Friday, December 5, 2014

Bồ Tát phát thệ nguyện có bị vướng mắc không?


Tuần rồi đi nghe giảng của TTT Phước Tiến ở VN qua, chị bạn đưa ra mấy câu hỏi trong đó có câu, "Bồ Tát phát thệ nguyện có bị trực tiếp hay gián tiếp vướng mắc không?"  Trả lời cho chị là "không" nhưng trong lúc vấn đáp thì Thầy PT lại không trả lời là có hay không mà lại nói là câu hỏi không rõ ràng? Bồ Tát nào? thất Địa hay thập Địa v.v...  Chị bạn không chịu vì cho là câu hỏi khi hỏi thì dĩ nhiên là Bồ Tát cao hơn như là Ngài Quán Thế Âm, Địa Tạng v.v... sao lại bắt người hỏi phải nói là Bồ Tát nào? 

Thật ra câu trả lời cũng khó vì mỗi hàng Bồ Tát có những thệ nguyện khác nhau. Cũng như bác sĩ, y tá, đông/tây y, v.v... họ cũng là người phát nguyện cứu người không lẻ rồi vướng mắc hết.  Phải coi là những người đó phát nguyện gì và sự hành việc của họ ra sao mới trả lời được vướng hay không vướng?  Thí dụ: hàng y tế thì có ai? Có bác si, y tá, y sĩ, technician, gây mê, trung y sĩ, đông y sĩ, v.v... họ cũng nguyện cứu bịnh nhân, đúng ko?  Thì bịnh nhân tới họ nhờ họ giúp đở trị bịnh thì họ làm hết khả năng của họ giúp cho bịnh nhân.  Còn bịnh nhân về có làm theo lời uống thuốc, thoa sức, v.v.. hay ko là do bịnh nhân.  Đâu mắc mớ tới những người bác sĩ, y tá, y sĩ, technician, gây mê, trung y sĩ, đông y sĩ, v.v... vì họ đâu có nêu đúng tên ai hay về nhà người bịnh A, B hay C đó lo cho bịnh nhân đâu mà ôm. Họ chỉ nguyện cứu bịnh thôi chứ không hứa tui sẽ vì người bịnh A, B, C này suốt đời lo cho cô/anh ta v.v...  thành ra những người bác sĩ, y tá, y sĩ, technician, gây mê, trung y sĩ, đông y sĩ, v.v... ko có vướng mắc.  Nếu mà có hứa tui sẽ lo cho cô/anh ta cho đến chết, thì bịnh nhân chết rồi thì họ cũng ko vướng vì họ đã làm đúng lời của họ rồi.  Do đó không vướng mắc chi cả.  Vì một khi họ lo bịnh nhân xong họ về nhà họ, bịnh nhân về nhà bịnh nhân, cả đôi bên đâu có liên quan gì nữa mà vướng khi hành bát chánh đạo đúng? Nếu khi nào bịnh nhân gọi thì họ lại dở hồ sơ, coi bịnh lại và trị bịnh cho họ. Bồ  Tát cũng thế, giáo độ xong thì xong một chúng sanh kêu cứu, đi cứu chúng sanh khác, và cứ xong một chúng sanh thì đóng hồ sơ lại lấy chi mà vướng, chẳng qua có vướng mắc nhức lỗ tai vì chúng sanh kêu la, cứu mà thôi.   

Thầy PTiến trả lời phải nói hàng bồ tát nào mới nói được thì ở đây nghĩ Thầy có ẩn dụ riêng cũng như thí dụ trên đã đưa ra.  Vì những người doctor, y tá, y sĩ, technician, gây mê, trung y sĩ, đông y sĩ, v.v... họ cũng là những vị Bồ Tát nhưng giai cấp của họ tùy theo duyên/nguyện của họ thì hàng Bồ Tát thì cũng có những sơ địa, nhị địa ..... tới 10 địa.  Tùy theo nguyện lực họ bồ tát thôi.  Cũng như mình vô McDonald mua cafe thì nguưười bán hàng cũng hỏi mình mua cafe gì? Nóng, lạnh, có đường hay không đường?  Có sữa hay không sữa vậy thôi.

