Sunday, May 26, 2013

Thiếu Quán Chiếu




"Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ!
Ta cứ ngỡ xuống trần chỉ một chốc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay."


Giờ thì là phút chia tay
Đau thương để lại trần ai cho người
Ung dung tự tại thế thời
Xoay vần trong gió gởi lời cho mây


Thoáng chốc là cát bụi bay
Dư âm tiếng khóc dẫy đầy âm dương
Linh hồn tất bật khói hương
Đong đưa theo lá cành vương ân tình


Đêm thầm vọng gọi âm linh
Người thân nhìn lại, rồi nghìn trùng xa
Ai hay tất bật Ta Bà
Chỉ trong một chốc đã là Thiên Thu.



Nhưng nào ai biết người đời lúc nào cũng có những ai không và sắc.  Con người thường nhìn sắc hơn là không. Vẫn cứ đeo đuổi mãi cái màu sắc lunh linh mờ ảo và cho là thật khi nhìn nhận ra thì phủ phàng thương đau. Đời thì chẳng tránh được sự thật... dù là quanh tai nghe tiếng Nam Mô mà lòng nặng trĩu như hồ đáy sông. Nhìn thấy vậy nhưng đâu phải vậy? *:-/ confused


Giờ đổi thừa người này hại, người kia hại, v.v... mà không nghỉ rằng cái ở đời nó có trả, nó có vay. Trả vay, vay trả vốn là xưa nay. Ân tình cũng thế thôi!.... Bỡi thế, khi giàu thì mình hay ỷ cái giàu cái quyền cao, tiền của... mặc dù chung quanh có nhiều người mình ân cần giúp đở, nhưng chuyện mình làm xấu có dám đưa ra đâu thành ra nào ai có thể biết được cái bề mặt bên trong?


Còn nói là bao người yêu thương tôn trọng, bao nhiêu người mình giúp đở thì tại sao mình có người hại mình?  Hay nói là ra đi bình thản, bao nhiêu người tụ về viếng thăm, v.v... Có ai chịu khó ngồi suy nghỉ một thằng trùm MAFIA làm ác bao nhiêu mà khi chết vẫn có nhiều người ở mọi nơi đưa tiển và nói lời tốt lành, khóc lóc, tiển đưa v.v... vậy thì hắn sẽ lên cảnh giới Thiên Đàng/Niết Bàn chăng? Bỡi thế cho ta thấy, con người làm lành mà khi chết chẳng  ai biết đến và chẳng chút khói hương ....còn người ác thì vẫn nhiều người khóc, tiển đưa. Vậy thì ta phải hỏi, hai thể xác này sẽ về đâu?  Thật ra chẳng ai biết mình về đâu và sẽ ra sao trước khi chết hoặc là đến khi mình chết thì cũng chưa mới biết thần thức mình được ai dẫn đi? Không hay có thầy chuà hay cha xứ đưa tiển thì cái vong nó cũng đi rồi và đi theo sự nghiệp con người lúc mình sống.


Chuyện ngày xưa có hai ông Thầy đều tu hành. Một ông thì cứ sáng mở mắt ra thì cứ xông xáo ra đời, giúp người, dựng cột, làm nhà, v.v... còn ông thì cứ tụng kinh, ngồi thiền, không màn chuyện ngoài đời.  Ai cúng gì ăn nấy, ai tới thì giảng kinh thấm nhuần ý nghĩa của Phật. Người đời cứ nghỉ sau khi chết thì ông lo tu hành sẽ thành chánh quả và ông cứ xông xáo ngoài đời thì sẽ phải lụm lặn trong vòng sanh tử. Thế mà sau khi chết thì ông giúp đời thì lại vãng sanh còn ông cứ tham định ngồi thiền, tụng kinh lại bị quay quần trong vòng luân hồi sanh tử. Bỡi thế tu không phải là mình sẽ được thành chánh quả dể dàng đâu, tu là mình phải biết quán chiếu mọi mặt về nhân, cách, tư, và tưởng cũng như giúp đời mới gọi là tu.  Cũng đừng hứa hẹn một cái gì vì đời quá ư là vô thường, chẳng ai biết là mình sẽ ra sao.  Thấy đó rồi mất đó.  Cũng đừng nói mà không làm vì trước mắt bao nhiêu người, họ nhìn mình sẽ thấy và minh chứng cái hành động và việc làm của mình.  Cũng đừng nghỉ rằng hay hẹn những gì "ngày mai làm" chưa chắc gì ngày mai mình còn sống?

