Khi vua Lại Ba Thiệm còn sinh thời, do việc chỉnh đốn Tăng chế được tiến triển tốt đẹp, từ đó dẫn đến việc xác lập trật tự của Tăng giai. Vương thất lấy Tăng vị phân ra thành Sư-Đệ Tam Đẳng, với thứ tự từ trên xuống là: Lạt Ma, Thiền Tu, Đệ Tử. Ý ban đầu của chữ Lạt Ma là Thượng sư hoặc Trưởng lão. Điều nầy sẽ giải thích ở Chương sáu(06) của sách này. Sư, Đệ, Tam Đẳng là do chính phủ cúng dường; lại quy định cho dân gian: “Cứ mỗi năm hộ là một tổ, mỗi tổ một năm cung cấp để nuôi một vị Tăng nhằm giúp vị Tăng ấy an tâm tu hành mà không phải nhọc sức làm việc gì khác. Nhờ đó mà luật nghi Tăng già tự hướng đến chỉnh túc”. (Trích: Tây Tạng Phật Giáo Nguyên Luận – trang 26). Có thuyết lại nói: “Thường dân trong bảy hộ chịu trách nhiệm cúng dường y thực và vật dụng cá nhân cho một vị Tăng” (trích: Tây Tạng Phật Giáo Sử Lược – của Chương Gia). Đặt ra quy định cúng dường như trên, đủ thấy Tạng Vương là người hết mực kính trọng Tăng Bảo. Tiếc rằng đưa ra quy định như thế nhưng bản thân nhà vua không thấy những việc khó khăn mà dân tình phải gánh chịu
Nhân sự kiện nầy, sách sử ghi là “Nhờ đó mà toàn cảnh Tây Tạngõ được hưởng lợi lạc, an khương” (Tây Tạng Phật Sử Lược – Chương Gia). Nhưng về mặt dân gian, quy định trên khó tránh khỏi lời oán thán của bá tánh! Cũng xuất phát từ lòng kính mộ Tăng Bảo mà vua Lại Ba Thiệm ban chiếu thư với nội dung: “Nghiêm cấm người dân không được miệt thị Thánh Tăng, hoặc chỉ trích, diễu cợt và cười nhạo chư Tăng. Từ nay về sau hễ ai phạm điều cấm này thì bị móc mắt hoặc chặt các ngón tay” (Trích: Lạt Ma Giáo Sử Lược – của Trần Thiên Âu – trang 17). Kỳ thực, là dùng hình phạt nầy để nghiêm cấm người dân không được nhục mạ Tăng chúng. Bản thân biện pháp nầy cũng cần được kiểm thảo. Do nghiêm cấm gay gắt như thế mới đưa đến sự bất bình của quốc dân, và đào sâu thêm lòng thù ghét của những người thuộc truyền thống Bổng giáo. Kết cục là diễn ra đại bi kịch “Thí vương diệt Phật”.
Mặt khác, phải nói là Lại Ba Thiệm vị quân vương hộ pháp, là người thực hiện đường lối chính trị của một chuyển Luân Thánh Vương: dùng đạo đức để giáo hóa và cai trị muôn dân. Dùng mười điều Hiền thiện để dạy dân, và luôn lấy bản thân mình làm chuẩn mực phép tắc, Ông nghĩ, một khi người dân đã chịu ân vua ắt họ sẽ tôn trọng lẽ phải và sự thực. Hơn thế, vua Lại Ba Thiệm còn là người Tây Tạng đầu tiên dùng Đại điển lịch pháp của nhà Đường để ghi chép sử ký. Tóm lại ông là vị vua làm nên công trình vĩ đại cho Tây Tạng.Đồng thời sở học của các vị đại sư dịch thuật thời ấy có nguồn gốc từ thời Vãn kỳ của Phật giáo Ấn Độ, thời nầy sư pháp rất tinh nghiêm, do bởi thất chúng luật nghi đều tuân theo đại giới Du Già Bồ Tát, tiếp đó là Ngũ Minh mà tập thành Đại thừa. Thứ lớp rành mạch rõ ràng đạt đến trình độ “Bác đại cao minh”. Do đó, tuyệt nhiên đây không phải là điều mà chúng dân bình thường có khả năng tiếp thọ. Huống nữa thời ấy lại cấm không cho dịch và truyền bá Kinh điển Mật giáo, vì vậy tín ngưỡng Bổng giáo có tính truyền thống không có cách nào để thâm nhập vào Phật giáo. Từ những nhân tố trên dẫn đến cuộc vận động hủy diệt Phật giáo của Tạng Vương Lãnh Đạt Ma.
No comments:
Post a Comment