Còn nói Bồ Tát QTÂm nguyện cứu đời, "nơi nào đau khổ thì mau cứu liền."  Thì hạnh nguyện của Ngài đã làm rồi và ai kêu cứu thì Ngài đều cứu theo cái nghiệp duyên của chúng sanh kêu cứu.  Tùy duyên khởi, tùy duyên ứng mà.  Thành ra nói các Ngài vướng mắc thì ko đúng.   Thí dụ: chúng ta hứa làm gì cho ai thì chúng ta đã làm rồi thì đâu có thể nào cho là vướng mắc vì lời hứa đã thực hiện. Khi nào lời hứa nói ra mà không thực hiện đó mới là vướng mắc.  Huống chi đây là lời hứa thẳng và quý Ngài đâu hứa riêng từng ai.  Mà các Vị hứa độ chúng sanh... Chúng sanh thì muôn trùng chúng sanh.  Loài thai sanh, noãn sanh, hóa sanh v.v... A tu la, ngạ quỹ cũng là chúng sanh vậy nhưng tùy theo từng lớp mà thôi.  Trong kinh Kim Cang cũng nói, "nói chúng sanh chứ không phải chúng sanh chỉ là giả dụ chúng sanh."   Cũng như người mù mình nói cái đó, họ nhìn cái cảnh sắc khác, người sáng họ nhìn theo cảnh sắc khác.  Và tùy theo cái hiểu, cái tưởng mà họ ngộ nhận.  Vì thế, Phật cũng nói, cũng pháp đó nhưng người giác ngộ có khác thì không thể nào nói "nó là vậy và phải theo vậy."  Thành ra, cái câu hỏi đáp ý nghĩa nó không quan trọng mà quan trọng là làm sao ta làm được nó.

Trong kinh nói, "Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng. Đạo cãm thông, không thể nghĩ bàn"  Thì mỗi người chúng ta hiểu và liễu ngộ riêng theo sự bàn giải khác nhau vì thế mà ngộ có khác nhau hay tu chứng cách khác nhau khi hành pháp.  Giống như một vì vua/tổng thống, quan tướng/hạ và thượng viện vậy, họ đều có ý nguyện chăn dân, trị nước thì họ đã làm theo chánh duy tư thì không có gì vướn g mắc.  Vì thế hàng Bồ Tát pháp thệ nguyện thì không vướng mắc khi hạnh nguyện của các Ngài thực hành theo chánh ngữ và chánh kiến để thoát chánh nghiệp, vì lời nói của các Ngài đã thể hiện trọn vẹn đạo lý giải thóa à khai mởi cho chúng sanh nhận ra được sự nhiệm mầu thì chẳng gì có vướng mắc. Vướng mắc khi mà lời nói phát nguyện ra không làm mới là vướng mắc, còn lời nói đã làm trọn vẹn thì chẳng gì là vướng.   Có chăng là vướng ngày lúc chúng sanh kêu la mà các Ngài vì lòng thương tưởng mà lăn xã vào cứu họ. Cũng y như một người nhận hồ sơ của một người phải coi duyệt cho đúng, đúng thì process lên hoặc chứng nhận hồ sơ đó để thông qua còn sai thì đưa lại cho người nộp hồ sơ chỉnh lại.  

