Wednesday, May 9, 2012

Đời là Vô Thường

Đời là Vô Thường

Hõng biết sao mấy ngày nay ông Trời cứ hết khóc rồi lại nắng Không biết Ông giận hờn ai làm bản thân cũng buồn lây. Bỡi vậy người ta hay nói, "nhìn cảnh cũng có vui đâu." Cảnh vật đang xanh tươi, hoa chen đâm chồi, đua nở bỗng Ông đùng đùng thổi gào, rên la thảm thiết. Cây cối, bông hoa tơi tả hết trơn (nhưng ít ra không như lúc tranh giành sự bình an cho thằng con.) Trước sân nhà thì thôi lá rơi như muà thu. Thu đã đến rồi chưa mà lá rụng? Thế mới biết cuộc đời này vô thường không mấy chốc.

Đời là Vô Thường, tình là tan thương, hạnh phúc mong manh, vật ngã cùng đường. Phải rồi, đâu ai làm sao biết được ngày mai mình sẽ ra sao? Tưởng hòa bình nào rồi chiến tranh, sanh rồi lại tử, hoa nở rồi hoa tàn, trăng tròn rồi trăng khuyết, lòng người mai vầy mốt khác, cái gì có thì lại mất đó nói cho cùng chẳng có gì tồn tại hết. Ngay cả thời gian, vật chất luôn cả con người. Đời sống bên trong và những tình cảm của chúng ta cũng không thoát khỏi những cơ chế của vô thường. Tính khí thay đổi không ngừng từ sáng đến tối; có những sự việc người ta thích thú nhiều, những cái khác người ta e ngại, những cái khác người ta thản nhiên. Nhưng cách gì đi nữa, trạng thái tâm thức chúng ta bập bềnh xao động với những điều xảy ra quanh chúng ta. Chẳng hạn chỉ cần gặp một người bạn xa cách nhiều năm, thế là có niềm vui. Rồi tiếp theo, thấy một người mình ghét đi đến, điều đó đủ làm chúng ta đảo ngược hẳn lại. Hôm nay muốn đuổi một người ra khỏi nhà, chưa chi mình thấy hồn phách nó ra ma. Mới cạo vé số được $10 mua thêm chơi thua hết . Thế mới tâm thức chúng ta xáo trộn như con thú bị nhốt trong chuồng, nó không ngừng nhảy nhót mọi phía và chạy tìm ra ngoài. Nhất cử, nhất động những xúc cãm của chúng ta không ngừng tỉnh lặng , không ngừng ném chúng ta từ bên phải sang bên trái, rồi bên trái sang bên phải hay từ đỉnh cao xuống những vực sâu và ngược lại.

Thuyết nhà Phật cho rằng đó là nền tảng của luật nhãn quả. Bất kỳ một sự việc gì rồi thì cứ đi hay bắt đầu và trở lại hay kết thúc ở muôn trùng, muôn kiếp. Mỗi kiếp liên tục xoay vần mãi không bao giờ ngừng. Cũng như cái gì khơi sanh thì phải diệt, cái gì diệt thì rồi nó lại sanh. Nhưng không ai có thể làm cho sự việc ngừng lại ngoài cái tâm thần thức bản năng của mỗi con người. Vì cái dục lạc và khổ đau cứ mãi lăn tròn như bánh xe chuyển động.

"Duyên sinh, duyên diệt dịch như dụ mà nhân sinh, nhân diệt hoàn tự tại"

Câu này lấy trong một cuốn film Tàu mà giờ quên mất rồi, chỉ coi, nghe thấy hay và cứ mãi mãi ấn tượng tới giờ. Bỡi vậy con người cứ muốn đi tìm hạnh phúc nhưng cứ nghỉ là nó phải tìm và chờ đợi xãy ra ở tương lai nhưng lại không biết rằng Hạnh Phúc là thứ mà mình đang cấu kết ở hiện tại. Nền tảng là thực chất để mang cho mình cái hạnh phúc là có trong tầm tay tìm chi cho xa xôi. Không những vậy cứ chấp ngã mà nào biết cuộc sống của mình phải lăn trồi vào cái vòng lẩn quẩn tự gieo mầm móng khổ đau, không những chỉ cho người mà ngay cả cho chính mình. Tại vì sao? Vì do "khởi" cái gì, "lụy" cái chi, hoặc là "đắm" cái nọ ... toàn là gì, chi, nọ không thì cũng điên mình chứ nói chi là chết. Đó là sự tuần hoàn.


