Sunday, August 10, 2014

Vu Lan năm nay


Thấm thoát mà lại thêm một mùa Vu Lan.  Cứ đến tháng 7 âm lịch hằng năm, nhiều gia đình  theo đạo Phật ở mọi nơi bắt đầu phong tục cúng "cô hồn" với tâm niệm cứu giúp những linh hồn cơ nhỡ được no ấm.

Rằm tháng 7, xá tội vong nhân đó là phong tục của người Á Đông ta. Vào ngày này, mọi tù nhân ở cõi U Minh có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.

Vu Lan là xuất phát từ sự tích về Ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát, đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.  Theo nghi thức Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ nói riêng và tổ tiên nói chung - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.  Theo kinh, sau khi Ngài Mục Kiền Liên đã tu luyện lục thần thông.  Thấy Mẫu thân Ngài là Mục Liên Thanh Đề đã qua đời, và đang ở trong địa ngục do vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi U Minh để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp,  khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.  Mục Liên quay về tìm Đức Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng ta ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này như trong kinh Vu Lan Bồn đã chỉ dạy.  Thế là từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời.  Vu Lan là nghĩ tới công ơn sanh thành tựa trời biển của cha và mẹ.  ' Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật" vì thế ta phải biết ơn đấng tái tạo ra ta.  Vì thế trong mà Đức Phật có dạy, tứ trọng ân, hiếu đạo là đứng đầu.   Chúng ta phải luôn canh cánh ben lòng mới hợp tình đời và dể cãm thông với đạo.  Ý chí cha và mẹ qua thành ngữ là chúng ta phải biết cây có cội, nước có nguồn, bổn phận chúng ta phải nhớ tới tổ tông, Ông Bà, Cha Mẹ. Dù là cha mẹ chồng, cha mẹ vợ v.v.. chúng ta cũng cẩn trọng trong nếp sống. Bảo tồn gia phong, làm những gương hạnh tốt cho con cháu.

Nói tới Vu Lan thì chắc hẳn chúng ta là người theo đạo Phật thì không những đó là dịp để người sống dâng cúng đồ ăn, thức uống, áo quần, tiền bạc, các vật dụng khác… cho người cõi âm. Bởi người ta tin rằng, trong tháng 7, trời đất sẽ mở ra cho người âm lên trên trần gian nhận những lễ vật cúng tiến đó của con cháu họ. Mặc khác, Vu Lan là mùa báo hiếu cho cha, cho mẹ, cũng như ông bà nếu còn. Nhưng đừng hiểu lầm là chúng ta chỉ làm trong mùa Vu Lan thôi, còn mấy tháng khác trong năm thì chẳng cần biết tới ông bà, cha mẹ mình là gì.  Không những phải biết lo phụng sự, báo hiếu đến ông bà, cha mẹ của mình mà cũng cần phải coi lại chăm lo cho mộ phần của tổ tiên hay làm những điều âm đức để cho cháu con noi theo.  Nhiều người cứ nghĩ mua quà xa xỉ là đang báo hiếu với cha mẹ, tổ tiên. Nhưng thực ra đó chỉ là sự khuếch trương và không phù hợp với truyền thống của nền Phật giáo đã đưa ra.  Bản chất lễ Vu Lan rất sâu lắng và nó là sự tự nguyện của mỗi cá nhân, gia đình trong sự thành kính chứ không phải kiểu huyênh hoang, xa xỉ.

Nên nhớ chúng ta không chỉ trong tháng 7, con cái luôn phải hiếu thảo với cha mẹ với các hành động cụ thể quanh năm và mỗi ngày. Nếu chỉ báo hiếu cha mẹ trong tháng 7, th
ì đó là chữ hiếu không có tồn tại.  Có nhiều người sẳn sàng cung phụng cho bao người khác, muôn thú nhưng với cha và mẹ mình thì tính từng đồng, từng cắc bạc.  Cho là cha mẹ đòi hỏi không thể nào cung phụng cho được hay gì đó v.v... Mặc dù vậy, ta cũng phải nhớ dù ta có đi suốt cả cuộc đời cũng không bao giờ nghe hết những lời mẹ ru trong trái tim ta.  Ta có trách cứ họ thì giòng máu chảy trong người ta vẫn là của cha và mẹ.  Cha mẹ sanh ta ra, nuôi nấng và vẫn mong cho chúng ta khôn lớn thành người hữu dụng, có một cuộc sống tươi sáng, và nhất là đối với Đức Phật thì Ngài mong cho chúng ta có lòng từ bi và hiếu đạo.