Ta nên học hiểu theo truyện của Vua Lương Võ Đế, để biết rằng ông là người rất sùng đạo, ông cất bao nhiêu kiển chuà, giúp đở biết bao nhiêu tăng - ni và người đời nhưng rồi ông cũng phải chết đói trên núi, thành ra làm phước cũng phải biết quán chiếu cho đúng - sai (cái này khó lắm) và cái nghiệp báo của mình ở tiền kiếp và vận kiếp.  Người thì nói ông không vãng sanh, kẻ thì nói không. Còn ông  có vãng sanh không thì chắc phải kéo hồn ông lên hỏi ah.... hihihi *I-) sleepy  nhưng có một điều chúng ta biết ông sẽ được tái sanh và hưởng phước báu mà ông đã làm trong lúc mang hình hài là Vua Lương Võ Đế.  Chứ không một ai trong chúng ta xác định được là thần xác đó "chắc chắn" về cảnh giới Phật.  Phật đâu có nói cho nghe đâu, đúng không?



Cũng như Tổ Đạt Ma có nói với Lương Võ Đế là cho xây chùa, dựng tượng, in kinh, độ Tăng rất nhiều nhưng chẳng có công đức gì cả. "Tại sao làm Phật sự nhiều như thế lại không có công đức? Bởi vì đó chỉ là những tiểu quả mà thôi. Ðấy chỉ là cái nhân giả lâp như bóng theo hình, có mà chẳng thật." Mình ỷ có tiền chiêu gọi làm thiện chứ chẳng tích cầu công quả hành trì. Phải tự mình rèn cho trí trong sạch, tâm thanh tịnh, tánh rỗng lặng, thân an vui, như thế mới là công đức. Công đức ở nơi tự tánh, chứ chẳng phải do vật bên ngoài mang đến.

Khi ta đến chẳng ai mời
Khi ta đi chẳng ai gọi
Đến- đi đâu có gì
Hà tất phải ưu phiền đeo mang

Khi ta nhỏ ta chẳng màn
Khi ta lớn, danh vọng mang
Lớn-nhỏ chỉ là điều
Vướng lấy muôn điều ngã nghiêng

Ta Bà vốn đã đảo điên
Vô thường lắm lắm, triền miên luân hồi
Sống cho phải đạo làm người
Hồng trần dứt bỏ thảnh thơi an lành

Đừng làm một trái chanh xanh
Cho người nặn- vắt, vứt đành vỏ khô
Cũng đừng là kẻ hư vô
Mượn lời giả dối, thiển thô cho đời

Thấu nhìn thế sự muôn nơi
Học cho thấm cái câu thời trắng-đen
Muôn màu, bao sắc lụy phiền
Coi như hoa cỏ an nhiên giữa trời



Đừng quên vay trả luân hồi
Như gương phản chiếu đổi dời nay mai
Tử sanh, sanh tử chua cay
Tương lai ai đoán đời này buồn vui?

Giấc vàng mơ mộng chút thôi
Cũng là đủ giết cuộc đời trần gian
Mặt hồ phẳng lặng thênh thang
Vẫn ồ ạc tới toan hoang cửa nhà

Tìm kiếm vọng thể trong ta
Hư vô, quờ quạng nhạt nhoà khói sương
Tìm cho mình chút dư hương
Gom bao ký ức, dọn đường đài sen.


Có người nói, "một ngày nên làm một việc lành, tránh làm điều dử" nhưng biết nói mà chưa biết quán chiếu sâu. Điều lành không phải ai cũng có thể làm... chứ điều ác thì dể dàng lắm .... chẳng hạn như trước mắt nói chi xa mới xẫy ra thôi.... (Ông Trời mới vừa thử lòng là đã biết đá, biết vàng rồi...*:&gt; smug )  Một người thì mất bóp.... đi tìm mà không thấy, xong có một người ngồi dưới mưa chờ cho người mất bóp tới tìm....vậy mà khi mình tìm lại được cái bóp không dám cho người đã giữ dùm cái bóp vài đồng gọi là cám ơn*^#(^ it wasn't me ? (nhưng có điều là người lượm bóp đã làm một điều lành mà không cần phải nói vì đà là thiện tri thức, thiện tai, cầu cho người tìm được an lạc và sang giàu ngày mai!*&gt;:D< big hug).  Vậy thì kêu nên làm việc thiện, việc thiện trước mắt là trả ân người lượm và giử cái bóp của mình mà họ đã không lấy đi mất tiền và thẻ tín dụng cùng những vật dụng khác mà mình không làm?  Tuy là người ta không đòi nhưng người đã làm việc thiện cho mình mà chút hồi đáp mà mình cũng không có?  Thì nói là một ngày nên làm một việc thiện làm chi cho thấy quê?  Thà như người giữ cái bóp, "không nói mà chỉ hành động" thôi.

