Monday, December 3, 2012

Quy-Y nhiều lần!?1?


Quy-Y nhiều lần!?1?

Mấy lần đi nghe thuyết giảng của mấy trưởng lão Tây Tạng và hôm bữa đi nghe vị trưởng lão Tây Tạng về thuyết giảng Phowa cũng thấy có người đã quy-y kỳ trước và rồi xin quy-y lại để có cái tên Tây Tạng cho oai oai… Hôm nay, bà con Phật-Tử Việt Nam nghe thuyết ging về Gia Lực và niệm 100 millions Chú A Di Đà, lúc Thầy hỏi có ai muốn quy-y thì cũng thấy nhóm kỳ trước quy-y nhiều lần với nhiều trưởng lão khác nhau, nay lại quy-y nữa, nên nhỏ tui có hơi mạo muội viết bài này. Bài viết này chỉ theo dõi những ý tưởng cãm nhận và quan sát qua nhiều khóa nghe giảng của nhỏ tui thôi .

Có nên quy y nhiều lần hay không? Đây là điều mà hầu hết các Phật Tử Việt Nam ngày nay hay mắc phải, cứ dự khoá tu học của một Thầy/Cô Đại Đức, Hòa Thượng hay trưởng lão Đại Sự Tây Tạng nào rồi thì cứ rối riết nhau mà quy y nhưng mà không hiểu nghĩa quy y là gì? Mặc khác còn cho rằng mỗi một lần quy y thì các Thầy sẽ lấy đi cái nghiệp của mình…. điều này hay đó nhưng mà liệu quý Thầy có lấy đi cái nghiệp của mình hay không hay là mình sẽ dấy thêm cái tội ngạo mạng hoặc là sự khinh bỉ tôn sư? Quý Phật Tử không hiểu là một sư mình bái quy y thì coi như là cha mẹ, mà mình cứ chạy theo cái đua đòi danh tôn sư để mà quy-y thì mình có thuộc chử Tam Bảo và giới định hay không?


Việc lớn nhất trên đời là quy-y Tam Bảo cũng như bên Chuá là được rữa tội, cho nên cần phải cẩn trọng, không nên coi thường hay bốc đồng mà quy-y.  Trước tiên phải chọn một vị minh sư đức độ để quy y, vì có điều gì không thông suốt thì được vị Thiện-tri-thức ấy khai thị và hướng dẫn cho, hầu ngộ nhập Phật tri kiến. Nếu đã quy-y rồi thì mình có thể ngồi nghe khai thị sự quy-y và giới pháp lại, chứ đừng mai ông này, mốt bà kia. Nhất là các vị Thầy/Cô tu ngày nay trong chuà cứ chỉ cho Phật Tử đều sai trái và khuyến khích các Phật Tử hay nói rằng, “quy-y lại không sao!”(Hõng hiểu quý Thầy/Cô nói là quy y lại được thì bản thân quý Thầy/Cô chắc cũng đua đòi cái danh quy-y bao nhiều lần???)  Thưa nếu từ bé cha mẹ cho mình quy-y nhưng vì bé quá mình không hiểu và lập tự quy-y là gì thì khi lớn khôn mình có thể xin quy-y lại để được khai thị chứ không phải là nữa năm rồi (xin phép cho con mượn danh tánh của quý Thầy làm thí dụ nha…A Di Đà Phật!..... ) quy-y với Hoà Thượng Thắng-Hoan (wow… được thăng tiếng, hoan hỷ chứ lị), rồi vài ngày sau, nghe Hoà Thượng Tín-Nghĩa tới … ( ái cha, Thầy mang chữ tín và nghĩa theo Thầy là được mọi người tính nhiệm và được lợi nghĩa nhân) sau đó, ba tháng rồi mới vừa quy-y với HT Thái Siêu, tháng sau mình lại quy-y với HT Nguyên Siêu (chắc tại thấy hai Thầy tên nào cũng có chữ “siêu” hết nên khoái chí quy-y cho oai oai lực vì cộng hai Thầy lại thành Thái-Nguyên, trụ một vùng núi to lớn hay rộng rãi một cánh đồng mênh mông bát ngát, theo hai Thầy này là toạ về cảnh giới Trời liền, tin không? ) Tiếp theo, nghe tin Thầy Bổn Đạt về thuyết giảng, thấy phong cách cao ráo của Thầy lại thương quá nên xin quy-y tiếp vì pháp danh Thầy có lót chử Bổn như Thích Ca Bổn Sư lại có thêm chử Đạt thế là quy-y theo thành sẽ đạt thành chánh quả (đạt hàng - bậc gì thì không biết???? ) Và rồi trưởng lão Tây Tặng mới đây, Garchen Rinpoche về cũng khoái chí và nhất là nghe thấy cái tên của trưởng lão Tây Tạng cũng là lạ hay là wow… tên Thầy Garchen đọc lai lái là “Ngồi Trên” oai nghiêm chiễm chệ mà Thầy cũng vừa thuyết giảng về Tịnh Độ chắc là quy-y với Thầy sẽ về Tịnh Độ Niết Bàn và nhất là sau khi quy-y qua các Thầy Tín-Thắng-Siêu-Đạt mà vẫn chưa thấy enlightment cho phải nên quy-y lại với Thầy Garchen  (Gát Chân) để về cõi Tịnh Độ khi xã cái thân phàm phu tứ đại này bỏ lại cõi Ta Bà. Yeah!