Còn cho hàng Bồ Tát lập thệ nguyện bị vướng mắc thì chắc là tính luôn các chư Phật mười phương, cộng hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Ngọc Hoàng, Trời, người, A tu la v.v.. đều bị vướng hết.  Phật A Di Đà thệ 48 nguyện, Ngài Dược Sư phát 12 nguyện và v.v.. giờ chúng sanh có ai xong đâu còn lăn trôi luân hồi sanh tử thì các vị Phật đều vướng hết sao?  Một khi các Ngài không còn trụ chấp vào nơi nào thì các nguyện của các vị không vướng mắc.  Riêng chỉ có Ngài Địa Tạng vì thương tưởng chúng sanh nên phát lời thệ rộng sâu là khi nào không còn người đọa lạc trong Địa Ngục A Tỳ thì Ngài mới thành Phật.  Nhưng bao giờ mới hết người thôi đọa lạc? Vì thế cho nên, Ngài Địa Tạng mới còn vướng mắc lời thệ của Ngài. 

Khi hỏi vướng mắc thì ta phải hiểu vướng cái gì, vướng chổ nào? Còn hỏi lập thệ nguyện có trực tiếp hay gián tiếp vướng mắc không thì nếu hành theo trong Bát Chánh Đạo câu trả lời là không vướng. Vì cái thấy, cái nhìn đúng với chân lý và đưa sự giải thoát giác ngộ cho tam giới hiểu rõ thì không vướng kẹt theo bất kỳ luận lý nào.  Vì thế phải tri kiến và quán chiếu cái chiều dài, chiều sâu của ý pháp, chứ không cho là câu nói đó vậy tại sao người không nhập định được.  Như nói ở trên, theo trong kinh Phật nói, "cũng pháp đó, lời nói đó nhưng người chứng có khác nhau."  Do bản thể và tánh giác ngộ tùy theo căn duyên thế cho nên có người chứng quả A Na Hàm, A Nam Đàm, Tu Đà Hàm và A La Hán hay v.v..

Vì bất kỳ một Bồ Tát hiện đang sống trên cõi Ta Bà hay siêu việt thì cũng là Bồ Tát. Cũng như Tiểu Thừa và Đại Thừa. Các Ngài đã thành tựu trí tuệ Ba La Mật và có nhiều vị nguyện chưa thành Phật nếu chưa độ chúng sanh như Ngài Địa Tạng và cũng có nhiều vị Bồ Tát như Quán Âm.  Đáng lẻ, QT Âm đã thành Phật lâu rồi nhưng vì lòng thương chúng sanh đang chìm đắm nên khi nghe tiếng kêu cứu Ngài đã bỏ cơ hội thành Phật mà trở lại cứu người cho nên mãi tới giờ theo trong kinh nói thì Ngài vừa được chứng quả Phật năm rồi thì phải.  Không phải vì vậy mà Ngài bị vướng mắc chẳng qua là tạm dừng đình chức nhập lể thành Phật để cứu chúng sanh trước và nhập lễ sau.  Y như một ông tổng thống tới ngày làm lễ nhập chức nhưng vì dân có chuyện gì đó phải đình lại lo cho dân trước rồi nhậm lễ sau thôi.  Y như chúng ta hứa giúp mấy người homeless thì chúng ta đã làm, dù ta ko xuống thăm họ, hay thường xuống thăm cho họ đồ thì cũng đã làm xong vì thế thì đâu cho là bị vướng mắc.  

