Wednesday, May 23, 2012

Ba chú tiểu: Tịnh, Thiền, Mật


Có ba chú tiểu đồng Sư tu trong một ngôi chùa. Sư Phụ đặt Pháp danh cho ba chú là: Tu Tịnh, Tu Thiền và Tu Mật. Hằng ngày, Chú tiểu Thiền thích ngồi thiền, chú tiểu Tịnh thích tu niệm Phật. Còn Chú tiểu Mật thì thích trì chú. Ba chú tiểu cùng một Sư phụ mà căn cơ lại khác nhau, phương pháp tu khác nhau.

Phật tử về chùa để học hỏi tu tập, họ gặp ba chú để đàm Đạo, để học hỏi, tu tập. Chú Tiểu Thiền xiển dương Pháp môn Thiền Tông khuyên Phật tử tu thiền định tốt hơn. Trong khi chú tiểu Tịnh xiển dương Pháp môn Tịnh Độ bảo tu Tịnh Độ tốt hơn. Còn chú tiểu Mật muốn xiển dương Mật Tông cho rằng trì chú tốt nhất. Quý Phật tử thật sự hoang mang, không biết tu theo ai cho đúng. Nếu chọn sai một ly, đi tới một dặm! Nếu tu sai dễ sinh tử luân hồi. Quý Phật tử mới thưa rằng: “Vậy chú nào tu đúng đây?”


Chú tiểu Tịnh giải thích trước: Đức Phật dạy rằng: “Nếu chúng sinh nào trì niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà từ một ngày đến bảy ngày đạt đến nhất tâm bất loạn sẽ được vãng sinh về cảnh giới Tây Phương của đức Phật A Di Đà”. Đó là nơi Tiểu Tịnh sẽ về! đó ạ! còn hai chú Thiền, Mật sau khi chết không biết đi về đâu nữa.


Chú tiểu Tịnh hỏi chú tiểu Thiền rằng: Hằng ngày chú ngồi thiền để làm gì? Sau khi chết chú đi về đâu? Sinh về cảnh giới nào? Hãy trả lời thử xem! Trời! Làm gì mà hỏi một tràng, Thiền không kịp thở luôn í! Từ từ, để tui thở đã rồi trả lời chú! Hehe. Ngồi thiền để cắt đứt vọng tưởng, lắng đọng tâm tư trở về thanh tịnh, diệt trừ phiền não, để tâm tịnh. Tâm tịnh tức cảnh giới tịnh. Tâm tịnh thì Ta-bà tịnh. Vạn pháp do tâm khởi và do tâm biến hiện ra tướng. Tướng tự tâm sanh, vạn Pháp duy nhất tâm, tâm là chủ. Cho nên tâm tịnh tức Tịnh độ tịnh, Ta-bà chính là Tịnh Độ - Chú tiểu Thiền nhanh nhảu trả lời. Chú tiểu Tịnh hỏi tiếp: Đức Phật dạy trong kinh A Di Đà rằng: “Hằng ngày chúng ta phải niệm Phật gieo chủng tử nhân duyên với đức Phật A Di Đà”. Sau khi chết được được đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn về cảnh giới Cực lạc. Còn chú không niệm Phật. Sau khi chết lấy gì mà vãng sinh hở???


Chú Tiểu Thiền cười bảo: Tịnh độ đâu xa, Tịnh Độ ngay Ta Bà! Tâm tịnh là cảnh giới Niết bàn, còn mê thấy Ta-bà, Tịnh độ, giác Ngộ rồi thì Tâm chính là cái mục đích Thiền cần về. Không cần về Tịnh độ đâu ạ! 


Chú tiểu Tịnh đáp lại:
Vậy chú nói sai rồi, chính đức Phật nói kinh A Di Đà và khuyên chúng sinh niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, để được vãng sanh về Tây Phương. Ngài không bảo chúng sinh niệm danh hiệu của Ngài.


Chú tiểu Thiền bảo: Chú Tịnh nói vậy không hiểu Phật rồi, do Chú muốn xiển dương Pháp môn Tịnh Độ nên nói thế thôi? Tây Phương ở đâu? chú có thấy chưa? Tôi nói Chú hiểu nhé. Vì đức Phật bảo chúng sinh niệm danh hiệu của Ngài. Khác gì đức Phật tự Ngài tôn xưng mình. Đức Phật chủ trương phá ngã cho nên đức Phật phương tiện diễn nói cảnh giới Tây Phương và Danh hiệu Phật A Di Đà. Thực ra đức Phật A Di Đà và Phật Thích Ca là một chư Phật đồng nhau đều có Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Công Đức. Cũng như chú đi tu, Sư Phụ đặt pháp danh, và Pháp tự, gọi tên nào chẳng được, mặc dù hai tên nhưng chỉ là một!


