Saturday, February 15, 2014

7 Bước Thăng Trầm



Kính bạch Sư Phụ,

Trong “Lời Pháp Đầu Năm,hầy đã nhắc nhở rất nhiều rằng: mọi người cần phải tránh, đừng quanh quẩn bên 7 bước chân của mình... Kính mong Thầy từ bi giải thích cho con rõ nghĩa của 7 bước này như thế nào?

Con ơi, Thầy rất mong mỏi mọi người bước vào đường tu tập! không phải Thầy khuyên nhủ mọi người xa lìa cuộc sống; cuộc sống không thể tách rời, nhưng đường tu tập khiến cho cuộc sống được nhẹ nhàng hơn, bớt đi phiền não, bớt đi thăng trầm, bớt đi tất cả những điều không làm đẹp lòng mình. Đuờng tu tập sẽ giúp cho chúng sanh biết lượng được thế nào là đủ, và không tìm cầu những gì quá cái đủ, vì những gì quá cái đủ luôn đi kèm với đau khổ. Cho nên, người trong cửa đạo hay ngoài cửa đạo cùng thực hành một cách thức tu tập như nhau, đều vẫn đem đến cho mình những điều tốt đẹp.

Do đó, Thầy mong mỏi rằng tất cả mọi người đều để ý đến tâm tánh của mình, vì đó là điều then chốt trong vấn đề tu tập. Không chỉnh sửa tâm tánh của mình thì không thể nào thênh thang trên con đường “An Nhiên Tự Tại” được.

Còn 7 bước Thăng Trầm, đó chính là Thất Tình: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Bi, Dục-lạc. Chính cái thất tình này đã khiến cho người ta không bao giờ có được một sự an bình nơi tâm tư của mình. Người tu tập đúng nghĩa sẽ không vui quá đáng, sẽ không buồn đau khóc hận quá đáng, không than thân trách phận và cũng không vật vã thương tiếc cho một cái gì đã vuột khỏi tầm tay của mình. Tất cả những cái gì thuộc về thất tình đều phải biết ngưng đọng lại, vì thoát được thất tình sẽ giúp cho tâm mình được an bình phẳng lặng.

Bước vào thất tình là bước vào cái bẩy rất lớn.

Còn 7 bước Thăng Trầm, đó chính là Thất Tình: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Bi, Dục-lạc. Chính cái thất tình này đã khiến cho người ta không bao giờ có được một sự an bình nơi tâm tư của mình. Người tu tập đúng nghĩa sẽ không vui quá đáng, sẽ không buồn đau khóc hận quá đáng, không than thân trách phận và cũng không vật vã thương tiếc cho một cái gì đã vuột khỏi tầm tay của mình. Tất cả những cái gì thuộc về thất tình đều phải biết ngưng đọng lại, vì thoát được thất tình sẽ giúp cho tâm mình được an bình phẳng lặng.

Bước vào thất tình là bước vào cái bẩy rất lớn.

Đứng đầu của thất tình là Hỷ, tức là vui. Vui mang tiếng là một trạng thái biểu lộ lòng phơ phới, nhưng cái vui đó là cái vui như thế nào? Con có thể cho Thầy những thí dụ về chữ vui có được không?

Dạ, kính bạch Sư Phụ,
Người đời thường vui vẻ những thứ sau đây:
    * Gặp được tình yêu, gặp được người tâm đầu ý hợp
    * Sanh con, đẻ cái, có cháu nội, cháu ngọai
    * Được công ăn việc làm tốt, thăng quan tiến chức
    * Có được tài sản, đồ vật mới ...
Tất cả đều đem lại niềm vui sướng…

Hay lắm! Tốt lắm! Nhưng nếu ngược lại, không tạo được tài sản mới mà mất đi tài sản thì buồn hay vui?

Dạ thưa buồn.

Tìm được người yêu thì vui, nhưng mất đi người yêu thì buồn hay vui?

Dạ thưa có khi sự buồn đau đưa đến ý nghĩ tự tử.

Sanh được một đứa con kháu khỉnh thì vui. Nhưng khi sanh một đứa con tàn tật thì buồn hay vui?

Dạ có những người buồn đến độ vứt bỏ luôn đứa con mình sinh ra.

Từ trong chữ Hỷ đã có chữ buồn nằm trong đó; mà tất cả những buồn vui không phải đương nhiên mà xảy ra. Đâu phải tự nhiên mà vui, cũng như đâu phải tự nhiên mà buồn. Tất cả đều bị chi phối, bị lôi cuốn vào vòng nghiệp lực. Hành xử chữ Hỷ là hành xử vòng nghiệp lực của chữ Hỷ, chứ không phải hành xử chữ Hỷ, tức là một cái vui đơn thuần! Con có hiểu điều Thầy nói hay không?

Dạ thưa con hiểu.

Do đó, thất tình, 7 thứ tình cảm đó, nó là đầu mối xuất phát ra biết bao nhiêu vọng đọng trong tâm. Rồi vì Tâm vọng đọng, cho nên Ý cũng không thể nào bình được.

Thầy đơn cử một thí dụ: Vui vì gặp được người vừa ý. Khi gặp được người vừa ý có phải tâm rất bồn chồn, không yên, có đúng vậy không?