Sự tu học là một chuyện nhưng khi thực tập là một chuyện khác, có người đi ngàn dặm nhưng học 1 chử gần trong nhà, hay nói là học mà không hành lại xuyên tạc theo ý nghĩa của mình như đạo Muslim là “phải giết người mới được ngồi toạ chín từng trời.” Thành ra nếu là một Phật Tử đã quy-y rồi thì mình phải hiểu đạo và khai thị cho người khác, “nếu chưa quy-y thì nên quy-y để tìm hiểu pháp môn cao thượng của nền Phật Giáo”, chứ đừng nói, “quy-y nhiều tốt”, "không sao" hoặc là, “quy-y nhiều được, càng quy-y nhiều thì các Thầy sẽ lấy đi dùm cái nghiệp của chúng ta.” Chúng ta cũng mong các Thầy lấy đi nghiệp dùm ... nhưng luật Trời tạo hoá đâu có phải dể để cho ai thế nghiệp ai, đúng không ??? Ráng trả gần chết ông, chết bà mà vẫn thấy toàn là nghiệp chướng oan gia tới tấp. Vậy thì nên biết, không ai hết ngoài chính mình lấy đi cái nghiệp của mình .  Cũng như chính quý Thầy/Cô phải trả cái nghiệp của quý Thầy/Cô, đâu quỡn mà mang cái nghiệp của bao nhiêu Phật Tử?  Người nào nói câu này tức là chưa hiểu về chân lý của Phật Pháp... thua xa những người không quy-y hay những người thuộc tôn giáo khác.  Càng làm mắc cở khi nhận mình là Phật-Tử .


Hằng ngày và cũng như quý Phật-Tử niệm Nam-mô mà chắc hẳn không ai hiểu Nam-Mô là gì nên cứ xúm nhau mà quy-y với các Thầy này, Thầy khác và cho rằng một lần Quy-Y là tất cả mọi chướng ngại, vay trả nghiệp đều xoá sạch. Sẳn đây thì cũng xin cắt nghĩa chử Nam-Mô cho quý Phật-Tử để hiểu rằng quy-y nhiều không phải như quý Phật-Tử đã nói mà phải nên biết rằng cái ngã mạng của mình bớt một tí và điều cần phải dẫn mình tới sự trao dồi đích thực để tâm được tuyệt đối trì hành. 
Nếu cha mẹ quy-y cho mình lúc nhỏ mà mình không biết pháp danh thì có thể xin quy-y lại để có pháp danh chứ đừng đua đòi xin pháp danh như mua áo quần, hay trang sức.  Quy-y cũng như mình được sanh ra.  Đứa bé sanh ra chỉ có một lần, đâu có thể nào chui trở vô bụng người khác để rồi lọt lòng ra v.v... vì không thích mẹ sanh của mình.???!   Hay là như mình vô đảng (Cộng Hoà, Dân Chủ, Việt Cộng, v.v..) thì phải ở với đảng dù là dưới quyền một người nào thì cũng là một đảng, ngoại trừ mình bỏ đảng đi ra đảng khác.  Thầy/Cô mà muốn quý Phật-Tử quy-y lại thì là sự hiểu biết về Phật Pháp không hiểu biết và theo tính cách kéo bè pháp chứ thật không phải là muốn duy trì Phật pháp .  

