Monday, May 26, 2014

Hộ Niệm Cho Người Sắp Lâm Chung.



Trời hôm nay là Memorial's day thôi đâu phải ngày gossip đâu mà mấy ngày nay hết chuyện này tới chuyện kia vậy kià? Toàn là chuyện mấy ông bà tăng ni nhà ta hết trơn.


Thiệt tình mà nói, riết rồi coi cái gì ... cái gì nó phải có tiền, mà lời nói với hành động ít oi quá .... giống như phải trả giá vậy.  Ai trả nhiều thì làm nhiều tí, ai trả ít thì một là đứng qua một bên; hai là phải xếp hàng.  Cũng may chuyện xãy ra hôm qua và có thầy khác một lòng đứng vô làm thế mà không cần lấy thù lao, chỉ xin một điều là cúng dường cho chùa.  Thầy người Mỹ chứ bằng không thì chắc tốn bộn tiền mà còn bực mình nữa.  Ủa đâu phải tiền mình đâu? hihihì..... sorry.  Nhưng mà cũng tức dùm!  Chướng mắt đó mà, hihihi....

Bà chị mới hỏi, "mấy sư hộ niệm cho người gần mất chỉ là niệm Phật thôi hả? Vậy thì hộ niệm là sao? Ban hộ niệm họ cần phải làm gì?"  Chưa kịp trả lời tại vì canh ba gà gáy rồi nên cũng nói sơ sơ và promised sẽ viết cắt nghiã sáng này, chưa gì, gia đình chị bạn, người mà bị ông thầy chơi hôm qua hỏi cũng y chang.  Chị nói ba của chị lúc hồi dương gần chết có kêu thầy ở chuà gần nhà tới hộ niệm, thầy chỉ niệm 'nam mô A Di Đà Phật' thôi, thấy vậy nên ở nhà nói với thầy, "thôi để gia đình con niệm cho ba được rồi." Rồi chị quen của chỉ người bị bà ni sư cúng thất mỗi tuần, nếu ở lại ăn thì tính $8/phần cũng làm y chan khi chị ta kêu ni sư vào hộ niệm cho chồng chị ta.  Vô nhà thương sư chỉ "nam mô A Di Dà Phật".   Mô Phật! cũng may hồi bà nội gần mất, có nhờ Thầy vô đọc kinh hộ niệm nha, nếu mà thầy vô chỉ niệm Phật thì thôi cho thầy về chuà uống nước lả.  Nhưng sau khi thầy đọc kinh xong, thầy về là Nhỏ tui phải vô đọc kinh làm thế phần còn lại luôn cho tới đưa từ emergency room lên phòng trên để theo dõi cho tới khi bà mất.

Vấn đề hộ niệm cho người sắp lâm chung là sao? Theo Ngài Đại sư Ấn Quang có dạy.  Muốn thành công sự hộ niệm phải có đủ 3 yếu tố:

1.   Bản thân của người sắp vãng sanh phải có tín hạnh nguyện, lúc bình thường đã dặn dò gia quyến những gì cần thiết khi vãng sanh.  Có được vãng sanh toàn tín hay không điều do trì danh sâu hay cạn.
2.  Con cái người mất phải phát đại hiếu tâm và từ bi ân huệ tâm.  Có nghĩa là tuân theo lời Phật day như pháp hộ trì cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc vãng sanh Tây Phương đó gọi là tự thoát trần lao thì mới có thể thành tựu.
3.  Người hộ niệm (bạn bè, thân nhân, liên hữu) chân thành hết lòng niệm cho người sắp lâm chung vãng sanh, thì chính người hộ niệm sẽ được quả báo tốt và cũng thành tựu cho mình vãng sanh.  Nhất là phải nên tu tịnh nghiệp, nguyện cho chúng sanh đó thoát khỏi luân hồi, theo bổn nguyện của Phật.  Chứ mà hộ niệm mà còn ách xì, rồi sai vặt người ta, thì "xin mời đi ra ngoài chơi".