Còn hỏi là làm Bồ Tát mới độ, vậy thì Phật không độ?  Thật ra thì Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, v.v... ai cũng độ hết mà họ độ theo cái vị quả của họ. Thí dụ (lại thí dụ nữa?)  Ông Obama là ai?  President đúng ko? Có giúp dân không?Theo ổng thì ổng giúp dân theo cách của ổng. Còn Congressman, Senator, Deligator, etc... thì mỗi người họ cũng cho là họ giúp dân nhưng họ giúp theo cách nhìn, cách làm khác.  Mặc khác ông bà, cha mẹ, anh em mình cũng giúp dân nhưng giúp theo cái hạnh nguyện khác và tùy duyên họ khuyến dẫn cho dân.   Như Phật nói, "ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành" vì vậy chúng là cũng là vị Phật mà Phật còn trong luân hồi. Bồ tát cũng thế, chúng ta cũng là hàng bồ tát nhưng bồ tát theo hạnh nguyện của mỗi chúng ta.  Có người khá, giàu, v.v... thì Bồ Tát cũng thế, cũng có hàng Bồ Tát vầy khác mà chỉ có một President Phật trong thời mà thôi.  Cũng như 2 ông thầy tu qua sông, một ông cõng cô gái qua bên bờ sông bỏ xuống, ông nọ cứ ấp ức, cho tới về tới chùa, mới hỏi ông sư cõng cô gái là tại sao người tu hành lại phạm sắc giới, v.v. ông sư cõng cô gái nói, "ko phải ta đã bỏ cô ta bên bờ suối rồi sao?"  Vì vậy, Bồ Tát khi hành nguyện bố thì mà không tâm trụ chấp tướng hay vào nơi nào, hay chúng sanh nào cả thì  thì đâu cho là vướng mắc, khi nào còn chấp tướng hay một nơi nào thì đó là vướng.  Nhưng bảo đãm các Ngài ko đến nỗi nào chấp trụ như đã thí dụ ở trên thì vướng đâu chui ra? 
 
Vã lại các vị Bồ Tát, Thanh Văn đã được Phật thọ ký thì cũng phải trở lại thế gian để hoằng hóa độ sanh thì bảo đãm ít nhiều
 các Vị cũng vướng vào cái nghiệp quả tương phản, tương giao như Thích Ca Mâu Ni Phật và Đề Bà Đạt Ma thôi.  Huống chi, các Ngài hiện đang ở đâu mình ko biết, mà có thể là người thân chúng ta, có thể ta, bạn bè hay có thể một người nào đó mà các Ngài đang trụ thể qua hình tướng khác nhau vì phải đủ bao nhiêu gì gì đó, cúng dường chư Phật, chùa, v.v... để mới được.  Còn những vị đang chứng quả ở cõi Trời thì cái này I have no ideas và chính các HT, sư Tây Tạng bão đãm cũng ko ai biết vì có ai thấy đâu? Có ai nghe được đúng quả vị đâu.  Chỉ là suy đoán và theo kinh sách học hỏi mà ra thôi, đúng ko? Và theo kinh nói thì Phật cũng có sơ lược qua. Lời nói tuy có sai khác nhưng cùng ý nghĩa và sự chứng đắc có khác nhau đó là tùy căn cơ của mỗi người. Nếu chúng ta đọc kỹ trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì sẽ rõ trong đó Phật có nói. Hoa Nghiêm cũng có dạy và ngay cả Kinh Đại Niết Bàn. Mặc khác trong kinh Kim Cang, Phật cũng nó nêu ý, "nói Bồ Tát, không phải BT mà chỉ dẫn là BT" suy ra là sắc là không, không là sắc. Sắc thấy không nhưng không phải sắc có mà chỉ là giải dụ sắc thôi.  

Đọc kinh Kim Cang thì sẽ hơi khó hiểu nhưng rồi từ từ cũng sẽ hiểu.  Hoặc Phật nói, "chúng sanh, nhưng không phải là chúng, chỉ là giả là chúng sanh."  Thì cũng đúng vì thật ra chúng sanh là ai? Ai là chúng sanh? chúng sanh thế nào khi dùng chữ chúng sanh?  Chúng sanh bao gòm có ai? Không phải chỉ là người thôi mà vật và còn nhiều hình thể hữu tình và vô tình.  Cũng như Phật thành đạt chỉ độ bao nhiêu người ở cõi Ta Bà nhưng trong kinh DPLHoa thì nó nói, đã từng vô lượng kiếp Phật đã độ bao nhiêu người và ngay ở cõi này không chỉ chừng bao nhiêu đệ tử đang hiện hữu thời Phật còn tại thế mà đã có nhiều người ẩn, trụ nơi khác mà Phật đã độ rồi.

  

No comments:

Post a Comment