Sám Hối Nghiệp Chướng
Lưu
Thời Phủ
Phật dạy rằng tất cả
chúng sanh đều có trí tuệ nhưng vì vọng tưởng chấp chướng mà không chứng được
tính giác ngộ của Như Lai. Mấy câu này thật là nói tận nguồn
căn. Vọng tưởng chấp trước tức là chướng ngại. Có chướng
ngại này rồi mà không trừ, thì chính là gốc căn bệnh khiến ta
khổ. Vọng tưởng là tâm phân biệt, chấp trước cho có mình và vạn sự.
Phật dạy: “ Nghiệp
không nặng không sanh Ta-Bà.” Mình vì nghiệp nặng mới sanh ở thế
giới này. Mình đã nghiệp thiện ác vô biên vô số từ vô thủy kiếp đến
nay. Do mê hoặc nên tạo nghiệp, vì tạo nghiệp mà chịu
khổ. Hoặc nghiệp khổ xoay vần, càng khổ thì càng mê không biết tỉnh
giác; càng mê thì càng khổ. Khi nhiều kiếp trước mình tạo nghiệp
nặng, chướng duyên trong ngoài đầy dẫy thì dù kiếp này có tạo chút ít thiện
căn, gặp Thiện Tri Thức, thân cận Phật Pháp muốn tu hành cũng
khó. Các thứ việc không như ý sẽ tới cản trở đường tu. Cho nên
cần phải dẹp sạch chướng ngại thì mới có thể học Phật. Cách để dẹp
sạch chướng ngại chính là Sám Hối Nghiệp Chướng.
Kinh Hoa Nghiêm Phổ
Hiền Hạnh Nguyện Phẩm thập đại nguyện vương: thứ nhất là lễ kính chư Phật, thú
hai là khen ngợi Như Lai, thứ ba là rộng tu cúng dường, thứ tư là sám hối
nghiệp chướng.
Đối với sám hối nghiệp
chướng, Kinh dạy: “ Lại nữa Thiện nam tử, khi nói đến sám hối nghiệp
chướng, Bồ Tát tự nghĩ rằng:
Từ trong vô thủy kiếp
từ quá khứ đến nay, ta vì do tham sân si, phát khởi ở thân, miệng, ý nên tạo ác
nghiệp nhiều vô số kể. Nếu những ác nghiệp ấy mà có hình tướng thì
tận cùng hư không trong vũ trụ cũng không thể nào chứa hết. Con nay
xin dùng ba nghiệp thanh tịnh, biến khắp thế giới nhiều như hạt bụi ở trong
pháp giới, con đến trước mỗi vị Phật và Bồ Tát, thành tâm sám hối nguyện sau
không tái phạm, và con luôn sẽ an trụ trong tịnh giới, nơi mọi thứ công đức.
Cho đến khi cõi hư
không tận cùng, cõi chúng sanh không còn ai, nghiệp của chúng sanh đều hết tận,
phiền não của chúng sanh đều hết sạch, khi đó sự sám hối của con mới
ngừng. Song le cõi hư không nhẫn đến phiền não của chúng sanh không
bao giờ hết sạch, do đó sự sám hối của con cũng không bao giờ chấm
dứt. Niệm sám hối trong tâm con lien tục không hề gián
đoạn. Thân, miệng, và ý ba nghiệp cũng không hề mỏi mệt.”
Đọc xong đoạn kinh
trên, mình mới thấy sự vĩ đại, sâu sắc của hạnh nguyện Phổ Hiền. Nó
như không hề cùng tận, không hề gián đoạn, cũng không hề nhàm
mỏi. Tuy mình là kẻ phàm phu, không thể làm đặng hoàn toàn như trên,
song mình phải tận lực. nếu không thì nghiệp mình nặng, chướng ngại
sâu dày, biển khổ sẽ không bờ bến đấy.
Sám hối là lời dịch
của chữ Hoa và Phạn. Sám là tiếng Phạn ( Ksama ) có nghĩa là hối
cải, phát lồ tội đã tạo trước đây, bộc bạch để đại chúng biết, thì tội lỗi sẽ
giảm nhẹ. Hễ càng giấu tội thì tội càng không tiêu. Hối
là sửa quá khứ tu vị lai. Có lỗi biết sửa, sau này không tái
phạm. Tinh thần và sự lợi ích của sự sám hối là để trừ nghiệp ác;
sàm hối chia làm sự sám và lý sám:
1/ Sự
Sám: Đệ tử Phật đã phạm lỗi hay giới, theo kinh điển lời dạy để
tu sám hối. Trong kinh Phương Đẳng có cách để tu Sám - đốt đèn
nhang, cúng tượng Phật, trang nghiêm đạo tràng, tận tâm tận lực cúng
dường. Trước khi vào điện bái sám phải tắm rửa thay đồ mới, lòng
phải thành kính mới có hiệu nghiệm. Ngẫu ích Đại Sư đã từng tu sám
pháp mười mấy năm, rất có cảm ứng.
