Thursday, April 26, 2012

Suicide (Tự tử) là gì…. ???

Tự tử là gì? Có nhiều người hỏi, "tại sao phải tự tử?" Tự tử - hai chử nghe thật là đơn giản mà hầu như trong mỗi con người chúng ta thấy ai tự sát vẫn thắc mắc và nhiều khi cũng có người đã muốn tự tử bản thần mình. Còn tự tử là gì? và tại sao phải tự tử thì giờ chúng ta đi tìm vào câu trả lời nha.


Tự tử
có nghĩa là "tự giết", tiếng Anh: suicide bắt nguồn từ tiếng Latin: Suicidium từ chữ sui caedere nghĩa là "giết chính mình" hay tự tử, tự vận là hành động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính mình. Tại sao phải tự tử thì người tự sát thường có liên hệ với trạng thái tuyệt vọng, hoặc do một số rối loạn tâm thần, cơ bản bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, nghiện rượu và hay là lạm dụng ma túy. Người đi vào con đường này vì bỡi chịu áp lực hoặc gặp những tình cảnh bất hạnh như khó khăn về tài chính hoặc rắc rối với các mối quan hệ giữa các cá nhân như là thất tình, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè....( gia đình, bạn bè có thể đóng một vai trò quan trọng gây ra quyết định tự sát.)
Hơn một triệu người chết do tự sát mỗi năm . Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng nó là nguyên nhân đứng thứ 13 gây ra tử vong trên toàn thế giới và Hội đồng An toàn quốc gia Hoa Kỳ (National Safety Council) đánh giá tự sát là nguyên nhân đứng thứ 6 gây ra số người chết tại Hoa Kỳ. Mặt khác, tự sát là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở thanh thiếu niên và người trưởng thành dưới 35 tuổi. Tỷ lệ tự sát ở nam cao hơn nhiều so với ở nữ giới. Có khoảng 10-20 triệu vụ tự sát không thành xảy ra mỗi năm trên toàn thế giới.
Tự tử thì nói cho ra lẻ thì có cái tốt và cũng có cái xấu. Theo thuyết của nhà Phật, thường thì không chấp nhận người tự tử, cũng như các tôn giáo khác vì khi tự tử như là một hành vi phạm tội đối với cuộc sống. Ở phương Tây nó thường bị coi như là một tội ác nghiêm trọng với Thiên Chúa Giáo. Tất cả tôn giáo cho rằng người tự tử là trốn tránh sự trả vay của tạo hoá, trốn tránh trách nhiệm và bổn phận thì tử tử là điều có tội, nhưng ngược lại, nếu tự tử vì tôn trọng danh dự trong sạch hay thay vì để người ta giết mình thì mình tự xử cho oai oai, hùng hùng, cho người ta biết “không ai có quyền giết tôi ngoài bản thân tôi hết” hay là coi như tướng Trần Quang Diệu ngày xưa, “thà đốt thành tử sát chớ không đầu hàng cùng giặc ngoại xâm”. Thì hình thứ này được coi là một sự tự sát tôn trọng, thứ nhất là một danh tướng để mất thành là điều sỉ nhục, thứ hai thà là đốt hết không ai được gì nhưng trong thời gian sống vẫn để rạnh danh với núi sông thì với giáo đạo không cho đây là hình thức phạm tội. Cũng như trong thời kỳ samurai ở Nhật Bản, mổ bụng tự sát (gọi là Seppuku) được tôn trọng như một phương tiện để chuộc tội cho sự thất bại hoặc là một hình thức phản đối. Việt Nam của mình cũng có Hoà Thượng Thích Quãng Đức vì độ sanh cho Phật Giáo, Ngài mang thân mình để cãm hoá sự uy quyền cay nghiệt của chính quyền thì sự tử sát này không nằm vào trọng tội mà tôn giáo đã không chấp nhận. Ngài vì muốn độ sanh cho nền Phật Giáo cũng như cảnh tỉnh những hạng người chuyên quyền hà hiếp, lạm quyền, v.v..mà hy sinh để trái tim của Ngài bất diệt không bao giờ cháy và còn bùng nổ vang xa cho thế giới nền tôn giáo biết cho đến bây giờ người đời vẫn tôn tụng Ngài mà người Mỹ gọi trái tim của Ngài là The Living Heart presented in Religion section. Nói chung cái gì mà lợi cho chúng sanh, thần dân trong thiên hạ thì sự tự sát coi như là thuận với đạo lý, còn vì bản ngã của mình, vì háo danh, háo thắng, vì buồn tình, mâu thuẩn gia đình, thối chí hay v.v… thì sự tự sát này coi như là không thuận đạo lý. Mà đối với luật trời đất thì mình đã trốn tránh nghiệp trả vay. Trách nhiệm ở đời với cha, với mẹ, vợ/chồng và/hoặc con.

