rang ro nuoc nha ta
Ai sẽ là tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Mỹ?
Chưa
có số liệu chính xác về quân nhân Mỹ gốc Việt trong quân đội hiện đại nhất thế
giới hiện nay, nhưng theo thống kê sơ bộ, số sĩ quan người Việt khá đông, có thể
lên đến 1.000 người, trong đó đại tá là quân hàm cao nhất, có trên 20 vị.
Tin
Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin
Tức Trong Ngày
Điều
kiện được thăng quân hàm cấp tướng của quân đội Mỹ: Phải mang quân hàm đại tá 3
năm; là Chỉ huy trưởng xuất sắc; giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định;
do Hội đồng thăng cấp chọn lọc; do Tư lệnh quân chủng đề nghị lên Bộ trưởng quốc
phòng; được Thượng viện xét duyệt và do Tổng thống quyết định.
Theo
hệ thống thăng quân hàm cấp tướng của quân đội Mỹ, sĩ quan đại tá Bộ binh,
Không quân và Thuỷ quân lục chiến trước tiên sẽ được thăng chuẩn tướng, còn đại
tá Lực lượng phòng vệ bờ biển và Hải quân thăng cấp phó đô đốc. Vậy, ai sẽ trở
thành tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Mỹ?
Đại
tá Nguyễn Hùng: Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville, Lực lượng
phòng vệ bờ biển Mỹ
Đại
tá Nguyễn Hùng là một trong những sĩ quan gốc Việt sáng giá, có thể được thăng
quân hàm cấp tướng trong quân đội Mỹ. Ông hiện là Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio
Valley Loouisville thuộc Lực lượng phòng vệ bờ biển.
Đại
tá Nguyễn Hùng: Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville, Lực lượng
phòng vệ bờ biển Mỹ
Theo
hồ sơ cá nhân, sĩ quan gốc Việt Nguyễn Hùng được thăng quân hàm đại tá vào năm
2007. Tháng 6/2010, ông là một trong số hơn 200 đại tá thuộc Lực lượng duyên
phòng được chọn thăng cấp Phó đô đốc. Cùng năm, ông được đề cử vai trò đồng Chủ
tịch (CO- Chair of the injury) phối hợp điều tra giữa Lực lượng phòng vệ bờ biển
và Bộ Nội vụ Mỹ để tìm ra nguyên nhân đưa đến tử vong của 11 công nhân làm việc
tại dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm và những hậu quả do dầu loang ảnh hưởng
đến môi sinh vùng vịnh.
Đại
tá Lương Xuân Việt: Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101
Lương
Xuân Việt được phong quân hàm đại tá từ năm 2009. Ông từng nắm quyền chỉ huy
nhiều đơn vị trong Không quân Mỹ, như: giữ chức Chỉ huy phó hành quân
Quân đoàn Không vận 18 từ tháng 2/2008, rồi Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 thuộc
Trung đoàn 505 nhảy dù, Toán chiến đấu Lữ đoàn 3, Sư đoàn không vận 82 và hiện
nay là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101.
Đại
tá Lương Xuân Việt: Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101
Đại
tá Lương Xuân Việt được mệnh danh là người hùng trở về từ chiến trường Afghanistan.
Dưới tài lãnh đạo và chỉ huy của ông, Lữ đoàn 3 Nhảy dù với quân số 9.000 sĩ
quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đã hoàn thành xuất sắc bình định lãnh thổ khu vực
trách nhiệm, được xem như là một chiến thắng lớn. Sau 13 tháng chiến đấu tại
chiến trường nổi tiếng khắc nghiệt đầy nguy hiểm này, Lữ đoàn 3 Nhảy dù chỉ bị
thiệt hạị nhẹ, với tổn thất 17 quân nhân.
Được biết, bên cạnh việc tốt nghiệp ĐH Southern California chuyên ngành sinh hóa, đại tá Viet còn có bằng cao học về khoa học quân sự. Ông từng được đào tạo tại các trường quân sự, như: Airborn school, Ranger school, The Infantry Officer Basic and Advanced Courses, Command and General Staff College, Joint Forces Staff College.
Nữ đại tá Không quân Mylene Trần Huỳnh: Giám đốc AFMS
Bác Sĩ Mylene Trần Huỳnh (tên Việt Nam là Tran Thi Phuong Đai), 44 tuổi, Giám đốc cơ quan y khoa của Không quân Mỹ (Air Force Medical Service - AFMS) thuộc Chương trình chuyên viên y tế quốc tế (International Health Specialist - IHS), đã được thăng quân hàm đại tá vào ngày 14/5/2010.
Được biết, bên cạnh việc tốt nghiệp ĐH Southern California chuyên ngành sinh hóa, đại tá Viet còn có bằng cao học về khoa học quân sự. Ông từng được đào tạo tại các trường quân sự, như: Airborn school, Ranger school, The Infantry Officer Basic and Advanced Courses, Command and General Staff College, Joint Forces Staff College.
Nữ đại tá Không quân Mylene Trần Huỳnh: Giám đốc AFMS
Bác Sĩ Mylene Trần Huỳnh (tên Việt Nam là Tran Thi Phuong Đai), 44 tuổi, Giám đốc cơ quan y khoa của Không quân Mỹ (Air Force Medical Service - AFMS) thuộc Chương trình chuyên viên y tế quốc tế (International Health Specialist - IHS), đã được thăng quân hàm đại tá vào ngày 14/5/2010.