Chú tiểu Tịnh lại nói tiếp:
Nếu Ta-bà là Tịnh Độ vậy suốt đời tu niệm Phật. Sau khi chết tái sinh lại Ta-bà à? Vậy tu làm gi? Nếu như chú nói Ta-bà là Tịnh Độ. Tu niệm Phật sau khi chết cũng trở lại Ta-bà. Vậy gọi luân hồi sinh tử, giải thoát chỗ nào? Vậy tu để làm gì? 


Xí mê! Đợi tui thở đã! Chú hỏi từng câu một đi! Hỏi thế tui nghe còn không kịp huống chi trả lời chú. Kaka……Từ từ, bình tĩnh nhé chú!! Chú tiểu Thiền tìm cách thối lui vì bí lối rồi. Cũng may bấy giờ có mấy Phật tử khi nghe hai chú đàm Đạo. Chú nào lý giải cũng có lý hết cả. Một vị Phật tử bảo:
Vậy thì tại sao? chúng ta không kết hợp hai Pháp môn lại, thành Thiền Tịnh song tu? Tu như vậy cho chắc ăn! Rủi sai một Pháp còn một Pháp! HeheheChú tiểu Tịnh đáp rằng: cần gì phải kết hợp! Khi ngồi niệm Phật tụng Kinh, thân ngồi ngay thẳng nghiêm trang thanh tịnh, không tạo ác. Khẩu thì đọc kinh những lời Phật dạy - khẩu thanh tịnh. Ý thì tư duy lời Phật dạy chân lý gì trong kinh. Đó là tam nghiệp thanh tịnh. Tâm thanh tịnh rồi thì cần gì phải ngồi thiền chứ??? Nghe chú Tịnh trình bày có lý nên chú tiểu Thiền cười và im lặng. Chú tiểu Tịnh quay sang hỏi chú Mật: Hằng ngày chú trì chú để làm gì? Sau khi chết vãng sinh về cảnh giới nào???Ê! Đang hỏi chú Thiền mà, quay 180 sang tui vậy? Làm giật mình, đang tập trung coi chú Thiền trả lời sao mà!


Ha ha! Thế chú Mật cứ trả lời đi! Để chú Thiền nghỉ xíu đã! Không khéo chú ấy lên Niết bàn sớm thì khổ!!


Ba chú tiểu và mấy vị Phật tử phát lên cười khoái chí. Sau trận cười, chú Mật mới trả lời: Thôi! Để Mật trả lời với chú Tịnh! Chú Thiền cứ thủng thẳng mà nghỉ nhé! Hi hi. Chú Tịnh này tính ra cũng cao thủ đó chứ! Chú Mật bảo: Tu Mật cũng như tu Tịnh! Trong những câu Chú là danh hiệu của chư Phật chư vị Bồ tát, Hộ Pháp, Thiện thần. Mục đích niệm Chú để diệt trừ phiền não, tam nghiệp thanh tịnh, Tâm tịnh là an lạc giải thoát. Chú tiểu Tịnh lại nói:Thế cũng vậy! Chú tu cũng không biết sau khi chết đi về đâu, vì hằng ngày Chú không có gieo duyên với đức Phật A Di Đà thì làm sao về Tây Phương? ở Ta-bà chơi nhé.


Lúc bấy giờ Phật tử nghe chú tiểu Tịnh nói có lý ai cũng ngã theo ủng hộ chú tiểu Tịnh. Bấy giờ Sư Phụ đi đến bảo rằng: Hồi nãy giờ ba đứa con cãi khan cổ rồi, mệt lắm đúng không? Ba đứa con hãy vào đây. Sư Phụ cho uống nước: Sau đó Sư phụ lấy 3 cái ly. Sư phụ rót ba ly nước khác nhau, 1 ly coca cola, 1 ly pepsi, và 1 ly 7 up. Ba ly ba màu khác nhau đưa cho ba chú tiểu tự chọn uống. Chú tiểu Tịnh chọn coca cola để uống, chú tiểu Thiền thì chọn nước Pepsi để uống, chú tiểu Mật thì chọn nước 7 up. Sau khi uống xong, Sư Phụ hỏi: Ba chú uống nước cảm thấy thế nào?