Trái ngược với thể dụ cuả Ngài Ajita Kambala đã nói, "không có bố thí, không hội tế, không có chú thuyết, không có nghiệp báo đường lành, đường ác, không có đời này, không có đời khác, không có cha mẹ, không có chúng sanh, không có thế gian, trong thế gian không có A-la-hán, không có bậc chánh hành, chánh hướng để đời này hay đời sau...” tại vì ông cho rằng tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong là những nhân tố tồn tại độc lập, con người và thế giới do tứ đại này hình thành. Phủ định sự tồn tại của linh hồn hay ngã, chết là hết, tứ đại trả về cho tứ đại, ngoài 4 yếu tố này chẳng còn gì. Do vậy, mục đích sống của con người là truy tìm những khoái lạc, và bằng mọi cách tận hưởng những khoái lạc đó, ngay khi mình còn sống, để khỏi hối hận về sau. Với quan điểm tư tưởng như vậy, cho nên ông ta đã chủ trương phủ nhận mọi giá trị đạo đức, cho rằng: “Không có bố thí, không có nghiệp báo đường lành, đường ác, không có đời này, không có đời khác, không, thậm chí không có đạo lý mẹ cha luân thường vợ chồng con cái, không có nhân, không có quả...” mọi việc sẽ chấm dứt sau khi chết, cho nên cuộc sống này ta cứ tha hồ hưởng lạc. Và nhiều người cứ nghỉ sống thì phải hưỡng lạc, sống là phải ích kỷ, đúng rồi, không ích kỷ thì Trời tru, đất diệt sao? Nhưng với nầm đạo Phật thì lại khác, Phật quan điểm sống như vậy thật ra là mang cho ta đau khổ và gây cho mình và cũng như người bao nhiêu sự lo âu, phiền não và đó sẽ không mang cho chúng ta chút Hạnh Phúc nào hết, ngoài sự giác ngộ và giải thoát. Nhưng Phật lại không phủ nhận giá trỉ của vật chất nghen.


Giải thoát là gì? Thoát khỏi cái lòng lẫn quẩn, không đi tìm bắt bóng. Không riêng gì cốt lối của Phật mà hầu hết các giáo đạo đều mong có sự giải thoát. Chữ "giải thoát" bao gòm nhiều hình thức, nhiều lối, nhiều hành khác nhau thí dụ như, giải thoái sanh tử, giải thoát căn nghiệp, giải thoát bịnh hoạn, giải thoát tình cãm v.v.... và khi ta nhắm mắt xuôi tay cũng là giải thoát cái trần ai khoai củ này. Tại sao? Tại vì Phật đã dạy thân này vô thường, vô ngã cho nên giải thoát không phải là giải thoát thân này. Vì thân này tới ngày cuối cùng cũng phải bỏ, phải hoại diệt thì đâu có gì để giải thoát. Nhưng điều Phật nói sâu xa hơi đó là giải thoát luôn cái thần thức của ta. Giải thoát luôn những gì còn vướng mắc và nhiều điều tất yếu trong bản năng thần thức con người để không còn thối chuyển ở đời sau .


