Friday, December 23, 2011

Nhiếp tâm hồi hướng cho người chết??


Theo tin thần Phật Giáo cũng như những Tôn Giáo bạn, một khi bản thân mình có người thân lìa trần thì mình phải biết cách nào tốt nhất để cho linh hồn người qua đời hay người đang hấp hối biết nẽo đi, đường về, chớ không phải vô nhà thương thì tiếc thương rồi quay lưng om sòm ỏm tỏi, nói chuyện cười to tiếng.



Khi người hôn mê thì mình phải biết chú nguyện và nhắc nhở pháp môn tu trì cho họ và đặc biệt là lúc họ sắp đi. Đọc tụng kinh kệ hoặc cầu nguyện những công phu thường ngày cho họ hoặc nhờ thỉnh cha/sư để tụng cầu cho họ. Nhưng đặc biệt vẫn là người thân trong gia đình. Trong tang lể cũng vậy, phải biết nhiếm tâm trì hộ, không ai cấm mình cười cho vơi sự đau thương, nhưng phải biết nói và cười chánh niệm chớ không phải lúc thắp hương thì khóc, lúc tụng kinh thì tỏ vẻ đau thương xong rồi cười nói hả hê. 



Công việc mai táng thì hài còn tùy nghi theo mỗi văn hóa hay tập tục của người chết, điều này không mấy quan trọng, bởi vì một khi thần thức (consciousness) đã thoát thân thì xác chết ấy cũng giống như một đống đất. Có tiếc nuối chăng cũng là vì mình biết rằng khi nằm trong nhà quàn, thì thể xác vô tri kia vẫn còn đó và một khi chôn cất rồi thì vĩnh viễn sẽ không còn nhìn thấy nữa và người thân của mình chỉ còn trong trí não hay hình ảnh mà thôi.   Ðối với người hấp hối và người vừa chết, cách tốt nhất mà bạn muốn giúp đỡ là phát khởi lòng bi mẫn của chính bạn hướng đến với người sắp lâm chung. Lòng thương yêu và bi mẫn của bạn rất có ích cho người hấp hối, vì nó phát khởi từ lòng bạn nên bạn dễ dàng tỏ bày cho người ấy lòng bi mẫn vô điều kiện mà người sắp chết rất cần. Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai. Một điều quan trọng khác là bạn đừng xa lánh và bỏ người đang hấp hối một mình. Chết là sự thật và là một nỗi sợ hãi ghê gớm nhất đối với con người. Do đó, bạn nên ở bên cạnh họ, hoặc cầm tay họ nói lời an ủi, hoặc nhìn vào mắt họ với niềm cảm thông. Thân thể cũng có ngôn ngữ yêu thương của nó, hãy sử dụng nó đừng sợ hãi vì e rằng họ hôi hám, dơ bẩn hoặc sợ họ bắt mình theo, nếu bạn thể hiện được những cử chỉ trìu mến như thế, thì bạn sẽ đem lại cho người sắp lâm chung niềm an lạc lớn nhất ở cuối cuộc đời họ. Nhưng có ai làm được không??? Khi biết người ra đi về cõi vĩnh hằng thì nói là "đau thương quá, xót xa quá" nhưng rồi có một con ma sống nào biết kiên trì nhiếp tâm hướng niệm cho họ không? Sờ còn không dám sờ, nhìn thì cho là xót xa quá, v.v....


Khi biết người thân đã chết, tốt nhất là vẫn duy trì lòng bi mẫn vô bờ của bạn và cùng với mọi người ở bên cạnh tử sàng mà tụng lớn danh hiệu chư Phật như Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Ðà hoặc danh hiệu 35 vị Phật v.v... nếu theo đạo Phật còn nếu là tôn giáo khác thì nên làm theo tôn giáo đó. Nếu bạn niệm Phật/Chúa với lòng bi mẫn vô biên của bạn sẽ giúp cho người lâm chung một bước đường tái sinh. Nhưng rồi phải biết họ thoát đi từ đâu để mà mình hướng niệm cho họ một cảnh giới mà mình muốn họ đi không? Sự thật thì hầu hết mọi người khi có thân nhân lâm chung thì 1. sau những thời gian ròng rã nuôi nấng, lo lắng, cực khổ thì thì họ đi là một phần giải thoát cho mình và cho họ, phần này còn châm chế vì quá cực nhọc trong những thời gian qua. 2. có người tuy không lo lắng nhưng khi thấy người thân sắp qua đời thì cũng để cho xong vì nếu không để thì sẽ lãnh đạn mang về nhà nuôi cực khổ. Dù 1 hay 2 thì mình là người thân thì phải biết chánh niệm và quan sát. Duy trì lòng bi mẫn vô bờ và cùng tất cả mọi người thân ở bên cạnh tử sàng mà tụng niệm. Đây sẽ giúp cho linh hồn người lâm chung bước một đường tái sanh tốt đẹp. Khi một người đang hấp hối và trong giờ phút bối rối ấy, không gì tốt hơn là đem lại cho họ cái cảm giác bình an và ấm áp của lòng người, cảm giác này rất có ích cho tâm thức của họ. Điều này nếu là một Phật Tử phải biết nhưng sự thật thì phủ phàng, chán chường cho cái mà gọi là thế thái nhân tình khi không biết chánh niệm là gì mà vẫn cho mình là làm đúng, nói cười huyên náo ngoài nhà quàn luôn cả ngay trong khi thể xác của người ra đi chưa đưa hẳn về nhà xác. Rồi vội vàng gọi hết mọi người, email, đăng báo cáo phó để được sự chia buồn rồi than khóc ỉ ôi, thương thương, nhớ nhớ  .


