Sunday, August 4, 2013

Tại sao phải lạy 8 phương trời?



"Tại sao phải lạy 8 phương trời?"


Wow... lạy bị thử thách nữa rồi .... hihihi...*:) happy nhưng mà hõng sao... thử thách gì thì sợ chứ thử thách về pháp học thì càng giúp cho thân tâm an lạc và cố gắng thêm trên con đường tu học để gạt bỏ bụi thế gian, tăng trưởng duyên lành *&gt;:D< big hug.


Thật ra không phải lạy tám (8) phương mà là sáu (6) phương.  Sáu phương đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Thượng, và Hạ. Bốn phương góc phụ là Tây Nam, Tây Bắc, Đông Nam, và Đông Bắc thì không có lạy.   Lạy cũng được thôi nhưng không có ý nghĩa.  Chỉ lạy phương chánh và mỗi phương đó có ý nghĩa khi lạy.


Theo kinh nói, ngày xưa, vào buổi sáng sớm Đức Thế Tôn lúc đi kinh hành, thấy con của ông trưởng giả tên là Thiện Sanh vừa tắm xong, người còn đẫm ướt mà ông quỳ lạy hết các phương. Đức Phật hỏi Thiện Sanh duyên cớ tại sao cứ sáng ra lạy nhiều phương như thế và Thiện Sanh nói là "sau khi cha tôi sắp chết có dặn, mỗi sáng con muốn lạy, trước hết hãy lạy các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên và Dưới nên tôi vâng lời không dám cãi. Nên sau khi tắm gội xong, thì chắp tay hướng mặt về phương Đông mà lể trước rồi tiếp lể khắp các phương khác". Đức Phật mới tỏ rõ chỉ bảo Thiện Sanh là "trong pháp của bậc Hiền Thánh của Ta chẳng phải lể sáu phương như thế là cung kính đâu." Ý là trong sáu phương đó ngoài lể lạy ra mà còn có ý nghĩa của mỗi phương.



Đức Phật dạy, nếu biết tránh bốn nghiệp kết không làm ác theo bốn trường hợp để biết rõ sáu nghiệp hao tổn tài sản, và tránh bốn việc ác là lể kính sáu phương thì:

1. đời này tốt đẹp và cả đời sau cũng được quả báo tốt;

2. đời này có căn cơ thì đời sau sẽ có căn cơ;
3. trong hiện tại được người trí khen ngợi, được quả bậc nhất thì sau khi chết được sanh lên cõi trời, cõi thiện.

Và bốn ác kết là: sát sanh, trộm cắp, dâm dục, và vọng ngữ. Thế nào là bốn trường hợp ác? Đó là tham sục, sân hận, sợ hãi và ngu si. Ai làm những việc ác theo bốn trường hợp đó sẽ bị hao tổn, đó là lời của Phật dạy.

Và sau đó Đức Phật có cắt nghĩa lạy sáu phương có ý nghĩa là:


1. Phương Đông là cha mẹ.
2. Phương Nam là sư trưởng.
3. Phương Tây là thê thiếp.
4. Phương Bắc là bạn bè thân thích .
5. Phương Trên là các bậc Trưởng thượng, Sa-môn, Bà-la-môn.
6. Phương Dưới là tôi tớ. 


Theo Kinh Thiện Sanh, Đức Phật có cắt nghĩa cho kỷ về mỗi điều lệ như sau:


" Này Thiện Sinh, kẻ làm con phải kính thuận cha mẹ với năm điều. Những gì là năm?


1.) Cung phụng không để thiếu thốn.
2.) Muốn làm gì thưa cha mẹ biết.
3.) Không trái điều cha mẹ làm.
4.) Không trái điều cha mẹ dạy.
5.) Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm.

Kẻ làm cha mẹ phải lấy năm điều này chăm sóc con cái:


1. Ngăn con đừng để làm ác.
2.) Chỉ bày những điều ngay lành.
3.) Thương yêu đến tận xương tủy.
4.) Chọn nơi hôn phối tốt đẹp.
5.) Tùy thời cung cấp đồ cần dùng.


Này Thiện Sinh, kẻ làm con kính thuận và cung phụng cha mẹ thế thì phương ấy được an ổn không có điều lo sợ.

Đệ tử cung phụng sư trưởng có năm việc:


1.) Hầu hạ cung cấp điều cần.
2.) Kính lễ cúng dường.
3.) Tôn trọng qúi mến.
4.) Thầy có dạy bảo điều gì không trái nghịch.
5.) Thầy có dạy bảo điều gì nhớ kỹ không quên. Kẻ làm đệ tử cần phải thờ kính sư trưởng với năm điều ấy.