Quy-Y là gì? Quy là trở về và Y là nương tựa.  Nam–mô có nghĩa là gì? Theo tiếng Sanskrit là Namo và theo tiếng Hán (Chinese/Trung Hoa) Nam mô còn có ý nghĩa là quy-y vậy thì mỗi ngày mình đã niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", "Nam Mô Quán Thế Âm" v.v.. thì mình đã quy-y với chư Phật rồi thì hà tất phải quy-y nhiều lần với các Thầy??! Không lẻ quy-y với Phật, Trời thấp hơn với các trưởng lão Hoà Thượng, Thượng Toạ, v.v... hay sao?!!#!? Nam-mô cũng dịch là “Quy mạng kính đầu”. Có nghĩa là: “Con xin đem toàn thể sinh mạng của con về nương tựa vào chư Phật”.   Do đó, cái bản ngã của chính mình không còn nữa mà còn xin dâng trọn vẹn thân mạng mình lên chư Phật. Con hoàn toàn tin vào chư Phật. Đó gọi là “Quy mạng”.

Namo còn ý nghĩa khác là “Kính đầu”.  Đây là hết sức cung kính và nương tựa vào đức Phật.  Còn “Quy-y” có nghĩa là đem hết thân và tâm của mình, đem hết cả mạng sống của mình trở về nương tựa vào đức Phật. Nhưng khi đã quy-y rồi, quí vị phải tự nguyện và tinh tấn thực hành các việc lành, tương ứng với lời dạy của đức Phật thì mới xứng đáng gọi là quy-y.  Chứ không phải chạy theo các Tăng - Ni để mong rằng quy-y lấy đi cái nghiệp của mình là sai!! Mình quy-y riết mà không biết chán và cho là đệ tử Thầy này, Hoà Thượng kia để tự tôn vinh cái gì ??? Cái Ta và ngã mạng của mình hay là cho người khác biết mình là chân tu, đệ tử của lão thành này - kia (hầu hết quý Thầy nào cũng có để đua chen)  trong khi quy-y với Phật thì thua xa ?????   Tốt nhất là nhất tâm tu tập cho chính mình và quy-y nương về theo Phật mà thường thì các vị trưởng lão Tây Tạng cũng như các Hoà Thượng, Thượng Toạ, Đại Đức người Việt Nam ta cũng hay khuyến các Phật-Tử như vậy


Quy-y là cho chúng ta một con đường tu học. Một sự tuyên thuệ để dẫn dắt cho chúng ta một mục đích gìn giử và đi tới chứ không phải chạy đua theo sư này, người kia không cần thiết. Nếu phải chạy đua thì tại sao ta không như lời ngài Đà Đạt Lai Lạt Ma chia s
 như vầy, "Nếu ta có một tôn giáo thì rất tốt. Nhưng thật ra nếu như không có tôn giáo chúng ta cũng vẫn có thể tồn tại và tự xoay xở được. Còn nếu như không có tình người thì chúng ta sẽ không thể nào tồn tại. Bản chất của mọi tôn giáo chính là từ tâm (good heart). Đôi khi tôi cũng gọi tình thương và lòng tử tế là tôn giáo của tôi."  Chính Thầy cũng nói là "tình thương và lòng tử tế" mới là tôn giáo thì ta chẳng cần cái quy-y bên ngoài khi sự thành kính trong tâm không có, đúng không?


