Tu hành xài tiền của đàn na tín chủ thì làm gì có tiền mà xây nhà họ cao cấp gần bằng như của Thủ Tướng Nguyển Tấn Dũng thế kia? Nếu nói không biết thì là bà là người tu mà còn gian xảo, xuống Âm Phủ mà trả lời đối chất với Diêm Vương.'
Thời mạt diệt
Xin lỗi, tên pháp danh nghe nó sao sao ấy phải chăng là Đàm Lan = Đan(g) Làm?
Vàng thau lẫn lộn
Biết đâu lường
Vạn kẻ điêu ngoa
Người tu hành
Cũng quỷ cũng ma
Tội cho lắm
Bao người ngu muội.
Quý Phật Tử nước ngoài nhớ gởi tiền về tiếp tế chùa tiếp nha ... cũng đừng quên tiếp tế cho những tu sĩ ở hải ngoại mang tiền về để cũng cố chùa quê nhà hóa ra làm lợi cho chính bản thân dòng họ của người mà quên rằng mình cũng có dòng họ mà bị tu sĩ kêu mang ra biển, thủy táng hết rồi.....
Nếu nói là không có chùa thì các bé nhỏ sẽ ở đâu? Câu hỏi này dựa và phe đảng của trụ trì để củn cố lại chùa. Sự thật nếu không có chùa thì nhà nước cũng phải đưa các bé nhỏ vào những nơi cô nhi viện khác hoặc là những mạnh thường quân sẽ giúp đở để lo cho các em nhỏ. Các bé vào các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi hoặc những người có tâm và có điều kiện sẽ xây nhà tình thương Chứ để cácbé tiếp tục ở chùa rồi thì cuộc đời sẽ đi về đâu nếu chuyện êm xuôi vài năm rồi lại mang các bée đi bán. Ai bảo đãm là chuyện này sẽ không tái diển?
Nơi tu hành, nơi các ni ở thì khang trang trong khi các bé ở thì bề bộn chèm nhẹm và cho rằng chùa cần phải tốt để đón khách thập phương. Xin lỗi, nếu không có các bé liệu chùa có thể bề thế được như ngày nay. Sao không làm cho cân xứng chia điều xây chổ đàng hoàng cho các bé + chánh điện nơi thờ phượng tu hành. Đằng này chổ các cô/trụ trì ở thì như khách sạn còn các bé thì không. Phật bỏ cung điện sa hoa, gường êm, nệm đẹp để tìm đường giải thoát. Vậy các vị tu hành ngày nay sao vì sự gian xảo, chiếm đoạt để cũng cố cái giàu của mình. Lợi dụng các bé nhỏ để bành trướng cho cá nhân?
Nếu nói nhà họ là do cả dòng họ xây, thì trụ trì có dám đứng trước mặt mọi người, dựng bàn thờ lể thề là nhà họ là của họ hàng của trụ trì xây chứ không có một xu, một đồng ăn chận của mạnh thường quân giúp chùa và các bé bỏ vào không? Nếu thật sự là có thì căn nhà họ sẽ thành bãi cát xụp đổ và cả dòng họ sẽ lăn trôi vào con đường ngạ quỷ súc sanh. Trụ trì có dám thề thốt độc như vậy không? Tui bảo đãm trụ trì không có dám! nhưng thấy hình bà trụ trì nầy có nét không trung thực nhưng thôi ai làm dử nấy lo, ai đánh to thì thua lớn vậy.
Mô Phật thiện tai ... thật hại thay!
chùa Bồ Đề tham gia mua bán trẻ em ở Hà Nội
Tinmoi.vn) – Vụ việc chùa Bồ Đề - ngôi chùa nổi tiếng về việc làm từ thiện bị phát hiện có hành vi mua bán trẻ em đã gây nên bức xúc rất lớn trong dư luận. Dưới đây là tổng hợp diễn biến chính của vụ án này.
- Đầu năm 2013, xuất hiện nhiều nguồn tin trên các trang mạng xã hội phản ánh có những em bé biến mất một cách rất đáng ngờ tại chùa Bồ Đề.
- Đầu tháng 3/20113, báo Phunuonline.com.vn đã đăng loạt phóng sự “Thâm nhập đường dây “kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội” của nhà báo Thu Trang và nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi về những bài viết này.