2/ Lý Sám: Lý
sám là dùng phương pháp quán sát như lúc trưởng giả Duy-Ma chiều kiến ngủ uẩn
đều là không thì tội ở đâu? Tâm không có ở trong ở ngoài ở
giữa. Tội cũng như thế, kiếm không ra tánh của tội; từ trong tâm
giải thoát, từ trên lý để giải thoát. Khi lý được giải thoát, sự tự
nhiên giải thoát. Tính là thanh tịnh, vọng tưởng là dơ
bẩn. Dứt vọng tưởng là lý sám. Lý sám không lưu dấu
vết. Cổ đức ngày xưa có nói rằng: “Tốt nhất là Sự Lý đều sám
vì sám Sự Lý không ngại.” Tất cả khổ nghiệp chướng đều sinh từ
vọng tưởng. Nếu không dứt vọng tưởng không phải sám hối chân thật.
Niệm Phật là pháp môn
sám hối tốt nhất. Niệm một tiếng Phật tương ưng với lý, sẽ có lực
lượng to lớn vô cùng. Kẻ niệm Phật trong sáu thời niệm niệm phân minh
thì chánh niệm hiện tiền, không có vọng tưởng do vậy một tiếng niệm Phật diệt
được tám mươi ức kiếp trọng tội sanh tử.
Vọng niệm bớt đi thì
công phu tự nhiên tăng trưởng, trước khi chưa phá Ngã Pháp nhị chấp, phải phá
cái tâm được mất ( đắc thất ).
Theo giới luật Tiểu
thừa thì nếu có vị Tỳ kheo phạm bốn giới căn bản thì tội ấy không thông sám hối
( tức là phạm bất cứ một trong bốn giới sát đạo dâm vọng, dù cho sám hối cũng
không diệt được tội ). Trừ bốn giới căn bản ra, nếu có phá giới khác
phải sám hối trước 20 vị Tỳ- Kheo. Vì Tiểu Thừa chưa phát Bồ-Đề tâm
nên phạm bốn tội trọng không được thông sám hối. Phật Đại Thừa thì
khác; trong kinh Phật Danh nói rằng: “Nghe một danh hiệu Phật diệt vô
lượng tội.” Trong kinh Đại Niết Bàn cũng nói rằng: “
Phạm tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, bị ma quỷ bao vây, nếu nghe được kinh Đại
Niết Bàn thì tội tức tiêu diệt ngay.” Có người niệm Phật cả một
hai mươi năm, phiền não chưa diệt được, nghiệp chướng dường như cũng chưa tiêu
trừ. Lý do tại đâu? Chẳng lẽ niệm Phật lại không linh ứng
như thế sao? Phải biết rằng trong kinh nói Thiện nam tử như thế
nào. Thiện nam tử đây chỉ những kẻ phát Bồ-Đề tâm để mà nói: nếu
phát Bồ-Đề tâm có thể thật sự được như vậy. Kinh Kim Cang có nói: “
Bồ Tát vô tứ tướng, tức vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô
thọ giả tướng.” Tứ tướng đều không có thì cái nào để nhận tội
đây? Phàm phu và tiễu nhân có tội mới chịu tội, nếu không tội thì ai
chịu tội. Những kẻ Tiểu Thừa đã phá ngã chấp, sao phải chịu
tội? Vì họ chỉ phá kiến tư phiền não trong tam giới mà chưa phá kiến
tư phiền não của ngoại giới nên vẫn chưa tiêu được tội.
Nếu có phát Bồ-Đề tâm
tức vào cảnh giới viên dung tự tại rồi.
Bồ Đề tâm gồm có 3 tâm
thái, tức trực tâm, thâm tâm và đại bi tâm. Trực tâm
chánh niệm chân như, tương ưng với lý thể chân như. Mọi nơi mọi lúc
tâm trong sạch, không chút hư tình giả ý, tâm không hướng ngoại cầu duyên là
bước thứ nhất của Bồ Tát Đại Thừa . Tâm như thái hư, như như bầt
động, tất cả vạn tượng, mặc kỳ qua lại, mặc kỳ sanh diệt, tôt cũng không lấy,
xấu cũng không từ. Trong thâm tâm là tâm thích đức thiện, chiếu soi
đề lý, có quyết tâm, có nghị lực, vui vẻ mà làm tầt cả việc
thiện. Đại bi tâm là tin tưởng mình có thể làm lợi ích chúng sanh, rộng
tu lục độ, phổ tế hữu tình mà không trước tướng; ba loại “tâm” này họp lại tức
là Bồ-Đề tâm.