Còn nói là có người đi mua đồ ăn, thấy một người khất thực ngồi bên vệ đường, nghĩ lại tiền trong túi không còn mà hai tay đang cầm đồ ăn.  Định mang đồ ăn v
 lại bàn, rồi sẽ lấy tiền mang lại cho (điều này cho thấy mình còn tham những món ăn mình có trong tay mà không biết sô bố thí là gì?)  Khi mang tiền lại thì người khất thực đi mất nên lòng tiếc là không làm được phước thiện.  Mang kể cho Thầy, mà Thầy cứ tán dương nhưng *=; talk to the hand  Thy lại chưa mở cái ánh sáng cho người Phật Tử đó là "con chỉ khởi tâm chứ chưa phát tâm trọn vẹn.  Không phải người khất thực chỉ là phải cần người cho tiền thôi.  Con có thể dùng trí và tâm của con để quán xét.  Con có thể bố thí đồ ăn (vì bố thí có 4 cách bố thí, cứ ỷ có tiền là phải cho tiền!$!!^&)  con đang có trên tay chia cho họ.  Nếu đã khởi tâm từ thì phải phát tâm dù mọi hình thức nào mình có thể làm.  Hoặc con có miệng, con có thể dùng khẩu mà nói họ ngồi đây chờ con mang tiền lại nếu con không muốn chia phần ăn cho họ, cũng có thể con nói họ đi theo con tới chổ kia lấy tiền (nếu sợ họ theo giết thì đừng kêu đi theo)"  

Khi "khởi" tâm thì "phải" phát tâm để "diệt" chứ không phải nghỉ hay nói mà không hành.  Thầy lại cũng không cắt nghĩa cho Phật Tử biết, cứ announce khoe cái "khởi" tâm của người đó mà không cho đi hết trọn cái tâm từ v
à cho là người đã theo thầy học đúng nghĩa "từ bi".  Khi mang giảng/nói cho người khác thì Thầy cũng nên quán chiếu để dẫn dắt cho Phật Tử khác cũng như "đại chúng" hiểu biết để có thể tránh cơ hội làm mất đi trí thiện tri bố thí của mình.  *=; talk to the hand  Chứ đừng khoe và tâng bốc "khởi" lòng từ của người đó không thôi vì mình có thiện cãm với họ. Vì biết đâu trong tương lai sẽ có bao nhiêu người cũng khởi tâm như vậy mà chẳng đi trọn vẹn sự phát tâm.

Còn có một người tu tập (là vị Thầy) nói có một ngày đi ngang bờ hồ, thấy một cái lưới giăng cá....ông bỗng dừng lại suy nghỉ tới một người vừa mới khuất và học cái tâm từ của người đó ở trên, xong ông nghỉ, "nếu để cái lưới cá này đây thì sẽ có bao nhiêu sinh mạng sẽ bị bắt và  chết!" thế nên sau suy nghỉ xong, ông mang cái lưới đem quăn vô thùng rác gần đó.  Ái chà.... *#:-S whew!là một người tu h
ành mà quên câu Phật dạy, mọi điều làm đều phải diệt tận đi cái căn khổ đau.  Đành là cái lòng từ mang cái lưới đi quăn, nhưng quăn gần đó, bộ cái thằng/con nào đó đã thả lưới đi ra thấy mất cái lưới của nó, nó không chửi cha à? "Con bà cái người nào lấy mất cái lưới của tao?" (chẳng hạn).   Bộ nó không biết đi tìm cái thùng rác gần đó hay sao?  Nếu nó tìm được thì nó quăn lưới lại mấy hồi?*:-/ confused  Nếu mình có lòng muốn cứu những chúng sinh đó sao không làm liền mà phải suy nghỉ tới một người đã mất rồi mới hành động mang đi quăn? Lở nếu trong lúc đó nếu có một con vật dính mắc vào bộ nó không đau sao?  Bộ chết mới đau còn vướng phải vào lưới vùng vẫy không đau chắc? *:-/ confused  Vã lại quăn gần đó thì khi người ta tìm lại thì cũng quăn xuống lại thì sẽ có bao nhiêu sinh mạng sẽ phải sa lưới?  Tại sao mình không mang đi xa xa một tí quăn nó đi hoặc đốt cái lưới đó để "diệt" tận cái đau khổ cho chúng sanh?  Pó tay luôn ..... *:-S worried