Nếu có thể theo 3 yếu tố đó thì trợ niệm cho người sẽ được thành công.  10 người tu thì 10 người đi. Còn làm ác cho đã, đến lúc gần chết thì kêu người tới hộ trì thì 10 tu, 9.5 người gục.  Đó không phải viên thành Phật đạo.  Nhưng khi tới hộ niệm cho người sắp lâm chung không phải chỉ niệm Phật thôi đâu. Vì niệm Phật ai mà niệm không được đâu phải kêu mấy tu sĩ tăng già tới niệm rồi lấy tiền thì người sắp lâm chung sẽ thành chánh quả?  Có tu đâu mà thành chánh quả?  Và có làm những quả thiện đâu mà về cảnh giới Niết Bà?  Nhiều người nghĩ cứ niệm Phật hộ niệm thì người quá vãng sẽ vãng sanh về cõi Niết Bàn là sai. Cõi Vãng sanh mà nói chung chúng ta hay gọi là Niết-Bàn cũng có nhiều tầng bậc (chưa ai đi thành ra chưa ai biết chắc là niệmPhật cái là ngồi Cực Lạc liền đâu, phải không?)  Trong kinh A Na Hàm cũng có nói, mỗi tầng lớp cũng có cảnh hạ, trung và thượng.   Dưới điạ ngục cũng có hạ, trung và thượng; trần gian và thượng giới cũng thế, đều có hạ, trung và thượng.  Ngay cả đời sống mình cũng có tầng lới gọi là giai cấp hạ,trung và thượng, sách truyện còn có tập 1, 2, 3, v.v... hay là quyển hạ, trung và thượng v.v.... Thành ra nếu vãng sanh có chướng ngại, thì phải cầu Phật gia trì, bài trừ để thành tựu vãng sanh.  Nhưng cái khi nhắm- mất là mình đã đi theo cái nghiệp của mình rồi.  Người thân chỉ là hộ niệm giúp cho mình được thêm một bậc đi lên mà thôi.  Chứ không thể cái vèo bay lên thẳng Cực Lạc ngồi chơi đánh cờ tướng với Phật!  Người mất cũng chỉ lên được một phần trong cảnh giới mà người thân đã tạo phúc cứu mình nhưng rồi hết thọ báu phúc đó cũng phải trở xuống trả cái nghiệp của mình.  Hưỡng trước, thọ sau hoặc thọ trước hưỡng sau tùy theo nghiệp của mỗi người.

Như trong kinh Từ Bi Thủy Sám, Đức Phật có nói với ông Tu-Đạt-Đa, "thầy ngươi là Uất Đầu Lam Phất lợi căn sáng suốt, đã hàng phục được phiền não, đến cõi trời phi-phi tưởng rồi mà khi mạng chung còn phải đoạ vào đường súc sanh làm con Phi-Ly huống chi người khác"  (nghe cho rõ nha.... ông Uất Đầu Lá Phất đã hành phục ma quân, phiền não, lên tới trời rồi mà khi chết vẫn phải đoạ làm thú đó) thì thử hỏi mình là cái chi chi??? Có tu đâu? Có hàng phục ai đâu? Toàn là mang phiền não vào thì làm sao chỉ hộ niệm Phật một cái mình bay lên ngồi cảnh Tây Phương thượng phẫm được?   Có nhiều kinh điển mà "như thị ngã văn" (như thật nghe như vầy) mà Ngài Anan cũng có nói lại sau khi nghe Phật giảng .... có nhiều con thú do nghiệp lực của nó phải đoạ sau đó nó mới vãng sanh, nhưng cũng có nhiều người được vãng sanh rồi phải trở xuống đoạ lạc.  Một con khỉ chỉ dâng cúng nước cho Phật mà thành chánh quả, tỳ kheo chê bai người giống khỉ mà đoạ làm khỉ.  Bỡi thế mới nói, "dịch như dụ".  Tùy duyên có người thọ báu trước, đoạ sau.  Có người đoạ trước hưỡng sau.