Trên đây là trên từ
phương diện giáo lý lập luận dường như rất khó hiểu, thật ra chỉ cần buông bỏ
tất cả “ danh văn, lợi dưỡng, ” để tâm vào Đạo, tức đắc
được cảnh giới này. “Ảnh Trần Hồi Ức Lục” của Đạm Hư Đại Sư nói về
kinh nghiệm đời Ngài, có đề cập đến chuyện Lưu Văn Hóa ( nghiên cứu Phật Pháp )
thành tâm hơn chúng ta nhiều. Y bình thường hễ đọc kinh không hiểu
thì quỳ lạy trước Phật cầu trí huệ, ngày đêm đều vậy.
Về Phật Pháp nhìn bề
ngoài dường như rất khó, nếu lòng ngay thẳng, tâm lý chuyên nhất, buông bỏ tất
cả chấp trước, thì không khó gì. Chỉ cần thành tâm và thực hành lâu
dài.
Lưu Văn Hóa đọc kinh
giống như bị nhập ma vậy; lắm lúc suốt đêm quỳ trước Phật suốt cả đêm; quả
nhiên ông được một linh nghiệm.
Có một hôm ông ở tiệm
thuốc (ông có mở tiệm thuốc khi chưa xuất gia ) đọc kinh Lăng-
Nghiêm. Đối diện bàn ông có một ông quản lý trông coi sổ sách của
tiệm, họ Huỳnh, tên là Huỳnh Sinh Chi, khoảng cách giữa hai người rất gần; ông
Huỳnh đang cúi đầu làm sổ sách; ông Lưu Văn Hóa đọc kinh như đã nhập định
vậy. Trong tâm khoát nhiên mở sáng ra, mắt thấy trong ánh sáng hiện
ra một cảnh giới có sơn hà đại địa, lầu các cung điện, chung quanh có lan-can,
trong suốt như thế giới Lưu-Ly vậy. Còn có một số
Thiên Long quỷ thần, bát bộ hộ pháp trong tay cầm bửu chùy, đứng hầu
trên hư không. Còn thế giới hàng ngày bỗng hoàn toàn biến mất. Ông
Lưu Văn Hóa lòng bức rức và thắc mắc lắm; trong lúc coi đến xuất thần bỗng có
hai con quỷ tới, chúng nhận rằng có quen với ông Hóa. Thì ra lúc còn
ở trên thế gian chúng đối với ông Hóa rất tốt. Sau nhân vì kiện vụ ruộng
đất mất, hai ông vì thua kiện tức mà chết đi. Ông Hóa tuy thắng
kiện, nhưng vì giành một chút đầt làm chết hai người, tư nghĩ thật vô nghĩa,
rất hối hận; do đó ông giao gia đình cho người em chăm sóc, tự mình đi tìm thẩy
phỏng Đạo, bằt đầu cấm tuyệt tửu sắc tài khí. Nguyên do vì kỵ sắc,
giữa vợ chồng mất hòa, vợ ông tức chết. Vợ ông vừa chết, đứa con nhỏ
cũng chết theo. Từ đó sau này ông Hóa càng đau buồn, lại không việc
gì để bó buộc, nên ngày nào cũng ở trong tiệm thuốc của ông Huỳnh, thành tâm
thành ý đọc kinh Lăng Nghiêm. Hiện nay được gặp cảnh giới nhu vầy,
lại gặp hai quỷ, mà hai quỷ không những chẳng giận ông lại quỳ đền trước ông
Hóa. Lúc ấy ông Hóa cò vẻ sợ sệt, hỏi:
- “
Ông đến có chuyện gì?”
- “
Xin ông từ bi,” hai quỷ nói: “ Chúng tôi đến cầu ông siêu độ chúng tôi.”
Ông Hóa nghĩ rằng: “
Nều họ muốn mình siêu độ họ thì chắc họ không đòi mạng mình đâu.” Nhưng
ông lại do dự nói với hai quỷ rằng:
- “
Tự tôi chưa giải thoát, làm sao có thể siêu độ ông vậy?”
