Wednesday, December 21, 2011

Trùng Tang

Trùng tang là gì có lẻ ai cũng nghỉ là trùng tang phải là cùng ngày, cùng tháng, cùng năm. Không hẳn vậy đâu. Tại nhiều người chưa hiểu biết rõ mà cũng chẳng muốn nghe lời phân tích hay đi tìm hiểu. Cứ cho là chết cùng ngày, tháng với người đã khuất thì OK. Ừ mà ok thiệt đó, tại vì đở công phải nấu nướng nhiều lần, cứ 1 giổ chơi cúng luôn 2, 3 người chết cho nó tiện. Thứ nhất, đở mất thì giờ; Thứ 2, khỏi mất thêm ngày; Và thứ 3, đở tốn tiền. Nhất cử tam tiện mà há??? 


Ok bây giờ nói về Trùng Tang. Trùng tang là gì ??? Trùng không phải là trùng cùng ngày, tháng hay năm mới gọi là trùng. Trùng còn có nghĩa là chết cùng 1 sự kiện, 1 tháng với ngày giống như người đã đi trước.

Trùng tang liên táng thường có các dạng như sau :
1. Trùng 3 ngày (tức là trong gia đình họ hàng sẽ có người chết theo ngay, tính từ lúc có người chết trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn thì người tiếp theo đã chết. Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình không kịp trở tay vì cũng chưa biết là có chết trùng.).

2. Trùng tuần đầu (tính từ lúc chết cho đến hết tuần đầu, đây cũng là trùng tang khá nặng và có thể kéo dài đến 49 ngày - tức là cúng 49 ngày đó.

3. Nhẹ hơn nữa tức là xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm,có thể lâu hơn tuỳ thuộc vào thời gian của người đi trước và kéo tới 3 đời, 4 đời và sau đó thì sẽ không trùng nữa.

4. Trùng vào sự kiện của người đi trước thí dụ như chết chìm thì người sau vẫn chết chìm, hay ngộ độc gì đó thì người sau cũng chết y như vậy, hoặc là một vấn đề của người chết trước, kéo y như vậy người kế và kế tiếp.
5. Đôi khi trùng một hơi trong thời gian vài tháng kéo liên tiếp mấy người ăn thua là sự kéo của người chết hoặc hoặc người chết bị bùa ếm đối, v.v.. mà người chết sau vẫn y như vậy và tiếp nối.


Vì thế việc trùng tang nặng hay nhẹ do giờ của người chết trùng quyết định. Thường thì một khi đã bị trùng tang thì sẽ kéo dài tới 3 hoặc 4 đời. Nói 3 tới 4 chứ đôi khi trong năm, 2 năm hoặc lâu hơn, thì giòng con, giòng cháu, giòng cha me, ông bà còn sống vẫn kéo được miễn sau người chết họ kêu ai. Sau 3 hoặc 4 đời mới hết. Nếu người nào bị trùng tang có khi một năm kéo tới mấy mạng người vì trùng tang không chỉ hẳn phải là cùng ngày với tháng mà có thể chết vì lý do gì như đã định nghĩa ở trên. Thành ra phải hiểu sâu vào chữ "trùng tang". Thí dụ lại: trong vài tháng tới 1, 2 năm, người con chết, kéo người chú, cô, cháu, con hay ông bà, cha mẹ chết theo cũng y cái chết mà người chết trước đã bị. Ở Việt Nam, có người cháu chết bị ngộ độc, đùng vài tháng sau người cậu cũng chết vị sự kiện đó, kế đến người em, người cháu, v.v... có khi kéo luôn 5, 6 mạng chớ không phải chờ tới vài năm sau. Mà cũng không phải người cha chết kéo người con, rồi người con kéo người cháu mà theo giòng đời được. Thành ra chữ trùng tang và chữ mấy đời rất là bao quát, khó đoán, ăn thua cái sự đòi hỏi của người chết.

Có người nói một khi người chết bị trùng tang thì nên đưa vào chùa để nghe kinh kệ v.v... thứ nhất là để chấn áp, thứ hai cho vong linh nghe kinh, nghe kệ để nhu hoà lại, và thứ ba để phá cái trùng. Cũng có người nói nếu một khi bị trùng tang thì phải đưa vong vô chùa và ở nhà thì không được lập bàn thờ cúng bái người đã chết nữa, kể cả ngày giỗ hay tết. Vì một khi có hương là có hồn. Chỉ cần đốt hương và kêu/đọc tên người chết thì coi như chìa khóa mở ngục cho vong thoát ra ngoài. Nhưng một khi biết trùng tang thì too late, đôi khi người mới chết không kéo người sau mà người chết trước sẽ đi tìm mà kéo. Nhưng không ai biết rằng đưa vào chùa mở mà thì không được lập bàn thờ cúng tức là cũng đưa vong và ngục tù. Họ tu nhưng vẫn còn hình thức cái TA. Nếu các sư trong chuà làm đúng và là người tu đàng hoàng thì vong linh thoát bằng ngược lại các sư vì lợi ích cá nhân, vì hạnh kiễm này nọ thì đưa vong vô chuà chỉ là lấy vãi thưa che mắt Thánh. 

Theo quan niệm của lịch số Trung Hoa và trong dân gian nói chung thì ngày trùng tang là ngày đại kỵ trong việc an táng, chôn cất. Ngày này còn có tên là ngày cướp sát. Cách tính ngày trùng tang như sau:

Đối với tuổi Thân,Tý ,Thìn kỵ Tỵ: Có nghĩa là người chết tuổi Thân hay tuổi Tý hoặc tuổi Thìn mà mất vào năm Tỵ, tháng Tỵ, ngày Tỵ và giờ Tỵ là bị chết vào ngày trùng tang, tuyệt đối tránh an táng vào ngày Tỵ. Tương tự như thế đối với các tuổi Tỵ, Dậu, Sửu kỵ Sửu, Dần, Ngọ, Tuất kỵ Hợi, Hợi, Mão, Mùi kỵ Thân. Những ngày trùng tang này rất hiếm trong năm. Đó là nói theo thời cổ hủ của Trung Hoa, chớ thời nay, theo tin tức thì trùng tang hà rầm. Không cần phải tránh an táng như trên vẫn về kéo như chơi .... Ngay Hà Nội ngày nay và cả trong Nam, trùng tang liên tục diễn ra dù chấn hay không chấn vẫn xãy ra nhất là với thời mạt pháp này. 

Những ai không sợ trùng tang hay những ngày trên mà cứ coi ngày tốt, xấu để hạ nguyệt thì cứ làm. Người Mỹ, họ có coi ngày tháng bao giờ đâu ??? Chết thì chôn, làm gọn gẽ, sạch sẽ, an toàn   Không phân biệt trùng hay không trùng bỡi vậy xứ Mỹ này nhất là đối với người phương Tây ít bị trùng tang, còn Việt Nam thì cứ theo phong kiến của Tàu nên cứ trùng chơi chơi. 

Còn nếu một khi sợ thì coi cho cẫn thận, nhưng dù là ngày tốt xấu để hạ nguyệt cũng vô dụng vì người chết một khi phẩn nộ thì coi như tiêu tùng. Cái tâm không có mà chỉ mong làm cho có hình thức để người khác nhìn vào cho là mình hiếu đạo thì miễn màn đi nghen.

No comments:

Post a Comment