Trở lại chuyện hộ niệm cho người sắp lâm chung, ngài Ấn Quang có dạy:

Điều thứ 1, phải khéo léo khai thị an ủi cho người sắp mất (làm như Nhỏ tui ah ... cứ rù rì bên tay người sắp mất, vì khai thị rất có ý nghĩa và nghị lực cho người sắp lâm chung?) có lòng chánh tín (hình như năm 2012 Thầy Hằng Trường cũng có nói về vụ này trước khi làm lể Mandala?)  Khuyên buông bỏ và chỉ cần nghe kinh và tâm cứ niệm Phật không nghỉ gì khác, cái gì cũng bỏ hết, vì chết chẳng mang theo gì cứ mong mõi đường về Cực Lạc (y như chọn lưạ đi máy bay không đi tàu lữa chi cho lâu vậy đó , hihihi... oh quên, phải biết máy bay ngày nay nhiều khi cũng lạc hướng và mất tích ah... ouch!) Thành ra thôi cứ dặn dò được bao nhiêu hay nhiêu, dặn dò nhất tâm chánh niệm để cãm được lòng từ bi của Phật để Ngài tiếp dẫn.  

Điều thứ 2, sau khi đọc thời kinh (kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng, kinh sám hối v.v. hõng biết phải tụng kinh sám hối và A Di Đà cho bà nội của người bạn không mà bác sỉ nói 1 tuần bà nội chết, sợ quá te te mang quyển kinh tới ngồi đọc.  Rồi bà không chết, đến lần thứ 2, bác sỉ cũng nói bà nội chết, cũng te te mang kinh vô đọc, còn đốt nhang nữa chứ ... thế là bà qua và sống tới giờ 114 tuổi, chuyện cách đây 4 năm sau khi thằng con mất) thì mọi người luân phiên niệm Phật để hộ trì tịnh niệm cho người sắp vãng sanh (chứ không phải mời tới là niệm Phật liền.  Nếu vậy thì ở nhà ai làm hõng được?)  Vì khi gần mạng chung, tâm lực của người sẽ yếu ớt không thể liên tục niệm lâu dài, bỡi vậy phải nhờ mình hay và người hộ niệm ... hộ niệm.... mới đắc lực.  Nên biết rằng những người chịu giúp người sắp lâm chung tịnh niệm vãng sanh cũng được quả báo người khác hộ niệm cho mình.   Mình bồi dưỡng phước điền cho bản thân.  Thành ra kinh cứ đọc cho người sắp lâm chung cần nghe kinh sám hố và ta khuyên người sám hối trước khi lâm chung là phải niệm Phật.

Điều thứ 3, tuyệt đối không nên dời động hay khóc lóc (cái này có người sẽ bị đòn ah... chưa gì là khóc nhè như con nít nghe thấy cây roi rồi... hôm qua chưa rãi tro mới mở đầu niệm Phật vô kinh là khóc sướt, pó tay! thục người chỉ mà chỉ cứ khóc) sẽ làm hõng việc.  Người sắp phân chia phàm, thánh, người, quỷ lúc dó chỉ niệm Phật cho thần thức của họ không nên lau mình, thay quần áo, dời động, khóc lóc, để cho họ tự nhiên ngồi nằm, ngoại trừ người sắp lâm chung kêu mình thay quần áo, lau chùi trước thì nên y theo ý (tốt nhất là làm y như Nhỏ tui làm thằng con, lau chùi sạch sẽ, thay áo và bắt nó niệm Phật trước bàn thờ) vì vậy có thuyết rằng đỉnh nóng sanh cõi Phật, nơi mặt sanh cõi trời, ngực nóng sanh cõi người, bụng nóng sanh ngạ quỷ, đầu gối đọa súc sanh, bàn chân xuống địa ngục. Lúc này mọi người nên khẩn thiết mà niệm Phật, không nên thăm dò hơi nóng của người lúc lâm chung, họ quyết định đới nghiệp vãng sanh. Khi mạng chung thì vài phút sau khi niệm Phật xong mình có thể thăm dò, để 8 tiếng đồng hồ sau, nếu các khớp xương đã cứng thì nên lấy khăn thấm nước nóng hoặc rượu trắng đắp lên thì không bao lâu sẽ mềm mại.