- “Ôi!” Hai
quỷ ấy lại như ai cầu mà nói: “ Chỉ cần ông hứa một câu, chúng tôi đạp lên vai
ông thì được thăng thiên!”
Ông Hóa nghĩ: đã không
cần mình đền mạng, mình hứa một câu, còn được thăng thiên, vậy tại sao không
làm? Bèn thuận miệng hứa một câu: “Được rồi!” Hai
quỷ chạy lại đạp lên vai ông, đều một lượt phiêu nhiên thăng
thiên. Một lúc sau, vợ chết của ông, bồng đứa con cũng
đến. Lần này đến không giống như hai quỷ kia, bà rất vui vẻ, bỏ con
bé xuống đất cúi đầu cầu độ. Ông Hóa hứa một câu rồi thì vợ ông và
đứa con cũng đạp trên vai ông thăng thiên.
Ông Lưu Văn Hóa lấy
rất làm lạ, tự mình cũng không hiểu vì sao. Bỗng nhiên phụ mẫu quá
khứ của ông cũng đến, gặp ông rất vui vẻ nhưng không có quỳ xuống, nói vài câu
với nhau, cũng đạp trên vai ông thăng thiên.
Đối với những cảnh
giới này, ông Hóa thấy rõ ràng; những câu nói cũng nhớ rất là rõ, song đáo để
ông không biết là chuyện gì. Trong lúc đang suy nghĩ, đột nhiên cảnh
giới ấy biến mất.
Trong nhà tịch nhiên
im lặng không tiếng động. Ông Huỳnh vẫn khom đầu làm sổ sách trên
bàn đối diện, không những mắt không nhìn thấy cảnh giới ấy, chính long ông cũng
không nghi đến chuyện gì cả. Trong chớp mắt cảnh giới không thấy nữa. Ông
bỗng đứng lên hỏi: “ Huỳnh đại gia! Ông vừa rồi có thấy
không?” Ông Huỳnh ngước đầu lên giống như ngây dại vậy hỏi lại ông:
“Thấy chuyện gì?” Hỏi xong ông Huỳnh tiếp tục: “Tôi chẳng thấy gì
cả!” Người hỏi người đáp phá tan bầu không khí trầm
tịch. Ông Huỳnh vì lời mình hỏi chưa được giải đáp, cũng không thèm
để ý thêm nữa, nên khom đầu xuống tiếp tục làm sổ sách. Ông Lưu Văn
Hóa tưởng cảnh giới vừa rồi ông Huỳnh cũng thấy, nhưng ngược lại, ông Huỳnh nào
thấy chi. Ông biết đây là chuyện bí mật của mình nên cũng im lặng
không phát biểu.
Sau ông đem chuyện này
kể cho tôi biết rõ ràng, lúc đó tôi nói với ông: “Đây là công phu phá thức uẩn,
khi thức uẩn phá rồi thì lắm lúc được cảnh giới này.”
Từ đoạn văn có thể
thấy, nếu mình có thể như Lưu Văn Hóa, buông bỏ tất cả, sám hối trước Phật, cầu
trí huệ, ngày đêm làm vậy thi có thể siêu độ những tiên vong của gia đình quyến
thuộc và kẻ oán thù đều siêu độ. Tục ngữ có nói: “ Nhất nhân
đắc Đạo, thất tổ thăng thiên.” Phật Pháp không khó chỉ cần mình thành
tâm là được.
Cuối đời nhà Thanh,
đầu đời Trung Hoa Dân Quốc, Đại Sư Đạm Hư là cao đồ của Đại Sư Đế Nhàn phái
Thiên Thai. Ngài tinh thâm nghiên cứu về Thiên Thai
giáo. Người đời gọi Ngài là một trong ba vị Tam Hư - Hư Vân, Thái Hư
và Đạm Hư - ba vị đều là cao tăng của Dân Quốc, là ngọc bảo của quốc
gia. Cuốn “Ánh Trần Hồi Ức Lục” của Đại Sư Đạm Hư, mỗi lời mỗi câu
đều do Ngài đích thân thấy nghe. Chuyện kể về Lưu Văn Hóa đương
nhiên rất đáng tin. Mọi người đều có nghiệp chướng, song nghiệp
chướng nặng nhẹ có khác biệt; SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG thì mới không có chướng
ngại khi tu đạo. Nguyện với các đồng tu cùng cố gắng.
KINH SÁM HỐI
" Bài Khấn Nguyện
Mỗi Ngày :
* Nên khấn vào mỗi
buổi sáng khi thức dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Hoặc vào buổi lễ công phu sáng hay tối.