Hình như Phật đã nói, "sơ sẫy" cái sơ sẫy chỉ thoáng một chốc thôi chưa đầy 1 tích tắc vậy thì trong thời gian mình suy ghỉ thì sẽ có bao nhiêu cái sơ sẫy và bao nhiêu con cá, con trùng, v.v... sẽ đau khổ?  Đã là mở tâm từ làm thì làm ngay rồi muốn nghỉ việc làm này giống ai, hay cho ai, chứ đừng nghỉ xong v
ài phút rồi mới làm vậy thì kể ra để tự cao cái tâm từ của mình trước mà quên là quán chiếu.  Mình nghỉ tưởng ra người đã khuất đã làm và rồi mình mới làm theo đây là điều mâu thuẩn của một vị Thầy tu.  Mặc khác lại tự hào mình dẫn dắt cho người tìm an lạc, tìm được lòng nhân nhưng lại thiếu dẫn dắt cho họ quán chiếu vì chính bản thân mình cũng thiếu đi cái quán chiếu, tốt hơn là ừừng kể sẽ hay hơn ....hm....*[-( not talking

Những điều trên cũng giống như một phẫm trong kinh Pháp Hoa. Có một gã nghèo tới nhà một người bạn giàu uống rượu say và nằm ngũ.  Người kia có chuyện quan phải đi nên không đánh thức gã say mà cột vào vạt áo gã say một hột minh châu.  Gã say tỉnh dậy không biết trong áo mình có hạt minh châu. Vì đời sống phải bon chen để tìm miếng ăn.  Sau này người bạn gặp lại thấy gã say vẫn nghèo khổ mới nói là ngày trước vì muốn giúp cho bạn hết đời cơ cực nên cột vào áo một hột minh châu tại sao không lấy dùng nuôi thân?  Từ đó gã nghèo mới biết và đổi lấy tiền mà sinh sống sang giàu. (chắc hột minh châu này bán hơn mấy triệu t
ỷ ah....*:-? thinking)

Qua điều trên chúng ta thấy gì?  Người khởi tâm bố thí và phát tâm bố thí trọn vẹn, nhưng vì sơ ý vẫn chưa ph
át quán chiếu đúng, nếu người giàu kia viết cái giấy để lại thì gã nghèo say kia sẽ không phải cơ cực, lao đao một thời gian.  Còn gã say thì sao*:-/ confused.    Cũng thiếu trí tuệ và nhận định cũng như ý thức.  Không lẻ cái áo mình mặc hoài không giặt *#:-S whew!?(mùi hôi dử đa!*^#(^ it wasn't me )  Nhưng ít ra thì khi gặp lại gã nhà giàu chỉ cho hạt minh châu đã gắn vào áo gã nghèo.  Còn quý Thầy thì sao?  Chỉ nghe Phật Tử kể lại sự khởi tâm từ, muốn phát tâm mà lại không được và rồi Thầy lại không chỉ đúng cho người Phật Tử đi hết con đường bố thí trọn vẹn. Cứ tuyên dương hết ngày này qua ngày khác mà chưa chỉnh định đúng sự phát tâm hay chẩn tỉnh cho bao người sau này biết.

"Phước bất trùng lai"

Khi gặp thì chẳng đoái hoài
Khởi tâm vô dụng
Phải hành đúng tri
Ý niệm, mặc niệm Từ Bi
Thiếu đi quán xét có gì lợi đâu?

Hạnh phúc của người pháp tâm bố thì là đi trọn vẹn con đường từ tâm của mình chứ không phải nói và nói.  Cũng như kêu một ngày làm một việc thiện nhưng việc thiện tới thì mình coi là "khởi" việc mà chẳng "phát" việc.  Mặc khác kêu làm một việc thiện mà mình cứ đi nói xấu người khác sau l
ưng, dèm pha người thì thà đừng nói mình muốn chê, muốn trỉ trích là chuyện mình.  Cái đúng, cái sai mà mình chẳng quán mà cứ mù cho là lời nói đó đúng, hành động đó đúng, ai làm nấy hưỡng, trồng rau được rau.. v.v.. vậy thì sau mình không trồng để được hưỡng mà đi sai người khác mà người đó chẳng phải bà con gì mình) *&gt;:P phbbbbt .   Đúng là cái lưỡi không xương cong cong, quẹo quẹo...*=; talk to the hand . Sống dối mà cứ cho là sống thật thế mới thấy con người bạc bẻo còn hơn vôi.  Lúc nào cũng nói, "I want to say it for your good will" toàn là chia rẽ mà là good will của người này, người kia"*[-( not talking