Ba chú tiểu (Tịnh, Thiền, Mật) đồng thưa rằng:
Bạch Sư Phụ thật là ngon ạ!


Sư Phụ hỏi tiếp mục đích các con uống nước để làm gì? Dạ uống để giải khát đó ạ! Sau khi Sư Phụ nghe ba chú tiểu (Thiền, Tịnh, Mật) trả lời như vậy Sư Phụ giải thích như sau: Nếu các con ngồi đó tranh cãi lý luận, hơn thua, ai đúng ai sai thì tất cả chỉ ngồi im, không đi đâu cả!


Giáo lý Phật chia ra tam thừa: Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ tát thừa. Đạo Phật có tám vạn bốn nghìn Pháp môn tu, chia ra nhiều Tông Phái, cũng vì căn cơ chúng sinh khác nhau, để chúng sinh cảm thấy Pháp môn nào phù hơp căn cơ với mình áp dụng tu tập. Không phải sự phân chia đó để cho thấy Thiền tông hơn, Tịnh độ tông hơn, hay Mật tông hơn…Tu còn thấy chỗ hơn thua cao thấp là còn chấp ngã, là còn sinh tử. Giáo Pháp của Phật không ngoài mục đích:


Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo”
Nghĩa:

Không làm các điều ác
Nên làm các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó là lời chư Phật dạy”

Còn việc tu hành, sau khi chết đi về đâu là do mình. Khi quý vị tu diệt trừ phiền não, tâm ắt thanh tịnh. Tu thiền, tu Tịnh, tu Mật cũng vì mục đích để tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì an lạc, tự tại vô ngại, muốn đi đâu thì đi, có khó khăn gì đâu? Muốn vào địa ngục thì đi như Ngài Địa Tạng, muốn lên Tây Phương đức Phật A Di Đà, muốn qua Đông Phương như đức Phật Dược Sư, muốn xuống Ta-Bà như Bồ Tát Hộ Minh (đức Phật Thích Ca), đi vào Ngã Qủy như Ngài Quán Thế Âm hóa thân Tiêu Diện. Khi tu đạt đến tâm tự tại vô Ngại, đi cảnh giới nào cũng được cả, chẳng khó khăn gì cả.


Chúng sinh khi tu ở bên bờ mê ao ước được qua bên bờ Giác. Còn chư Phật, Bồ tát ở bên bờ Giác trở lại bờ mê (lục Đạo luân hồi). Không phải là nghiệp lực tái sinh mà là hạnh nguyện độ sinh. Như Ngài Địa Tạng vào Địa Ngục, Ngài Quan Âm hóa thân vào loài Ngã Quỷ. Bồ Tát Hộ Minh xuống Ta-Bà độ sinh, chẳng lẽ gọi là tái sinh sao? Đó là hạnh nguyện từ bi độ sinh của quý Ngài. Tâm đạt đến tự tại vô ngại muốn đi đâu đi hà tất gì quý vị suốt ngày cứ xiển dương tu thiền hơn, tu Tịnh hơn, tu Mật hơn. Cũng giống như trong thế gian này, quý vị có giấy thông hành, quý vị muốn đi nước nào đi, ai ngăn cấm quý vị? Vậy ngồi đó tranh luận, làm mất tín tâm Phật tử có ích chi? Sanh tử đại sự, thời gian vô thường tấn tốc qua nhanh. Không lo tu hành diệt trừ phiền não, suốt ngày các con cứ tranh luận hơn thua. Các con chỉ dậm chân tại chỗ thôi. Ngồi đó cãi hồi vô thường đến chỉ mang nghiệp lực đi


Có ích gì đâu. Các con hãy nhớ điều này:
Thị nhật dĩ quá, mạng diệt tùy giảm.
Như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc
Đại chúng! Đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên.
Đản niệm vô thường, thậm vật phóng dật”
Nghĩa là:
“”Một ngày đã hết, mạng cũng giảm dần,
Như cá cạn nước, thử hỏi vui gì?
Đại chúng!
Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt,
Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"

