Monday, August 4, 2014

Ăn bám là gì?



Không biết định nghĩa chử "ăn bám" nó ra làm sao mà hầu hết ai ai cũng dùng mà ngay chính bản thân mình là người ăn bám 
cũng dùng luôn?  

Vậy thì chữ "ăn bám" là gì?   Chắc hẳn chúng ta là những người biết đọc chữ thì không xa lạ vì từ ngữ này.  Và càng thấu đáo hiểu rõ hơn, đúng không? "ăn bám" có nghĩa là sống nhờ vào sức lao động của người khác, nhờ vào những đồng tiền của người khác đưa cho mình xài còn mình thì ngồi thả cửa xin tiền họ, nhiều người còn đang "ăm bám" mà ăn một cách trắng trợn nhưng trước mặt mọi người lại hiên ngang "xin các vị dạy con em mình đừng ăn bám". Nghỉ cũng lạ, bài diễn văn xin người ta dạy con cháu đừng nên sống cách ăn bám nhưng mình thì lại đi sống ăm bám... mà ăn bám cả bá tánh thiên hạ thế mới nực cười đó chứ?  Hỏi thử thế gian này ai mà không ăn bám?  Nhất là những người tìm job không được thì ăn bám chánh phủ.  Kẻ không muốn đi làm cũng ăn bám chánh phủ với đồng lương đóng thuế của dân chúng.  Ăn hết năm này, qua tháng kia một cách ngon lành ... không những vậy còn xin nhà già xong mang nhà đi cho thuê lấy tiền riêng xài, còn mình thì nhà con 
cháu

Còn những vị tu hành thì có thấy đi làm đâu... cũng ăn bám tiền chánh phủ và cả đàn na thí chủ... cần đi đâu thì ca bài ca con cá, ôi thôi đủ điều .... đã vậy có nhiều tu sĩ còn trắng trợn hơn, phật tử tới chùa hỏi thẳng một câu, "Phật tử có tiền cho Thầy xin tháng $800 đi"  mà gặp ai cũng xin chứ có phải xin một hay hai người đâu.  Mô Phật, tiền hưu trí tháng có $700, cho Thầy $800 lấy gì xài? Đã vậy còn phải moi thêm $100 ở đâu ra ... 
để cho? Vậy mà Phật tử nào tới cũng xin với xỏ, thế mới nực cười. Chẳng hiểu thời nay tu làm sao mà cứ xin tiền ăn bám.  Chẳng học, chẳng hành, vô chùa cạo đầu làm sa di, đùng một cái thành Thượng Toạ hay Hoà Thượng chánh tông trong vòng 5 năm.  Còn có người thì hay lém nha ... "tu làm gì có tiền?" Vậy mà cell phone đời mới ra IPhone 5, Samsung 5S có liền tay. IPad mới cũng có luôn.  Hỏi mua nhiêu thì nói $500/$600.  Cũng đang thắc mắc mình là người tu mà đòi hỏi những vật đắc đỏ như thế sao?  Nếu ai cho thì cũng Ok, đằng này, "tiền của Phật Tử cho" arg ..........đã vậy mỗi năm không vô hạ tính hạ lạp nhưng ở chùa cũng cho là tính năm tu không cần phải đi.  

Thiết nghĩ nhiều người luôn cả tu sĩ chê bai bà Thanh Hải tự xưng là "Thượng Sư", "Điều Ngự" nhưng rồi quý tăng của chúng ta ngày nay cũng đâu thua gì đâu nè, cũng xưng y như vậy thì bảo đảm "cửa thiền dính bụi" kỳ này quá chừng chừng luôn đi .... quét d
ọn chắc là không nỗi.   Nhưng thắc mắc là một người tu sĩ chức cao trọng vọng nhưng đọc một bài diễn văn đề cập nhiều vấn đề, dài, dai và dở nhưng buồn cười là "Thầy xin quý Phật tử dạy con em mình đừng nên sống ăn bám."  Không phải nói một lần đâu nha ... lập đi lập lại nhiều lần mới chán ngán đấy. Sao không dùng một từ ngữ nào cho thanh thao một tí ... chẳng hạn như, "Thầy xin góp ý với quý Phật Tử có con em nên dạy cho con mình biết trung, hiếu, lể, nghĩa và nhất là sống trọn vẹn đạo làm người." hoặc "Dạy cho chúng nó nên người hữu dụng mai sau", có phải hay hơn không mà lại dùng chữ, "Thầy xin quý Phật tử dạy con em mình đừng nên sống ăn bám." Thầy xin nha ... vậy con mình không ăn bám mình mà để cho quý Thầy/Cô ăn bám à?  Thà là tu sĩ đi ôm bình bát, lê la cầu thực rồi giảng pháp làm những việc giúp đời, lúc nào Phật tử cần gì thì xã thân ra cứu giúp không đòi hỏi sự trao đổi hay lợi nhuận. Chứ sống theo các tu sĩ ngày nay ăn bám vào bá tánh .... tiêu xài hoang phí, cell phone xịn, xe cũng xịn, chùa thì xây cho lớn, cho nhiều.  Một cái không đủ phải 2, 3 chùa... Tượng Phật thì ôi thôi ... vô số kể, đi đâu cũng ca bài, "tiền tiêu cháy túi" thế là Phật tử nủi lòng cho ... mà hể nói thì cho là, "tại Phật tử muốn". Trời!

