Tuesday, December 25, 2012

Đại Nguyện Của Đức Phật và Bồ Tát

Đại Nguyện Của Đức Phật và Bồ Tát

 
Hôm nay trời ngoài âm u, tuyết phủ rắc rắt chuyển một màu sầm uất..... Ai ai cũng rộn ràng đi shopping để chuẩn bị cho tối nay mở quà cho con, cháu. Không biết 20 đứa trẻ thơ vô tội (biết đâu là kiếp trước cũng gieo rắc mối thâm thù rồi chăng???) sẽ đi về đâu ??? Ba mẹ và anh chị em của chúng đang nghỉ gì về muà lể này? Tự nhiên thấy buồn sao sao ấy ... Người ta chuẫn bị đón Chúa Giáng Sinh, còn mình đâu phải đạo đâu mà cũng lâu rồi không đi lể nhà thờ đón Giáng Sinh với gia đình chị bạn từ ngày chồng chị ấy mất đi và giờ thì chị cũng đã có gia đình khác và dọn đi xa ... Thôi thì mình bỏ công viết hạnh nguyện của các vị Phật và Bồ Tát, mong rằng mọi sân hận của người đời tiêu tan, đừng vì chút hiềm tư nữa, hãy như các Ngài vì đại nghĩa xã thân, cầu nguyện hạnh cho muôn loài.

- NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT -



-----------------------------------------------------------------------------------

12 Đại Nguyện Của Đức Phật Dược Sư


                                                 

Nhờ năng lực bổn nguyện của Phật Dược Sư, những chúng sinh thọ trì danh hiệu Ngài được tiêu trừ tất cả bệnh khổ và thành tựu mọi sở nguyện, sở cầu.

Nguyện thứ nhất: Ta nguyện đời sau, khi chứng đặng đạo chánh đẳng chánh giác, thân ta có hào quang sáng suốt, rực rỡ, vô biên thế giới, khiến cho tất cả chúng hữu tình đều có đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, cùng tám chục món tùy hình trang nghiêm như thân của ta vậy.

Nguyện thứ hai: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, thân ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi, công đức cao vòi vọi và an trú giữa từng lưới dệt bằng tia sáng, tỏ hơn vừng nhựt nguyệt. Chúng sanh trong cõi u minh đều nhờ ánh sángấy mà tâm trí được mở mang và tùy ý muốn đi đến chỗ nào để làm các sự nghiệp gì cũng đều được cả.

Nguyện thứ ba: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, dùng trí huệ phương tiện vô lượng vô biên độ cho chúng hữu tình, khiến ai nấy đều có đủ vật dụng, chớkhông cho ai phải chịu sự thiếu thốn.

Nguyện thứ tư: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình tu theo tà đạo, thì ta khiến họ quay về an trụ trong đạo Bồ đề, hoặc có những người tu hành theo hạnh Thinh văn, Ðộc giác, thì ta cũng lấy phép đại thừa mà dạy bảo cho họ.

Nguyện thứ năm: Ta nguyện đời sau, khi đặng đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nhiều vô lượng, vô biên ở trong giáo pháp của ta mà tu hành theo hạnh thanh tịnh thì ta khiến cho tất cả đều giữ được giới pháp hoàn toàn đầy đủ cả tam tụtịnh giới. Giả sử có người nào bị tội hủy phạm giới pháp mà khi đã nghe được danh hiệu ta thì trở lại được thanh tịnh, khỏi sa vào đường ác.

Nguyện thứ sáu: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nào thân hình hèn hạ, các căn, không đủ, xấu xa, khờ khạo, tai điếc, mắt đui, nói năng ngọng liệu, tay chân tật nguyền, lát hủi, diên cuồng, chịu tất cảnhững bệnh khổ ấy mà sinh lòng khi đã nghe danh hiệu ta thì liền được thân hìnhđoan chánh, tâm tánh khôn ngoan, các căn đầy đủ, không còn những bịnh khổ ấy nữa.

