Đức Phật có dạy, chính chúng ta người cứu cánh lấy chúng ta. Không có một ai có thể giúp chúng ta hết. Người tu hành hay cư sĩ, ban hộ niệm chỉ là phụ lực cho vong mà thôi. Khi làm một việc gì thì người thân hồi hướng cãm niệm cho vong linh, họ được 1 phần mà chúng ta được 7 phần. Dù là họ đang ở đâu. Đầu thai vào cãnh giới khác thì họ cũng được hưỡng cái phước phần mà chúng ta đã làm và hồi hướng cho họ. Khi họ được thì đó gọi là "âm đức" của kiếp trước để lại. Không phải làm được một cái gì đó chỉ ở trong đời này mới hưỡng ở đời này. Dù họ ở đâu thì vẫn được hưỡng 1 phần công đức mà mình tạo cho họ ... Thành ra đừng nghĩ rằng, kêu nhiều sư tụng niệm mà sư chủ lể không đủ phước phần thì vong vẫn đi chơi .... khắp nẽo trần ai theo nghiệp lực của họ như thường.
Sự tu tập rất quan trọng, không phải họ có chức Hoà Thượng, Thượng Toạ v.v... là đức trọng. Nếu vậy thì ngày xưa Đức Phật đã độ cho Mục Liên Mẫu và cha của người Bà La Môn rồi, không cần phải thuyết giảng kinh Vu Lan hay kêu người Bà La Môn quăn hòn đá và cục bơ xuống dòng sông. Học Phật phải biết dùng trí - thuyết. Càng hỏi thì mình càng có sự trả lời thiết thực cho sự tu học. Cũng cần phải nghe vì nghe rất quan trọng cho mình thêm sự hiểu biết. Cũng đừng nghĩ rằng sau 49 ngày thì những gì mình làm cho vong sẽ được hoá sanh cảnh giới Cực-Lạc. Tùy theo nghiệp lực và cộng những gì mình hồi hướng cho họ để có được cảnh giới Cực Lạc mà Cực Lạc ở đây không phải là về với Phật A Di Dà không thôi mà là có mấy tầng cảnh giới khác nhau tùy theo duyên và hạnh nguyện. Đâu phải một bước thẳng tiến mây ngàn, nếu vậy thì ai cũng làm ác rồi tới giờ chết niệm Phật A Di Dà hay 10 điều nguyện của Đức Phổ Hiền để được vãng sanh về cõi Niết Bàn với Phật A Di Đà. Vậy thì luật Trời - Đất đâu có công bằng và thiết thực. Chỉ là tâm nguyện niệm và quay đầu để được cứu rỗi và cứu rỗi cho ta về đâu để tiếp tục trau dồi tu tập mà thôi..
Trùng trùng, điệp điệp tiếng mõ chuông
Ngân nga khánh tác tiếp kinh cầu
Tìm đâu tỉnh thức chân tu lể?
Muôn ức trần ai lắm nhiễu nhương ...
Kính bạch Sư Phụ,
Người đời thường trọng hình thức, tất cả lễ nghi cúng vong là cho người sống thấy và nghe. Muốn giúp cho vong linh, mà người bình thường không giao cảm được thì làm sao nói cho họ nghe?
Từ xưa đến nay việc siêu độ cho một vong linh rất ít ai làm cho đúng. Vì vậy, mà số vong linh được cứu vớt cũng không nhiều lắm đâu. Cho nên phải biết cách thức để cứu độ vong linh, thì như vậy sẽ đem đến một phước đức vô lượng vô biên.
Muốn cho một vong linh nghe lời của chủ lễ, tôn trọng chủ lễ, thì người chủ lễ trước tiên phải có một tư cách đứng đắn. Kế đến, người chủ lễ phải biết tu tập. Một khi tu tập, là sẽ tạo cho mình một ánh hào quang. Vong linh nhìn vào, thấy rực ánh hào quang, vong linh tức khắc sẽ nghe theo.
Do đó, đường tu tập rất là quan trọng, vì một khi tu tập đến nơi đến chốn, và tu tập một cách chân thành...
Chân thành như thế nào? Là sửa từng lỗi nhỏ, sửa từng tánh nhỏ, sửa từng ý thức nhỏ, sửa từng sự rung động nhẹ của tâm; thì như vậy, từ từ mới có thể tạo cho mình một ánh hào quang.
Khi đã có ánh hào quang thì đương nhiên các vong đều phải kính phục và nghe theo. Vì một người đã phát được ánh hào quang, thì chứng tỏ rằng người đó cũng đã biết tu tập sửa đổi tâm tánh của mình rất nhiều.
Người đời xem trọng giá trị bên ngoài, vong linh nhìn vào giá trị bên trong. Giá trị bên trong phát ra ánh sáng, cho nên tất cả các vong nhìn ánh sáng đó đều sẽ một lòng kinh sợ và cúi đầu nghe theo.
Cho nên, đã quyết tâm tu tập thì phải nhớ điều này: Phần cốt yếu là làm sao tận tâm, tận lực, tận cường để cho đường tu tập của mình càng ngày càng lên cao, thì như vậy đối với đời, mình vẫn có một tư cách tốt, đối với cõi âm mình vẫn đủ tư cách để có thể giúp đở cho các vong linh siêu thoát được. Cho nên, tu tập phải cẩn thận rất nhiều. Người tu tập chân chính, đúng nghĩa, sẽ làm nhiều điều lợi ích cho chúng sanh, sống cũng như chết.
No comments:
Post a Comment