Thầy cũng có năm điều để săn sóc đệ tử:


1.) Dạy dỗ có phương pháp.
2.) Dạy những điều chưa biết.
3.) Giải nghĩa rành rõ những điều trò hỏi.
4.) Chỉ cho những bạn lành.
5.) Dạy hết những điều mình biết không lẫn tiếc.
Này Thiện Sinh, nếu đệ tử kính thuận, cung kính sư trưởng, thì phương ấy được an ổn không có điều lo sợ.

Này Thiện Sinh, chồng cũng phải có năm điều đối với vợ:


1.) Lấy lễ đối đãi nhau.
2.) Oai nghiêm không nghiệt.
3.) Cho ăn mặc phải thời.
4.) Cho trang sức phải thời.
5.) Phó thác việc nhà.

Này Thiện Sinh, chồng đối đãi vợ có năm điều, vợ cũng phải lấy năm việc cung kính đối với chồng. Những gì là năm?


1.) Dậy trước.
2.) Ngồi sau.
3.) Nói lời hòa nhã.
4.) Kính nhường tùy thuận.
5.) Đón trước ý chồng.

Này Thin Sinh, y là v đi vi chng cung kính đi đãi nhau, như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ.


Này Thiện Sinh, người ta phải lấy năm điều thân kính đối với bà con :


1.) Chu cấp.
2.) Nói lời hiền hòa.
3). Giúp đạt mục đích.
4.) Đồng lợi .
5.) Không khi dối.

Bà con cũng phải lấy năm điều đối lại:


1.) Che chở cho mình khỏi buông lung.
2.) Che chở cho mình khỏi hao tài vì buông lung.
3.) Che chở khỏi sự sợ hãi.
4.) Khuyên răn nhau lúc ở chỗ vắng người.
5.) Thường ngợi khen nhau.

Này Thiện Sinh! Người biết thân kính bà con như vậy thì phương ấy được yên ổn không điều chi lo sợ.

Này Thiện Sinh, chủ đối với tớ có năm điều để sai bảo:


1.) Tùy khả năng mà sai sử.
2.) Phải thời cho ăn uống.
3.) Phải thời thưởng công lao.
4.) Thuốc thang khi bệnh.
5.) Cho có thời giờ nghỉ ngơi.

Tôi tớ phải lấy năm điều phụng sự chủ :
1.) Dậy sớm.
2.) Làm việc chu đáo.
3.) Không gian cắp.
4.) Làm việc có lớp lang.
5.) Bảo tồn danh giá chủ.


Này Thiện Sinh, nếu chủ đối với tớ được như vậy thì phương ấy được an ổn không điều chi lo sợ.

Kẻ đàn việt cung phụng hàng Sa-môn, Bà-la-môn với năm điều:
1.) Thân hành từ.
2.) Khẩu hành từ.
3.) Ý hành từ.
4.) Đúng thời cúng thí.
5.) Không đóng cửa khước từ.

Sa-môn, Bà-la-môn cũng khuyên dạy theo sáu điều:
1.) Ngăn ngừa chớ để làm ác.
2.) Chỉ dạy điều lành.
3.) Khuyên dạy với thiện tâm.
4.) Cho nghe những điều chưa nghe.
5.) Những gì đã được nghe làm cho hiểu rõ.
6.) Chỉ vẽ con đường sanh Thiên.

Này Thiện Sinh, nếu đàn việt kính phụng hàng Sa-môn, Bà-la-môn như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ".

Đó là ý nghĩa của lể lạy sáu phương mà Đức Phật đã chỉ dạy cho Thiện Sanh. Bỡi thế sau này trong kinh Trường A Hàm mới đặt tên cho phẫm này là "Kinh Thiện Sanh" là lấy theo tên của người con của ông Trưởng Giả.

Mặc khác, cũng là để giáo huấn cách cư xử hành trì ở đời, không phải là cha mẹ làm sai thì mình không được nói.  Không phải là chủ thì muốn đày đoạ tôi tớ; không phải là chồng/vợ thì được quyền ấu đã, đánh đập nhau; không phải bà con rồi vầy-khác, v.v... Phải biết hoà nhã, đối lý phải trái, quý mến, giúp đở điều lành, không trái nghịch.  Và cốt ý là phải tăng thượng duyên lành để tháo gở sự trói buộc vay trở trong hiện kiếp để mà được trở về.




No comments:

Post a Comment