Nguyện thứ bảy: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có chúng hữu tình nào bị những chứng bịnh hiểm nghèo không ai cứu chữa, không ai để nương nhờ, không gặp thầy, không gặp thuốc, không bà con, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ, mà hễ nghe danh hiệu ta đã nghe lọt vào tai một lần thì tất cả bệnh hoạn khổ não đều tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia quyến sum vầy, của cải sung túc, cho đến chứng được đạo quả vô thượng Bồ đề.

Nguyện thứ tám: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, nếu có những phụ nữnào bị trăm điều hèn hạ khổ sở của thân gái làm cho buồn rầu, bực tức, sanh tâm nhàm chán, muốn bỏ thân ấy, mà hễ nghe danh hiệu ta rồi thì tất cả đều được chuyển thân gái thành thân trai, có đủ hình tướng trượng phu, cho đến chứngđược đạo quả vô thượng Bồ đề.

Nguyện thứ chín: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, thì khiến cho chúng hữu tình ra khỏi vòng lưới ma nghiệp, được giải thoát tất cả sựràng buộc của ngoại đạo. Nếu có những kẻ sa vào rừng ác kiến, ta nhiếp dẫn họtrở về với chánh kiến và dần dần họ tu tập theo các hạnh Bồ tát đặng mau chứngđạo chánh đẳng Bồ đề.

Nguyện thứ mười: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, thì khiến cho chúng hữu tình nào mà pháp luật nhà Vua gia tội phải bị xiềng xích,đánh đập, hoặc bị giam giữ trong chốn lao tù, hoặc bị chém giết, hoặc bị nhiều tai nạn nhục nhã, thân tâm chịu những nỗi khổ, buồn rầu, bức rức, hễ nghe đến danh hiệu ta, thì nhờ sức oai thần phước đức của ta đều được giải thoát tất cảnhững nỗi ưu khổ ấy.

Nguyện thứ mười một: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề,thì khiến cho chúng hữu tình nào bị sự đói khát hoành hành, đến nỗi vì tạo miếng ăn phải tạo các nghiệp dữ, mà hễ nghe danh hiệu ta rồi chuyên niệm thọtrì thì trước hết ta dùng các món ăn uống ngon lạ ban bố cho thân họ được no đủvà sau ta mới đem pháp vị nhiệm mầu kiến lập cho họ cái cảnh giới an lạc hoàn toàn.

Nguyện thứ mười hai: Ta nguyện đời sau, khi chứng được đạo Bồ đề, thì khiến cho chúng hữu tình nào nghèo đến nổi không có áo che thân bị muỗi mòng cắn đốt, nóng lạnh giải dầu, ngày đêm khổ bức, hễ nghe đến danh hiệu ta mà chuyên niệm thọ trì thì ta khiến cho được như ý muốn: nào các thứ y phục tốtđẹp, nào tất cả bảo vật trang nghiêm, nào tràng hoa, phấn sáp bát ngát mùi thơm và trống nhạc cùng những điệu ca múa tùy tâm muốn thưởng thức món nào cũng được thỏa mãn cả.

- Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Tịnh Lưu Ly Dược Sư Lưu Ly Quang Phật -

                  -----------------------------------------------------------------------------------

48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà



 

1.Lúc tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

2.Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi chán giác.

3.Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng ròng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

4.Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

5.Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

6.Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chưPhật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

7.Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

8.Giả sư khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

9.Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

10. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

11. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

12. Lúc tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

13. Lúc tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

14. Lúc tôi thành Phật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúng sanh trong cõi Ðại Thiên đều thành bực Duyên Giác cùng nhau chung tính đếm suốt trăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

15. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọmạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

16. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi mà cón nghe danh từ bất thiện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

17. Lúc tôi thành Phật, mười phương vô lượng chưPhật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

18. Lúc tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

19. Lúc tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

20. Lúc tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

21. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

22. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

23. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cõi nước thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

24. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi ởtrước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủtheo ý muốn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

25. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

26. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳngđược thân Kim Cương Na la diên thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

27. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn và tất cảvạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt lạlùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu là có thiên nhãn mà biện biệtđược danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

28. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫnđến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

29. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi nếuđọc tụng thọ trì diễn thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

30. Lúc tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

31. Lúc tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương mặt, nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

32. Lúc tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạhơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

33. Lúc tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhơn. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

34. Lúc tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

35. Lúc tôi thành Phật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sanh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

36. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

37. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không nhưvậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

38. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợ tự nhiên mặc trên thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

39. Lúc tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bực lậu tận Tỳ Kheo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

40. Lúc tôi thành Phật, Bồ Tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

41. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độphương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

42. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độphương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật ThếTôn, mà không mất tâm chánh định. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

43. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độphương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

44. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độphương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ Tát đầy đủ cội côngđức. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

45. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độphương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụtrong tam muội nầy đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

46. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

47. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liềnđược đến bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

48. Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độphương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn vàđệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

- Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật


                     -----------------------------------------------------------------------------------

12 Đại Nguyện Của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát





Nguyện Thứ Nhất: Khi thành Bồ Tát
Danh hiệu tôi: Tự Tại Quán Âm
Mười hai lời nguyện cao thâm
“Nghe tiếng cứu khổ” Quán Âm thề nguyền.

Nguyện Thứ Hai:Không nài gian khổ
Quyết một lòng cứu độ chúng sanh
Luôn luôn thị hiện biển đông
Vớt người chìm đắm, khi dông gió nhiều.

Nguyện Thứ Ba: Ta Bà ứng hiện
Chốn U Minh nhiều chuyện khổ đau
Oan oan tương báo hại nhau
Nghe tiếng than thở, mau mau cứu liền.

Nguyện Thứ Tư: Hay trừ yêu quái
Bao nhiêu loài ma quỉ gớm ghê
Độ cho chúng hết u mê
Dứt trừ nguy hiểm, không hề nhiễu nhương.

Nguyện Thứ Năm: Tay cầm Dương Liễu
Nước cam lồ rưới mát nhân thiên
Chúng sanh điên đảo, đảo điên
An vui mát mẻ, ưu phiền tiêu tan.

Nguyện Thứ Sáu:Thường hành bình đẳng
Lòng từ bi thương xót chúng sanh
Hỷ xả tất cả lỗi lầm
Thường hành bình đẳng, chúng sanh mọi loài.

Nguyện Thứ Bảy: Dứt ba đường dữ
Chốn ngục hình, ngạ quỉ, súc sanh
Cọp beo . . ., thú dữ vây quanh
Quán Âm thị hiện, chúng sanh thoát nàn.

Nguyện Thứ Tám: Giải thoát còng la
Nếu tội nhân sắp bị khảo tra
Thành tâm lễ bái thiết tha
Quán Âm phò hộ, thoát ra nhẹ nhàng.

Nguyện Thứ Chín: Cứu vớt hàm linh
Trên con thuyền Bát Nhã lênh đênh
Bốn bề biển khổ chông chênh
Quán Âm độ hết, đưa lên Niết Bàn.

Nguyện Thứ Mười: Tây Phương tiếp dẫn
Tràng hoa thơm, kỹ nhạc, lộng tàn
Tràng phan, bảo cái trang hoàng
Quán Âm tiếp dẫn, đưa đàng về Tây.

Nguyện Thứ Mười Một:Di Đà thọ ký
Cảnh Tây Phương, tuổi thọ khôn lường
Chúng sanh muốn sống miên trường
Quán Âm nhớ niệm, Tây Phương mau về.

Nguyện Thứ Mười Hai: Tu hành tin tấn
Dù thân nầy tan nát cũng đành
Thành tâm nghiêm chỉnh thực hành
Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời.

- Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

                         -----------------------------------------------------------------------------------
 
                                      10 Hạnh Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền

                              





Một là Lễ kính chư Phật.
Hai là Xưng tán Như Lai.
Ba là Quảng tu cúng dường.
Bốn là Sám hối nghiệp chướng.
Năm là Tùy hỷ công đức.
Sáu là Thỉnh chuyển pháp luân
Bảy làThỉnh Phật trụ thế.
Tám là Thường tùy Phật học.
Chín là Hằng thuận chúng sanh.
Mười là Phổ giai hồi hướng.



Voi trắng sáu ngà làm bảo tọa,
Muôn hạnh giải thoát làm phân thân,
Thế giới Hoa-tạng xưng trưởng tử,
Ứng hiện độ sinh khắp mười phương.


- Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát –


-----------------------------------------------------------------------------------

Đại Nguyện Của Địa Tạng Vương Bồ Tát


                                          

               



Địa ngục vị không Thệ bất thành Phật, Chúng sinh độ tận Phương chứng Bồ Đề.
---
Địa ngục chưa trống rổng
thệ không thành Phật,
Chúng sinh độ hết
mới chứng Bồ Đề.

(thành Phật)

- Nam Mô Đại Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát -


-----------------------------------------------------------------------------------

25Đại Nguyện Của Bồ Tát Văn Thù
                                     
Văn Thù Sư Lợi cũng gọi là Mạn Thù Thất Lỵ, dịch nghĩa là "Diệu Đức, Diệu Cát Tường". Vì thấy rõ Phật tính, mọi đức đều tròn đầy, không sự ràng buộc nào chẳng dứt, nên gọi Diệu Đức.

1. Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó , nay xin hồi hướng về đạo Vô thượng Bồ đề , nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ tát , đặng hóa đô chúng sanh , chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả .

2. Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, giữ gì tâm Bồ đềcho bền chắc , và khuyến hóa theo môn Lục độ .

3. Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết pháp trước tôi , và trong khi thuyết pháp , làm sao cho tôi đêu xem thấy tất cả .

4. Tôi nguyện trong khi tu đạo Bồ tát đạo , làm đặng vô lượng việc Phật , và sanh ra đời nào cũng tu theo đạo ấy cả .

5. Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như các người đã có tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên , tâm ý không còn điên đảo . Nếu đa9.ng các kẻ chúng sanh như vậy sanh về cõi tôi , thì khi ấy tôi mới thành đạo .

6. Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm và nguyên hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành một thế giới của tôi .

Đường giới hạn xung quanh trong cõi ấy đều dùng những chất : vàng , bạc , ngọc lưu li , pha lê , xa cừ , xích châu và mã não , mà xây đắp cho cao lên đến cõi Phạm Thiên , còn mặt đất thì toàn là ngọc lưu ly tất cả .

Trong cõi ấy không có các món đất cát , buị bặm , chông gai , dơ dáy , và không có những sự cảm xúc , thô ác , và xấu xa , cũng không có những người đàn bà và tên hiệu của người đàn bà .

Hết thảy chúng sanh đều hóa sanh , chớ khôg phải bào thai trong bụng mẹ như các cõi khác , và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹp tự nhiên , chớ không cần phải ăn uống những đồ vật chất .

7. Trong cõi tôi không có người Tiểu thừa , Thanh văn và Duyên giác . Thảy đều là các bực Bồ tát , căn tánh cao thượng , tâm trí sáng suốt , người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam , hờn giận , ngu si , và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả.

8. Trong khi chúng sanh sanh về cõi tôi , thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ khưu ,đêu có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả .

9. Chúng sanh trong cõi tôi muốn ăn , thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ởnơi tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát . Khi ấy lại nghĩ rằng : Chúng ta chớ nên dùng những đồ này , nguyện đem bố thí ; trước hết dâng cúng cho các Đức Phật , Bồ tát , Thanh văn , và Duyên giác , sau nữa thì chúng sanh nghèo hèn và các loài Ngạ quỉ đói khát đêu dùng no đủ . Còn phần chúng đẹp, tức là món ăn .

