cho biết."  Lúc đó nhỏ tui nghỉ... "wow mình để ít hơn tiền mua hoa hõng biết rồi họ có nghĩ mình cheap không???"  Nhưng lại không có hỏi là thiệp chia buồn gởi từ hội tới có ghi gì không?*:-/ confused

Thế là từ đó, nghe ai chết nhỏ tui đều te te lên mạng mang gởi chút quà nhỏ đến cho hội. Một công hai chuyện, mình hồi hướng dưới tên của người quá vãng để cầu siêu thay vì mua bông rườm rà mắc tiền (vạn sự đối đế phải mua cho ra lẻ thì mới mua). Hai là mình cũng có công đức giúp đở cho hội. Ba là số tiền được dùng vào những việc chi tiêu có lợi ích hơn.  Đến năm thằng con qua đời, nhỏ tui cũng donate tới các thiện nguyện từ thiện và cầu siêu cho thằng con.  Và cũng được họ gởi thiệp chia buồn, tới lúc đó nhỏ tui mới hiển là hội từ thiện sẽ gởi thiệp phúc đáp tới gia đình tang chế nhưng sẽ không nói cho gia đình tang gia là bạn đã giúp đở tài chánh bao nhiêu hết, thành ra ít hay nhiều thì do lòng tùy hỷ của bạn mà không sợ gia đình tang chế chê bai bạn cho kẹo kéo hay oh quá nhiều *:D big grin. Mặc khác hội từ thiện sẽ cho bạn một cái thiệp cám ơn tới người đã hoan hỷ giúp đở cho hội. Thế là sau này nhỏ tui hay hướng dẫn bạn bè khác cũng làm như vậy. Vì đi bông thì tốn tiền nhiều cũng ngại, mà đi lèn xèn thì cũng coi kỳ... Có nhiều người cũng muốn mua mà kham không nổi rồi cũng không dám mua mà cũng không dám tới chia buồn. Thành ra hồi hướng kiểu này cũng tốt cho đôi bên mà người quá vãng cũng chẳng nợ mình (ngoại trừ tang gia có cái nhìn ở khía cạnh khác là họ thích cầm tiền để xài hơn *:-/ confusednhưng làm vậy thì nhỏ tui mắc công trồi lên ở kiếp sau phải cho họ trả lại, mệt *=; talk to the hand hõng chơi!), hương linh có nợ chăng là nợ cái tấm lòng mà người ta đến với gia đình tang gia. Còn mình thì tương trợ lẫn nhau, có lợi ích cho xã hội và cho mình thêm việc phúc lành để làm. Vì hiểu sâu theo kinh Phật nói thì có cho mới có nhận *O:-) angel. Thế là đôi bên đều hoan hỷ, mình làm việc từ thiện xã hội mà người chết cũng hưởng lợi là tạo phước lành cho tha nhân. Còn sâu sắc hơn là những người kém may mắn cũng được chút quà mọn... còn nếu cho những cơ quan tham khảo hay nghiêng cứu bịnh ung thư, v.v.. thì những người bịnh khác cũng sẽ có cơ hội cứu chữa.  Cuối cùng thì cuối năm mình được miễn trừ thuế ... vậy thì sao không làm, khè khè....*:))
 laughing

Ngày trước có Đức Cha La Quang (kêu Đức Cha tức là người cũng thuộc hàng hành giả, thánh tăng như bên Phật Giáo), một vị giám mục hiền hoà, đức hậu ở Đài Bắc, Taiwan, sau khi chết tang lể của Ngài không có ai dâng hoa, không có người ca tụng công đức của Ngài, cũng không phô trương truy điệu và cáo bố cho biết là Đức Cha La Quang qua đời, khi cố đại lão Hoà Thượng Thích Thượng Thánh Hạ Nghiêm (Hoà Thượng Thích Thánh Nghiêm là một vị thánh tăng thời đại) hay biết và tới viếng thăm, thấy linh cữu của Đức Cha đặt trong đại sảnh, xung quanh chẳng có gì cả vì thế Hoà Thượng cũng để lại di chúc trước khi Ngài viên tịch là sẽ không đăng cáo phó, không phúng điếu, không xây mộ tháp, không lập bia tượng, không nhận vòng hoa hay liễn đối. Ngài mong lễ nghi phải vô cùng đơn giản, không lãng phí như trang nghiêm.