Theo HTT Thanh Từ có nói, “người tu thì nói ăn chay, tụng kinh gõ mõ là đưa ta về cảnh giới giải thoát. Người trần đời như mình thì lo học tu, làm việc công đức là tiến tới giải thoát.” Mấy ông bà thầy tu theo đạo chi hõng biết, cho bùa chú thì cũng kêu là giải thoát bỡi vậy khó hiểu chữ "giải thoát" quá đi. Chờ khi chết rồi mới biết được giải thoát là gì, đúng không? Nhưng sự thật thì đâu có khó, cơ bản con người mình, cứ đang trong 1 tình huống nào bí lối, kẹt đường ra được là voila, bravo, "giải thoát" rồi, thừa thắng xông lên!

Muốn giải thoát thì ta phải biết cái thực hư của nó. Đâu phải nghe ai nói tìm sự giải thoát thì cứ lục lọi đi tìm. Tìm được cái mình nghỉ nó là giải thoát nhưng vô tình khiến cho mình đi vào thế giới của sự nhầm lẫn chữ "giải thoát" (Release) mà kéo nguyên một đàn con vay trả, hận thù, tranh chấp, si, hận, v.v.... Trăm ngàn thứ đó kiến cho tâm ta suy tính đủ điều và dục vọng đủ thứ....thế là sự sanh diệt vô thường xãy ra. Lý do dể hiểu thôi tại vì khi được, khi mất, có rồi không, cũng như thời gian cứ hết đêm rồi lại sáng, tuần hoàn xoay mãi mãi có ngưng đâu? Khó mà phân biệt được, phải không?

Như vậy muốn phân biệt ta làm sao? Chà khó nói quá mà cũng không biết có đúng không ? Nếu nói phải biết phân biệt thì mộ nội cũng không làm sao phân biệt được khi hình thức muôn ngàn ức kiếp nó diển ra. Có người nói mang cái tâm ra phân biệt, đúng mà sai, sai mà đúng. Nếu nói mang cái tâm ra phân biệt thì càng khó hơn nữa. Tại Đức Phật có nói tâm chia ra hai thứ: "một là vọng tâm, hai là chân tâm.” Vọng tâm là tâm hư dối, chân tâm là tâm chân thật. Lâu nay người ta thường cho phần tinh thần là tâm, nhưng không hiểu nghĩa chánh của tâm là gì. Tâm là biết. Cái biết sanh - diệt, ngày – đêm luôn luôn đổi thay gọi là cái biết hư dối. Còn cái biết thường còn không sanh không diệt là cái biết chân thật, gọi là chân tâm. Làm sao chúng ta biết cái nào thật và cái nào không thật? Nhìn qua kiến hiển vi cũng không làm sao phân biệt. Vì mỗi con người nghỉ và nhìn khác nhau. Cứ cho là đúng như rồi lại sai, khi cho là sai thì nó là đúng, arggggggg y như nói "sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hình thức diệt phục như thị." Vậy là khi diệt rồi mới biết là đúng hay sai, right? Điều này mang cho chúng ta cái nhận thức, giải thoát phải là cái chân thật, bất sanh bất diệt, chớ không phải cái hư dối để chết mới nhận ra thì too late!