Nói lại phần giúp đở người quá cố, lúc sanh tiền phải biết tự chọn con đường cho mình đi, vì chỉ có mình mới có thể giúp mình. Người thân chánh niệm cho mình chỉ có 1/4 công đức mà thôi (nhưng có còn hơn không) và người thân còn phải biết hành trình công nhẫn nhiều mới đưa vong linh từ cõi nào đó về một cõi người hay Trời. Khi sống không lo báo hiếu, chờ chết mang tiền ra nói là làm tang lể đầy đủ để báo hiếu thì cái hiếu nó nằm ở đâu ??? Và có được đức hay không? Một khi người quá vãng xuôi tay, mình phải nhiếp tâm nhiều hơn để trợ giúp cho họ và linh hồn của họ cũng phải tự giúp lấy họ thoát cảnh giới an lành. Vì vậy với người có đạo thì nên tụng niệm Phật, Chúa v.v... để phụ lực cho người quá vãng nhẹ nhàng, còn người không có đạo thì chúng ta cũng có thể niệm Phật, niệm Chúa hay khuyên họ rằng, "cầu mong cho mọi người được hạnh phúc, bình an. Cầu cho mọi sinh linh được an vui, cho chúng sanh thoát khỏi những khổ não của bản thân." Từ ý tốt sẽ mang lợi ích cho người hấp hối hay vừa chết   .



Ngay sau khi người ấy chết, điều rất quan trọng cần lưu ý là không được đụng chạm đến thi hài của họ để cho tiến trình chết không bị gián đoạn mà mình có thể tìm coi phần hồn của họ sẽ thoát về đâu trong vòng 8 tiếng đồng hồ, tiến trình này chỉ chấm dứt khi thân trung ấm (Bardo/Intermediate state) hoàn toàn thoát ra khỏi thân xác. Ở Tây Tạng, người thân phải đợi 48 tiếng đồng hồ sau mới tiến hành tang lễ.