Có l hai Ngài đã nhận định được cuộc sống nơi đây chỉ là ảo tượng và hư ảo.
"Tìm mộng tìm đâu cho thấy mộng?
Xây mơ vẫn tưởng mộng trong mơ
Mơ tình mộng, mộng mơ thành hư ảo
Bừng mắt ra ta một kiếp mộng phù du.

Hai Ngài khi sống đã mang nhiều điều lợi ích cho chúng sanh, nhưng khi mất đi cũng đã dạy cho chúng ta hiểu cách sống ở đời hà tất cả chỉ là cát bụi, không gì phải tham cầu thêm cho khổ não chúng sanh hay người thân cũng như bạn bè, lối xóm.  Thì chúng ta lúc còn sống không làm được gì cho tha nhân, khi chết thì cũng đừng phiền toái.  Vướng bận nhiều về hình thức thì cũng chẳng mang linh hồn lên được cõi Thiên Thai.  Cũng không phải ông cha, ông sư tụng kinh siêu độ là mình lên cảnh giới Cực Lạc (coi lại bài cục bơ và hòn đá).  Nhưng trong lể nghi thì phải có hình thức, thí dụ, như áo quần, giầy dép trang chỉnh, không phải mang áo rách hay khoé lổ mà thiêu hay chôn cho người quá vãng. Tiền của bao nhiêu người ta làm để lại cho mình xài mà khi chết mình chẳng cán đáng tìm cái áo lành lặn hay mua một cái áo khác cho coi được?  Còn cho là tại người chết lúc sanh tiền thích mặc loại áo này mà nhà thì không có áo khác *:-? thinking. Hỏi thì sao không đi mua hoặc nói để người khác đi mua, thì trả lời hay lém đó, "không có thì giờ!" Không có thì giờ mà có thì giờ tán dóc hay thì giờ ghé chợ mua đồ ăn. Vẫn biết gia đình có tang thì lúc nào cũng rối rắm và sống cần ăn nhưng ... mà thôi chẳng biết nói sao nữa *:-/ confused*=; talk to the hand.  Một hành động, một lời nói đã đánh thấp phẫm giá của mình.   Nhưng không chỉ là lời nói thô thẻn mà nhiều lời nói cáo buộc.  Bỡi thế trong câu của Ngài Nguyễn Du có nói:

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau" 
nhưng giờ phải nói,
Chữ tài, chữ mệnh sánh đâu chữ tiền *:))
 laughing 
Nhìn qua lời nói ngoa điêu
Những điều trông thấy mà điên cái đầu *=; talk to the hand

Nói cho cùng, tang chế có rình rang, có linh động hay không thì cũng do người sống muốn làm nở mặt, nở mày với lối xóm và bạn bè.  Chứ người chết nằm một đống lạnh ngắt rồi thì chẳng có nở mặt mày chi cả *:-/ confused, chỉ là linh hồn thấy vui khi được gia đình lo tang sự hậu đãi... Đó là nói tới người quá vãng được vãng sanh chứ còn người chết bị đoạ lạc vào cảnh giới của A Tu La, Quỷ, dạ xoa, địa ngục hay súc sanh thì có làm cho lớn, cho rình rang thì chẳng ý nghĩa gì. Rình rang cho nở mặt mày với người sống chứ bản thân họ bị đoạ đày trong cảnh giới nào thì có tốn bạc triệu tiền rồng cũng vô dụng *:(( crying. Mặc khác có nhiều người có tiền mà cũng có làm rình rang đâu, sợ mất đi tiền của tiêu xài.... nói cho cùng thì cũng chử kẹo hay sự tham mà ra. Theo nhỏ tui nghĩ thôi thì cũng là cái nghiệp của người quá cố cho xong. Thành ra nếu ai muốn phúng điếu hay miễn phúng điếu cũng được nhưng phải hiểu tường tận khi bố cáo phó này.

"Trăm năm trong cõi người ta
Chỉ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trãi qua một cuộc bể dâu
Những điều trong thấy mà đau đớn lòng.

Nguyễn Du"

Đúng, thà đừng thấy, đừng nhìn, đừng biết thì chẳng đau lòng, một câu của Ngài Nguyễn Du bao hàm nhiều ý nghĩa.... Ông cha ta ngày xưa nói cái nào trúng phóc cái đó....

No comments:

Post a Comment