Còn hình thức tự tự thì có rất nhiều. Thí dụ như là treo cổ nè (cái này ghê quá, xiết cái cổ mình rồi thè cái lưỡi ra dài và kiếp sợ nhất là cái dây thòng lòng, cái này sẽ khiến cái dây thòng lòng đi tìm một nhân mạng khác để mà thế thay cho cái xác được đi đầu thai) ; tự bắn mình (cái này cũng đau tí nhưng đi rất lẹ làng, chỉ là nếu có máu chảy thì phiền bà con lau chùi dùm) ; uống thuốc độc hay thuốc chuột hoặc là thuốc ngũ cho nhiều thế là đi trong dẫy dụa một tí nhưng im lìm bình thản; chạy đâm vào xe người khác đang chạy hay nằm dài trên đường rầy xe lửa (chết kiểu này tan nát quá thôi hõng chơi!); lao từ trên thượng lầu hay mấy tầng lầu xuống (cái này chắc là muốn thử làm superman mà không thành, té xuống bất tỉnh liền nhưng mà máu me tùm lum, thôi cũng hõng chơi... lở mà không chết thì sút tay, gẩy gọng hay si cà que thì càng khổ); tự vận theo hình thức của Nhật Bản, rút con dao nhỏ tự đâm mình (ui da! lún cán thì chít, còn đâm hơi lệch chổ mà có ai cứu kịp thì Amen, Nam Mô A Di Đà, cái thân cha mẹ sanh ra lành lặn mà tự mình làm cho lũng lổ, thẹo tùm lum....); trầm mình nhảy sông, nhảy biển, lau xe mình vào xe cam nhông/xe bus hay tông đại cái gì đó... (chưa thấy ai nhảy tự vẫn nhảy từ máy bay ta?), v.v... Nói chung là nhiều cách để tự sát lắm nhưng đã sanh ra làm người thì phải làm gì rạng với núi sông, vì mấy cái vô duyên, tình ái lăn nhăn, hận thù v.v... mà hủy hoại thân mình thì có đáng không? Chết vậy người ta còn khinh khi mình mà mình chưa làm tròn cái bổn phận ở đời với thân nhân, và với bản thân vay trả của mình. Những người này vì cái mưu cầu bất thành của họ mà tự hủy hoại bản thân, dể ghét, không thèm nói chuyện sau này nếu lở có thác đi mà gặp ở cõi nào đó đó .