Thành ra điều chúng ta cần biết là quy-y chân ngã chứ không phải là quy-y vô ngã. Đừng chấp thủ mà phải biết quan niệm được một pháp giới hoàn toàn vô ngã. Ai tu nấy chứng, ai gây nấy mang. Quy-y phải có tâm làm gốc thì Duyên khởi mới đứng vững chứ mai "quy" vầy mốt "y" khác thì quy-y làm gì? Cứ phải như vậy thì là tập khí tham ái, chấp thủ của Phật-Tử còn trôi lăn kiếp ngã. Tu và hành điều phục Tâm là đi đến giải thoát và tri kiến giải thoát chứ không phải quy-y nhiều lần là thoát .  Nhưng có điều chúng ta được quý thầy cho pháp hiệu, tên hiệu... và sau đó thì tùy tên nào chúng ta thích thì được quyền xử dụng chứ không quy-y lại nhiều lần.


Đạo Phật chúng ta khác các đạo khác là chú trọng vào niềm tin. Nếu có niềm tin thì dù có làm việc ác, cũng có thể vào được cảnh giới Cực Lạc. Đó là Phật nói, "bỏ dao xuống Thành Phật" nhưng phải bỏ dao và dồn niềm tin trọn vẹn vào chánh pháp chứ không phải bỏ dao xuống trước Phật rồi ra đường tiếp tục giết người hại vật, làm những chuyện v.v... (
Đừng lầm chữ "bỏ dao xuống Thành Phật".  Phật ở đây là Phật tánh chứ không phải là Phật.)  Còn ngược lại, nếu ai thiếu lòng tin, dù có gắng sức làm việc phúc đức, thì cũng sẽ rơi vào con đường địa ngục. Mặc dù Phật-Tử không tin vào đức Phật, mà vẫn gắng sức làm việc phước thiện thì quí vị vẫn được vãng sanh. Phật pháp không bao giờ mê hoặc con người bằng cách nói quý vị quy-y nhiều lần thì mọi nan nghiệp tiêu tán vì có các vị trưởng lão Hoà Thượng, v.v. lãnh hết cho quý vị rồi. Nếu đã tin Phật rồi mà cứ quy-y nhiều người như không tin, thì tại sao phải quy y Tam bảo?/ Giao cho Phật, Bồ Tát lãnh dùm thua các quý Thầy/Cô thời nay chăng?   

Nghiệp mình là của mình, không ai mang thế hay mang dùm mình. Dù là cha mẹ có muốn mang dùm cho mình cũng không được huống chi là quý Thầy/Cô người dưng nước lã. Khi ra đời mình đã mang cái nghiệp rồi vì nếu không mang nghiệp thì mình đâu sanh vào cõi Ta Bà này và tới lúc nhắm mắt đi thì mình chỉ mang đi cái nghiệp lợi hay nghiệp nặng của mình theo thôi. Dù là quý Thầy có làm lể Cầu Siêu Độ cho mình bao nhiêu đi nữa thì khi nhắm mắt là hai Sứ Thần đã dẩn mình đi rồi… và tùy theo nghiệp nặng/nhẹ hay nghiệp lành mà mình được hưởng sanh về sau. Đường là do mình chọn đi, cũng như cái nghiệp vẫn mãi mãi theo mình. Chỉ có hành trình tu tập để giải thoát sự luân hồi, chứ đừng vọng ngã cho rằng các Thầy mang nghiệp dùm cho mình rồi hiển nhiên cứ chạy theo ông Sư này, ông Sư kia rồi chán mấy ông Sư này, chạy qua bà Sư khác. Biến mình thành cái công cụ chạy đua hay nói đúng hơn là tự làm cho mình mất đi sự tín ngưỡng và chử “Trung”. Nền tảng của Phật là phải biết sự trung thành, bi mẫn, trí tuệ. Mình cứ mai ông này, bà kia thì trí tuệ của mình nằm ở đâu, và lại xuyên tạc cho là chánh pháp các Thầy ôm nghiệp của mình đi ?!?! Như bên Đạo Chúa, cứ trây tội rồi vô nhà thờ xưng tội rồi ra ngoài trây tiếp. Chúa nào xoá tội cho mình? Chuá cho mình xưng tội để mình đừng làm nữa cũng như Phật cho mình sám hối, chứ đâu kêu mình “con xưng tội đi rồi ra khỏi chuà/nhà thờ con tiếp tục làm.” Thiện tai …. tội lổi, tội lổi .


