Thursday, February 27, 2014

Ý nghĩa Chú Đại Bi



NAMO  RATNATRAYÀYA : Quy y Tam Bảo
NAMO ( Quy y ) 
RATNA ( Bảo, Vật báu )
TRAYÀYA ( Tam đẳng,ba nhóm )

NAMAH  ÀRYA : Quy mệnh Thánh
NAMAH ( Quy mệnh ) 
ÀRYA ( Bậc thánh )

AVALOKITESHVARÀYA : Quán Tự Tại
AVALOKITA ( Quán sát, xem xét )
ISHVARÀYA (Đấng tự tại )

BODHI  SATTVÀYA : Bồ Tát ( Bậc Giác Hữu Tình )
BODHI ( Giác tuệ, Phật trí ) 
SATVÀYA ( Loài Hữu Tình )

MAHÀ  SATTVÀYA :  Đại Giác Hữu Tình
MAHÀ ( Đại, to lớn ) 

MAHÀ  KARUNIKÀYA ( Bậc có Tâm Bi ): Bậc có đầy đủ Tâm Đại Bi

OM ( Ba Thân, quy mệnh, cúng dường, cảnh giác, nhiếp phục )

SARVA  RABHAYE : Tất cả Thánh Tôn thanh tịnh
SARVA ( Tất cả )
RABHAYE ( Cấp đẳng thường hay gánh vác đảm nhận công việc khó khăn )

SHUDDHA  NÀDA  SYA : Đẳng nhóm có âm thanh thanh tịnh. :: Vui vẻ dạy lời triệu mời CHÍNH GIÁO THÁNH DIỆU
SHUDDHA ( Thanh tịnh ) 
NÀDA ( Âm thanh, âm giọng ) 
SYA ( Đẳng nhóm )

NAMASKRTVA  IMAM  ÀRYA  AVALOKITESHVARA  LAMTABHA : Kính lễ núi Bổ Đà Lạc Ca ( POTALAKA _ Hương sơn ) là nơi cư ngụ của Bản Tôn Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát
NAMASKRTVA( Quy y kính lễ )  
IMAM ( Của tôi ) 
AVALOKITESHVARA ( Quán Tự Tại )  
LAMTABHA ( Sự nâng nhấc, nơi cư ngụ )

NAMO  NÌLAKANTHA : Quy mệnh Đức Thanh Cảnh Bồ Tát
NÌLAKANTHA ( Thanh cảnh_ Đấng có cái cổ màu xanh biểu thị cho Tâm Từ Bi Hiền ái của Bồ Tát Quán Tự Tại )

HRI  MAHÀ  PATASHAMI :Tâm từ bi hiền ái phóng tỏa ánh Đại Quang minh
HRI ( Nội tâm )
PATA ( Ánh sáng)
SHAMI ( Hàm chứa ngọn lửa )

SARVÀTHA DU SHUPHAM : Đốt cháy khắp mọi nơi khiến cho chiếu sáng. Vô Vi nghiêm tịnh.
SARVÀTHA ( Khắp mọi nơi )
DU ( Đốt cháy )
SHUPHAM ( Chiếu sáng )

AJIYAM ( Không thể sánh, không thể vượt thắng hơn được ) : Vô tỷ Pháp, Vô tỷ Giáo

SARVA  SATTVA  NAMA  BHAGA : Tất cả Đức hạnh, danh xưng của bậc có Tâm dũng mãnh. :: Phật Pháp rộng lớn vô biên
NAMA ( Danh xưng )
BHAGA ( Đức tính, đức hạnh, sự mong muốn hạnh phúc, hiệu lực, hiệu nghiệm )

MÀ  BHÀTI  DU : Đừng làm hư hỏng sự chói lọi rực rỡ. :: Bạn lành của Thế Gian mang thân cõi Trời ( Thiên Thân Thế Hữu ) khiến cho kẻ tu hành hết mê muội, giữ được Giới Thanh Tịnh
MÀ ( Đừng làm như vậy, đừng bỏ rơi )
BHÀTI ( Chói lọi rực rỡ )
DU ( Đốt cháy, Làm hư hỏng )

TADYATHÀ : như vậy, ấy là, liền nói Thần Chú là

OM  AVALOKI  : Cảnh giác kêu gọi Đức Quán Thế Âm
AVALOKI       ( Quán sát xem thấu khắp mọi nơi )

LOKATE ( Hiểu biết, chiếu sáng ):: Thể Quang Minh

KALATI (Tính đếm, trù hoạch, dự định, đặt để):: Bi Mẫn cứu khổ cứu nạn để hưng vượng sự nghiệp