Cũng có nhiều người tự vận một cách an lành như rồi lại khiến cho hiện trường thành một cái ấn tượng bi thảm hay là gây cái sâu sắc cho người ở lại mộng tưởng hoài (người này chơi kiểu này thì cũng quá là mưu mô, xảo quyệt, cái này là cũng hận dử lắm đa, vậy cũng để cho mình, những người còn sống phải nên biết quý trọng hành động và lời nói của mình), đúng làsống không mang được gì tốt lành mà chết cũng mang cho người thân một sự sợ hãy tột cùng, lở có gặp lại kiếp sau thì ba chân, bốn cẳng, tám thức mà chạy nha.
Nhưng cũng có sự tự tử trong mâu thuẫn giữa con người với con người mà gây ra điều tác hại của luật trả vay và chìm đắm vào luân hồi ngặp lặn . Ngày xưa khi đi qua kinh hành, Đức Phật đã gặp gia đình ông trưởng giả, vì lở tay giết chết người con. Nhìn vào căn nghiệp, Đức Phật mới nói, “không chỉ ở kiếp này, ông mới lở tay giết chết người con, mà từ nhiều kiếp, kiếp ông và con ông đã lở tay giết nhau đã 500 năm. Ouch! Kiếp này, ông giết con ông, như ở nhiều kiếp ông và con ông đã thay đổi vị trí và cứ lỡ tay giết nhau.” Thế mới biết dù lở tay hay vô tình mình vẫn phải trả cái nghiệp. Nhiều khi người vì ta mà tự tử nhưng rồi ở kiếp nào, ta sẽ vì người mà tự tử. Nếu không biết cách để hoá giải.
Hoá giải thế nào? Không một vị thầy, cao tăng nào có thể giải được. Nếu người nào nói là “đừng lo, thầy sẽ vì con mà giải” hay v.v… Nếu ông sư, bà thầy nào giải được thì đó là phước lành nhưng mãi tới giờ không ai có thể nói mình giải được hay chứng minh được là họ đã hóa giải hết. Vì ngay từ nhiều kiếp Đức Phật cũng chưa từng nói, “TA sẽ vì ông/bà mà giải” cả. Nhưng Đức Phật đã giáo hóa chỉ dẩn cho chúng ta cách để hóa giải và cách hoá giải hữu hiệu là do chính bản thân ta. Các sư, các thầy là người cho ta khẩu huyết, hình thức để mà chính bản thân ta phải tự làm và hoá giải chớ không phải ta đưa tiền, mua trà, hoa, quả v.v… rồi các thầy, sư tụng độ là “rụp, xong… hoá giải!” hay "voila, thôi đừng sợ nữa, ta giải cho nó đi rồi, OK? Con an lòng, ăn ngon, ngũ kỷ." Xin lổi, Phật và Chúa chưa nói là chính các Ngài hoá giải thì làm sao có nhiều thầy, cha, hay sư làm được dù là Phật và Chúa đã có thể làm được nhưng các Ngài không làm mà các Ngài chỉ cho chúng ta cách làm và cái gì cần phải làm? Chúng ta cần tới các thầy, sư và cũng như các cha để giúp cho cái mà ta không biết, giảng dạy cho ta cách làm, và chúng ta cần tới các vị để nhờ giúp sức, giúp cái hiểu biết để cho ta làm đúng. Cách làm đúng là gì? Phải biết nhẫn, biết hoà, biết trì tâm hộ niệm và cần nhất là chúng ta biết phải sám hối để cho chúng ta có được sự bình an và giải sự nan giải cho đôi bên. Chớ không phải ta mang tiền ra hay là ai làm giùm thì coi như là xong, “ôi, may quá, giải rồi…” hay “mừng ghê, gặp được người/thầy cao tay, sư oai đã làm cho sự giải thoát tiêu tan.” Thật sự mà nói, thì chưa ai có thể nói làm được và nếu người nào nói là làm được thì thành thần rồi. Đúng, nếu gặp người biết giải thì bản thân của ta cũng phải tự tịnh tâm hồi hướng để cho sự giải đó đúng với sự giải thoát chớ không phải họ giải dùm cho ta, rồi ta tự kiêu cái hình tướng ngoại, ngạo mạng, vêch váo rêu rao kheo trương, xong chẳng thèm tịnh tâm hồi hướng hay sám hối. Thì cái giải đó nó không giải mà lại mang trở lại cho bản thân. Như vậy thì công trình của người giải cho chúng ta cũng tan theo mây khói, cũng như người bịnh gặp đúng thầy mà chẳng thèm uống thuốc , cứ nghỉ là gặp lang y thì lang y phải giải bịnh cho ta không cần uống cũng hết .
Nói chung là có nhiều cách để mà hoá giải nhưng hiệu quả nhất là do bản thân của ta có chịu đi và làm theo sự giáo huấn để mà giải hay không hay là cố chấp để rồi quả đất xoay vần, luật tuần hoàn của tạo hoá luân hồi xoay chuyển để rồi ta lại phải vướng vào cái cảnh lao đao, tự sát, trầm cãm, lo sợ, kinh hoàng và cho là người này nói vầy, người kia nói kia, v.v... chính ta tự đúng tạo cho ta thêm cái lo, cái sợ, cái nghiệp, và cái vọng động .

Kể chuyện nghe, (sao mà nhiều chuyện ghê ah...hihih...) Thời xa xưa có ác đạo quành hành. Phe chánh phái vì muốn diệt ma đạo để cứu dân nhưng sức lực không đủ cứ bị ma đạo giết chết hết người này, đến người khác. Một hôm nằm mộng gặp Phật Bà dạy muốn đánh được ma đạo phải tìm cho được Phật Vàng. Bao nhiêu người xúm nhau đi tận hang hùm, ngõ hẹp để tìm Phật Vàng, chổ nào có Phật thì kéo ra coi là Phật gì? Đi tới đâu thì bị ma đạo đánh sất bất, san bang tới đó mà Phật Vàng thì chẳng thấy đâu . Một hôm, bao nhiêu người vào chùa hoang ngũ thì anh chàng cao võ trong đám quỳ trước tôn Tượng Phật cầu xin, Phật hiện ra nói, "ở mỗi con người đều có Phật, tại tâm ngu muội cứ phải thấy vàng mới kêu là vàng mà không ai biết đánh bóng tôn tượng Phật trong tâm." Anh chàng mới ồ lên và kêu mọi người dạy và từ đó họ luyện hành theo hình thứ La Hán trụ, thế là tiêu điệt đưa ma đạo. Thì đúng rồi, Phật có dạy mà "tâm trụ thì thần trụ, tâm động thì thần tán". Thì bản thân chúng ta sao cứ phải vì hình thức bên ngoài mà làm cho bản thân chấp ngã ta trụy lạc, sao không biết hướng tâm, chánh niệm. Đâu phải vào chùa mới có Phật. Phật tại tâm và không phải chính Phật cũng có nói, "Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành" hay sao?