Sau khi nghe những lời dạy của Sư Phụ, ba chú Thiền, Tịnh và Mật không còn tranh cãi nữa, chú nào cũng tự giữ Pháp môn của mình tu tập sống trong hòa hợp. Sau khi Sư Phụ viên tịch, ba người đệ tử này hoằng dương Phật Pháp phát huy và thu hút nhiều tín đồ Phật tử tu tập. Làm cho ngôi nhà Phật pháp phát huy và trường tồn mãi mãi.
Thích Trí Giả



Bỡi vậy mỗi con người chúng ta tùy theo thời, theo thế mà tu. Ai tu cao không được thì vẫn có pháp môn để tu. Ai siêng hơn thì tu cao hơn cũng như học võ cũng vậy. Có căn bản, có trung cấp và cao cấp. Học là nghe và hiểu, tham khảo và tìm tòi. Bài này làm cho DN nhớ lại hôm đi nghe pháp Phowa có một cô theo dịch tiếng Việt từ thầy Tây Tạng mà cứ cho bản thân mình đúng, khi người ta khéo chỉnh thì cổ cho là sai và dịch từ theo cô ta. Kêu là đan điền mà cổ nói là phải tựu ở "rốn". Không ai trụ ở rốn cả mà là dưới rốn mới đúng. Tất cả các pháp điều đi từ huyệt điễm trụ mà ra. Trong cơ thể con người có bộ vị đó là Thượng, Trung và Hạ Đan điền. 

1. Thượng đan điền: Trùng với huyệt Ấn đường (giữa 2 chân mày) còn gọi là "Đan Điền thần". 
2. Trung đan điền: Trùng với huyệt Đản trung (chính giữa đường nối 2 đầu vú, cắt ngang đường dọc theo xương ức) còn gọi là "Đan Điền khí".
3. Hạ đan điền: Còn gọi là "Đan Điền tinh", vị trí bắt đầu ngang với huyệt Khí hải (nằm trong khoảng trên đường chính trung, dưới rún 1,5 thốn - khoảng 4-6 cm) và huyệt Mệnh môn (tại cột sống, ngang với thắt lưng).

Khi Đan Điền được chủ động kích hoạt, bộ vị của nó hoàn toàn nằm ở giữa và phía trên bụng dưới. Không thể nào nằm ở rún hay rốn được. Tại sao không là rún vì theo từ Hán Việt, Đan điền là nơi khí lực tập trung tụ tập khí lực nhiều nhất và mạnh nhất. Nó cũng là huyệt đạo. Nếu là ở rốn thì sẽ không tích tụ được nhiều khi nó nằm cách xa đường kinh thận. Huyệt đan điền là 1 trong 4 huyệt đạo (đan điền, trung quản, thiên đột, chí dương) hội tụ của 3 đường kinh âm dương. Đan điền nghĩa là mảnh đất có thể sinh đan, trong võ học rất chú ý tới huyệt này vì là nơi tụ của nguyên khí.

Theo ý tưởng thì đan điền là nơi khí khai thông lực tại vùng huyệt. Khi khí vận vào đan điền là tập trung và kết tự để dẫn khí tứ ngoài hoặc cái huyệt đạo kết vào một điễm tựu đan điền. Khí ở đây không phải là khí ở ngoài tức không khí mà là năng lượng ngoài đưa vào cơ thể.Môi trường luôn tồn tại các dạng năng lượng khác nhau mà thuyết ngũ hành chia làm 5 loại là: Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ.Để dẫn khí thì cần sự tưởng tượng vào đề đã chọn.Đề ở đây là một vấn đề để khi luyện khí công tập trung suy nghĩ tránh các tạp niệm.

Theo Phật giáo cũng vậy phải trụ nơi tim, đưa xuống đan điền để tựu điễm thảy tảy lên đỉnh đầu sau khi tích tựu. Đừng nghỉ là huyệt học võ khác và huyệt Phật giáo khác, không khác đâu hết vì bản thân chúng ta từ khi sinh ra đã có các huyệt kết tựu thành đều giống nhau thì sao cho là huyệt học theo Phật giáo khác huyệt của võ học? Ý tưởng này sai lầm và người học đạo nhất là mình đi truyền bá giáo pháp phải biết sự học hỏi và kết nối bài bản cũng như hành thuyết, đừng dựa theo cái thông thái diển dịch của mình rồi cho là mình dịch đúng, vì làm như thế người theo học trì tu sẽ bị tẩu quả mà không biết tại sao. Lúc đó đừng nói rằng phật giáo và huyệt học võ là hai khí huyệt khác nhau.

No comments:

Post a Comment