Nhỏ tôi trải qua kinh nghiệm hộ niệm này nên cũng biết được chút chút. Nhưng có một điều chắc chắn dù mình theo tín ngưỡng nào, mà đứng bên giường cầu nguyện cho người sắp chết, mình sẽ giúp họ thanh thản. Điều này giống như cách 1 con vật dùng răng gắp. Khi gắp mồi thì hung dữ quyết liệt, mạnh bạo. Khi gắp con thì nhẹ nhàng nâng niu. Thì mình cũng vậy, người chết mà có người thân bên cạnh động viên thì lúc nào cũng thanh thản hơn là người chết trong cô độc.

Người hộ niệm l
à để phụ giúp người sắp chết được về Tịnh Độ.  Những người trong ban hộ niệm phải dùng tín lực của mình để hỗ trợ người sắp chết niệm Phật.  Giúp là ở lòng thành, nhưng vẫn đề chính yếu vẫn là do người sắp chết đó có Tín-Nguyện-Hạnh và nhiếp tâm hay không đa.  Điều nên nhớ, mình là người hộ niệm chỉ là tr duyên cho một người sắp mất. Còn sanh hay đọa lạc nơi đâu thì do quyết định của người sắp lâm chung và chánh nhân là những gì hiện đời người ấy đã tạo lập vì khi chết họ chỉ mang theo nghiệp và nghiệp nặng hay nhẹ thì do sự sắp xếp của đấng Hoá Công.

Chưa kể trong quá trình "hồn sắp lìa khỏi xác" 
có thể sanh về Tịnh Độ phải nhiếp tâm, điều này cực kỳ khó khăn, vì lúc này người sắp chết vô cùng đau đớn, lo nghĩ nhiều thứ, thấy những cảnh giới không trong sạch, tâm càng cố níu kéo để mình sống được phút nào hay phút đó...ít có ai có thể bình thản, an vui trước khi ra đi mà tâm không vướng bận. Chưa kể hàng ngày người này không tu tập, không trì niệm hồng danh Đức Di Đà thì xem như việc hộ niệm chỉ thành công chưa tới 10%.   Do đó, trước khi hộ niệm, ta phải nói cho họ nghe (nhiều người cũng chướng lắm không có nghe đâu), đọc kinh cho họ tịnh định lại theo lời pháp (lọt được câu nào hay câu đó, còn vô niệm liền họ chỉ nghe niệm mà nhiều người đang bực trong tiềm thức thì niệm chỉ là thổi lổ tai họ thôi) sau đó hộ niệm chỉ là trợ duyên cho người đó trên bước đường tái sanh vào một thế giới khác, chính nhân vẫn là hành động nghiệp lực mình làm lúc sinh thời (chứ không phải nhào vô cái “nam mô A Di Đà Phật” liền.  Nếu làm như vậy thì ở nhà kêu hết bà con, lối xóm tới niệm phải hay hơn không cần chi kêu tăng ni tới cho mệt? Còn phải chờ đợi.  Nước gần không kêu chữa lữa mà chờ nước xa làm chi?)  Nếu không đọc kinh thì phải khai thị niệm câu:

“Nam mô A Di Đà Phật, đời này tiêu nghiệp chướng, lâm chung không chướng ngại, đồng sanh cõi Cực Lạc, thừa nguyện lực tái lai, Nam mô A Di Đà Phật.”