Còn hỏi tại sao phải tự tử thì có ai bao giờ tự đặc bản thân ta vào người tự tử không? Có lẻ chẳng ai bao giờ thử nghỉ đặt mình vào vị trí của người ta hết. Ngu sao mà đặt vậy, phải không? Đặt mình vào cảnh sang giàu, uy quyền tột đỉnh chớ ai ngu dại mà đặt mình vào cái chết, cái nghèo, cái khổ, v.v... Hay là nói, “chẳng bao giờ muốn anh/em tìm vào con đường đó hết.” Mình không giết người bằng physical (hành động bằng gươm, đao, dao, kéo, súng, v.v..) mà mình giết người qua ngạn ngữ (lời nói). Đúng chẳng có ai muốn hết nhưng Đức Quán Âm cũng dạy chúng ta hãy nói/dùng lời “ái ngữ”. Thì tại sao chúng ta lúc thương yêu nhau thì nói lời êm, tiếng nhẹ, du dương, v.v.. mà khi ghét nhau thì đụng một tiếng là nạt nộ, nói xin lỗi bản thân cá nhân nhỏ tôi cũng vậy nhưng cũng may nhờ ông Trời thương chưa đưa ai đi vào con đường tự tử, hay hại ai hết mà chỉ nói cho họ biết và hiểu hay thông cãm, Mô Phật, Amen ! Tiếng lớn chẳng qua là tại họ không chịu hiểu và cứ dồn mình vào cái thế phải nạt nộ. Và đôi khi con người cũng có limited... lúc thương thì trái ấu cũng tròn, mà lúc ghét thì trái bòn hòn nó cũng méo... (hõng biết trái bòn hòn là trái gì mà ngạn ngữ Việt Nam có dạy thì lấy ra mà xài thôi hihihi..) Còn một khi đã là một nhà, một khi ta đã từng chắt chiu, du dương tiếng ái, tiếng thương, thì ráng mà nhu hoà một tí. Nếu tha thứ được thì tha, còn không ta phải có biện pháp vẹn toàn cho cả đôi bên chứ đừng ừ ừ, hử hự, ok, rồi tiếng trước, tiếng sau nạt nộ v.v… để khi có chuyện rồi thì ân hận đã muộn màng chăng?
Thôi thì người đi thì đã đi, cái nghiệp mà họ trây từ kiếp nào, họ không trả, thì kiếp sau quầy đầu lên trả tiếp, thế thôi. Còn bản thân của ta còn ở lại thì cũng đã mang cái nghiệp thì xin ráng mà trả và hồi hướng để kiếp sau chúng ta chẳng phải thay vai vế và rồi màn kịch bi thương lại phải tái diển vài trăm năm như người trong mà Đức Phật đã nói . Chúng ta phải chịu khó một tí chớ đừng nghỉ cái gì cũng mang trước mặt ta hết mới làm.