Hoặc trong ngày bất cứ lúc nào, khấn thầm cũng rất tốt.
Khi lạy, nên lạy thật
chậm rãi, và giữ tâm chí thành, chí kính. Phần Sám Hối tuỳ
thuộc, có thể lạy 3 lạy đến 108 lạy mỗi ngày, hoặc vào ngày 15, ngày 30, lễ Sám Hối.
Dâng hương và cắm
hương xong, quỳ đọc
(Con xin cung kính lễ
lạy)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi
Thập Phương Tam Thế Chư Phật, chư Bồ Tát,
Tam Bảo khắp mười phương. (3 lần)
Tam Bảo khắp mười phương. (3 lần)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Tri Ân
Hôm nay lại bước qua
một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực
từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát và Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho, và được
chư vị giúp đỡ mà con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính quỳ
nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân. (1 lạy)
Cầu An
Con xin thành tâm
thành kính cầu nguyện sự an lành, an lạc, thanh bình, hạnh phúc cho cha mẹ, anh
em, thân bằng quyến thuộc, cùng khắp các chúng sanh hữu tình, vô tình.
Con cầu xin thập
phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi
gia hộ, giúp đỡ để chúng con đồng được sự an lành, an lạc, tu hành đến Tri Kiến
Giải Thoát, thoát khỏi sanh tử luân hồi (1 lạy)
Cầu Siêu
Con cũng thành tâm cầu
siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc
nhiều đời nhiều kiếp.
Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con,
Những vong linh con đã lỡ gây hại, sát hại trong quá khứ,
Cho những vong linh tên:.....
Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, tật bệnh,và vì mọi lý do
chưa được vãng sanh.
Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ
Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa
Tạng Vương Bồ Tát, cùng chư vị giúp đỡ để các vong linh được tiếp dẫn về nơi an
lạc, siêu sanh Tịnh Độ ( 1 lạy)
Sám Hối
Nay con xin chí thành
sám hối mọi tội lỗi con đã lỡ gây tạo từ nhiều kiếp cho đến nay, những tội con
đã gây tạo trong kiếp sống hiện tại.
Những tội con gây tạo
do bởi vô tình hay cố ý, gây hại, sát hại đến nhân mạng, đến giới hữu tình hoặc
vô tình, những tội do bởi Tham, Sân, Si, do bởi ngã mạn, vô minh che lấp. Từ nay, mỗi ngày con
xin kiểm soát hành động, tư tưởng để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình
không tái phạm.
(Nên nhớ chi tiết các
tội mình đã làm trong những năm tháng quá khứ, nhớ đến những lỗi lầm trong thời
gian hiện tại, rồi hướng tâm lên chư Phật, lên Đức Quan Thế Âm Bồ Tát xin chứng
minh cho lòng thành Sám Hối của mình để từ nay xin thành tâm tu học, cầu nguyện
xin được thoát khỏi sinh tử luân hồi.)
Hết thảy các tội, con
xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ
Tát, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con. (1 lạy)
(Nếu bạn làm lễ Sám Hối
riêng, hãy đọc lại câu “Hết thảy các tội con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng
Sám Hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát và Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát
chứng minh cho lòng thành của con. (50 hoặc 108 lạy.)
Lưu ý: Sau khi suy nghiệm
về lỗi lầm của mình và đọc bài Sám Hối xong, bạn phải phát tâm thực hành tu
học, giữ tâm ý của mình trong Tình thương, Bình đẳng và Trí tuệ, chứ không nên
để tâm của mình trong ý niệm mặc cảm tội lỗi.
Hồi Hướng/Phát Nguyện
Sám hối rồi, nay con
xin nguyện tiếp tục tu học, tu hành, hướng tâm tu để thoát khỏi sanh tử luân
hồi. Làm việc lợi mình lợi người.
Con xin hồi hướng,
chia xẻ Công Đức đến cha mẹ, thân nhân…(tên…) Đến chư Thiên, chư Thần, chư
Thánh, chư Hộ Pháp và chư vị đã giúp đỡ cho con.
Đến những vong linh mà
con đã lỡ gây hại, sát hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãng sanh và
pháp giới chúng sanh. (3 lạy)
“chư vị”: Ở đây là
những vị thường bảo vệ, ủng hộ, giúp đỡ người tu hành, bao gồm: chư Thần,
Thánh, chư Thiên, Tiên, chư Hộ Pháp, cùng các vị ở những cõi mà mắt thường
chúng ta không thấy được. "
No comments:
Post a Comment