Thương yêu chất chứa những thâm tình
Gương hiếu nặng mang ngời sáng trong
Dẫu có cuộc đời vay trả nặng
Buồn đau sót cũng mẹ cha mình.

Trong kinh Phật có nói, "ơn cha nghĩa mẹ nặng nề, không phương báo đám cho vừa sức đâu".  Cha tuy không sanh ra ta những cũng tảo tần khuya sớm để cho ta được cuộc sống tốt đẹp.  Cha là cột trụ trong gia đình, những việc lớn, chất khái nặng nhọc đểu ở người cha.  Bỡi thế, c
ông cha sánh ngang với ngọn núi cao ngất ngưỡng, chẳng thể nào đền ơn đáp nghĩa được cho cha vì quá lớn lao như núi Thái.


Nghĩa mẹ sanh thành từ khi trong bào thai đã nặng mang chúng ta 9 tháng 10 ngày.  Như trong kinh Phật có nói, "tháng đầu thai đậu tợ sương (vì nó rất mong manh, có thể mất hoặc còn không ai biết.) Mai chiều gìn giữa sợ tan bất thường. Tháng thứ nhì, dường như sữa đặc.  Tháng thứ ba, như cục huyết ngưng. Bốn tháng đã tượng ra hình.  Năm tháng ngũ thể hiện sinh rõ ràng. Tháng thứ sáu, lục căn đều đủ.  Bảy tháng thì đủ bộ cốt xương.  Lại thêm đủ lỗ chân lông. Cộng chung đến số tám muôn bốn ngàn.  Tháng thứ tám hoàn toàn tạng phủ. Chín tháng thì đầu đủ vóc hình.  Mười tháng là đến kỳ sanh.  Nếu con hiếu thuận xuôi mình ra luôn. Bằng ngỗ nghịch làm buồn thân mẫu.  Nó vẫy vùng đáp quấu lung tung.  Làm cho cha mẹ hãi hùng. Sự đau, sự khổ, không cùng tỏ phân. Khi sanh đặng muôn phần khoái lạc, cũng ví như được bạc, được vàng."  Đó là chưa kể khi ta sanh ra còn cho ta bú mớm, nuôi dưỡng bằng cả tấm lòng bao dung, "cho bú mớm, ướt mẹ nằm, khô ráo phần con.Và người đã ráng dạy cho ta nên người hữu ích cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.  Mẹ cha ơi, con vẫn là đứa bé bỏng trong tầm tay của mẹ.  Cha mẹ luôn dạy chúng ta sống cho phải đạo. Ơn nghĩa sanh thành nó sâu sắc thăm thẳm như dòng nước suối từ trên thượng nguồn chảy ra biển cả vậy.


Sống phải biết tôn trọng, biết nghe lời và làm sao đừng để người buồn phiền lòng.  Vì dù cho ăn ở học hành, hay sinh hoạt của mình ráng làm sao cho thực sự làm đạo làm con.  Cha mẹ nuôi con không kể ngày, tính tháng.  Con nuôi cha mẹ sao tính tháng, tính ngày?  Vậy thì khi còn sống, ta nên báo đáp cha mẹ bằng mọi cách, đừng cứ lo sống trong xã hội, bạn bè lo cung phụng, hứa hảo cho họ mà khi hứa với cha, với mẹ thì ngày này, qua ngày khác chẳng thấy đâu.  Cuộc đời vốn đã vô thường, không sao biết được cha hay mẹ mình mất lúc nào hay chính bản thân ta sẽ ra đi lúc nào. Thì lúc còn sống, làm được gì cho cha, cho mẹ thì cứ làm, xin chớ để mai này sẽ hối tiếc.


"Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha."