- Từ đầu tháng Bảy năm 2014, trên một số báo điện tử và các trang mạng xã hội xuất hiện thông tin chùa trẻ em chùa Bồ Đề bị mua bán. Nhiều nguồn tin cho biết, nếu được nhận làm con nuôi, nhà chùa sẽ được "cung tiến" từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng từ những người nhận nuôi chúng. Thông tin này đã gây xôn xao dư luận.
Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan
- Trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng, đại diện chùa Bồ Đề khẳng định rất nhiều trường hợp có địa chỉ là mẹ đón về. Phát hiện có mâu thuẫn vì nếu là những trẻ em bị bỏ rơi thì không xác định được cha mẹ nên nhà báo Thu Trang (báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh) đã quyết tìm ra chân tướng của sự việc.
- Ngày 15/7/2014, Phunutoday.vn đã đăng tải một bài viết với tiêu đề: “Sự thật khủng khiếp về Chùa Bồ Đề: "Kênh" trung gian cung cấp con nuôi?” của nhà báo Thu Trang. Trụ trì chùa Bồ Đề khẳng định báo đã đưa tin sai sự thật và “ nếu mua bán con nuôi, tôi sẵn sàng đi tù”. Trước sự phản hồi của đại diện nhà chùa, chính quyền địa phương và dư luận, phunutoday.vn đã gỡ bài, đồng thời có đăng tải bài “Cải chính thông tin Chùa Bồ Đề - "kênh" trung gian cung cấp con nuôi” với nội dung nhận sai sót, cáo lỗi cùng nhà chùa và độc giả.
- Ngày 17/7, thông tin chùa Bồ Đề là “kênh trung gian” mua bán trẻ mồ côi lại được dấy lên trên các trang báo điện tử và các diễn đàn. Trước những cáo buộc của dư luận và báo chí, Trụ trì chùa Bồ Đề, ni sư Thích Đàm Lan khẳng định: “Không có chuyện chùa Bồ Đề là kênh trung gian mua bán con nuôi”.
Thời điểm này, Cơ quan công an quận Long Biên vào cuộc điều tra thực hư sự việc.
- Trao đổi với báo chí chiều 22/7 về thông tin mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề gây xôn xao dư luận, Phó chủ tịch quận Long Biên Đỗ Huy Chiến cho biết sự việc đã được quận chỉ đạo theo dõi thường xuyên và đang khẩn trương làm rõ. Tuy nhiên, ông khẳng định chưa thể kết luận có hay không việc mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.
- Ngày 31/7, Phó trưởng Công an quận Long Biên - Đại tá Đỗ Văn Tiêu cho biết từ trước đến nay, cơ quan công an chưa nhận được đơn thư nào của gia đình các cháu hoặc quần chúng nhân dân tố giác về việc buôn bán trẻ em tại chùa Bồ Đề. Qua điều tra mới đây, công an quận chưa phát hiện dấu hiệu buôn bán trẻ em tại ngôi chùa này.
Hai nghi can của vụ án chùa bồ đề : Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt
- Ngày 1/8, cơ quan điều tra nhận được đơn tố giác của anh Nguyễn Thành Long về việc cháu Cù Nguyên Công - cháu bé ở chùa Bồ Đề mà anh Long vẫn thường xuyên đón về nhà chăm sóc bị mất tích.
- Sau khi nhận được đơn thư phản ánh của anh Long, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) - Công an TP Hà Nội đã vào cuộc. Sau một thời gian tích cực điều tra, 19g tối 2/8, các trinh sát của phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. Hà Nội đã bắt Nguyễn Thị Thanh Trang, cô bảo mẫu kiêm quản lý khu nuôi trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề về hành vi buôn bán trẻ em. Cùng bị bắt với Trang là Phạm Thị Nguyệt (SN 1979) quê quán ở xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Ngoài ra, có 3 đối tượng khác được triệu tập để lấy lời khai liên quan đến việc mua bán bé Cù Nguyên Công với giá 35 triệu đồng.
Công an Hà Nội cũng đã triệu tập Ni sư Thích Đàm Lan để thẩm tra nhưng chưa xác định có dấu hiệu liên quan nên nên Ni sư này không bị bắt giữ.
- Chiều 4/8, Phòng cảnh sát hình sự (PC45), Công an Hà Nội cho biết đã chính thức khởi tố vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề. Và cùng ngày, trả lời những câu hỏi của báo chí, trụ trì Thích Đàm Lan cho biết cháu bé bị mất tích không do nhà chùa quản lý và một lần nữa khẳng định nhà chùa không có liên quan tới hành vi buôn bán trẻ em.