Mylene
Trần Huỳnh: Nữ đại tá Không quân Mỹ
Ở
chức vụ Giám đốc AFMS, Trần Huỳnh có trách nhiệm thiết lập các qui định, hướng
dẫn và giám sát cho 65 nhân viên thuộc quyền ở 15 địa điểm khác nhau trên thế
giới và cho cả 150 nhân viên quân y của Không lực Mỹ thuộc chương trình IHS.
Sau khi tốt nghiệp văn bằng cử nhân và bác sĩ y khoa tại ĐH Virginia, Mylene Tran phục vụ trong Không lực Mỹ suốt 18 năm và hướng dẫn 25 cuộc trao đổi hợp tác về y tế ở 15 quốc gia, trong đó có hai lần ở Việt Nam. Cụ thể, nhóm công tác của bà đã thực hiện những cuộc giải phẫu và săn sóc y tế cho hơn 3.000 người tại Huế và vùng phụ cận, kể cả xây dựng lại hạ tầng cơ sở cho các trường học. Trong những ngày làm việc ở Việt Nam (mỗi ngày 10 giờ, còn ban đêm phải họp bàn để trao đổi về công việc trong ngày), nhóm đã mang lại ánh sáng cho 63 bệnh nhân nhờ mỗ cataract; giải phẫu tim cho một em bé bốn tháng; khám, cấp thuốc cho 2.000 bệnh nhân có bệnh tim và huyết áp cao; khám chữa răng cho 2.711 người; khám chữa mắt cho 1.000 người khác; cấp phát 900 kính đọc sách và biên toa thuốc cho hơn 10.000 bệnh nhân...
Ngoài ra, nhóm của đại tá Huynh còn trao đổi về những kỹ thuật lâm sàng cũng như giải phẫu với đối tác Việt Nam và thuyết trình kiến thức y khoa ở ĐH Huế. Ngược lại, họ cũng học được của đồng nghiệp Việt Nam một số phương cách chữa bệnh như chữa mồ hôi tay bằng phương thức đông y cổ truyền...
Có thể nói, thành tựu của nữ bác sĩ Mylene Tran không những là một niềm vinh dự của riêng bà, mà còn của cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tuy nhiên, điều đáng ca ngợi nơi Mylene hơn nữa là trong khi đang sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc nơi xứ người, bà vẫn không quên nguồn cội, đã nhiều lần trở về Việt Nam để cung cấp chăm sóc y tế cho người nghèo và thiếu may mắn...
Như vậy, bên cạnh 3 đại tá gốc Việt trên, trong quân đội Mỹ vẫn còn rất nhiều những sĩ quan gốc Việt tiềm năng. Tuy nhiên, dù là người Việt nào trở thành tướng đầu tiên thì cũng là niềm tự hào của cộng đồng cả trong và ngoài nước.
Sau khi tốt nghiệp văn bằng cử nhân và bác sĩ y khoa tại ĐH Virginia, Mylene Tran phục vụ trong Không lực Mỹ suốt 18 năm và hướng dẫn 25 cuộc trao đổi hợp tác về y tế ở 15 quốc gia, trong đó có hai lần ở Việt Nam. Cụ thể, nhóm công tác của bà đã thực hiện những cuộc giải phẫu và săn sóc y tế cho hơn 3.000 người tại Huế và vùng phụ cận, kể cả xây dựng lại hạ tầng cơ sở cho các trường học. Trong những ngày làm việc ở Việt Nam (mỗi ngày 10 giờ, còn ban đêm phải họp bàn để trao đổi về công việc trong ngày), nhóm đã mang lại ánh sáng cho 63 bệnh nhân nhờ mỗ cataract; giải phẫu tim cho một em bé bốn tháng; khám, cấp thuốc cho 2.000 bệnh nhân có bệnh tim và huyết áp cao; khám chữa răng cho 2.711 người; khám chữa mắt cho 1.000 người khác; cấp phát 900 kính đọc sách và biên toa thuốc cho hơn 10.000 bệnh nhân...
Ngoài ra, nhóm của đại tá Huynh còn trao đổi về những kỹ thuật lâm sàng cũng như giải phẫu với đối tác Việt Nam và thuyết trình kiến thức y khoa ở ĐH Huế. Ngược lại, họ cũng học được của đồng nghiệp Việt Nam một số phương cách chữa bệnh như chữa mồ hôi tay bằng phương thức đông y cổ truyền...
Có thể nói, thành tựu của nữ bác sĩ Mylene Tran không những là một niềm vinh dự của riêng bà, mà còn của cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tuy nhiên, điều đáng ca ngợi nơi Mylene hơn nữa là trong khi đang sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc nơi xứ người, bà vẫn không quên nguồn cội, đã nhiều lần trở về Việt Nam để cung cấp chăm sóc y tế cho người nghèo và thiếu may mắn...
Như vậy, bên cạnh 3 đại tá gốc Việt trên, trong quân đội Mỹ vẫn còn rất nhiều những sĩ quan gốc Việt tiềm năng. Tuy nhiên, dù là người Việt nào trở thành tướng đầu tiên thì cũng là niềm tự hào của cộng đồng cả trong và ngoài nước.
An
Đông (Đất Việt)
No comments:
Post a Comment