Có một bài kinh nói về Đức Phật dẫn dạy cái chân tâm thật, đức Phật đã đưa tay lên hỏi ngài A-nan: “Ông thấy không?”. Ngài A-nan đáp: “Dạ thấy”. Phật để tay xuống hỏi: “Ông thấy không?”. Ngài A-nan thưa: “Dạ không thấy”. Phật quở: “Ông là người quên mình theo vật. Tay ta đưa lên là thấy có tay, khi ta để xuống là thấy không có tay. Tay là vật, còn cái thấy là mình. Tại sao lại lầm lẫn giữa mình và vật như vậy?” (Chu choa ơi, bỡi thế ông bà mình có câu nói, "khó vừa lòng người". Nhiều khi thấy vậy mà cũng không phải vậy.) Thấy tức là biết. Thấy cảnh vật xanh vàng đỏ trắng, biết rõ ràng. Thấy là có biết, cái thấy đó có suy nghĩ không? Thấy trắng là trắng, vàng là vàng, xanh là xanh, ngày đêm, mưa nắng đâu cần suy nghĩ gì. Chỉ khi cộng với ý thức phân biệt mới có suy nghĩ, chớ cái thấy ban đầu không suy nghĩ. Kế đến Phật bảo ngài La-hầu-la đánh tiếng chuông rồi hỏi ngài A-nan: “Ông có nghe không?” Ngài A-nan thưa: “Dạ nghe”. Giây lâu tiếng chuông bặt, Phật hỏi: “Ông có nghe không?”. Ngài A-nan thưa: “Dạ không nghe”, liền cũng bị Phật quở lần nữa. Đánh tiếng chuông “boong” thì nghe có tiếng chuông, tiếng chuông bặt thì nghe không có tiếng chuông, chớ đâu phải điếc. Sao lại nói không nghe? (lại bị la nữa, cái nào cũng không được hết, vậy thì sao bản thân chúng ta phân biệt được? Thiện tai, thiện tai!) Phật nói, “Nếu không nghe làm sao biết không tiếng? Không tiếng là vì âm thanh bên ngoài không có, nhưng cái nghe của mình luôn hiện tiền. Vậy mà không có tiếng lại nói không nghe. Đó là quên mất tánh hay nghe, hay thấy của mình, chạy theo sắc tướng âm thanh bên ngoài”, vì vậy Phật quở quên mình theo vật. Đó là điều đáng thương và tội lổi của con người chúng ta . Tại không biết không có tội.

Trong kinh Phật cũng có để cập con người có 6 căn, mắt, tai, mũi, lưõi, thân, ý. Bỡi thế khi chúng ta học tu thì thường có nói về sáu cái huệ: 1. trí; 2. nhãn; 3. nhĩ; 4.khẩu; 5. tâm; và 6. châu thân. Sáu (6) cái đó dẫn cho chúng ta tới hiểu biết hằng hữu mà lại bị cái biết phân biệt của ý thức theo đuổi mà người học sâu vào cho là ngũ hành đưa đẩy để quên cái biết nó tồn tại. Hòa Thượng Thích Thanh Từ có chỉ giảng, "khi ngồi thiền có dấy niệm, lúc đó ta biết mình khởi nghĩ và đang chạy theo vọng tưởng không? Biết rõ rằng mình đang bị vọng tưởng, đang khởi nghĩ. Như vậy cái khởi nghĩ, cái vọng tưởng là cái bị biết. Nếu nó là cái bị biết thì ai là cái hay biết? Rõ ràng mình là cái hay biết. Cái biết này không có tướng trạng, không khởi nghĩ gì cả. Cho nên chúng ta tu ngay nơi thân này, có cả chân tâm và vọng tâm. Vọng tâm là tâm phân biệt tốt xấu, hơn thua, phải quấy. Tâm này tạo nghiệp sanh tử luân hồi khiến ta phải chịu vô lượng khổ đau. Bởi vì nghĩ thiện thì tạo nghiệp lành, nghĩ ác thì tạo nghiệp dữ, thì phải đi trong ba đường lành hoặc ba đường dữ. Nhà Phật khuyên tu là bỏ dữ làm lành, đó là giai đoạn đầu tu trong sanh tử, nhưng sanh tử theo đường tốt, chớ chưa phải giải thoát sanh tử." Mô Phật, con lại ngu muội rồi.