Bỡi thế cuộc đời như giấc phù du

Tan thương biến đổi, vô thường lắm thay
Niệm Phật, mặc định hằng ngày
Tìm đường giải thoát, thoát ngay luân hồi

Ta soi sáng lại cuộc đời

Nghe chim réo gọi, môi cười sen thanh
Nương về dưới cội đạo lành
Nghe Phật thuyết giảng ngàn năm độ người.

Khi nghe thì mình phải biết dựng niềm tin, và niềm tin đúng hay sai thì mình cũng phải biết quán xét.  Mình phải biết làm sao sáng tỏ qua cái "bánh vẻ" chứ đừng nhìn "bánh vẻ" mà không làm sáng tỏ. Nhìn sâu và thực hành để đem lợi ích cho mình và cho chúng sanh. Chứ nói mà không hành thì ai nói chẳng được, tốt hơn là hành mà đừng nói đó là thượng sách.  Nhưng ở đời ai cũng cho mình đúng hết!  
*=)) rolling on the floor  Tốt hơn là theo lời Phật đã nói,  "dầu cho đó là truyền thống, dầu cho đó là lời cổ xưa, kinh cổ xưa do bất cứ ai. Các ông chớ đừng tin và cũng đừng bao giờ bỏ. "  Bỡi vậy c
ố HT Giác Khang có nói, "mình nghe lấy đó làm chất liệu cho hành trang của mình.  Áp dụng trong đời sống ích lợi cho mình, đưa đến giải thoát cho mình và cho tất cả mọi chúng sanh. Lúc đó ta chẳng cần nói hay không nói nữa.  Với đạo Phật của chúng ta phải hiểu rõ, phải nhìn cho kỷ.  Khi đó hành hay không hành nó sẽ mất đi. "

Cũng như trong kinh Kim Cang có nói, "nó là sắc mà nó không sắc, chỉ giả là sắc."  Vì mình nghe đúng cũng là mê tín và nghe sai cũng là mê tín.  Tại sao? Ở đây thì mỗi chúng ta nên ngẫm nghỉ và nhận định coi lại mình.  Nghe theo lẻ phải mà làm chẳng phải thì sao? Nghe sai mà làm theo phải thì sao?  Nói như nhà soạn giả Viễn Châu có viết," việc gì đúng  theo đạo lý dù là không ra lịnh người ta cũng làm, việc gì kh
ông đúng với đạo lý dầu có ra lịnh người ta cũng không làm."  Thì chúng ta cũng vậy, nghe thôi, không cần phải thô thiển nếu nói và hành đúng thì tốt, nhưng nói mà hành sai, tốt hơn đừng.  

Phật có dạy, "chúng ta phải thấy bằng cặp mắt; nghe bằng tai; và thở bằng chính lổ mũi; chứ đừng nghe, thấy, thở bằng của người khác." Vì sao?  Vì đạo Phật của chúng ta là đạo thấy rõ.  Và thấy rõ là sao?  Hầu hết chúng ta đều "kẹt" ở cái thấy rõ, nghe rõ, v.v... Vì thấy rõ có 4 đường thiện nó khác và 4 đường ác nó khác.  Không những khác ở con người, mà khác ở mọi loài chúng sanh, Thanh Văn, Duyên Giác và luôn cả Bồ Tát, tứ Thánh v.v...  Thành ra chúng ta phải lấy giới định tuệ làm căn bản.  Chứ đừng lấy tưởng mà thiếu trí.