- Chiều 5/8, tại cuộc họp báo thường kỳ của Thành ủy Hà Nội, Thượng tá Vũ Thái Hưng – Phó phòng Cảnh sát Hình sự (PC 45) - Công an TP Hà Nội thông tin về vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề. Ông Hưng cho biết, Cơ quan công an hiện đang vào cuộc để tiến hành điều tra. Ni sư Thích Đàm Lan được xác định là đối tượng có liên quan tới vụ án này.
Ngay sau đó, báo chí đã phát hiện ra việc chùa Bồ Đề nhận trẻ bị bỏ rơi là sai quy định của pháp luật. Nói cách khác, chùa Bồ Đề không được phép nhận trẻ bỏ rơi. Và chùa cũng không có tư cách pháp lý cho – nhận con nuôi. Bên cạnh đó, bữa ăn 1000 đồng/bữa/cháu cũng được phanh phui.
- Ngày 6/8, cơ quan chức năng chính thức thanh tra chùa Bồ Đề. Cùng ngày, đại diện Phòng CSHS Công an Hà Nội xác nhận, trong một vài ngày qua, CQĐT đã tiếp nhận gần chục lá đơn phản ánh về việc còn 9 cháu bé khác từng được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề nhưng hiện nay đã “mất tích” một cách rất đáng ngờ. Và đặc biệt hơn nữa là nhiều trẻ họ tên trùng nhau hoàn toàn, khác mỗi năm sinh.
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi mua bán trẻ em của nhóm nghi phạm này để hoàn thiện hồ sơ và sớm đưa vụ án ra xét xử.
Vũ Đậu (tổng hợp)
Đến thăm trẻ vào lúc 14h, một vị khách đã bị bảo mẫu nói: "Cô đừng đến vào buổi trưa, để các cháu ngủ. Mai phải để biển ở phòng này là buổi trưa khách đừng vào".
Câu chuyện về những đứa trẻ bị bỏ rơi trong chùa Bồ Đề đang là đề tài nóng trên các diễn đàn. Sự tồn tại của những đứa trẻ và những người cưu mang chúng cũng có nhiều góc khuất mà không phải ai cũng tường tận.
Là ngôi chùa cưu mang, nuôi dưỡng cả trăm trẻ mồ côi, bị bỏ rơi và người già không nơi nương tựa, chùa Bồ Đề mấy ngày nay đang là tâm điểm của dư luận khi một bảo mẫu bị bắt vì mua bán trẻ em và nhiều đứa trẻ ở đây bỗng dưng mất tích. Cách hành xử của các bảo mẫu trong chùa cũng được nhiều người từng đến thăm và làm việc tại đây chia sẻ.
Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề đặc biệt quấn người lạ.
Nickname Chaiko203 bức xúc cho hay, chùa Bồ Đề không cấm người vào chơi hoặc quy định giờ thăm nuôi trẻ vào lúc nào. Nhưng, trong một lần đi thăm các bé tại đây, chị và bạn vô cùng ngỡ ngàng, xấu hổ khi các bảo mẫu nói “xơi xơi” vào mặt: "Cô đừng đến vào buổi trưa, để các cháu ngủ. Mai phải để biển ở phòng này là buổi trưa khách đừng vào".
Lúc đó là 14h và theo quan sát của độc giả này, các cháu bé đứa ngủ đứa thức, chỉ có các bảo mẫu là “ngủ cả”. Điều tệ hại hơn cả, khi thấy có khách, các bé đòi theo, bảo mẫu nói vào mặt lũ trẻ: "'Mày cút theo khách luôn đi".
“Chuyện các mẹ ấy chửi, văng tục hết sức bình thường. Em nghĩ đã vào đến chùa rồi thì phải mang lòng từ bi, yêu thương, chứ không phải như thế. Em khuyên các mẹ tránh đến giờ nghỉ trưa để khỏi bị nói đểu như em nhé”, nickname Chaiko203 khuyên.
Không những thế, hiện tượng “vơ” tiền của các bảo mẫu cũng được rất nhiều người chia sẻ. Theo nick name 203, cách đây mấy năm, một gia đình ở Lào Cai đưa con xuống chữa bệnh ung thư máu. Do hoàn cảnh rất đáng thương nên nhóm từ thiện đã liên hệ cho gia đình họ ở nhờ chùa Bồ Đề. Người chồng được giới thiệu cho đi phụ hồ còn vợ vừa chăm con vừa giúp chăm các bé khác.