Bây giờ thấy rõ sự "khó vừa lòng người chưa??" Nhiều khi chúng ta thấy cái nghĩ thiện, nghĩ ác là tâm mình, nhưng nó không phải là tâm thật. Trừ khi ta buông hết thiện ác, các thứ nghĩ tưởng hai bên vai lặng xuống, thì biết đó mới thật là tâm mình. Thật sự bộ mặt thật muôn đời của chúng ta, mình có từ thuở nào nhưng bị u minh các thứ nghĩ thiện, nghĩ ác phủ che nên nó không hiện ra. Cũng khó làm lắm… Chừng nào dứt hết niệm đối đãi thì tâm chân thật hiện tiền. Nói thì dể lắm vậy đó nhưng dứt là gì, làm sao dứt khi vọng tưởng còn nằm trong trí não ta?? Dứt có nghĩa là diệt tận cũng y như trong kinh Bát Nhã có nói ở trên, "diệt phục như thị" vì khi diện mạo không còn khơi động thì mọi suy nghỉ, ưu tư được dẹp bỏ. Và khi dẹp bỏ rồi thì đó cũng là lúc sự giải thoát ta được khi cái tâm ta hoàn toàn được trở về. Cũng như có người nói, "phải phá" cái này, "phá" cái kia, "tu" cái này/cái kia để gom lại mới được trở về. Phật đâu có dạy phải phá cái chi chi đâu? Ừ mà có, Phật kêu phá cái "Ta". Tất cả các pháp dạy của Phật đều đưa chúng ta đến chỗ cuối cùng, nhưng phương tiện có khác. Có người dùng trí tuệ quán chiếu nhận hiểu rồi tu. Có người đặt lòng tin tha thiết mà tu. Cho nên dùng trí tuệ quán chiếu thì Phật dạy tu Thiền. Nhưng cũng có người dù tà thuật kêu là tu thì quán chiếu lại thân này hư giả không thật, tâm sanh diệt lăng xăng cũng không thật, buông hết hai thứ giả đó thì cái thật hiện ra. Từ lúc quán sát ấy ta dừng không chạy theo vọng tưởng nữa, đó là nhờ trí tuệ mà tâm được an định. Tâm lăng xăng dừng là định, trí tuệ quán chiếu soi sáng là tuệ. Đó được gọi theo film kiếm hiệp là "song kiếm hợp bách" còn theo lối Phật giáo là "song tu định-tuệ". Đừng cứ nghỉ phải ngồi nhà tu, phá lấp tự tu để phá giải, hay là phá cái chấp Ngã và chấp Pháp của Đức Phật giảng dạy. Cứ dùng cái giáo pháp của Phật mà không đi theo di huấn của Phật. Tìm giải thoát mà thoát chưa ra lại nuôi thêm cái tâm diệt ấy mãi nên không được giải thoát .

Nói cho cùng, ta nhận định buông bỏ suy nghỉ, dẹp hết các ảo tưởng tới chổ không thì đó là ta đã tìm cho thân mình một chút giải thoát. Còn cứ niệm Phật tại nghe theo người khuyên (cũng tốt thôi) mà mặc niệm lo sợ, rồi tin theo tà kiến chấn áp, v.v... thì giải thoát đâu hõng thấy, thấy toàn sự thương đau tìm về cõi âm ty. Bỡi vậy, tâm ta phẳng lặng hằng tri giác mà mình không biết, cứ đợi nghĩ tưởng liền theo nghĩ tưởng, chạy theo thương chạy theo ghét. Quên cái thật của chính mình chạy cuồng loạn cả ngày. Cho nên chúng ta tu lặng hết những thứ ấy, thì tâm hằng tri hằng giác mới hiện bày, đó là giải thoát. Được nhiêu hay nhiêu... khakhakha...

Khi Tổ Huệ Khả được Tổ Đạt-ma nhận làm đệ tử. Một hôm Ngài tu đến chỗ hoàn toàn an ổn liền bạch với Tổ Đạt-ma: “Bạch Hòa thượng, tâm con đã dứt hết các duyên”. Tổ Đạt-ma bảo: “Coi chừng rơi vào không”. Ngài thưa: “Con rõ ràng thường biết, làm sao không được”. Tổ liền ấn chứng: “Ngươi như thế, ta như thế, chư Phật cũng như thế”. Dứt hết các duyên tức là tâm không còn chạy theo sáu trần. Tới đó ta tưởng không còn gì, nhưng thật ra có cái rõ ràng thường biết. 