I  HELIH : Thuận dạy Vô Tâm phổ hóa chúng sinh
I ( Kêu gọi vang lừng )
HELIH ( Mặt Trời , sự chiếu sáng một cách vô tư )

MAHÀ  BODHISATTVA : Đại Bồ Tát

SARVA  SARVA : Hết thảy Phật Pháp Bình Đẳng làm lợi lạc cho tất cả Chúng Sinh

MALA  MALA : Tăng trưởng Thiện Pháp Như Ý cho ta và người
MALA ( Chuỗi Anh lạc, tràng hoa biểu thị cho sự gom chứa pháp lành )

MASÌ  MASÌ  HRÏDAYAM : Quán sát Tâm mình và Tâm người để tu thành thân Kim Cương Pháp được ngồi trên Toà Hoa Sen báu
MASÌ ( Nhìn về , trông vào , xem xét )
HRÏDAYAM ( Tâm  Đẳng )

KURU  KURU KARMAM : Làm Pháp tác dụng Trang Nghiêm, thổi Loa Pháp kết Giới, gieo trồng các công đức
KURU ( Tác làm )
KARMAM ( Nghiệp Đẳng )

TURU TURU BHASI  YATI : Hướng dẫn giáo pháp nghiêm tịnh rộng khắp khiến cho ta và chúng sinh nhanh chóng vượt thoát sự khổ não của sinh tử
TURU  ( Nhanh  chóng vượt thoát )
BHASI ( Ngôn ngữ, giáo pháp )
YATI    ( Điều khiển hướng dẫn )

MAHÀ  BHASI  YATI : Hướng dẫn Đạo Pháp tối thượng rộng lớn hay giải thoát sinh tử khổ não chẳng bị các thứ độc làm hại

DHÀRA  DHÀRA : Gia trì ( nhiếp trì ), gia trì

DHIRINI : Người Trì Chú ( chẳng luận Nam Nữ )

ISHVARÀYA  ( Tự Tại Đẳng ) Tự tại phóng ra Đại Quang Minh

CALA  CALA ( Lay động, tác động, hành động): Hiện tướng Đại Phẫn Nộ rống tiếng sấm Pháp phá hủy sự trì độn chậm chạp của chúng sinh

MAMA  VIMALA : Chỗ thọ trì của tôi là nơi ly cấu tối thắng, là cảnh thâm diệu khó lường
MAMA ( Chỗ thọ trì của tôi )
VIMALA ( Xa lìa cấu nhiễm )

MUKTE : Giải thoát

EHYEHI ( Khéo đến, khéo dạy dỗ ): Thuận dạy, Tâm thuận theo các điều tự nhiên

SHINA  SHINA ( Quân nhân, chiến sĩ. Người có Tâm Kiên Định ): Tâm Đại kiên định sinh Đại Trí Tuệ

ARASIM  BHALA  SHARI : Tu hành Pháp Thân thanh tịnh vượt ra khỏi các pháp chướng ngại (chứng ngộ sự trống rỗng của các Pháp ) mà làm Bậc Pháp Vương ở Pháp Tự Tại
ARASIM ( Sự trống rỗng về cảm giác và mùi vị )
BHALA ( Trông thấy, chứng kiến )
SHARI     ( Loài thú hoang, mãnh thú, trực giác nhạy bén )

BHASÀ  BHASIM : Kẻ Đạo Hạnh thành Đạo Chân Lạc
BHASÀ ( Ngôn ngữ, giáo pháp )
BHASIM ( Người thành thạo ngôn ngữ , người có Đạo Hạnh )

BHARA  SHAYA : Tự tỉnh ngộ Bản Lai Diện Mục ( Khuôn mặt xưa nay . Đây là thuật ngữ của Thiền Tông nhằm chỉ bậc đã kiến tánh )
BHARA ( Ủng hộ, tán trợ )
SHAYA ( Ngọa, nằm. Dùng Pháp Y đắp thân nằm, chính niệm chính giác mà chẳng mất uy nghi )

HULÙ  HULÙ  PRA : nhanh chóng  làm pháp Như Ý Thắng thượng
HULÙ ( Nhanh chóng )
PRA ( Sự thắng thượng như ý )

HULÙ  HULÙ  SHRÌ : Nhanh chóng làm pháp Cát Tường tự tại
 SHRÌ ( Cát tường )

SARA  SARA ( Kiên cố, bền chắc ): Sức kiên cố, thật bền chắc

SIRI  SIRI ( Dũng mãnh thù thắng  ): Dũng mãnh thù thắng cát tường

SURU  SURU ( Ban rải nước Cam Lộ ): Ban nước Cam Lộ tế độ khắp cả chúng sinh

BUDDHIYA BUDDHIYA (Giác ngộ, tỉnh ngộ): Khiến cho khắp cả chúng sinh Giác ngộ tỉnh ngộ