"Trong thời gian ở chùa, mẹ con người này được các nhà hảo tâm cho tiền, sữa nhưng đều bị các bảo mẫu “tịch thu”. Chuyện đến tai nhà chùa, các bảo mẫu buộc phải trả hết tiền, sữa cho mẹ con này. Tuy nhiên, ngay sau đó, các bảo mẫu đã lôi chị Lào Cai vào nhà tắm tẩn chị một trận. Chị ấy khiếp vía phải về Lào Cai luôn", nick 203 bức xúc.
Tương tự, năm 2011, khi vào chùa Bồ Đề thăm nom các bé, chị Thu Hiền (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, đã bị các bảo mẫu “gạ cho tiền trực tiếp”.
“Chúng tôi đến chỗ nằm của từng cháu. Một số mẹ kể nghèo kể khổ, ra vẻ thương xót các bé lắm, nhưng cuối cùng là câu 'các cô có lòng hảo tâm thì giúp tiền các con trực tiếp, chúng tôi sẽ mua đồ cho các con'. Tôi đang rất xúc động vì hoàn cảnh các con, nghe câu gợi ý đó tự nhiên mất hết cảm xúc tốt đẹp về nơi này", chị Hiền nói.
Nếu không có chùa Bồ Đề sẽ ra sao?
Nhiều chia sẻ tỏ ra bức xúc trước những sai trái của bảo mẫu ngôi chùa này nhưng cũng có không ít người tỏ ra cảm thông.
Nickname Cutun1234 đặt câu hỏi: “Bạn nào giúp tớ trả lời một việc: Nếu không có chùa Bồ Đề các cháu sẽ ra sao? Ít nhất trong chùa cháu còn có cơm ăn, nước uống và một mái nhà”.
Đồng tình, bạn đọc Andromeda cũng đưa ra câu hỏi tương tự trong khi những người khác “đua nhau phán xét” ngôi chùa đã và đang cưu mang nhiều em nhỏ cũng như các cụ già neo đơn.
“Đúng là sự việc tốt xấu thế nào mình không dám lạm bàn. Nhưng nếu không có các sư thì các cháu bé bị bỏ rơi sẽ thế nào? Liệu có một nơi tốt hơn không? Nếu có thì cũng có đủ chỗ cho các cháu không?”, Andromeda băn khoăn.
Nhiều người tỏ ra cảm thông với ngôi chùa này và đặt câu hỏi: "nếu không có chùa thì những cháu bé này sẽ ra sao?". Ảnh: Hoàng Hà
Ngay lập tức, nickname Mask-Girl08 phản bác: “Em đoán nếu không có chùa Bồ Đề thì sẽ đem các bé vào các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi hoặc những người có tâm và có điều kiện sẽ xây nhà tình thương rồi thuê người chăm sóc”.
Bạn đọc này cho rằng, việc chăm nuôi các cháu bé hoàn toàn có thể làm được bởi tiền từ thiện, công đức của các nhà hảo tâm rất lớn nên mới “có thể làm chùa Bồ Đề giàu như vậy”. Nếu không tính đến những trẻ bệnh tật, bạn đọc này cho rằng, việc nuôi các bé ăn đầy đủ 3 bữa không đáng kể.
Không phủ nhận công lao của ngôi chùa này nhưng nickname Bongyeucuabome cũng không khỏi bức xúc: “Nói đi thì cũng phải nói lại, đúng là nhờ có chùa các cháu mới có cơm ăn, nước uống, nơi ngủ, nhưng cũng nhờ có các cháu mà chùa ngày càng to đẹp, các thầy thì ngày càng giàu có”.
Để nhiều người hiểu thêm về ngôi chùa này nếu muốn đến từ thiện, bạn đọc Chamomile chia sẻ, trước Tết 2012 đã cùng nhóm bạn đi làm từ thiện ở chùa Bồ Đề. Đến nơi, mọi người đặt một lễ hoa quả lên ban chính ở chùa sau đó mang quần áo, sách vở vào chùa. Bánh kẹo và sữa được nhóm này mang sang khu nhà các cháu ở và phát trực tiếp cho các bé.