10. Mọi người suy nghĩ như vậy , liền đặng pháp Tam muội , gọi là “Bất khả tưnghị hạnh” . Có sức thần thong , dạo đi tự tại , không có sự gì ngăn ngại tất cả . Độ trong giây phút , mọi người được dạo khắp các thế giới mà cúng dường Phật , bố thí và diễn thuyết các pháp cho chúng sanh nghe rồi trở về nước thì vừa đúng bữa ăn .

11. Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có tám món chướng nạn và các sự khổnão , cũng không có những người phá hư giới luật .

12. Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu rất lạ lung và không cần gì phải dùng đến ánh sáng của mặt trời và mặt trăng . Các vì Bồ tát tự nhiên xung quanh thân thể có hào quang sáng chói , soi khắp các nơi , thường chiếu luôn không có ngày đêm , chỉ xem lúc nào bong nở thì cho là ban ngày lúc nào bong nở thì cho là ban ngày , lucúnào bong xếp lại cho là ban đêm mà thôi . Còn khi hậu thường điều hòa , không nóng quá và không lạnh quá .

13. Nếu có vị Bồ tát nào bổ xứ làm Phật các cõi khác , thì trước hết ở nơi cõi tôi , rồi đến cung trời Đâu suất , sau mới giáng sanh đến cõi ấy .

14. Tôi nguyện hóa độ chúng sanh đều thành Phật hết rồi , tôi mới hiện lên hưkhông mà nhập diệt .

15. Trong lúc tôi nhập diệt thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêu vang đủ pháp mầu nhiệm và các vị Bồ tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyền diệu .

16. Thưa Đức Thế Tôn ! Tôi nguyên khi làm Bồ tát mà dạo trong các cõi Phật , xem thấy những thức trang nghiêm những châu báu , những hình trạng, những xứ sở, và những hạnh nguyện của Chư Phật, thì tôi đều cầu đặng thành tựu tất cả .

17. Tôi nguyện các vị Đẳng giác Bồ tát đêu ở trong cõi tôi mà đợi đến thời kỳsẽ bổ xứ làm Phật , chớ không thọ sanh các cõi nào khác nữa . Nếu có vị nào muốn đến cõi khác thành Phật mà hóa độ chúng sanh , thì tùy theo ý nguyện .

19. Thưa Đức Thế Tôn ! Trong khi tôi tu đạo Bồ tát , nguyện đặng cõi Phật rất tốt đẹp nhiệm mầu . Các vị Bồ tát phát Bồ đề tâm , tu Bồ tát hạnh, mà đặng bựbổ xứ thành Phật, đều sanh về trong cõi tôi cả .

20. Thưa Đức Thế Tôn ! Tôi nguyện đặng như vậy , tôi mới thành Phật , và nguyện ngồi khoanh chân trên tọa Kim cang ở dưới cây Bồ đề , trong giây lát chứng thành chánh giác.

21. Khi thành Phật rồi , tôi biến hóa Phật và các vị Bồ tát , nhiêu như số cát sông Hằng , đặng dạo các thế giới mà hóa độ chúng sanh , giảng dạy các phép nhiệm mầu và khiến cho hết thảy nghe pháp rồi đều phát Bồ đề tâm , cho đến khi thành đạo cũng không đổi dời tâm trí .

22. Khi tôi thành Phật rồi , chúng sanh ở trong các cõi nếu thấy đặng tướng tốt của tôi , hăng in nhớ trong tâm luôn luôn , cho đến khi thành đạo cũng không quên .

23. Tôi nguyện chúng sanh trong cõi tôi , nguùi nào cũng đủ căn thân toàn vẹn , không hưn thiếu món gì . Nếu các vị Bồ tát muốn xem thấy tứơng tôi , hoặc nằm , hoặc ngồi , hoặc đứng , hoặc đi, thì đêu thấy đặng cả . Khi thấy rồi , liền phát Bồ đề tâm , và lại trong lúc thấy tôi , những sự hoài nghi về đạo pháp tựnhiên hiểu biết đặng cả , không cần phải đợi tôi giải quyết nữa .

24. Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi , thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vô tận , không kể xiết . Còn các vị Bồ tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâu như vậy .

25. Trong lúc tôi thành Phật , có vô số Bồ tát đủ tướng mạo Tỳ Khưu, người nào cũng cạo đầu , đắp y , cho đê”n khi nhập Niết bàn thì nhũng tóc không khi nàođể mọc dài , và những y cũng không khi nào đổi bận như đồ người thế tục .

- Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát -


-----------------------------------------------------------------------------------

Đại Nguyện Của Chuẩn Đề Vương Bồ Tát


Nguyện hộ trì Phật pháp và hộ mạng cho những chúng sanh nào trí tuệ kém cỏi, nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh, và thọ mạng ngắn ngủi...






Trong kinh Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni có ghi Bồ tát Chuẩn Đề là hóa thân của Đức Quán Thế Âm, thị hiện vào trong sáu đường sanh tử để hóa độ chúng sanh. Bồ tát Chuẩn Đề có thệ nguyện hộ trì Phật pháp và hộ mạng cho những chúng sanh nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh…

Phật Mẫu Chuẩn Đề tên Phạn là Cundì, tên Hán vănlà Thất Câu Chi Phật Mẫu hay Thất Câu Đê Phật Mẫu, Chuẩn Đề Bồ tát. Ngài là một trong lục Quan Âm của Phật giáo, trong Tạng Giới Mạn Đà Laghi Chuẩn Đề là một trong 3 vịPhật Mẫu thuộc Biến Tri Viện.

Thân Bồtát Phật Mẫu Chuẩn Đề có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết già trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc. Đầu đội mão báu có ngọc lưu li rũ treo, có 18 tay đềuđeo vòng xuyến khảm xà cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam muội gia. Phật Mẫu Chuẩn Đề có 3 mắt, chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ tát này là trì tụng Phật Mẫu Chuẩn Đề thần chú:

“Khể thủ quy y Tô tất đế.

Đầu diện đảnh lễ Thất cu chi.

Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề.

Duy nguyện từ bi thùy gia hộ.

(Cúi đầu lạy pháp Tô tất đế

Chân thành đảnh lễ bảy ức Phật

Con nay ca ngợi Đức Đại Chuẩn Đề

Xin Ngài duỗi lòng từ bi gia hộ).

Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm, đát diệt tha. Án, chiết lệ chủ lệ ChuẩnĐề ta bà ha”.

Hiện thân của Chuẩn Đề Bồ tát có nhiều hình hài, nhưng chân thân của Ngài như sau: Bửu tượng của Ngài có nhiều vẻ quang minh tốtđẹp, đều chiếu diệu cả mình, còn thân tướng thì sắc vàng mà có lằn điển quang trắng.

Ngài ngồi kiết già, trên thì đắp y, còn dưới thì mặc xiêm đều trọn một sắc trắng mà có bông, lại có đeo chuỗi anh lạc và trên ngực có hiện ra một chữ “Vạn”.

Còn hai cườm tay có đeo hai chiếc vòng bằng ốc trắng, hai bên cánh tay có xuyến thất châu trông rất xinh lịch, lại hai trái tai có được ngọc bửu đương và trong các ngón tay đều có đeo vòng nhỏ.

Trên đầu Ngài thì đội mão Hoa quang, trên mão ấy có hóa hiện ra 5 vị Như Lai.

Nơi mặt Ngài có 3 con mắt, trong mỗi con mắt ấy lại rất sắc sảo, dường như chăm chú ngó vào chúng sanh mà có ý sanh lòng từmẫn.