Chúng ta tu biết được mình có tâm chân thật mới giải thoát sanh tử luân hồi. Nếu không nhận được tâm ấy, rất dễ lạc vào tà đạo, ưa thích thần thông, hào quang sáng ngời… Hồi học nhận thức thì người dẫn dắt phải biết tu là sống thực với tâm chân thật của mình, tại vì nó có sẵn nơi mỗi chúng ta, trong các vận động thi vi, hiển hiện nơi sáu căn, chớ không có chỗ nào khác.


Giờ nói lại đời là vô thường, Phật nói vô thường là "không chắc chắn", "thay đổi", "không trường tồn". Vô thường là một trong ba tính chất (Tam pháp ấn, sa. trilakṣaṇa) của tất cả sự vật. Nó là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là thành, trụ, hoại không (sinh, trụ, dị, diệt) . Từ tính vô thường ta có thể suy luận ra hai đặc tính kia là Khổ và Vô ngã (theo tiếng Pali là sa. duḥkha và sa. anātman). Tính vô thường của thân thể, cảm nhận và các tầng lớp tâm thức (khổ, lạc và trung tính), vì chúng không những là đối tượng của kinh nghiệm chúng ta thường có, mà cũng là những con kênh mạch mà qua đó, các đối tượng trong thế gian được chúng ta nhận thức. Quán vô thường là một quá trình mà qua đó, chúng ta đi từ cái biệt thể đến cái tổng thể, và ngược lại, từ tổng đến biệt thể, cho đến khi đạt được nhận thức sâu sắc, tức là trí huệ (sa. prajñā), là "tất cả đều vô thường" (sa. sarvam anityam). Trong thiền định vô thường phải được tu tập đến mức cao nhất gọi là thể nhập (lớ mớ tẩu quả nhập ma.) Thể nhập là trạng thái người hành thiền luôn biết rõ như thật thế giới bên ngoài và tự thân là vô thường để không còn bám víu vào những gì đang hiện hữu kể cả tưởng (tưởng là những suy nghĩ ở trong đầu) cũng khó làm lắm đó.

Ý nghĩa thật sự của vô thường luôn luôn bị hiểu sai. Một số người thử giải thích nó vô chủ nghĩa: "vì mọi sự thế nào cũng qua đi, thì không có gì quan trọng cả." Ích gì mà làm việc và theo một nghề nghiệp; không tốt hơn là buông bỏ hết cả sao? Tại vì biết đâu ngày mai tôi chết, mà chẳng bao nhiêu trên con đường trí tuệ? Người ý thức về vô thường không có nghĩa là bỏ công việc làm hay việc học hành của mình; chỉ đơn giản là nhận thấy những sự kiện, tại biết rằng tất cả là sự biến bất di, bất dịch mãi mãi.


Đời vô thường không phải xấu, nó cũng có cái mặt tốt nếu mình hiểu sâu sắc về nó . Tại vì khi hạnh phúc không tồn tại thì sự bất hạnh, đau khổ nó sẽ không còn và ngược lại đó kêu là giải thoát. Giáo lý sự vô thường rất quan trọng cho ta cơ sở triết lý và thực hành trong nền tảng Phật giáo. Nó mang đến cho ta một sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính, đó là tất cả những hiện tượng – dù thuộc tâm lý, hay thuộc ngoại cảnh tự nhiên, không có ngoại hạng – đều là vô thường.