Kể nghe chơi thôi, cách đây 2 tuần, nhỏ tôi có bàn về sự hướng dẫn Phowa của Đại Sư Tây Tạng, nhỏ tôi kêu một bác quen đi nghe thử, bác nói là "hướng ngoại tìm cầu, chạy lòng vòng chi?" bác "tự tu để phá giải, tự cầu tiến theo di huấn của Phật ... và chỉ có thể sẳn sàng chia sẽ với những ai có duyên cùng chí hướng đi cùng một con đường mà thôi để phá cái chấp Ngã và chấp Pháp của mình như Đức Phật Thích Ca đã dạy. Nếu cứ chạy lòng vòng thì chỉ được lòng vòng thôi." Nhỏ tôi hỏi bác, "dĩ nhiên người chạy lòng vòng chỉ được lòng vòng. Nhưng cái duyên, cái ngã, cái mạn thường thường nó hay song hành, đời mỗi người chẳng ai giống ai, mà cũng chẳng cận tiếp được ai. Ngày xưa không phải Đức Phật đã tận dụng tìm cầu cái chánh giác mới khám phá được cái tìm cầu của Đức Phật để mà thành chánh đẳng, chánh giác hay sao? Và Ngài khuyến mình tự tu nhưng phải hành pháp, chia sẽ, và chính vì vậy mà Phật cũng phải đi kinh hành để giáo hóa cho chúng sanh, thành ra ta mới có bài vở để mà học. Các Tổ cũng hành trì thì tại sao chúng ta vẫn còn cố chấp? Còn nói tự ngồi một thất để tự phá. Phá cách nào? Khi mình có biết hết không? Mình không chia sẽ, trao dồi và đổi trác kinh nghiệm tu học để giúp đở cho bản thân ta và người cần đến ta để mà hiểu biết thêm? Mình không đi nhìn thì sao biết họ dạy sai, hay họ là ngoại đạo. Mình phải thấy mới minh chứng được. Có vào hang cọp mới biết cọp dử hay là bắt được cọp con. Nếu không có họ thì nền giáo đạo sẽ đi về đâu trong khi con người con u mê, chấp ngã, tham vọng, kiêu căng. Dù họ có dạy đúng hay sai thì mình phải đi mới biết, nhưng ít nhiều thì cũng có cái hay và dở. Dở thì lần sau không đi nữa, còn hay thì mình nhận để tu tập thêm. Và con người dù gì cũng nghe 1 bài pháp, một bài hành để mà hướng thiện còn hơn là không nghe, cũng không biết và không cần biết." Nhỏ tôi emailed xong đi tụng kinh chiều thì nghe thằng con nói, "Mẹ, không đi sao gọi là Tri, không gặp sao gọi là Ngộ, không thấy sao gọi là Kiến, và không nhận sao gọi là Thức?" Wow... thằng con của nhỏ tôi lúc này ngộ pháp cao siêu ghê, chắc là nhờ sự giáo hóa của chư Phật mười phương. Nhỏ tôi lấy cũng làm mừng lắm.

Nói chung, mang cái mạng ra mà chơi vì u uất, gì thất tình, vì hận, vì thối chí, vì thất bại, v.v.. thì đó là một người ngu. Ta cần gì phải đi tìm cái chết trong khi ta chưa tới số để đi. Trên đời này thiếu gì chuyện chúng ta cần phải làm, đâu chỉ là tình ái lăn nhăn, thối chí, xu hận, mang bản thân mình xuống vùng vực thẳm Đáng không, khi mẹ già còn đó phải khóc măng non và con trẻ chưa tuổi trưởng thành? Người không thương mình thì thôi, thiếu gì tình thương khác cũng đang cần mình hơn. Sao cứ phải bùng nổ lữa chiến tranh? Đúng là như Chúa đã nói, "người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình." Trong sách ngôn sứ Êdêkien dạy: "Nếu ... ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết, vì tội của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó". Lời Thánh kinh ở đây có nghĩa là mình phải chịu trách nhiệm một phần, arg.... hõng dzui nghen .
Thôi thì ai vay cứ từ từ mà trả. Ta bàn tới đây vậy được rồi.

A Di Đà Phật cầu cho chúng sanh sớm rõ đường lành, thoát vòng mê muội, nhất là đừng gây khổ đau, sân hận nhau nữa. Cứ như nhỏ tui nè, tức là hét la xong thì như ly nước lạnh đổ vô nguội cha nó là xong, còn cái gì nói thì làm, không nói mà làm vẫn tốt hơn (chứ đừng lầm lầm lì lì rồi đi tự sát hay là hại người khác) nhưng nên làm trong hành động tốt cho cả đôi bên, biết rằng là khó nhưng ráng cùng câu kinh, tiếng kệ để mà trấn tỉnh con người mình thì mọi chuyện đều có chư thần ủng hộ ,vì thế giới Ta Bà này cái ngũ trược ác thế (kiến trược, kiếp trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược) cứ mãi xoay vòng.... . Mô Phật.