Toàn thân của Ngài có mười tám cánh tay, mỗi bên chín cánh.
Hai bàn tay ở trên hết thì kiết ấn Chuẩn đề, nhưtướng đương lúc thuyết pháp.
Tay trái thứ hai cầm lá phướn như ý, còn tay mặt cầm cái thí vô úy.
Tay trái thứ ba cầm một bông sen đỏ, còn tay mặt cầm cây gươm.
Tay trái thứ tư cầm một bình nước cam lồ, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi Ni ma bửu châu.
Tay trái thứ năm cầm một sợi dây Kim cang, còn tay mặt cầm một trái la ca quả.
Tay trái thứ sáu cầm một xa luân, còn tay mặt cầm một cái búa.
Tay trái thứ bảy cầm pháp loa, còn tay mặt cầm cái thiết câu.
Tay trái thứ tám cầm một bình như ý, còn tay mặt cầm một cái chày kim cang.
Tay trái thứ chín cầm một cuốn kinh Bát nhã Ba la mật, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi dài.

Ngài ngồi trên tòa sen, dưới có hai vị Long Vươngủng hộ. Đó là bửu tượng của Ngài đại lược như vậy, nếu ai có lòng trì niệm, muốn chiêm vọng và quán tưởng, thì vọng niệm chẳng sanh mà chơn tâm hiển hiện.

Nếu công phu thuần thục lâu rồi, chẳng có chút gì gián đoạn, thì sẽ đặng phước quả rất rộng lớn, có ngày đạt tới nơi cực quảbồ đề.

Trong Kim Cương Giới thì ChuẩnĐề được nhận biết dưới danh hiệu Kim Cương Hộ Bồ tát (Ràksïa Bodhisatva) là một trong 4 vị Bồ tát thân cận của Đức Phật Thích Ca ở phương Bắc.

“Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm đát điệt tha. Án, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề ta bà ha”.

Đức phật chỉ rõ: Nếu có Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di nào thọ trì đọc tụng thần chú này mãn 80 vạn biến thì những tội ngũ vô gián đã tạo từ vô lượng kiếp đến nay hết thảy đều được tiêu diệt. Sanh ra chỗ nào cũng gặp chư Phật và Bồ tát, đời sống tùy ý đầyđủ, đời đời thường được xuất gia, trì đủ luật nghi tịnh giới của Bồ tát, thường sanh nhơn thiên, không đọa ác thú, thường được chư thiên thủ hộ. Nếu có những người tại gia nam nữ thường trì tụng, thì nhà kẻ ấy không có khổ não tai ương, bịnh khổ. Ra làm việc gì đều được hanh thông, nói ra lời gì đều được tín thọ.

Nếu tụng thần chú này mãn 10 vạn biến trong chiêm bao thấy được chư Phật, Bồ tát, Thanh Văn, Duyên Giác tự thấy trong miệng mửa ra vật đen. Nếu có ngũ nghịch tội thì không được thấy những hảo mộng nhưvậy. Nên tụng mãn 70 vạn biến thì sẽ được thấy những tướng như trước cho đến mộng thấy mửa ra sắc trắng như sữa, cơm, vân vân thời phải biết người đó tội diệt, được tướng thanh tịnh.

Chúng ta sinh trong thời mạt pháp, pháp nhược, ma cường, Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề là một trong các vị Bồ tát phát nguyện hộ trì người tu tập gặp nhiều chướng duyên trở ngại. Vì thế, mỗi hành giả trên bướcđường tu học cần đặt chánh tín trọn vẹn và tâm thành đảnh lễ, một lòng trì niệm thần chú Phật Mẫu Chuẩn Đề cầu Bồ tát gia hộ, ngõ hầu vượt thoát mọi chướng duyên, ma nghiệp là điều không thể thiếu của người con Phật chúng ta.

- Nam Mô Chuẩn Đề Vương Bồ Tát -



CHÚC TẤT CẢ AN LẠC VÀ HẠNH PHÚC

No comments:

Post a Comment