Nếu thật sự chưa ai hiểu chử quy-y thì đừng nên quy-y và cũng đừng vọng ngã vào chử “quy-y”. Hành thiền định rất quan trọng. Quy tụ đều về một nơi dù là mình quy y ai hay nhấp tâm hồi hướng về Phật nào thì lúc xã cái xác thân phàm này thì cũng về một nơi mà ông bà mình hay nói, “đi đâu cũng về phương Tây”. Đừng nghỉ là về Trời mới có phương Tây, ngay cả cõi Ta-Bà hay U-Minh cũng đều có phương Tây cả. Mọi nơi, mọi từng lớp, Trời, Rồng, Dạ Xoa đều có nơi tốt và nơi xấu. Ăn thua chúng ta tu học và thực hành chánh pháp để đừng sai lạc vào ngoại đạo hay tà đạo. Ngay từ lúc Phật ra đời đã có tà đạo rồi chứ không phải chỉ có bây giờ mới có tà đạo. Thành ta sự tu học và ý thức trao dồi rất là quan trọng. Chúng ta đi nghe pháp, tìm hiểu pháp và thực hành pháp để am hiểu chân lý. Chứ không phải đi nghe pháp, để rồi không am hiểu chỉ biết đi cho có đi, để người thấy mình cũng là người am tường nhưng chánh pháp và nói thì không có chân lý. Như trưởng lão Garchen Rinpoche có nói, “tất cả mọi nơi đều có bad negative và good negative (tức là có nghiệp tốt và nghiệp xấu). Dù là mình có tu tập một pháp môn nào mà mình hành trì đúng thì cũng chung quy về một chổ nếu mình biết nương tựa vào đúng chánh pháp và nên tìm hiểu và trao dồi.” Thành ra với một vị Phật-Tử một khi đã quy-y thì phải hiểu mình nói gì, làm gì đừng cứ chạy tùm lum, tùm la cho là “trúng tùm la, tùm lum” thì tội cho quý Thầy dẫn dắt, nhưng một người Phật Tử đúng thì phải biết quán chiếu, câu hỏi ... chứ cũng không huà theo tin quý Thầy vì quý Thầy cũng có sai kia mà. hihihi....

Khi quy-y thì quý Phật Tử nên hiểu một chữ Trung và chữ Tín, theo sau là chữ Định và chữ Luật sẽ giúp cho quý Phật Tử có nền tảng tốt hơn. Nhất là phải suy nghĩ chính chắn cho kỹ để nhận rõ con đường mình muốn tiến tới sự quy-y để được sự cứu rỗi. Không ai nhận lễ quy-y để trở thành vương hầu hết mà chỉ được cứu rỗi. Được cứu rỗi, như chúng ta biết, không gì khác hơn là được giải thoát khỏi tội lỗi mình làm để đường đi về không bớt cái nghiệp hay thoát được sự luân hồi.

Hãy cung kính Tam Bảo của chư Phật, chư Bồ Tát. Quy-y để tin tưởng và suốt đời phụng sự Tam Bảo, thì sẽ được sự cảm ứng. Còn cứ đi cho biết nghe pháp để về nói pháp chẳng có thì cũng như là chưa hề quy-y và cũng chẳng có sự cảm ứng gì cả của sự quy-y kiến ta chạy theo bóng với hình mà chưa định một hướng pháp môn để hành trình. Đi tu học để nghe giảng pháp, giảng lời của kinh điển, của pháp môn mà các Thầy đã là người chứng được truyền dạy cho chúng ta và cần phải giải đáp và tu tập. Đó kêu là học phải hành để cho có được sự tinh tấn. Các Thầy là con thuyền đưa chúng ta qua sông nhưng cũng phải hiểu rằng thuyền cũng có thuyền này, thuyền kia, Ta phải hiểu và định hướng đi. Nếu lòng chúng ta tinh tấn về một môn nhất định thì dù có là gì thì Phật Pháp vẫn chuyển cho chúng ta đi con đường đúng. 


