Thursday, February 20, 2014

TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI GIÀ


Nếu nói đưa vào dưỡng lão gia đình sẽ bớt cực khổ, thật ra với người không có lòng trắc ẩn lo cho ông bà, cha mẹ thì đưa người già vào dưỡng lão là tốt nhất vì với họ là sự thoải mái thoát khỏi cơ cực - không phải lo toan gì hết mà trút cả ngàn cân gánh nặng.  Còn với người có lòng hiếu thảo thì đưa người già vào dưỡng lão là một vấn đề và sẽ tất bật nhiều hơn vì cứ sợ lo người trong dưỡng lão không lo đàng hoàng... đi làm ra thì phải ghé thăm, hỏi lo coi có ăn uống, v.v... rồi về nhà cũng đủ thứ chuyện mà mình phải lo.

Nhỏ tui có cô bạn đưa bà nội vào dưỡng lão theo như lời ba mẹ cô ra bão thì sáng trước khi đi làm phải ghé vô coi bà nội thế nào, ăn uống và tối qua ngũ ra sao? Đi làm thì trưa vô lo cho ăn rồi trở lại làm, chiều đi làm về lại phải ghé qua .... giờ làm việc thiếu thốn nên cuối tuần phải làm thêm cho đủ số giờ đó là chưa kể phải nhờ tới Nhỏ tui nữa đó.  Bà nội đau nói không ai hiểu, mà họ có hiểu đi nữa thì trong dưỡng lão họ đâu có thể nào lo cho xuể cho bao nhiêu người. Ăn không ăn thì thôi, họ đâu có cần phải biết, chết thì họ bớt lo, người khác vô thì viện dưỡng lão có thêm tiền... vì họ không phải là người thân thiết của mình mà họ cũng không cần phải trả hiếu.   Còn nếu để người già ở nhà thì đi làm về, dù gì cũng ở nhà mình tự phụ lo được hay mướn thêm người về trông coi.  Còn mang vô dưỡng lão, nói cho xuôi thì dể chứ thật ra là thêm gánh nặng cho người có lòng hiếu để.  Đường xá chạy vật, chạy vã lỡ có gì ai biết...? Chưa kể tới người thân trong dưỡng lão mà hấp hối không thấy mặt con cháu.

Này nhé, ngày cày 8 tiếng, tuần 5 ngày, mà giờ ngày nào cũng làm hơn 8 tiếng mà không đủ giờ.  Thử hỏi đưa vào dưỡng lão tốt hay xấu cho người già và luôn cả cho mình. Ở nhà ít ra cũng có người dòm ngó và mỗi tuần thì y tá của EverCare tới thăm coi, khám sức khoẻ cũng y như trong dưỡng lão.  Đó là nói người hiếu để còn người mà muốn phủi tay thì ở đây không bàn tới.

Giờ nói tới trong viện dưỡng lão nha... (mặc dù là ngày trước hai mươi mấy năm, Nhỏ tui có làm trong viện dưỡng lão rồi nhưng làm cho viện dưỡng lão sang ah..... nhưng không có phải chăm sóc nhiều vì làm phụ trội mà.  Viện dưỡng lão này phải mua - có nghĩa là những người không muốn con cháu lo thì họ mua một căn hộ trong nhà dưỡng lão với giá bằng một cái villa... mà nói cho sang là căn hộ chứ thật ra nó như một cái phòng y như là khách sạn thôi.  Trong viện này thì có bác sỉ, y tá v.v... phòng ăn, tập thể dục đầy đủ hết, mình chỉ ở phòng riêng biệt như chung cư studio ấy.  Cần gì thì gọi họ lên mà họ lên tới cũng phải 20' tới 1 tiếng đồng hồ sau.  Nơi này thì khang trang lắm y tại vì là khu ốc - chung cư giàu có dĩ nhiên rồi phải trả cá mấy trăm ngàn US mới có 1 phòng mà phải ghi danh vào waiting list.  Phòng đôi thì $300,000, phòng nhỏ thì cũng $250,000.  Đó là thời năm 80's tới 1994, còn giờ giá bao nhiêu thì không biết)  Lâu lâu Nhỏ tui phải thế dùm cô bạn vộ chăm lo cho bà nội, mà chỉ vô có một buổi thôi, nhìn thấy nurse aid chăm sóc mới hiểu thêm   Họ mang phần ăn tới (đây là viện dưỡng lão có chánh phủ trả tiền hoặc những người nghèo không đủ trả căn hộ dưỡng lão giàu có như đã nói trên).... ăn không ăn được thì chờ họ đút mà cũng phải chờ họ mang đồ ăn hết cho các phòng rồi họ đi lòng vòng xã hơi mới tới phòng bà nội đúc cho bà ăn.  Bà không ăn, họ đâu ép mà đồ thì nguội lạnh tanh sau 40'... mấy bà già đâu chịu ăn.  Cho ăn được hay không họ cũng chẳng cần ép uống nước.  Mỗi buổi cho ăn, uống không ăn - uống thì thôi. Ngũ tới sáng có khát nước cũng không cần biết v.v... thành ra cứ phải chạy ra - vô lo.  Mỗi lần mà cho bà uống nước thì như là bà chết khát lâu lắm vậy đó.  Mặt mày thì lem luốt, họ cũng đâu có lau chùi cho bà.  Một tuần họ cho đi tắm một lần.  Bà tè ra tả họ cũng để vậy mấy tiếng đồng hồ.  Nhỏ tui thấy vậy phải yêu cầu họ coi sóc mỗi 4 tiếng, và trình lên trên, nhưng được mấy ngày?  Sáng vô thì họ lo thay cho mình ghé qua vì biết lịch trình là ngày 2, 3 bận đi viếng thăm.  Chưa kể là bà kế bên cứ kêu "HELP" mà Nhỏ tui với cô bạn sốt cả ruột phải đi tới hỏi thăm và giúp dùm cho nurse aid sau khi mình giúp xong thì nurse aid mới tới, còn không thì kêu rang cả cổ.