Nhân ngày lể Vu Lan thì nên giảng ý nghĩa về ý nghĩa cha mẹ và cho đọc kinh Vu Lan Bồn hay Kinh Báo Phụ Mẫu trọng ân còn hay hơn là nói dài, dai, kế cho một bà nói tiếng Anh hõng hiểu nói gì hết, chắc vì bà ta đang là người sponsor/bảo trợ cho khoá lể này. Đã vậy bao nhiêu người đang chờ khoá lể đọc kinh thì Thầy cho đọc Bát Nhã Tâm kinh xong sám báo hiếu, rồi ba lần "nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát", Hết!  Hoàn mãn khoá lể Vu Lan báo hiếu.   Năm sau thầy cho làm lể tiếp :( .   Đã thế trong phần lể có cho múa hoa đăng , tưởng bài gì nói về cha hay mẹ ai dè "Phật đản sanh" (năm sau lể Phật Đản sẽ múa bài "Ơn đức sanh thành"). Không ăn rơ vào đâu hết, còn cười hơn là một bà già và 2 em thiếu niên ra múa.   Bà múa nơi hai em thiếu niên múa ngã và cho là múa hoa đăng đã có thời lịch sử của nhà Nguyễn.  Khổ nổi cái là chương trình lể báo hiếu không đâu vô đâu hết.

Điều đáng nói đây là các tu sĩ ngày nay, hầu hết dùng văn, nghĩa nói mà ám chỉ luôn cả chính mình mà không hay cũng đang nói mình. Cứ cho là lời nói mình đúng (Phật tử ráng nghe để mai sau về cõi Cực Lạc Tây Phương nha.)  Chẳng so bì với các tu sĩ Western ngày nay.  Họ vừa phải đi làm, vừa giúp cho chùa trang trãi chuyện chi tiêu.  Mỗi lần làm gì, Phật tử đưa tiền cúng dường còn lịch sự nói, "cái này cô muốn tui bỏ vào tu bổ thùng phước sương của chùa hả?"  Nói, "không, tiền này cúng dường sư đã giúp đở cho việc ...." Sư nói, "oh không, tui rất vui làm dùm, không cần tiền đâu."  Mỗi khoá lể quán đảnh về, các sư  muốn tham dự nghe pháp cũng phải đóng tiền. Tuy là tiền fee của họ khác với tiền fee của Phật Tử, nhưng họ cũng phải đóng để giúp đở cho khoả lể, còn người Việt chúng ta thì khác à nha.  Tiền thì không bỏ ra... tiền người thì gom vào vậy mà hể có đóng góp gì thì toàn là tên của Thầy/Cô thay vì tên của Chùa (có lẻ hay hơn.) Khóa lễ nào muốn đi dự mà phải trả tiền thì bài ca con cá tiếp tục "con ơi. thầy/cô đâu có tiền" thành ra Phật tử cũng phải trang trãi cho dùm, ăn ở hotel cũng phải trả dùm còn tiền đóng vào chùa thì là của thầy/vô. Nhưng hõng hiểu tiền đó từ đâu ra ??? 