Chỉ ước mong sao những người con biết thương yêu và săn sóc cha mẹ mình ở lúc tuổi già, đừng bỏ rơi hai đấng sinh thành.  Đừng khi còn có nhau thì mẹ mẹ, cha cha ... khi người chung chăn gối mình mất đi thì chẳng biết họ là ai ... cũng chẳng thèm thăm hỏi, vui thì gọi, ghé thăm, còn lại chẳng thiết họ là ai?  Hoặc vì sợ người chung chăn gối mình cay đắng mà mình chẳng thiết nghĩ tới cha mẹ mình, nhưng sẳn sàng hy sinh cho cha mẹ người và muôn loài cây cỏ.  

Ơn cha nghĩa mẹ như núi non
Dù cho xa cách mấy dặm ngàn
Xin cho chữ Hiếu đong đầy nghĩa
Vì người là Phật sống ở trong con.

Trong thơ Kiều, Nguyễn Du cũng có viết:

"Hổ sinh ra phận thơ-đào
Công cha, nghĩa mẹ kiếp nào trả xong?
Lỡ làng nước đục, bụi trong
Trăm năm để một tấm lòng từ đây"

Đó, ông Nguyễn Du còn ví tựa mình dù cho đục (nghèo) hay trong (giàu) thì cũng phải có một tấm lòng hiếu thảo, biết hy sinh trả hiếu mẹ cha.  Nàng Thoại Khanh còn lóc thịt mình cho mẹ chồng ăn.. thì mình là người sống ở thế hệ high technology mà há lại đi thua cho những người ngàn xưa sao?  Xin ai đừng để đến lúc mẹ cha chẳng còn thì:

Đêm đêm trở giấc chiêm bao
Thấy cha, mơ mẹ nghẹn ngào xuyến xao
Lúc còn sống chẳng báo hầu
Khi xa vắng lặng kêu sầu nhớ mong.

Cho dù bao mùa trăng tròn rồi trăng khuyết. Con nước lớn, con nước ròng, cha mẹ lúc nào cũng tảo tần lo cho chúng ta.  Trong những lúc ta vấp ngã, người đã cho ta những lời động viên, an ủi.  Trong những lúc bao người vượt biển, thì mẹ cha cũng lo chạy ngược xuôi để cho ta cũng được đến bến bờ tự do.  Mà bao năm tháng, ta đã rời xa, ta chẳng đền đáp được gì ngoài lẳng lặng âm thầm trách móc mà quên đi một phần nào công ơn thái lai muôn thuở của mẹ cha.   Chẳng một lần nghĩ tưởng đế báo ân.

Mẹ bước chậm dường như không chắc,
Chân của cha bước ngõ những vô thường 
Nhìn nắng chiều giăng mắt khói mù sương
Ôi lòng mẹ bao la như biển cả
Rót lòng con nhìn khẻ đọng tình cha
Ơn Thái sơn cao vút chập chờn
Xin nhiều lần ôm chân cha mẹ
Khẻ vào lòng, con kính yêu thương.

Phật rằng, "công cha nghĩa mẹ nặng nề .... Ví có người xương ghiền ra mở, ra bụi tro muôn kiếp chẳng nài, dầu cho kéo lưỡi trâu cày, không phương báo đáp cho vừa sức đâu".  Xin hãy nhớ, nếu ta còn mẹ, còn cha thì ta còn có một trời hạnh phúc. Bằng như người vắng bóng về Tây, là ta đã thiên thu mất tiếng cười.  Hay câu "còn cha còn mẹ thì hơn, mất cha, mất mẹ như đàn đứt dây."

Vu Lan đến biết bao người thổn thức. Vu Lan về biết bao đóa hoa hồng, trắng tươi. Hoa dù sắc màu cũng điều ý nghĩa.  Vì không có từ nào đủ mạnh để diễn tả tình yêu và sự tôn trọng dành cho cha mẹ của mìnhVu Lan ơi xin nét đẹp chân tường, xin nghiêng mình đảnh lể đấng Từ bi, cùng ghi ơn cữu huyền thất tổ, công cha, nghĩa mẹ, ơn tổ quốc, ơn chúng sanh vạn loại; cùng những chi vị Thánh tử đạo, những bậc tiền bối hữu công đã mang lời pháp cho chúng ta học hỏi;  xin chân thành ghi ơn chiến sĩ trận vong vì tổ quốc mang lại hòa bình cho muôn người.  

Nam mô A Di Đà Phật



No comments:

Post a Comment