Nói tới đây cũng thấy buồn hơn khi một Phật-Tử mỗi lần bước vào cửa chùa hay khoá tu học thì se xua vòng vàng, kim cương sáng chói phải chăng đi tới chổ đông người để khoe cái giàu của mình mà quên rằng Đức Thích Ca Từ Phụ của chúng ta từng là một vị hoàng tử sống trong nhung lụa cao sang mà Ngài đã từ bỏ tất cả để sống đời lam lủ bần hàn, khuất thực xin ăn? Đã là một vị Phật - Tử, ta biết quy-y thì ta phải hiểu lòng tin cậy và sự trung thành của hai chử quy-y. Còn ta cứ quy-y tùm lum như một Vi Tiểu Bảo gặp ai cũng bái sư mà không biết một thứ võ công nào ngoài võ độc nhất v
ô nhị 
và thượng sách của Gia Cát Khổng Minh "chẩu".  Thì cũng y như quý vị cứ quy-y, thành ra kiến cho chúng ta quy-y tà kiến và cho là do các Thầy nói "được". 


Không những vậy, Phật-Tử VN chúng ta lại xao lãng đi chiếc áo màu lam, nâu sòng úa bạc, tà áo dài, chiếc áo công quả, bà ba lai căng để thay vào đó biểu hiện chiếc áo phong tục của nước ngoài. Phật Thích Ca chỉ có ba bộ y dính mình, thay đổi và trân quý còn chúng ta thì cứ mai Thầy Tây Tạng về thì mặc áo Tây Tạng, mốt Thầy VN về thì mặc áo lam, mai kia Thầy Nhật về thì mặc áo Nhật, và v.v.. (ta mặc được nhưng là để mặc ở ngoài thôi chứ đừng mang vào Phật sự hay khoá tu học, người nước ngoài họ có mặc áo của mình trong những lớp học với các Thầy Việt Nam, hay áo Tây Tạng, v.v.. đâu mà chúng ta phải xe xua, xí xọn vậy, đúng không?) Phải hay không phải khi ta thay sắc màu để thuần phục cái đạo của nước đó mà không nghỉ rằng, "đạo là một", "đạo dạy ta chữ nghĩa, chữ nhân". Dù ta có chấm/thay bao nhiêu màu sắc thì cũng một màu tro đen trở về ai cũng như ai để thấy rằng chẳng có HÌNH . Phật giáo Tây Tạng rất chú ý đến việc tu dưỡng Bồ đề tâm, đến Bồ tát hạnh và coi việc giúp đỡ người khác là một bổn phận trọng yếu, một phần không thể tách rời trong đức từ bi của người Phật tử chứ không phải gặp ai cũng quy-y.


Buồn hơn khi quý Phật tử vô chuà công quả cứ làm như manager... sai và điều kiển vô duyên.  Hõng biết ở nhà tu sao chứ vô chuà thì coi như ra lịnh mà quý Thầy/Cô lại không một lời lên tiếng?  Người ta nói, "đi chuà gây nhân quã" đằng này mấy ông/bà vô công quã gây nhân nghiệp.  Chú trên chuà có nói, "người ta đi chuà được phước, mình đi chuà dấy thêm nghiệp mà thôi,  chướng mắt quá mà!"


Qua những gì mà đã thấy và nghe, cũng như cãm nhận bao khoá tu học, chứng tỏ rằng Phật Tử Việt Nam chúng ta thua một con chiên của Chúa hay một người đạo Muslim. Vì với Thiên Chúa Giáo, khi các con sanh ra đã được baptême/rửa tội và có tên Thánh y như chúng ta quy-y có pháp danh. Tên Thánh của họ đi với họ suốt cuộc đời tới khi nhắm mắt, còn chúng ta? Cứ nói tu mà võn vẹn hai chử quy-y lại chưa thấm nhuần lại còn vọng ngã cho là quy-y nhiều thì các Thầy lấy đi nghiệp của chúng ta. Điều này cho thấy Phật-Tử chúng ta mê muội quy-y hơn là nghe chánh pháp mà quý Thầy/Cô vì lợi ích cá nhân thì cho là được (buồn!). Và người thông dịch viên cho giáo pháp lại không hiểu sâu sắc hay là do rằng translate là một, mà hiểu là một, và làm là một. Như Thầy trưởng lão, Garchen cũng có nói, "bất kỳ mình quy-y ai thì cũng là một, chúng ta phải có một pháp môn để tu tập cho thuần thái." Đó là điều mà Thầy khai thị nhiều lần và cứ lập đi, lập lại nhưng mà chánh niệm của chúng ta cứ xao lảng. Phật Tử VN chúng ta mãi lao xao lãng chử "tu học", chứ không phải là học - tu để trao dồi và một điều chánh nữa là Phật Tử của chúng ta cứ muốn đi dự khoá tu để rồi quy-y cho mọi người hiểu rằng "mình có chánh pháp." Thôi thì: 