Nếu nguời hộ niệm không phải là tăng/ni thì người tới hộ niệm trước hết vô phải được sự đồng ý của chủ nhà, thỉnh tượng Phật A Di Đà nhỏ thôi, không cần phải coi mười phương Đông, Tây, Nam, Bắc rồi tìm hướng Tây.  Hướng nào cũng được (Nhỏ tui dể vậy đó) vì một khi tôn tượng Phật A Di Đà nơi nào thì tự nhiên hướng đó là hướng Tây (hay không! dù không phải là hướng Tây, hihihi), cũng không cần phải đóng trên vách hay tường gì hết, để trên bàn cũng được.  An trí xong, định chổ ngồi đàng hoàng, đốt nhang đèn nếu có, rồi bắt đầu hộ niệm kinh đến liên tục hộ niệm danh hiệu Phật.  Khi người mạng chung, cấm thân nhân gào thét kêu réo chỉ khuyên người nên tiếp tục niệm Phật vì lúc này người vừa tắt thở, linh hồn còn phảng phất chưa xuất ra hết trong cơ thể.  Nghiệp lực còn trong A Lại Da Thức, khó rời khởi nên ai gào thét, khóc lóc thì trong khoãnh khắc đó khó lòng rời đi.  Sau khi hoàn mãn hộ niệm thì đọc bài hồi hướng coi như xong.  

Cũng nên nhớ Phật dạy người gần nhất vẫn là người nhà mình và do tín nguyện sâu của người nhà mà nhiếp tâm cho hương linh hay người sắp lâm chung rất là tốt nhất.  Cái ngã kiến nhiều khi chư tăng đắc độ còn không qua nỗi vì mắc kẹt vào những cái phàm phu, ngũ uẩn điều cũng phải thua thì mình hà tất phải tìm quả cầu đâu xa xôi?  Nhất là những người tu hành cứ nghỉ đi tới nhiếp niệm là sẽ có quà hậu lể là dù có niệm bao nhiêu thì người sắp lâm chung hay trút hơi tàn cũng không thể nào lên được.  Chỉ có gia đình thân nhân là người vì người chết mà đoạn trừ chướng ngại nhiếp tâm niệm là tốt hơn hết. Làm thiện trí thức thì ai cũng có thể làm được, vì tới ngày lâm chung lúc đó mình nhắc nhở (người nhắc nhở là thiện trí thức) người sắp mất niệm Phật chứ không phải thỉnh một vị tăng/ni thì làm mới được, lúc đó gấp lắm cũng không có thể thỉnh nổi ai mà phải chờ đợi mất thì giờ, thì hàng cư sỉ có thể làm được điều này. 


Ở đây ta cũng phải chú ý nhưng đã nói ở trên (cảnh hạ, trung và thương). Thành ra vãng sanh không hẳn là ta vào cõi Cực Lạc, mà  là ta còn phải học tập nơi cõi não ở Cực Lạc thì Chân Tâm mới sáng tỏa, tùy nghiệp lúc sống mà lâu hay mau (muốn hiểu rõ hơn thì hỏi các vị sư lớn thông hiểu về khoá Tịnh Độ (đừng nghe mấy ông bà tu sĩ ba loa khoát lát nữa) hoặc tự suy nghiệm lấy, hay nghe bài của Pháp Sư Tịnh Không, cái gì nghe phải nghiệm và hành trì để mình có được cái tinh huệ thì tự nhiên ơn trên sẽ tiếp tục giãng giải cho mình qua 6 huệ).  Thành ra đừng nghĩ rằng ta đạt cảnh Cực Lạc là không quay đầu lại hoặc ta đoạ địa ngục thì không lên lại hay thành chánh giác.  Ngài Bồ Đề Đạt Ma đang bị đoạ địa ngục chịu tội mà sau này còn được phong thành Phật đó.   Giờ Ngài đã rời địa ngục chưa và đang luân chuyển trong kiếp nào thì không biết. Dâng sớ hỏi Phật và Diêm Vương đi, nếu có câu trả lời nhớ chia sẽ hén! *;) winking

1 comment:

  1. Eh, co nguoi noi kheo minh ha' ta. nhung ma` rat rat cam on cung, nho doc duoc bai nay ma ngo ra rat nhiêu thu do, hehehe

    ReplyDelete