Họ để cho bà nội nằm một chổ mà cũng chẳng buồn xoay cho bà nên hể gặp mặt là bà than đau vì bà cũng quá tuổi không thể tự mình xoay.  Thành ra cứ vô là phải thoa nào là dầu nóng, dán thuốc dán, v.v... xoay dùm, và lau chùi mặt mày, sức cream cho đừng khô da, v.v.... Ai mạnh mẽ tí thì họ đẫy cho ra lounge room coi tivi, Hè thì họ cho ra ngoài đường ngồi hóng gió, ngũ gà, ngũ gật ..... lâu lâu nhớ chựt họ ra đẫy vô phòng. Con cháu có lòng thương thì cho cái tivi trong phòng coi thì tự coi họ cũng không dẫn ra đâu hết ...

Một người coi mấy chục phòng, mỗi phòng thì hai người; ai may mắn nằm phòng riêng thì có một mình mình ... Thế mới biết là họ lo đâu có xuể mà có nhiều người còn cau có nữa đằng khác thành ra nurse aid cho chờ múc chỉ cà tha .... tha hồ mà rên với xiết. Thân nhân có lòng o bế thì họ còn chút lương tâm hể kêu là chạy dùm nhưng mình kêu thôi chứ mấy ông bà già kêu họ cũng chẳng thèm ngó, chờ rãnh rỗi thì họ làm.  Có điều mình o bế thì dặn họ chút đỉnh thì giờ thì họ cũng làm cho. Đời mà! Tội cho bà nội, cứ phải chịu căn nghiệp hành hà nói không ra lời mà cứ mỗi lần thăm nuôi dùm là thấy bà ứa nước mắt khóc và cứ cám ơn rối riết.

Còn những người mang thân nhân vào bỏ đó cho dưỡng lão lo, lâu lâu rãnh mới thăm thì có bao giờ hiểu tình trạng này đâu??    Cứ nói dưỡng lão lo .... đúng họ có lo đó nhưng lo thế nào thì chẳng ai bỏ chút thì giờ tìm hiểu cặn kẻ cả. Thành ra vô dưỡng lão cũng có cái tốt và cái xấu.  Tốt cho những kẻ không biết hiểu để chứ cả một công trình xấu cho người hiếu thảo.


Thôi thì:

Thức dậy ta cứ cười, hét to
Chuyện chi ta cứ phải so đo
Rằng là dưỡng lão hay không dưỡng
Nhìn mắt thương đời, chấp sự lo.


TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI GIÀ
TTT
HAI CÂU ĐẦU:
Đêm bệnh-viện, sầu tơi trên tóc trắng,
Người già nằm, bóng hạc lắng chiều sương,
DẠO: Lòng không muốn sống xa nhà
Nhưng trời bắt tội tuổi già biết sao!
(Kính mến gửi về Chú, ngậm-ngùi đánh dấu ngày mà Chú, vừa tới tuổi 90, phải vào nhà dưỡng-lão, mặc dù con gái Chú rất thiết-tha muốn được đưa Chú về nhà.)

Đêm bệnh-viện, sầu tơi trên tóc trắng,
Người già nằm, bóng hạc lắng chiều sương,
Mắt ngu ngơ như nắng lỡ độ đường,
Nhìn con gái dựa bên giường gà gật.