Đi tu cho biết Thầy tu
Tu rồi để thấy người tu mà buồn
Muôn đời vẫn thế tục luôn
Sắc màu thay đổi chữ KHÔNG nằm lòng.



Dù là ta thay đổi bao nhiêu, mặc bao nhiêu sắc phục, quy-y bao nhiêu Thầy thì vẫn là KHÔNG! Hẳn chúng ta người Việt đã từng nghe bài "Sắc Màu" hay là khi ta nằm xuống thì tất cả vẫn là KHÔNG! Xin hãy quan sát và quán chiếu để hiểu rằng mình quy-y như thế nào chứ đừng chạy theo những người mù mờ đạo cho là như vầy - khác. Quan sát trong tỉnh lặng để tư tưởng mình tỉnh giấc và phân tách. Thầy cũng như là cha-mẹ, đừng bỏ thầy này chạy theo thầy khác và cứ đua chạy quy-y mọi thầy mà không có định hướng cái tâm mình thệ nguyện và trì trí một môn hành.


Phật có dạy, sự nguyện rộng lớn của các chư Phật, chư Bồ-Tát và Chúng Sanh đều như nhau nhưng sự trường tồn rộng nguyện có đạt thành là do chúng ta. Bỡi vậy nếu quy-y thì hãy pháp nguyện nếu được, "Chúng sinh vô biên, có nguyện độ không? Phiền não vô tận có nguyện đoạn không? Phải nguyện độ chúng sinh, nguyện đoạn hết phiền não. Pháp môn vô lượng, có nguyện học không? Dù có bận việc thì cũng phải dành thì giờ để niệm Phật, tụng kinh (nếu được), và tu tập vô lượng pháp môn. Phật đạo vô thượng, có nguyện thành không? Mình chưa thành Phật, vẫn còn là kẻ phàm phu. Vậy mình phải cấp tốc tu hành để đạt thành Phật quả." Còn xuyên tạc về sự quy-y và khuyên người tiếp tục quy-y nhiều người để các nghiệp được giải thoát thì chờ lúc nằm xuống mình mới biết là có mang nghiệp theo hay không là đã trể rồi .


A Di Đà Phật nếu lời nói có sai, xin chư Phật, Bồ-Tát mười phương giám chứng và trám vào cho con. Còn như là điều đúng xin hồi hướng hết cho tất cả chúng sanh, sớm rõ đường lành, thoát vòng mê muội .


Thương trần lắm mấy phù sinh
Thân ta giữa chốn bụi đình ngẫn ngơ
Đời là oan trái dật dờ
Kêu gào thảm thiết ngồi mơ bóng về
Âm vang tiếng vọng ê chề
Thị phi, hận - ái lê thê vướng vòng
Dưới đêm nhìn bóng sương trong
Nhìn trông chiếc lá thong dong lìa cành
Nhục - vinh vấy bận hư danh
Luân hồi sáu nẽo, tu hành ai hay?
Kiếp người quanh quẩn nay mai
Trời sanh mưa nắng tháng ngày cỏ hoa
Đêm đêm nhìn ánh trăng tà
Bình minh tỉnh giấc mộng là thiên thu
Hành trình tỉnh lặng tâm tư
Hoa sen, ngũ sắc, gió ru pháp mầu
Vô Lượng Thọ pháp thâm sâu
An vui xoá sạch bể dâu lổi lầm
Cầu xin Chư Phật độ thân
Câu kinh tiếng kệ pháp ngân độ trì
Tam thừa tên đã khắc ghi
Mai sau ngồi cạnh Từ-Bi Mẹ Hiền
.

Nam Mô A Di Đà Phật!


DN

No comments:

Post a Comment