BUDDHÀYA  BUDDHÀYA ( Tuệ giác, Trí giác ): Khiến cho khắp cả chúng sinh đạt được Tuệ Giác Trí Giác

MAITRIYA : Tâm Từ , ban vui cho người khác

NÌLAKANTHA ( Thanh cảnh, cái cổ màu xanh ): Đấng Thanh Cảnh Bồ Tát là Đấng Hiền Thủ hay thương yêu kẻ hiền bảo vệ người lành.  [Nalakindi : hiền ái, hiền thủ]

TRISHARANA : cương quyết tu Đạo của Ba Thừa  ( Thanh Văn Giác, Độc Giác, Toàn Giác )
TRI ( Ba )
SHARANA ( sự cứng bén )

ABHAYA  MANA : Tâm Ý của Đấng Vô Úy
ABHAYA ( Bậc vô úy )
MANA  (Tâm ý )

SVÀHÀ : Thành tựu viên mãn

SIDDHIYA ( Thành tựu đẳng ): Pháp cởi bỏ danh lợi, nhận thức rõ các điều chân giả

MÀHÀ  SIDDHIYA ( Đại thành tựu đẳng ): Tất cả sự lợi ích rộng lớn trong Phật Pháp

SIDDHAYOGESHVARÀYA = Siddhayoga+ Ishvaràya
SIDDHAYOGA : Thành tựu Du Già (Pháp Vô Vi)
SIDDHA ( Thành tựu )
YOGA ( Du già, sự tương ứng )
ISHVARÀYA : Tự tại đẳng

NÌLAKANTHA : Đấng Thanh Cảnh Bồ Tát biểu thị cho công đức nội chứng của Quán Tự Tại Bồ Tát là Pháp vô lượng Từ Bi hiền ái

PRA  VARÀHA  MUKHÀYA :Khuôn mặt heo thắng thượng biểu thị cho Đạo Như ý thắng thượng vô lượng bền chắc
PRA ( Thắng thượng )
VARÀHA ( heo )  
MUKHÀYA ( khuôn mặt )

SVÀHÀ : Thành tựu viên mãn

SHRÌ  SIMHA  MUKHÀYA : Khuôn mặt sư tử cát tường biểu thị cho Tâm ái Hộ làm Đại Y Vương trừ các bệnh khổ não cho tất cả chúng sinh
SHRÌ ( Cát Tường )
SIMHA ( Sư Tử )
MUKHÀYA ( Diện mạo, khuôn mặt  )

SVÀHÀ : Thành tựu viên mãn

SARVA  MAHÀ  MUKTÀYA : Tất cả viên ngọc to lớn biểu thị cho Tất cả Pháp Đại Thừa vô thượng vô tỷ
MUKTÀYA ( Viên ngọc )

CAKRÀ  YUDHÀYA : Đạo Thanh Tịnh vô thượng dùng Kim Cương Luân và cây gậy báu hàng phục ma oán
CAKRÀ ( Luân, bánh xe )
YUDHÀYA ( Cây gậy )

PADMA  HASTÀYA : Liên Hoa Thủ Đẳng(chư vị  cầm hoa sen trong bàn tay), tức là Pháp Thiện Thắng của hoa sen hồng hay giải thoát tất cả sự trói buộc của khổ não
PADMA ( Hoa sen hồng )
HASTÀYA ( Thủ đẳng, bàn tay )

NÌLAKANTHA  SHANKHA  RÀJA : Thanh Cảnh Pháp Loa Vương Bồ Tát biểu thị cho sự chính tâm thành ý hay trừ bỏ sự ách nạn sợ hãi
SHANKHA ( vỏ ốc biểu thị cho cái loa Pháp ) 
RÀJA ( Vương, vua chúa )

MÀ  VARI  SHANKARÀYA : Đừng buông bỏ sự câu tỏa của Tâm nguyện tức là bản tính Đại chí đại dũng của hàng Bồ Tát
MÀ ( Đừng buông bỏ )
VARI ( Tâm nguyện )
SHANKARÀYA ( Sự câu tỏa )

NAMO  RATNATRAYÀYA : Quy y Tam Bảo : Phật , Pháp, Tăng

NAMAH  ÀRYA  AVALOKITESHVARÀYA : Quy mệnh Đức Thánh Quán Tự Tại

SVÀHÀ : Thành tựu viên mãn công đức nội chứng

OM  SIDDHYANTU
SIDDHI ( Thành tựu )
YANTU ( Ban cho )

MANTRA : Thần chú, Chân ngôn

PADÀYA : Câu cú

SVÀHÀ : Thành tựu tự tính an lạc của Đại Niết Bàn

No comments:

Post a Comment