Đầu ngật ngầy váng vất,
Thương con mình tất bật ngược xuôi,
Mấy ngày qua luôn túc-trực không rời,
Đến tối mịt mới về nơi tổ ấm.

Bàn tay già chầm chậm,
Thờ thẩn nắm tay con.
Từ rãnh mắt xoáy mòn,
Giọt thương cảm lăn tròn theo vết cũ.

Khuya rồi đó, sao con chưa về ngủ,
Chuyện tuổi già, con ủ-rũ làm chi.
Chín mươi rồi, Bố chưa bị cất đi,
Mình may mắn, có gì mà áo-não.

Hãy để Bố vào ở nhà dưỡng lão,
Như mọi người vừa khuyên bảo sáng nay,
Vì một mai khi rời khỏi nơi đây,
Khó khăn sẽ theo tháng ngày dai dẳng.

Bố không muốn mình trở thành gánh nặng,
Để cho con phải lo lắng miệt mài
Đời con còn nhiều trách-nhiệm trên vai,
Đâu có thể chực-chầu hoài sớm tối.

Thân gầy còm yếu đuối,
Sao kham nổi đường xa.
Thêm việc sở, việc nhà,
Chuyện con cái, dễ gì mà vất bỏ.

Người già thường cau-có
Nằm liệt giường, càng khó tính gấp trăm.
Dù cho con chẳng quản ngại nhọc nhằn,
Nhưng chịu đựng tháng năm dài sao thấu.

Bố vẫn muốn sống đời bên con cháu,
Dẫu cơ-hàn, mà rau cháo có nhau.
Bao năm qua mất Mẹ , bấy năm sầu,
Bố gượng sống với niềm đau-lẻ-bạn..

Buồn nhớ lại ngày vượt biên hoạn-nạn,
Bỏ quê nhà, chấp-nhận vạn gian-truân,
Chết trong tay đã nắm chặt chín phần.
Mạng sống chỉ ngàn cân treo sợi nhỏ.

Con thuyền khốn khổ,
Sóng gió tả-tơi,
Phút chót đã kề nơi,
Lối định-mệnh, ai người sống sót.

Tưởng chỉ được nhìn Mẹ, con lần chót,
Nhưng Trời thương cho trót-lọt qua đây,
Trong khi bao người biển cả vùi thây,
Giờ sao nữa, chẳng mảy-may tiếc rẻ.

Bố chỉ hận mình không còn sức khỏe,
Đở đần con việc lẻ-tẻ hôm mai,
Để chiều về, con bớt phải loay-hoay,
Được yên nghỉ sau ngày dài kiệt sức.

Khi bị đẩy vào trong phòng hồi-lực,
Bố biết mình gần tới lúc xuôi tay.
Dù thoát nạn hôm nay,
Đời cũng phải rẽ ngay vào lối ngoặc.

Bố tự biết như ngọn đèn sắp tắt,
Nên cố tình bẳn gắt mấy ngày qua.
Nếu chẳng may phải theo gót ông bà,
Con cũng đở xót xa giờ đưa tiễn.

Mai kia rời bệnh-viện,
Con đừng bịn-rịn xót xa,
Hãy nghe lời y-tá dặn ngày qua,
Mà đưa Bố thẳng ra nhà dưỡng lão.

Cuộc sống mới dù là mưa hay bão,
Bố không buồn,tự bảo vẫn còn may,
Vì biết rằng, chỉ quanh-quẩn đâu đây,
Con cháu Bố đang vui vầy hạnh-phúc.

Rồi sẽ có những buổi chiều hun-hút,
Bố nặn dần từng phút ngóng người thân.
Nhưng rủi con chẳng tới được một lần,
Bố cũng hiểu, đừng bận tâm ray-rứt.

Bố không ngại chặng cuối đời khổ cực,
Nhìn thấy con hạnh-phúc, Bố vui lòng.
Tuổi đã nhiều, phận Bố thế là xong,
Con phải sống cho chồng, cho con cái.

Hứa với Bố, con sẽ không buồn mãi,
Nếu mai này, khi Bố phải ra đi,
Mà con không kịp đến lúc phân-kỳ,
Nói cùng Bố lời chia-ly vĩnh-viễn.

Đêm trơn giấc, người con rời bệnh-viện,
Đôi mắt già quyến-luyến vọng đưa chân.
Trong ký-ức phai dần,
Khuôn mặt những người thân vùng hiển-hiện.

Lòng chợt thoáng bùi-ngùi khi nghĩ đến
Phút lên đường, theo ước-nguyện ba-sinh,
Chân bơ-vơ trong tăm tối một mình,
Mò mẫm lối hành-trình về thiên-cổ.

TRẦN VĂN LƯƠNG 


No comments:

Post a Comment