“Đúng là khu nhà ở đấy không khang trang sạch sẽ như bên chùa. Mình không rõ hai năm nay có thay đổi gì không nhưng hồi đó mình có ấn tượng khá tốt với chùa. Bọn mình ở quá trưa nên thấy cả bữa ăn của các cháu và người già: cơm và canh khoai tây. Thấy có người đun nước tắm cho bé mới sinh chưa được 10 ngày bị mẹ bỏ rơi. Hy vọng cơ quan chức năng làm rõ thông tin mua bán trẻ em gần đây để mình không bị mất ấn tượng đẹp về chùa”, Chamomile chia sẻ.
Cận cảnh nhà thờ họ của Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan
Có mặt tại quê nhà sư trụ trì Thích Đàm Lan ngay sau tin sư thầy được công an TP Hà Nội triệu tập điều tra về hành vi mua bán trẻ em của hai bảo mẫu chùa Bồ Đề, chúng tôi được người dân trong vùng chỉ ngôi nhà thờ lớn của gia đình vị sư thầy này
Trong chuyến công tác về Hải Dương, phóng viên báo điện tử Gia đình Việt Nam đã được tận mục sở thị nhà thờ họ của sư trụ trì Thích Đàm Lan tại xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà.
Khi hỏi thăm về nhà sư thầy Thích Đàm Lan, chúng tôi được những người dân chỉ đường đến "ngôi nhà to, khang trang và có tường bao kín cổng cao tường".
Những người dân địa phương cho hay: "Tìm nhà của sư thầy dễ lắm, chỉ thầy mới có ngôi nhà đẹp đến thế thôi".
Một số hình ảnh mà phóng viên ghi lại:
Toàn cảnh ngôi nhà thờ của ni sư Thích Đàm Lan
Ngôi nhà 5 gian dùng để thờ cúng tổ tiên
Ngôi nhà thờ chính của trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan nổi bật với kiến trúc cổ
Hiên nhà được lát đá, cột đá trạm trổ công phu
Ngôi nhà thờ này được xây dựng theo kiến trúc cổ 5 gian với mái cong uốn lượn, hàng cột đá được trạm khắc công phu, toàn bộ cánh cửa bằng gỗ được đục đẽo tỉ mỉ và tinh xảo.
Ngôi đền thờ của dòng tộc vị ni sư này được xây 5 bậc thềm bằng đá có điêu khắc họa tiết công phu. Nhà thờ có tường bao chạy bao quanh khuôn viên rộng lớn, nổi bật giữa khung cảnh làng quê.
5 bậc thềm đá làm tinh xảo
Tất cả các cửa dẫn vào trong nhà đều làm bằng gỗ
Mái ngói mũi hài thường dùng trong kiến trúc đền thờ
Người dân trong vùng cho hay: "Ngôi nhà thờ này được xây từ rất lâu rồi và bây giờ vẫn đang được xây dựng".
Nhà thờ chính đã xây dựng đến những khâu cuối cùng
Bên cạnh nhà thờ chính là nhà ngang dùng để phục vụ sinh hoạt
Cửa nhà ngang cũng được làm bằng gỗ
Ông Phạm Văn Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thanh Lang cho biết: “Ngôi nhà thờ được xây dựng trên mảnh đất do cha mẹ sư Thích Đàm Lan để lại. Sau khi quy y cửa Phật một thời gian dài, đến năm 2013, sư Thích Đàm Lan quay về cùng với gia đình xây dựng ngôi đền thờ họ này".
Phía sau nhà chính là công trình hồ nước, thủy đình chưa xây dựng xong
Khuôn viên phía sau ngôi nhà thờ với khuôn viên rộng rãi, đẹp mắt dù vẫn đang trong quá trình xây dựng
Phía sau nhà ngang là khu phần mộ của gia đình ni sư Thích Đàm Lan
Tường bao dài chạy dọc khu nhà
Con đường dẫn vào nhà thờ cũng được đổ bê tông sạch sẽ
Mới đây, vụ việc một bảo mẫu tại chùa Bồ Đề và một người phụ nữ vừa bị bắt với tội danh “mua bán trẻ em” đã khiến dư luận phẫn nộ.
Sáng 5/8, công an TP Hà Nội đã triệu tập sư trụ trì Thích Đàm Loan để làm rõ về vụ việc trên.
Theo CA Hà Nội, hiện chưa có cơ sở để khẳng định sư Thích Đàm Lan có liên quan đến việc mua bán trẻ em. Tuy nhiên, CA Hà Nội sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ, xử lý và công bố thông tin công khai cho dư luận.
Theo GDVN
No comments:
Post a Comment