Saturday, April 14, 2012

SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT MẪU

Đức Phật Mẫu còn gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ, Thiên Hậu, Tây Vương Mẫu theo thần thoại Trung Hoa, Thiên Mẫu, Cửu Trùng Thánh Mẫu hay Mẹ Sanh theo tín ngưỡng dân gian. Nay Đạo Cao Đài gọi là Đức Diêu Trì Phật Mẫu hay Kim Mẫu (gọi tắt của chữ Kim Bàn Phật Mẫu).


Như thế, chỉ có từ ngữ Đức Mẹ mà vừa là Thánh, là Tiên, là Phật.

Quyền lực của Đức Phật Mẫu rất to lớn,

“Phật Mẫu là chủ Âm quang, Chí Tôn là chủ Dương quang, Âm Dương tương hiệp, Đạo Cao Đài nương theo năng lực của hai khối Âm Dương đó mà phát triển”.

Như thế, quyền lực của Đức Phật Mẫu đồng đẳng với Đức Chí Tôn. Đó là quan điểm mới mẽ của nền Tân tôn giáo. Còn theo Kinh Phật Mẫu là Mẹ sanh của toàn cả nhơn loại, chưởng quản Cung Tạo Hoá, Ngài sanh ra con, rồi Ngài dẫn dắt về cõi Thiêng liêng hằng sống. Trên cõi hư linh, Phật Mẫu là Đức Mẹ tinh thần của cả Thần Thánh Tiên Phật.

Nơi Đức Phật Mẫu ngự là Cung Tạo Hoá Thiên Diêu Trì Cung, Tây Hoa Cung và theo Văn chầu chỉ Thiên Hậu có nhiều cung, lắm Điện, ở mỗi nơi Người mặc một sắc áo riêng

Đức Phật mẫu cho Nhị Nương coi vườn Đào, ” Cứ ba nghìn năm trái chín một lần, ăn vào thì được trường sinh bất tử, thường dùng để bày tiệc đãi các vị Thần Tiên”

Tóm lại, theo Kinh Phật Mẫu và theo tín ngưỡng dân gian. Đức Phật Mẫu là biểu tượng cao cả phổ quát (trong ý niệm vừa là Mẹ, là Thánh, là Tiên, là Phật) của nguồn sống (Vườn Đào), sức cần lao ( giữ Vườn Ngạn Uyển) và nguồn vui ( đãi yến, sum họp gia đình). Còn việc thay cung đổi cáo (?) là do vận hành theo thời gian, do thời tiết, do trình độ tiến hoá của con người nhằm để phổ độ đúng với câu : “Cửu kiếp Hiên Viên thọ sắc Thiên”.

Từ vua Hiên Viên Hoàng Đế, Đức Phật Mẫu đã chín lần thay hình đổi dạng giáng trần để phổ độ con cái của Ngài.

Ta có thể kể như dưới đây :

1. Đời vua Hiên Viên Hoàng Đế giáng trần phổ độ con người Trung Hoa, truyền sách lục nhâm độn giáp.

2. Đức mẹ ISIS ở đền Memphis nước Ai Cập, tay cầm Thiên thơ hoá sanh vạn vật.

3. Thiên Hậu Héra (Junon) nghiêm trang ngự trên ngai rực rỡ bên phải Thiên Đế Zeus để trị vì Thiên đình ở Hy Lạp.

4. Đức mẹ Lémêter ở Hy Lạp là Thánh Mẫu của vũ trụ.

5. Mayâ, Mẹ sanh của Thích Ca (Sakya-Mouni) tại kinh thành Ca Tỳ La Vệ được 7 ngày thì bà qui Tiên ( 536 trước T.L)

6. Đức Mẹ Devi Bhagava (hay Jagadambâ) ở Aán Độ, hiện thân của tình mẫu tử, chan chứa lòng từ bi Bác Ái, luôn luôn chăm sóc chúng sanh và vạn loại.

7. Thánh Mẫu Maria sanh Chúa Hài đồng ở hang BêLem thuộc xứ Jérusalem (Do Thái ).

8. Đức Phật Mẫu giáng hạ ban cho vua Hán Võ Đế quả Đào Tiên và độ vua tu hành ( Sự tích này được Đạo Cao Đài tạc tượng phụng thờ).

9. Kỳ Ba Phổ Độ này, Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương giáng trần khai mở Đạo Cao Đài.
Khi tuần du trong Càn khôn Thế giới để thăm con cái, Đức Phật Mẫu ngự trên lưng chim thanh loan. Chim Loan là một loài linh điểu, khi nào thái bình thịnh trị mới xuất hiện.

Theo nhà điểu học Nhật Bản Hachisuka đã viết về hai thứ chim mà Trung Hoa và Nhật Bản gọi là Phượng và Loan như sau :

“Vì sự tương tự như nhau, người ta thường lầm hai thứ chim phượng loan”. Thật sự, phượng là giống chim thanh cao, ưa thích âm nhạc, tượng trưng cho điềm lành, giống chim nầy chỉ xuất hiện để báo hiệu Thánh nhân ra đời, nên “phụng gáy Kỳ Sơn” thì Văn Vương xuất hiện. Loan cũng là giống chim ngũ sắc, cũng biểu tượng cho điềm lành, nhưng sắc xanh nhiều hơn, còn chim phụng cũng có lông ngũ sắc như sắc đỏ nhiều hơn. (Theo Đại Đạo Tầm Nguyên, TN 1970)

Tóm lại, sự hiện hữu Đức Phật Mẫu trong tâm linh nhơn loại như người mẹ hiền, nhân hậu, rộng lượng và đảm đang. Đức Mẹ là biểu tượng cho Nguồn sống (Vườn Đào là sự sống trường tồn), Cần lao ( săn sóc Vườn Đào, Vườn Ngạn Uyển, hoa héo sức khoẻ một người tiêu tan), và Nguồn vui ( ngày lễ Mẹ được đãi yến tiệc, được sum họp anh em).

Đạo Cao Đài phát sinh dựa trên hai nền tảng :

1. Khoa học tâm linh như Thần Linh học, Thông Thiên học, nhất là phong trào xây bàn (La table tournante) ở Châu Aâu vào đầu thế kỷ XX.

2. Xã hội tính Việt Nam chung đúc qua bốn ngàn năm văn hiến từ Hùng Vương đến Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn. Đó là văn hoá của Phật Khổng Lão, sau cùng là Thiên Chúa giáo (Nam phong thử nhựt biến nhơn phong).
Căn cứ vào đó, Đạo Cao Đài đã làm sáng ngôi Âm Phật Mẫu theo chiều hướng tập hợp và sáng tạo từ tín ngưỡng đại chúng; để cụ thể hoá được ý niệm Âm Dương tương hiệp hoá sanh vạn vật.

Vì Đạo Cao Đài là tôn giáo nhập thế nên tư tưởng triết lý Đạo phải chịu thử thách của cuộc đời. Nếu tư tưởng không dung hợp được cuộc sống thì tư tưởng ấy không có giá trị thực tiễn, không phải là tư tưởng nhập thế. Tuy vật chất không là thước đo được giá trị tư tưởng, nhưng nếu tư tưởng không dung hợp được cuộc sống thì đó chỉ là hư tưởng.

No comments:

Post a Comment