Phật Dạy " khi các ngươi nghe ai nói điều gì là ta nói thì các ngươi chớ vội tin mà cũng đưng vội bỏ mà hãy suy xét xem có đúng chân lý hay không "

Thì như thằng con đã nói, "không đi sao gọi là Tri, không gặp sao gọi là Ngộ, không thấy sao gọi là Kiến, và không nhận sao gọi là Thức?" đừng nghỉ là hướng ngoại tìm cầu, mình phải nhìn coi để nhận thức, cũng đừng nghe ngày này sát chủ, ngày kia ma vương lấy mạng, v.v... dù có tà ma hay quỷ ám, mình là người có Phật/Chúa, biết quay về nương theo chánh pháp thì mọi chuyện sẽ có Đấng Vô Lượng Phật/Chúa giúp, còn như vì một cái gì đó thì là cái nghiệp mình phải trả mà thôi. Không trả đời này thì cứ tiếp tục trồi lên mà trả cho nó vui với đời.

Còn Chúa dạy: "để có thể nhận ra lỗi lầm, người ta cần phải biết lắng nghe. Khi mà người ta không muốn nghe hay không muốn hiểu thì người khác có cố gắng cắt nghĩa, giải thích thế nào đi nữa cũng vô hiệu. Vậy ước gì hôm nay ta biết lắng nghe và suy gẫm lời ." hoặc là, "con người phải biết sử đổi cho nhau. " Lạy Chúa xin ban cho con một tâm hồn khiêm tốn, chấp nhận những yếu hèn và tổi lổi của chính mình để còn biết mở rộng tâm hồn khi được sửa lổi, Amen!




Nhìn con chim bồ câu là giống vật mà khi thấy hình Phật A Di Đà còn biết quán đảnh cầu vãng sanh, tại sao chúng ta là con người mà không biết mưu cầu sự an lành tịnh độ?

Chuyện luân hồi ở Việt Nam:


Cách đây mấy mươi năm, ở Thủ Ðức có một nữ Phật tử tu tại gia. Vì vợ chồng cô là tín đồ thuần thành, trọng Phật kính Tăng, nên các sư thường đến ghé thăm, có khi được mời nghỉ đêm tại nhà. Thời đó, ảnh hưởng chánh pháp chưa được lan rộng, tuy cô đã thọ quy giới nhưng chưa hiểu rõ về đạo, nên trong nhà cũng có nuôi heo để thêm rộng rãi cho cuộc sống. Khi nọ, có một vị Hòa thượng đến nghỉ đêm tại nhà cô, nửa đêm chợt thức giấc nghe tiếng động dưới bộ ván mình nằm, và có giọng nói nho nhỏ rằng: "Tụi bây không biết, chớ tao tên là Nguyễn Thị Hòa (vì liên hệ gia đình xin giấu tên) bởi có thiếu bà chủ nhà này một số tiền, nên phải đầu thai ra thân xúc vật để trả nợ". Hòa thượng nghe xong lấy làm lạ, sẽ lén nhẹ nhàng cúi xuống rình xem, thì thấy một heo nái nói chuyện với mười hai heo con đang bú.
Sáng ra, Hòa thượng hỏi người tín nữ:
- Lúc trước có cô Nguyễn Thị Hòa thiếu cô một số tiền như thế, có phải không?
- Dạ thưa đúng như vậy. Nhưng cô ấy nghèo và bây giờ đã qua đời, nên con kể như bỏ luôn. Ủa! Mà chuyện này chỉ riêng mình con với cô ấy biết, ở nhà con cũng không hay, tại sao thầy lại hiểu rõ ràng như vậy?
Hòa thượng đem chuyện đêm hôm thuật lại. Cô chủ nhà cả kinh, vội đem bán heo mẹ lẫn mười hai heo con, thì thêm một việc lạ, số tiền thu được đúng với tiền cô Nguyễn Thị Hòa đã thiếu mình khi trước.
Trải qua sự này, cô tín nữ càng tin việc luân hồi nhân quả hiển nhiên là có thật. Từ đó cô tu hành thêm tinh tấn và cải gia vi tự, thành ra ngôi chùa Phước Trường hiện giờ. Tại chùa này, hiện nay linh vị thờ cô vẫn còn. Tiên đức đã bảo: "Súc sanh bản thị nhơn lai tố. Nhơn súc luân hồi cổ đáo kim!" (Súc sanh kia trước là người. Xưa nay người, súc luân hồi đổi thay!) Việc trên đây là một chứng minh cho lời này vậy. (Thuật theo lời Thượng tọa Thanh Từ, khi Thượng tọa đến diễn giảng và thăm chùa Phước Trường ở Thủ Ðức).

No comments:

Post a Comment