Cách tốt nhất để giúp cho người hấp hối là lời nói và hành động của mình phải được thúc đẩy bởi lòng Từ bi. Nếu có thể thì cung thỉnh các bậc Thầy đức hạnh đến để làm pháp chuyển di tâm thức (transference of consciousness) cho người hấp hối. Pháp này Tạng ngữ gọi là Powa, được xem là một pháp tu đặc biệt có giá trị và hiệu quả nhất để giúp cho người hấp hối. Bạn quán tưởng hình ảnh đức Phật ở trên đầu người hấp hối. Quán tưởng những tia sáng chiếu rọi vào người sắp lâm chung làm sạch bản thể của họ, và quán thấy họ tan thành ánh sáng, hòa nhập vào ánh sáng của chư Phật. Việc chuyển di tâm thức có thành công hay không là còn tùy thuộc vào sức Thiền định của người đang thực hiện pháp tu này. Pháp tu đặc biệt này không những dành cho người sắp chết mà còn có thể giúp tịnh hóa và chữa lành bệnh cho người còn sống. Các vị Lama vẫn thường dùng pháp này để cầu an thọ mạng cho người già yếu. Một số vị Thầy cho rằng nên thực hiện pháp chuyển di tâm thức vào khoảng ngừng lại giữa hơi thở vào và hơi thở ra. Nhiều người khác thì nói rằng nên thọ trì pháp này càng nhiều càng tốt sau khi người đó chết để hộ trì cho thân trung ấm của họ dễ dàng tái sinh. Theo giáo nghĩa của Luật Tông thì nên hỏa táng thi thể càng sớm càng tốt sau khi chết. Nhưng theo Mật Tông thì tốt nhất là đừng di dời thân thể sau khi chết trong vòng ba ngàỵ "  "Và muốn giúp cho người giúp người sắp chết vượt qua nỗi sợ chết? Trước hết, bạn phải thật bình tĩnh và chính bạn cũng phải vượt qua nỗi sợ hãi ấy. Khi giúp đỡ người hấp hối, bạn cần phải lưu ý từng phản ứng của chính bạn, vì phản ứng của bạn sẽ phản chiếu trên phản ứng của người sắp chết và nó sẽ góp phần rất lớn vào sự an ủi của họ hay tàn phá họ. Khi niệm Phật tiếp dẫn, bạn cần chú ý trấn an người hấp hối rằng trong giờ phút cuối cùng này họ sẽ đối mặt với vô số những cảnh tượng hãi hùng khác nhau mà lâu nay họ chưa từng biết, và điều đó khiến cho họ vô cùng sợ hãi. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo chắc chắn rằng những ảo ảnh đó là không có thật, chúng chỉ là sản phẩm từ ảo giác của người hấp hối. Nếu có thể hãy trao cho họ chuỗi ngọc Mani, hoặc một xâu chuỗi hạt của các Thầy đức hạnh sẽ giúp đỡ cho họ vượt qua nỗi sợ hãi. (Chuỗi hạt ở đây là biểu tượng năng lực của bậc đạo sư)." Điều này lại càng thấy buồn khi thấy chẳng có một ai quan tâm làm đều hướng thiện này và cũng chẳng bao giờ muốn làm cứ ngồi bô bi, bô ba hoặc cáo bịnh, cáo trạng mất tiêu. Khi biết ra thì than thở khóc lóc mà vẫn nói cười ngay trước thể xác. Cũng chẳng cần biết là thể xác trước khi lìa trần đã cố gắng hồi dương để nhìn lại người thân. Càng buồn hơn thế nữa là dòng con vội tới nhìn rồi vội vàng bỏ đi. Có lẻ là kiếp phần của người quá cố, thì cũng đành thôi.


Là người biết đạo thì nên hành trì theo đạo, không phải đi chùa là cho mình biết đạo, phải biết tìm hiểu và học hỏi lời Phật, lời Pháp đó là lý do hai phần này đứng đầu. Tăng là người dẫn dắt mà một khi dẫn dắt sai thì Phật và Phát tiêu đìu. Chớ đừng nghỉ phải vô chùa gõ mỏ, tụng kinh, ra điều này, điều kia, đưa tiền cho Thầy là một Phật Tử tốt, một người công quả hay, một người con hiếu đạo với Phật, Pháp và Tăng      .  Mà cũng cần phải biết, khi mình còn cha hay mẹ, dù có ghét cha hay mẹ cũng nên giữ thể diện cho người dù đang đứng trong mọi hình thức nào mình cũng phải biết đừng chà đạp họ. Hình như Phật chưa dạy điều này bao giờ mà Phật cũng chưa bao giờ nói mình phải phục vụ cho người đầy đủ và coi cha hay mẹ mình chẳng ra gì. Nếu muốn thì cứ phục vụ người cho vui vẻ người ta, đừng sau này thì lại mang tiền ra lo vầy, lo khác cho là báo hiếu. Lúc đó có cúng dường ngàn chư tăng, triệu Phật cũng không có công quả nào hết.


Và cũng nên nhớ rằng một khi mình hướng thiện hồi hướng cho ai... mình được 6 phần mà vong/hương linh hay người mình muốn hướng thiện chỉ là 1 phần thôi nhé. Thành ra đừng mang tiền chi cho ai rườm rà cho là hồi hướng cho thân nhân hay cha mẹ rồi cho là hiếu đạo. Khi lúc thể xác còn thì chẳng thăm, chẳng viếng, chẳng hỏi, chẳng han hay làm gì cho thể xác hết chờ khi xuôi tay vĩnh hằng thì cho là hiếu đạo, nên tìm kinh tạng đọc để hiểu biết thêm về Xác đi về đâu? Tiến trình của sự sống và chết. Cũng như ráng bỏ chút thì giờ tụng kinh Lăng Nghiêm sẽ thấy rằng Phật nói bao quát rất cặn kẻ, còn nếu thấy kinh Lăng Nghiêm quá sâu sắt dại dương bát ngát thì đọc kinh Liên Hoa cũng OK   .

No comments:

Post a Comment