Giới định tuệ là sao?  Tôn giáo, nhà trường, nhà bác học, v.v... cũng phải có giới định tuệ.  Ở mọi nơi dùng chữ khác nhau, thí dụ như nhà Phật thì kêu là giới luật; trong nhà trường thì kêu là kỷ luật;  trong chánh phủ thì là pháp luật chẳng hạn, v.v... v
à v.v... Chỉ là chữ có khác nhưng nó chung quy một.  Chúng ta phải có cái trí tuệ, quán chiếu, tìm hiểu vào đề mục lời nói, hành xử đưa đến sự tìm hiểu và phân tích để đưa sự lợi lạc cho chúng ta.  Đừng nghe rồi dùng chử người đó nói mà hành sai.  Hay là đừng thấy người  đó hành rồi nói sai.  Học Phật là phải biết nhìn, quán sát cho thật kỷ. Chịu khó nghe lời trỉ trích đúng mà đưa chúng ta đến giác tha, giác ngộ.   Khổ cái con người thường thích nghe lời ngọt hơn là lời trách.... "ngọt mật chết ruồi" mà *=)) rolling on the floor  nhưng mà người đời ai cũng thích nghe ngọt và  thích lời xuyên tạc, nịnh hót.  Thôi thì ai mê thì mê, ai ngộ thì ngộ, định được thì được, còn không thì Mô Phật tránh xa cho rồi.  Muốn học Phật thì phải qua nghiệp cãm, duyên khởi.  Và có nhận thức, cãm thức và ý thức.  Phật có dạy là, "người - trời phải quán vô ngã, vô thường, và khổ đau." 

Bất kỳ cái gì mình cũng phải biết quán chiếu và phân tích. Vì tất cả đều là một thứ không phân chia và rất là khó qua thời gian và không gian.  Ta phải biết nhận thức và đối tượng nhận thức để hiểu rằng cả hai đều là không phải khác mà cũng chẳng phải một. Vì cả hai đều là thức biến phát hiện từ A Lại Da.  Tùy theo mình quán chiếu, có nhận thức nhanh thì là nhận thức và chậm là đối tượng nhận thức.  Cái nhanh phải thấy cái chậm, cái chậm thì không thấy cái nhanh, cũng như chuyện ở trên, chỉ thấy nói mà không thấy quán làm cho mình thiếu đi cái nhận thức và đổi mình thành đối tượng để nhận thức... (pending, hahaha...*:)) laughing).  "Phải hiểu rằng vô thường, vô ngã nó tương ưng với nhau." và "Tuệ tri, thắng tri" đó l
à theo lời HT Thích Giác Khang đã nói.  

Thời làm gì, nghe gì và  v.v.. m
ình phải tập như "trâu ăn cỏ"  Ai muốn hiểu chữ "trâu ăn cỏ" là sao thì ngẫm nghỉ sẽ hiểu. Cũng nói như HT Giác Khang, "mấy người nhà giàu hay có tài dể tự cao,  dù làm phật sự, giúp đở người, mặc dù làm đủ thứ nhưng vẫn tự cao vô cùng.  Và coi dưới mắt họ chẳng có ra gì. " Câu này đúng, họ vô chuà gặp mấy Thầy chào hỏi nhưng kiểu cách mà cô bạn người Hong Kong và người Mỹ thường hay dùng fake polite. Tại vì họ có tiền nên tạo biết bao nhiêu tiện nghi nhưng họ lại đánh mất cái phẩm hạnh cao và tri kiến Phật trong tâm.  Chưa qua được "bất tử" nên họ càng dồi dào cái phẫm hạnh xảo trá của họ.  Mà nếu khi họ được cứu cánh biết được trên con đường giải thoát thì họ sẽ tốt hơn nhưng thực tế thì ích kẻ giàu hiểu được điều đó. Vì họ cho họ là đúng và họ làm đúng *#-o d'oh!.  Ai đúng ai sai thì khi nằm xuống mới biết.  Liểu ngộ đâu xa, liễu ngộ trong lòng ta.   Ráng đọc kinh thủ Lăng Nghiêm và Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật để nắm được cái gốc để nhìn theo mỗi chúng sanh.  Nên nhìn giới và hạnh.  Cũng nên nhớ, giới thì dể giử, hạnh thì khó giử.  Trong nghiệp thì có nhân quả nhưng trong nhân quả thì chưa chắc có nghiệp.  Phải hiểu cho kỷ và Đức Phật có nói, "người tu phải hiểu dục tri túc".

Thôi thì cứ như Phật nói, "thời mạt pháp nhiều người tu , khó có người được giải thoát, chỉ nương nhờ câu niệm Phật nới chấm dứt sanh tử luân hồi."  Thôi đi niệm Phật cho fẻ .... hihihi


Đất khách quê người con xã thân
Hồng trần xin gởi lại ân cần
Trần gian bao khổ tìm cảnh lạc
Từ đây vui niệm Phật chuyên tâm.


No comments:

Post a Comment