Dạ thưa đúng.

Khi gặp được người vừa ý, suốt ngày tơ tưởng đến người vừa ý. Bao nhiêu ý tưởng vây quanh ở chữ “người vừa ý”. Rồi ý tưởng này nối tiếp ý tưởng kia, đôi khi, vì đặt quá nặng tình cảm của mình trên người vừa ý, nên đưa đến sự ghen hờn khi người vừa ý vắng mặt. Bao nhiêu tư tưởng, bao nhiêu sự tưởng tượng vây quanh hình ảnh của người mình vừa ý. Rồi thì có khi hờn ghen, có khi bực tức, đâm ra tư tưởng rối bời, tâm không an định. Vì vậy ảnh hưởng đến cuộc sống sinh họat của mình hằng ngày. Và đôi khi công việc làm của mình cũng bị ảnh hưởng lây.

Như vậy chỉ một chử Hỷ mà thôi đã tạo nên biết bao nhiêu rắc rối. Đó là Thầy chưa kể đôi khi vì quá ghen hờn, vì quá xem nặng tình cảm mà có thể đưa đến những điều tai hại rối rắm cho cả đôi bên. Đây là một dịp để cho vòng nghiệp lực siết chặt. Khi gặp được người vừa ý, tức là đã gặp được “oan gia” của mình rồi đó. Chữ Hỷ là một chất xúc tác để làm cho hai bên gặp gỡ nhau và vòng nghiệp lực bắt đầu họat động. Tùy theo cường độ của vòng nghiệp lực mà chữ hỷ sẽ được diễn đạt như thế nào giữa hai bên.

Chữ Hỷ càng bùng lên, nghiệp lực càng siết lại. Cho nên, tuy rằng vui, nhưng vui trong nghiệp lực mình mới gặp. Con có hiểu Thầy nói hay không?

Dạ cái vui đó đáng sợ!

Do đó, Thầy nói 7 bước này, nó nặng chình chịch, và nó lôi cuốn người ta đi xuống chứ không đi lên được. Vì vậy mà cần phải thoát ra khỏi nó. Một điều đáng nghi nhớ là chúng sanh chỉ lẩn quẩn trong 7 bước mà thôi, không thoát ra khỏi 7 bước đuợc. Chỉ có con đường tu tập mới có thể giúp cho chúng sanh đặt một chân của mình để bước ra khỏi cái vòng 7 bước. Đầu tiên chỉ mới có một chân thôi. Và sự cố gắng tu tập ngày qua ngày mới lần hồi bước được đến chân thứ hai. Khi đó mới thật sự sống đời an nhiên tự tại. Bao nhiêu đó cũng đủ thấy được sự tai hại của 7 bước chân.

Có điều rằng 7 bước chân này vô cùng quyến rủ. Không mời gọi mà ai cũng muốn nhào vô, muốn bước đi thử để coi như thế nào. Không trừ bất cứ một ai cả!

Tư duy trên 7 bước chân này từng điểm một: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Bi, Dục-lạc, thì sẽ hiểu được tức khắc tại sao tôi phải tu tập? Chỉ mới có một chữ Hỷ thôi, tượng trưng cho một cái gì vui, cái gì đẹp, cái gì tốt mà đã đem lại sự sầu khổ rồi; cứ tiếp tục tư duy 6 bước chân còn lại để hiểu được tại sao Thầy có lời kêu gọi chúng sanh phải thoát khỏi cái vòng 7 bước.

Thầy đã nghe rất nhiều những lời phàn nàn. Người đời bảo rằng làm một chúng sanh mà không được hưởng lạc thì không đáng làm một chúng sanh. Thương thay cho những người đã thốt nên câu nói đó! Vì chữ “Lạc” nằm trong thất tình. Tư duy về chữ Lạc sẽ thấy nhiều đau khổ vô cùng. Hưởng lạc là hưởng sự đau khổ. Nhưng sự đau khổ được bao bọc bởi một lớp vải nhung rất êm dịu, khiến cho chúng sanh nằm trên gai góc mà không nhận ra được rằng mình đang lăn trên gai góc, cho tới khi nào miếng vải nhung đó có chỗ rách đi, mới nhận ra rằng máu đã đổ rất nhiều.

Thầy vô cùng thương hại cho các chúng sanh cứ tiếp tục trôi lăn vào lục dục thất tình, để đến khi nhận chân ra được nó thì đã quá muộn màng. Không có một tình nào đem lại một sự vuốt ve êm ái cả.

Tình nào trong thất tình cũng đều là một tình cảm rất là dối trá. Bên ngoài thì bọc vải nhung, nhưng bên trong thì toàn là gươm đao. Chúng sanh cứ nhìn thấy lớp vải nhung rất êm ái bên ngoài, nên rất thích vuốt ve. Đó cũng là một tính chất chung của chúng sanh trong cõi Ta Bà, rất thích những gì êm ái, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đó là một sự êm ái nhẹ nhàng giả dối. Tu tập mới thật sự là đi tìm một sự êm ái, nhẹ nhàng đúng nghĩa.


Lạc Pháp

No comments:

Post a Comment