Mặc dù chân lý này có thể chứng nghiệm được mọi nơi, mọi lúc, nhưng chúng ta vẫn bị màn ngũ hành của vô minh (sa. avidyā) vây phủ, tìm không ra lối thoát hoặc không nhận thức được chân lý này một cách chân chính. Sự chuyển tiếp từ trạng thái không hiểu biết đến trạng thái ý thức (và thừa nhận) tính chất vô thường của vạn vật, cùng với sự thừa nhận hai tính chất khổ và vô ngã, lập nên con đường tu học, và con đường này được Phật dẫn dắt và trong giáo lý mà các Tổ truyền đạt. Khi ta tạo được sự giải thoát không còn thấy mất, thấy có được thì sự vô thường với chúng ta chẳng có tồn tại. Mà khi vô thường còn dấy động thì cái nghiệp lực chúng ta cũng lăn bánh theo thời gian. Tại vì chúng ta là người chủ động tạo ra nên khi có, khi không làm cho sự thay đổi nói tạo thành cái sanh - diệt. Tạo là mê mà dứt là tỉnh. Làm sao tỉnh? Phật nói muốn tỉnh phải dứt sự vô minh. Vô minh là gì? (sao giống con nít mới biết nói, cái gì cũng hỏi, "là gì", "tại sao") Vô minh là mê mờ. Nhớ không lầm có lần ngài Văn Thù hỏi đức Phật: “Làm sao giải thoát sanh tử?”. Phật dạy: “Muốn giải thoát sanh tử phải dứt mầm vô minh. Phải sạch hết mê mờ mới giải thoát được sanh tử." Ngài Văn Thù hỏi tiếp: “Cái gì là vô minh?” Phật dạy: “Chấp thân này là thật, chấp tâm sanh diệt là thật. Đó là vô minh”.


HTTThanh Từ cũng có nói, "Chúng ta sống đây chỉ là cuộc sống tạm bợ, nên không cần tranh hơn tranh thua, tranh phải tranh quấy, như vậy là đã giải thoát nhiều rồi đó. Ngược lại, nếu chúng ta thấy thật thì mê càng ngày càng đậm, vì vậy luân hồi không biết bao giờ mới ra được? Cho nên chúng ta tu học thì phải thấy cho tường tận, hiểu cho thấu suốt để không bị lầm lẫn. Tu là giải thoát khổ đau, chớ không phải tu là không có thân bệnh. Người tu biết đúng như thật thì những gì đến với mình ta đều không khổ, đó là ta đang tiến trên con đường giác ngộ. Mong tất cả ghi nhớ và thể nghiệm bằng cách ứng dụng tu, sao cho đạt được hai điều. Điều thứ nhất là giác ngộ, điều thứ hai là giải thoát. Bởi vì đạo Phật là đạo giác ngộ. Tu không giác ngộ không phải là tu theo đạo Phật. Giác ngộ thấy đúng như thật rồi, chúng ta sẽ giải thoát sanh tử. Cho nên giác ngộ và giải thoát là hai điều không thể thiếu." Sách nào có nói, “âm dương là cảnh, âm phủ là quê.” Nên những ngoại cảnh phù hoa ta phải bỏ để nương thuyền mà về quê. Mà Phật dạy chúng ta phương pháp Quán vô thường (pi. aniccānupassanā) để chứng nghiệm nguyên lý vô thường này. Mà muốn thoát thì ta cũng phải tìm hiểu vô thường này là gì, để học đối mặt với sự tạo hợp không thể tránh được của đời sống và tiếp theo áp dụng một cách có ích sự hiểu biết này vào cuộc sống hàng ngày. Cách tốt nhất là đừng nên bám víu và để xem những mặt xấu với nhiều triết lý hơn, thậm chí những sự việc xấu nhất nó cũng có một cứu cánh. Vì tận đường cùng cũng có lối ra ….

Mong mọi người an lạc… coi mưa cũng như nắng và nắng cũng như mưa vì đó là sự vô thường của Tạo Hoá .Viết xong bài tối qua thì sau đó thằng con hỏi, "mẹ, ôm con trong chiêm bao khác nhau với ôm tấm hình con thế nào?", "Khác là trong mơ mẹ được ôm hình hài và cãm nhận được cái bằng xương bằng thịt con thật và tấm hình chỉ là tượng trưng cho con thôi mẹ không cãm nhận được", "nếu nói trong mơ cãm nhận được là thật và ôm tấm hình không là thật, thì hình của con cũng bằng xương, bằng thịt mà chụp ra thì cái thật - giả nó ở chổ nào???" Wow, một câu hỏi mộc mạc mà không biết phải trả lời sao? Giờ nếu nói không cãm nhận được qua hình ảnh thì cũng không đúng....hm....

No comments:

Post a Comment