Đức Phật ngày xưa phải bôn ba khắp nẽo để giảng pháp, giảng giải các hành động con người trong đời... Buổi trưa, Phật cũng phải kinh thành đi khất thực đầu đường, xó chợ rồi về trụ xứ ăn.  Ai không có thì Phật chia sẽ cho... Chứ tu sĩ chúng ta ngày nay, ăn trên, ngồi trước, chẳng buồn coi Phật tử ra gram nào chứ nói chi là kilogram.  Vậy mà hể có gì thì "Mô Phật, ..." vầy khác. Còn cho là "sống ở đời phải biết đủ, đừng nên bám víu vào người.  Đừng coi danh vọng là trọng" v.v...và v.v. chữ nghĩa, kinh kệ của Phật có là mang ra nói mà ngay chính bản thân mình thì nằm vào trong những trường hợp đó.  Phật từng có tất cả và đã bỏ hết để tham cầu tìm cho mình và người con đường giải thoát.  Còn quý vị ngày nay không có thì tìm cho có rồi mang lời nói của Phật ra dùng để lấy từng đồng cắt của đàn na thí chủ.  Còn có nhiều người nói, "lở đi làm rồi mới đi tu, chứ nếu ngày trước mà đi tu thì khỏi đi làm."  Nghe xong muốn xĩu cái đụi luôn.  Hèn chi, bây giờ ai ai cũng tìm ngưỡng cửa nhà chùtu dù là tu thật hay tu giả. Vì sao? Vì cõi bỏ áo đời thường là có người cung phụng cho thì ngu gì không cỡi.  Còn bên trong, ai khép cửa phòng tốt thì che mắt thế gian bằng không thì "một phút huy hoàng còn hơn le lói suốt canh thâu" thì bằng, đùng... bomb nổ cho cả mọi người, báo chí biết... nhưng rồi sao? Cũng nhiều người Phật tử ngu muội chạy theo cung phụng tiếp tục.

Vì vậy, giờ phải xin lại quý tu sĩ, nên dùng văn phạm, văn chương cẩn thận. Đừng nói mà quên rằng chính mình cũng là những người ăn nằm, ăn bám trong trường hợp đó. Mà mình còn ăn trắng trợn hơn.  Nên tránh xúc phạm bản thân mình là chánh và nên noi những điều tốt của người tu sĩ khác mà học hỏi chứ đừng nghỉ là ta "thượng toạ' hay "hoà thượng" cấp đẳng cao rồi chẳng cần phải để ý câu văn hay diễn văn đã nói ra. 

Còn những nơi họ biết điều nhân, lể nghĩa thì dù là mình có chức cao trọng vọng đến đâu cũng nên tuyên dương công đức, công trạng của họ.  Đức Chúa ngày xưa còn quỳ hôn chân kẻ đã hại mình, thì há mình là một người con Phật lại không làm được điều đó? So ra cái chức mình có được chỉ là một cái chức tự phong và hự danh hay sao?

Nói cho cùng, hiện nay chỉ có một chùa ở Orlando, Florida còn có Thầy, tuy cuối tuần chùa làm đồ chay bán cho Phật tử ăn cũng là kiếm tiền chi tiêu điện nước. Thầy cũng hòa nhập cùng Phật tử, cũng có nhận tiền bá tánh thiệt nhưng Thầy không nệ hà việc làm cho Phật tử khi cần.  Lúc ăn trưa hay chiều thì Thầy cũng hòa nhập tự múc đồ ăn, tự lấy đồ uống chứ không phải như mấy Thầy ở chùa khác là Phật tử phải dọn bàn riêng ngồi trên ăn, cung thỉnh v.v...  Thầy nhiều khi còn đi múc đồ cho Phật tử ăn nữa... Lối xưng hô với Phật tử, Thầy lúc nào cũng kính trọng, kêu người lớn tuổi bằng ngoại, nội hay bác 5, chú 7, cô .... , người ngang tuổi thì Thầy kêu pháp danh, chứ không kêu Phật tử là "con" vì mình có sanh được họ đâu mà kêu họ là "con"?  (hồi đó Hòa Thượng Thanh Đạm cũng vậy, một cũng cụ, hai cũng đạo hữu, v.v... không bao giờ nghe Thầy kêu người lớn tuổi hay ngang tuổi Thầy bằng tiếng "con" bao giờ hết). Chẳng qua tu sĩ đi tu bỏ thời giờ tham khảo kinh sách, đọc kinh pháp nhiều thôi nên các Phật tử xưng "con" với Thầy, chứ chưa chắc gì quý tu sĩ thông đạt hiều lý nhiều đâu?  Đầu óc các vị giờ chỉ là làm sao cho chùa lớn hơn chùa khác, một chùa không đủ thì phải làm sao có thêm 2, 3 chùa và rồi tất cả đều là của tu sĩ chứ không phải của bá tánh thập phương.  

Thôi thì Phật nói, "tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha, kính mẹ mới là chân tu."  Nhà mình có Phật sống ngồi tại chổ mà không thờ cứ chạy vô chùa thờ Phật người ta. Nhà mình dơ thì không quét, đi quét chùa người cho thêm nghiệp... tại tu sĩ nói "làm công quả phước lắm" bỡi vậy Phật tử ráng vô làm công quả vậy.   Đúng là làm công quả có phước nhưng phải tri kiến cho tâm mình sao có phước điền về sau chứ không phải phước hạ tầng u minh.

Còn vài câu trong diễn văn nữa nhưng giờ không rảnh bàn .... để tuần sau


No comments:

Post a Comment